Một số điều cần biết về bệnh
viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ y học nhưng bệnh viêm phổi vẫn
thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử
vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng
tuổi), nhất là với trẻ nhẹ cân. Khi vừa mới bắt đầu bị viêm phổi ở trẻ sơ
sinh rất khó có thể chẩn đoản, vì vậy khi bé có biểu hiện ho, bò bú, quấy
khóc,… nên đưa trẻ đi khám ngay.
Nguyên nhân
Ở điều kiện sinh lý bình thường, hệ hô hấp của bé được hình thành từ
tuần thứ 5 của thai ký nhưng đến tuần 25 thì phế nang của trẻ mới bắt
đầu hoàn chỉnh để đảm bảo cho hoạt động hô hấp tế bào. Lúc này, phổi
của trẻ ở dang một tạng đặc không chứa khí và việc hô hấp chủ yếu
thông qua sự trao đổi chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua hệ tuần
hoàn bào thai.
Ở thời kỳ sơ sinh, do có cấu trúc của cơ quan hô hấp chưa phát triển, các
khoang hầu họng, lòng thanh quản đều hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát
triển, sụn còn mềm nên dễ biến dạng, niêm mạc mũi mỏng, mịn, giàu
mạch máu và bạch mạch. Thêm vào đó, chức năng bảo vệ của niêm mạc
mũi với khả năng sát khuẩn, miễn dich rất kém nên trẻ dễ bị viêm từ các
đường tai, mũi họng.
Việc phòng và điều trị bênh viêm phôi cấp ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng
Ngoài ra do mảng phổi của bé còn rất mỏng, khoang màng phổi cũng dễ
bị thay đổi vì lá thành dính vào lồng ngực không chắc nên khi trẻ bị tràn
dịch màng phổi làm chèn ép và chuyển dịch những cơ quan trung thất
gây rối loạn tuần hoàn rất nghiêm trọng.
Trẻ thở bằng bụng, chủ yếu qua đường mũi, nhịp thở thấy không đều,
thường có những cơn ngưng thở sinh lý dưới 10 giây, chậm nhịp tim, kết
hợp với cơ thể yếu ớt, hệ thống miễn dịch qua lympho chưa phát triển,
kết hợp với đặc điểm sinh lý lồng ngực rất dễ diễn dạng, do các xương
sườn còn mềm, các cơ giãn sườn chưa hoàn chỉnh, nhu mô phối giãn nở
không đầy đủ để trao đổi khí nên trẻ rất dễ nhiễm viêm đường hô hấp,
nhất là viêm phổi cấp.
Biểu hiện
Biểu hiện lâm sàng của viêm phổi ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, triệu chứng
thì sơ sài rất khó phát hiện nhất là ở trẻ nhẹ cân. Có một số dấu hiệu cần
lưu tâm: trẻ thường không chịu bú, mệt mỏi, quấy khóc, da xanh, sốt cao
hoặc hạ thân nhiệt, khó thở. Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút và không
đều, có hiện tượng rút lõm lồng ngực do co kéo cơ liên sườn, khi thấy
trẻ tím tái là bệnh đã nặng.
Trong đó chú ý, khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi có biểu hiện ban đầu là trẻ
dễ quấy khóc, đây là kết quả của sự nhiễm trùng, khiến trẻ quấy khóc
hoặc khó ngủ. Viêm phổi có thể xảy ra trong và sau khi sinh, bệnh xảy
ran gay khi sinh do bé hít phải được đi, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc
dịch tiết sinh dục của người mẹ. Với trường hợp sau khi sinh, có thể do
trong khâu chăm sóc em bé không đảm bảo an toàn về sinh, bé rất dễ bị
nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Tiếp đó, thở nhanh cũng là một triệu chứng xuất hiện sớm khi trẻ bị
viêm phổi. Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một
phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi: nhịp thở
từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng. Khi đó trẻ đã có triệu chứng
viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay. Vì
nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc…) nên chúng ta cần
phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.
Thởi co lõm lồng ngực – đây là biểu hiện khi bệnh viêm phổi của trẻ đã
nặng và phải nhập viện để điểu trị. Cách nhận biết thông qua vùng ngực
của trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên không bú, không khóc. Nếu trường hợp
trẻ bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt
hoặc lạnh, thở khò khè là các dấu hiệu cho thấy trẻ trong tình trạng rất
nặng, cần đưa trẻ một cách nhanh nhất tới bệnh viện.
Cách phòng bệnh
Bênh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh nghiệm trọng, nếu
không có những biện pháp phòng bệnh hay điều trì bệnh triệt để sẽ ảnh
hưởng rất lớn cho sự phát triển của bé, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, các bà mẹ cần phải:
- Thăm khám thai kỳ, sinh con tại cơ sở y tể để đảm bảo an toàn cho
sản phụ và cho trẻ
- Trẻ nên bú sữa mữa ngay những giờ đầu, bú đúng cách
- Người chăm sóc phải vệ sinh thật sách sẽ trước và sau khi chăm sóc
cho trẻ để tránh lây nhiễm
- Khử trùng các dụng cụ chăm sóc trẻ, tránh tiếp xúc với nguồn lây
bệnh
- Đảm bảo môi trường thông thoáng, trong lành, đủ ánh sáng
- Tăng cường dinh dưỡng và tiêm chủng đầy đủ