Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Làm thế nào để nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.48 KB, 4 trang )




Làm thế nào để nhận
biết bệnh hen suyễn ở
trẻ?

Bệnh hen suyễn có tính gia đình, nếu cha, mẹ từng bị hen thì trẻ có
nhiều nguy cơ bị mắc bệnh. Những trẻ bị chàm, có cơ địa dị ứng (dị ứng
thức ăn, bụi bặm, khói thuốc, phấn hoa…) cũng là “đối tượng” hàng
đầu của bệnh hen suyễn. 70-90% trẻ bị hen suyễn cũng bị dị ứng.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

1. Ho
Bé mắc hen suyễn thường bị ho liên tục. Cơn ho có triệu chứng bùng phát
vào buổi tối hoặc sau khi bé tham gia một hoạt động nào đó (cười đùa hoặc
bò). Ho do bị hen khác với ho thông thường với những đặc trưng: ngắn và
rít, cơn ho thường không kèm theo đờm dãi; bé phải gắng sức khi ho như thể
đang bị thiếu oxy.
2. Thở ngắn và khó thở
Bình thường, sau khi hoạt động như vui chơi, chạy nhảy, bé sẽ thở ngắn
nhưng nếu việc thở ngắn, khó thở ở bé diễn ra ở cấp độ nặng hơn thì có thể
bé đang bị hen. Ngoài ra, hơi thở của bé mắc hen sẽ gấp gáp, nặng nề, phần
vai chuyển động mạnh trong mỗi nhịp thở.
3. Thở khò khè
Dấu hiệu đặc trưng là mỗi nhịp thở, bé phát ra âm thanh đều đều; thậm chí,
bạn còn nghe rõ mỗi lần bé hít vào – thở ra và có cảm giác bé bị co khít ở cổ
họng.
4. Bé bị dị ứng
Hen suyễn có thể liên quan đến tình trạng dị ứng. Những bé có tiền sử dị
ứng dễ phải đối mặt với chứng hen suyễn. Hen suyễn khởi phát khi bé bị


chứng dị ứng tấn công, đi kèm những dấu hiệu là hắt hơi, mắt mọng nước,
chảy nước mũi, khó thở và thở khò khè.
5. Bé mắc chàm bội nhiễm
Chàm có triệu chứng điển hình là nổi ban ở trán, cằm và thậm chí là cả trên
da đầu. Các nốt ban có thể lan xuống các vùng da khác trên cơ thể như ngực
và cánh tay. Mặc dù chàm không phải là dấu hiệu của hen suyễn nhưng một
số trường hợp, bé mắc chàm và mắc luôn cả hen suyễn.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa hô hấp ngay khi trẻ có cơn
hen điển hình: bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng và càng lúc càng
khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người để thở và vận dụng các cơ hô hấp
phụ. Ngoài ra, trẻ bị ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần sau khi
vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn (bụi bặm, khói
thuốc, nấm mốc…), khi thay đổi thời tiết… cũng là những dấu hiệu của hen
suyễn.
Theo BS Tuyết Lan, bệnh hen suyễn không thể chữa dứt hoàn toàn nhưng có
thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường.
Có những trẻ mắc bệnh hen suyễn tự khỏi trong một thời gian dài, nhưng
bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Ngoài việc tuân thủ việc điều trị do BS đưa ra (uống thuốc đúng liều lượng,
tái khám đúng hạn), phụ huynh cần chú ý một số điểm sau khi có con em bị
hen suyễn:
 Tránh các yếu tố gây dị ứng, khởi phát cơn: không nuôi thú vật, tránh
hút thuốc gần trẻ, không để trẻ tiếp xúc với phấn hoa…
 Trong bụi bặm thường có con mạt nhà, là dị nguyên gây hen suyễn, vì
vậy cần giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ. Mền, mùng, gối
nên được giặt sạch bằng nước nóng thường xuyên và có đồ bao đậy
bên ngoài.
 Phụ huynh và chính bệnh nhi phải được hướng dẫn rõ về bệnh hen
suyễn để tự phòng tránh các yếu tố làm khởi phát cơn.



×