Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.01 KB, 5 trang )
Bài thuốc trị hen suyễn
Hen và suyễn là hai chứng bệnh cùng phát sinh chủ yếu từ tạng phế có những đặc
điểm riêng biệt. Hen là biểu hiện của đàm đọng gây tiếng thở khò khè, bệnh liên
quan mật thiết tới sự thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với chất lạ kể cả ăn uống. Còn
suyễn là biểu hiện của sự nghẽn tắc phế khí nghiêm trọng, co kéo, tiếng rít điển
hình phải há miệng ngồi phục mới thở được.
Trên lâm sàng chia các thể hen hàn và hen nhiệt, suyễn thực và suyễn hư. Tùy thể
bệnh mà có biểu hiện khác nhau và áp dụng bài thuốc khác nhau.
Vị thuốc hạnh nhân bỏ vỏ.
Thể hen hàn: Do nhiễm ngoại cảm phong hàn hoặc gặp phải các chất lạ do ăn
uống, tiếp xúc hoặc gió lạnh gây ra khó thở khò khè, nằm ngồi không yên, ngực
tức, đờm ít, trắng hoặc không có đờm, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm trì.
Bài thuốc: tô tử giã giập 12g, bán hạ chế 20g, đương quy 20g, hậu phác bỏ vỏ 16g,
tiền hồ 16g, nhục quế 0,8g, trần bì 0,8g, cam thảo 0,8g. Tất cả cho vào nồi thêm
1.600ml nước, sắc kỹ rồi lọc bỏ bã lấy 250ml, chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối
uống 1 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Thể hen nhiệt: Do nhiệt uất tích ở trong lại cảm phải phong tà gây ra khó thở khò
khè, bứt rứt khó chịu, tức ngực, đờm vàng, rêu lưỡi vàng đục, chất lưỡi đỏ. Mạch
sác.
Bài thuốc: bạch quả nhân 0,8g, hoàng cầm 16g, hạnh nhân bỏ vỏ 12g, tang bạch bì
20g, tô tử (giã giập) 12g, cam thảo 0,8g, ma hoàng (bỏ mắt) 12g, bán hạ 16g,
khoản đông hoa 0,8g. Tất cả cho vào nồi thêm 1.700ml nước, sắc kỹ lọc bỏ bã lấy
250ml, chia đều 5 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Thể suyễn thực: Do phong hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp
có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được.