Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Mối nguy lớn từ những người mắc lao giấu bệnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.27 KB, 4 trang )




Mối nguy lớn từ những
người mắc lao giấu bệnh
Một tỷ lệ lớn người mắc lao giấu bệnh, e ngại đi khám.
Gần 44% dân số Việt Nam bị nhiễm lao. Đáng lo ngại, một tỷ lệ lớn người
mắc lao giấu bệnh, e ngại đi khám trở thành nguồn lây tiềm ẩn trong cộng
đồng.
Tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM, chị K. (48 tuổi, ngụ tại Bình
Dương) đến khám lao và các BS dựa vào kết quả cận lâm sàng kết luận chị
đã bị nhiễm vi trùng lao. Tuy nhiên, khi trò chuyện với những người xung
quanh, chị K. vẫn hồn nhiên nói “oang oang” như lúc chưa có bệnh. Hỏi về
cách tránh lây lao cho mọi người, đặc biệt là người thân, chị K. hồn nhiên
nói: “Lâu nay vẫn tiếp xúc với mọi người và chẳng thấy ai bị gì cả”.
Nguồn lao ẩn dật
Theo TS. Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, Việt
Nam hiện xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân (BN) lao nhiều nhất thế giới,
đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc. Theo tính toán,
mỗi năm, Chương trình phòng chống lao Quốc gia lại phát hiện thêm
100.000 BN và chữa khỏi cho 92% số được phát hiện. Số đông BN khác do
tâm lý e ngại nên giấu bệnh, không đi khám và điều trị trở thành mối lo,
nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng. Từ đó tạo nên vòng luẩn quẩn của bệnh
lao và đói nghèo.
Hiện nước ta mới chỉ phát hiện được khoảng gần 60% số BN lao mới và
khoảng 10% bị kháng đa thuốc xuất hiện hàng năm. Đặc biệt, mới chỉ có 2-
3% số BN lao kháng đa thuốc được điều trị và quản lý. Số còn lại, thậm chí
có cả những BN mắc siêu đa kháng thuốc vẫn cư trú tại cộng đồng, không
được quản lý. Khi hệ miễn dịch của những đối tượng này kém đi hoặc đến
tuổi trung niên, bị cao huyết áp, tiểu đường sức đề kháng giảm là vi khuẩn
lao có cơ hội trỗi dậy. Nếu họ không được điều trị kịp thời thì đây chính là


mối nguy lớn làm lây lan căn bệnh này trong cộng đồng.

Rào cản phòng, chống
Theo BS. Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.
HCM, lao lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây lan qua không khí. Vì thế,
khi người nhiễm ho, hắt hơi, cười, khạc nhổ hay hát hò, vi khuẩn sẽ đi vào
không khí và người khác dễ dàng bị lây nhiễm khi đụng phải, hít phải. Tuy
nhiên, khi số người mắc bệnh lao không điều trị do tâm lý e ngại dẫn đến hệ
quả, bệnh lao dễ chữa cũng trở thành khó chữa. Bên cạnh đó còn nhiều bệnh
nhân lao bỏ trị, thậm chí là người mắc lao đa kháng thuốc cũng từ chối điều
trị dù thuốc được cung cấp miễn phí. Đây chính là khó khăn lớn trong công
tác phòng chống lao.
Hiện nay, BN lao đang có xu hướng trẻ hóa, tập trung ở nhóm thanh niên từ
15-24 tuổi, trong khi cán bộ phòng chống lao lại “già đi”, không tìm được
người thay thế. Đã vậy, có đến hơn 50% cán bộ chống lao ở tuyến huyện
chưa được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm. Sự thiếu hụt trầm trọng
nguồn nhân lực đảm nhận công tác phòng chống lao chính là nguyên nhân
sâu xa của việc chỉ có khoảng một nửa số BN lao được phát hiện. Để tăng
cường nguồn lực chống lao, BS. Nguyễn Huy Dũng cho rằng, cần có sự
tham gia của tất cả các cơ sở y tế công - tư, bất kể là của cá nhân hay tập thể
trong công tác phòng chống lao.
Đến đầu năm 2012, 100% BV tuyến quận, huyện ở TP HCM đã tham gia
phối hợp hoạt động với chương trình chống lao tại thành phố. Ngoài ra, 10
bệnh viện thành phố, 4 bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn cũng phối
hợp tham gia. Các bệnh viện đã thành lập đơn vị quản lý lao. Người đến
khám bệnh hay kiểm tra sức khỏe được lưu ý các triệu chứng nghi lao.

×