Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm gì khi nghi bị sỏi đường tiết niệu? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.97 KB, 5 trang )




Làm gì khi nghi bị sỏi
đường tiết niệu?
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều
hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát. Đặc điểm của sỏi đường tiết niệu là
thường gây tắc hệ thống tiết niệu (tuy nhiên còn tùy thuộc vào vị trí, kích
thước và tính chất của sỏi), gây nhiễm khuẩn và gây đau vùng thắt lưng (có
thể đau âm ỉ hay đau dữ dội trong cơn cấp tính). Vị trí của sỏi có thể ở thận
(một hay hai bên), niệu quản (một hay hai bên) và bàng quang.
Khi mắc bệnh sỏi tiết niệu có dấu hiệu gì?
Đau: Đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt
ngày, suốt tháng nhưng có khi cơn đau
dữ dội mà thường gọi là cơn đau quặn
thận (đau lăn lộn không thể ngồi, nằm
yên được). Trong các cơn đau quặn thận
thường sỏi tắc ở tổ chức thận (đài, bể
thận ) hoặc sỏi đã di chuyển xuống niệu
quản. Cơn đau quặn thận rất điển hình từ
vùng thắt lưng và lan dọc theo đường đi
của niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh
dục.
Đái buốt, đái rắt, đái són : Nước tiểu trong các cơn đau thường đục, đỏ, có
khi có máu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (gọi là đái máu đại thể),
nhưng cũng có khi đái ra máu nhưng mắt thường không nhìn thấy được,
phải xét nghiệm nước tiểu, soi kính hiển vi mới thấy có hồng cầu gọi là đái
máu vi thể.
Sốt: Trước hoặc trong cơn đau có thể có sốt cao, rét run và nước tiểu đục do
bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận và bể thận hoặc viêm bàng quang. Tuy


Hình ảnh sỏi bàng quang trên
phim chụp Xquang.
vậy, cũng có những trường hợp sỏi tiết niệu có nhiễm khuẩn nhưng bệnh
nhân không sốt mà chỉ thấy đái đục. Kèm theo sốt, rét run, có thể buồn nôn,
nôn thực sự. Nếu có tổn thương tổ chức thận bệnh nhân có thể phù. Thường
phù ở mi mắt.
Thăm khám thấy đau ở thắt lưng khá rõ, có thể thấy dấu hiệu chạm thận và
bập bềnh thận, điểm niệu quản có sỏi ấn vào đau.
Khi nghi bị sỏi đường tiết niệu nên làm những xét nghiệm gì?
Thông thường, một trường hợp nghi bị sỏi tiết niệu có thể tiến hành các xét
nghiệm từ đơn giản đến hiện đại như chụp Xquang, siêu âm, đặc biệt là xét
nghiệm nước tiểu.
Chụp Xquang: Trong các thành phần của sỏi đường tiết niệu có loại sỏi cản
quang nhưng cũng có những loại sỏi không cản quang. Những loại sỏi cản
quang khi chụp thận không chuẩn bị có thể phát hiện được. Tuy vậy có hơn
10% sỏi thuộc loại không cản quang nên khi chụp Xquang hệ thống tiết niệu
không chuẩn bị rất có thể không phát hiện thấy sỏi, vì vậy khi có các triệu
chứng lâm sàng nghi là sỏi đường tiết niệu mà chụp Xquang hệ thống tiết
niệu không thấy sỏi thì chưa nên kết luận là không có sỏi tiết niệu. Để khắc
phục tình trạng này, người ta khuyên nên chụp niệu đồ tĩnh mạch sẽ cho thấy
hình ảnh sỏi tiết niệu và còn cho biết chức năng của 2 thận. Trong trường
hợp cần thiết nên chụp cắt lớp vi tính kết hợp để phát hiện các loại sỏi nhỏ.
Siêu âm: Hiện nay siêu âm đang được ứng dụng khá rộng rãi giúp ích nhiều
cho việc xác định sỏi đường tiết niệu. Ưu điểm của phương pháp này là
nhanh cho biết được số lượng, kích thước và vị trí của sỏi, tình trạng đường
tiết niệu (đài bể thận, niệu quản giãn hay không, niêm mạc bàng quang có
phù nề hay không ).
Xét nghiệm nước tiểu cho biết khá nhiều thông số liên quan đến sỏi đường
tiết niệu, ví dụ như sỏi thuộc loại sỏi gì (sỏi canxi oxalat hay canxi phốt
phát, sỏi amoni – magie, sỏi axit uric ). Sỏi canxi hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ

khoảng từ 60 – 80%. Sỏi canxi có khả năng cản quang nên khi chụp Xquang
có thể trông thấy rõ. Sỏi amoni – magie phốt phát chiếm tỷ lệ từ 5-15%, kích
thước thường to và có hình dạng đặc biệt (hình san hô) và cũng có khả năng
cản quang. Sỏi axit uric chiếm tỷ lệ khá dao động từ 1 – 20%, đặc biệt loại
sỏi này không cản quang nên khi chụp Xquang không thể thấy được hình
ảnh của sỏi. Xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết trong nước tiểu có hồng
cầu, bạch cầu, trụ niệu hay trụ hạt? Trong những trường hợp cần thiết người
ta nuôi cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn hay không và nếu có thì
vi khuẩn gây bệnh thuộc loại nào và nhạy cảm với loại kháng sinh gì
Ngoài ra người ta còn phân tích nước tiểu để biết về chỉ số creatinin, độ pH,
điện giải
Những bệnh gì dễ chẩn đoán nhầm với bệnh sỏi đường tiết niệu?
- Trong các cơn đau quặn thận cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tắc ruột, sỏi
đường mật, sỏi tụy, viêm tụy cấp
- Nếu cơn đau về phía bên hố chậu phải (thường gặp trong sỏi niệu quản
phải khoảng 1/3 dưới chỗ niệu quản bị gấp khúc), có sốt nhẹ, nôn hoặc buồn
nôn cần lưu ý đến bệnh ruột thừa. Đau vùng hố chậu phải còn có thể do viêm
đại tràng, ở phụ nữ có thể là viêm phần phụ hoặc u nang buồng trứng, đặc
biệt trong u nang buồng trứng xoắn hoặc đã vỡ
Khi nghi bị sỏi đường tiết niệu nên làm gì?
- Đi khám bệnh càng sớm càng tốt để thầy thuốc có chẩn đoán chính xác và
có hướng điều trị và tư vấn cho người bệnh, tránh để bị bệnh nặng và có biến
chứng (chảy máu, giãn đài, bể thận, viêm cầu thận, sỏi to làm tắc gây bí tiểu
tiện, thận ứ nước ảnh hưởng đến chức năng của thận) mới đi khám. Thầy
thuốc sẽ có hướng điều trị thích hợp cho từng loại sỏi tiết niệu, với phương
châm là làm sao hết sỏi nhưng vẫn giữ được thận và chức năng thận không
bị ảnh hưởng là điều lý tưởng nhất. Người nghi bị sỏi tiết niệu cần uống
nhiều nước để làm sao lượng nước tiểu trong mỗi ngày tối thiểu có từ 1,5
lít. Tránh để nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là nữ giới do cấu tạo sinh lý
đặc biệt của lỗ đái rất dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng. Chế

độ ăn cũng rất cần lưu ý: ví dụ những người bị sỏi tiết niệu loại canxi oxalat
nên hạn chế ăn tôm, cua, các chất giàu canxi

×