Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Biếng ăn vì mẹ lạm dụng máy xay sinh tố pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.47 KB, 5 trang )

Biếng ăn vì mẹ lạm dụng
máy xay sinh tố



Vì sợ con nôn ọe khi ăn các thức ăn lợn cợn, không ít mẹ đã dùng máy
xay sinh tố mà không biết rằng làm thế sẽ khiến trẻ biếng ăn, thậm chí bị
loét thực quản, loét dạ dày.

Hội chứng máy xay sinh tố
Mặc dù đã hơn 3 tuổi rồi nhưng bé Bon vẫn được mẹ cho ăn bột với các
thức ăn được nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Nhìn Bon bụ bẫm
nên ai cũng nghĩ mẹ chăm con khéo thế. Nhưng nếu phải chứng kiến
một bữa ăn của Bon thì không ai là không "nể" sự "kiên trì" của chị
Hạnh - mẹ cu Bon.

Cứ đến bữa thấy mẹ bê bát cháo ra, vừa ngửi thấy mùi là Bon tìm cách
lỉnh đi chỗ khác. Bị mẹ bắt lại thì cu cậu lấy tay che miệng, mắt nhìn bát
bột đầy sợ hãi rồi khóc lóc ầm ĩ.

"Bữa nào cũng vậy đấy, cứ cho con ăn là mình phải tìm đủ cách như
hoạt hình siêu nhân, đồ chơi phát nhạc, quảng cáo, nịnh nọt, dỗ dành, và
không quên cả chiếc roi bên cạnh thì mới hết bát bột", chị Hạnh than
thở.

Nhìn bát bột sóng sánh màu vàng óng được chị Hạnh nấu với cà rốt, bí
đỏ, thịt, dầu ăn, phô mai cùng vài thứ khác nữa đem xay nhuyễn mịn
thì đến người lớn cũng cảm thấy khó nuốt chứ đừng nói đến trẻ con.

Lý giải cho điều này, chị Hạnh nói: "Vì cháu quá lười ăn, nếu không nấu
nhiều thứ như thế này thì sợ không đủ chất. Lý do Bon vẫn ăn bột xay


nhuyễn vì cứ ăn gì lợn cợn là nó lại ói ra, chẳng còn gì trong bụng".

Hậu quả
Xuất phát từ sự tiện lợi, muốn con đảm bảo đủ chất và tăng cân nên các
bà mẹ thường xay thực phẩm để cho bé ăn. Có bà mẹ lý giải: “Cho ăn
cơm, nó ăn cả buổi được 2 thìa, giỏi lắm thì được miếng thịt. Trong khi
nếu xay ra, một bát cháo sẽ gồm cả lạng thịt, thêm rau và nhiều chất
khác”. Ăn cháo lại nhanh, bé chỉ việc nuốt, cứ ép há mồm, thế nào cũng
nuốt!

Theo bác sĩ dinh dưỡng Đặng Thu Hiền, đây là quan niệm sai lầm. Xay
nhuyễn khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị
không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé sẽ lười
ăn.

Khi bị ép ăn một bát cháo “hổ lốn”, bé có phản xạ nôn trớ. Nôn trớ nhiều
sẽ làm loét thực quản, loét dạ dày. Những bé nôn được ra ngoài thì
người lớn còn biết. Nhiều trường hợp bé bị trào ngược nhưng chỉ trào
lưng chừng rồi rơi vào phổi gây ho kéo dài giống như mắc bệnh hen.

Bác sĩ Hiền cho biết: "Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt
dần,7 - 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với
cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún , 2 tuổi mọc đủ
răng hàm thì ăn cơm".

Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn
ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Đừng vì sợ con nôn ói mà không dám
cho trẻ ăn thức ăn lợn cợn các mẹ nhé!

Mẹo giúp bé biết nhai cực nhanh


- Trước hết, mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách. Đầu tiên là đúng
tuổi, đúng tư thế (cho ngồi ăn), đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ
băm nhuyễn).

- Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) cho bé một miếng bánh hay trái cây cho
bé tập nhai. Cho con nhón bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái
bằng đốt ngón tay ninh nhừ, súp lơ xanh cũng ninh nhừ… Hoặc mẹ có
thể cho con tập nhai bánh ăn dặm.

- Không đút miếng quá to làm bé không thể nhai. Ban đầu, mẹ chỉ nên
đút cho con thức ăn bằng nửa hạt ngô hoặc không to quá hạt đậu. Ban
đầu, có thể bé sẽ cảm nhận lợn cợn trong miệng và mẹ có thể nhai làm
mẫu cho con ăn. Có thể lần đầu con sẽ ọe, nhưng sau một vài lần, con sẽ
quen và biết nhai.

- Các mẹ hãy tạo sự tập trung cho bé nhai bằng cách không cho bé vừa
ăn, vừa xem tivi hay chơi trò chơi vì nếu có tác động bởi những hoạt
đông khác bé sẽ “quên” nhai mà chỉ ngậm thôi.

- Các mẹ hãy kiên trì giúp bé tập nhai dần các món ăn khác nhau và chế
biến cho bé nhiều món ăn với màu sắc hấp dẫn như màu vàng của táo,
xoài, đu đủ, màu đỏ của cà rốt, bí đỏ, màu xanh của súp lơ, bí xanh.

Nếu các mẹ bỏ lỡ thời kỳ tập nhai của bé mà vẫn giữ thói quen cho thức
ăn vào máy xay sinh tố xay mịn thì lâu dần bé sẽ không thấy ngon
miệng, hơn nữa men tiêu hóa không được bài tiết đủ khiến quá trình hấp
thu không triệt để. Lâu dần bé sẽ chán ăn và hình thành thói quen ngậm
thức ăn trong miệng. Và càng nguy hiểm hơn nữa khi bé đến tuổi đi học
mà không thể hòa nhập khi ăn những món ăn ở trường.


×