Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.91 KB, 4 trang )

Đâu là nguyên nhân chính
khiến trẻ biếng ăn




Có rất nhiều bà mẹ lầm tưởng về tình trạng biếng ăn của con nên đã nhồi
nhét con ăn khiến bé lâm vào tình trạng biếng ăn thật sự

Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thì: "Trên 50% bé
1-6 tuổi trên thế giới mắc chứng lười ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng
20-40%. Trong tổng số bé được đưa đến khám và tư vấn dinh dưỡng ở
Viện dinh dưỡng thì có đến 60% bé khám do lười ăn.
Đặc biệt, ở lứa tuổi 1 đến 2, cứ hai bé thì có một ở tình trạng này. Tuy
nhiên, cũng có rất nhiều cha mẹ bị lầm tưởng rằng con mình đang biếng
ăn nên ra sức nhồi nhét con ăn khiến trẻ sợ ăn và lâm vào tình trạng
biếng ăn thật sự”.

Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Bác sĩ Hải cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, trong đó
phải kể đến như:
 Chuyển sang giai đoạn phát triển khác (ví dụ chuyển từ thức ăn
mịn sang dạng thô, dạng miếng).
 Bé từ chối ăn có thể do muốn khẳng định tính cách độc lập.
 Sữa, đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống đã “lấp đầy” bụng bé trước giờ ăn.
 Mọc răng hoặc bệnh nhẹ như cảm có thể ảnh hưởng đến sự thèm
ăn của bé trong một vài tuần.
 Một đợt trị liệu bằng kháng sinh có thể phá vỡ cân bằng của vi
khuẩn trong ruột, ảnh hưởng tới sự thèm ăn của bé.
 Bé chẳng thiết ăn uống vì còn mải miết với những kỹ năng mới
như bò hoặc đi bộ.


Ngoài ra, có một nguyên nhân then chốt cần kể đến ở đây là chế độ ăn
không hợp lý (khẩu phần ăn chưa phong phú, các bà mẹ chỉ thích cho
con ăn theo ý mình, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé, bé ăn không
đúng bữa, hay ăn vặt…). Thêm vào đó yếu tố tâm lý giữ vai trò quan
trọng dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé như bị ép ăn bằng mọi cách gây
tâm lý sợ hãi khi đến bữa ăn, sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi
ăn cũng khiến bé từ chối thực phẩm.
Khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân trên mà bé vẫn biếng ăn thì
nguyên nhân có thể do một căn bệnh tiềm ẩn khác như:
 Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp với chất nào đó trong thức ăn
khiến bé luôn bị đầy bụng.
 Có xu hướng bị tự kỷ.
 Táo bón, dẫn tới căng bụng và khó chịu.
 Chứng trào ngược gây đau khi ăn hay một vấn đề ở cơ lưỡi làm bé
khó nuốt.
Lúc này, các mẹ cần đưa con đi khám để biết và khắc phục kịp thời.

Vậy khi nào thì tình trạng biếng ăn của bé đáng lo ngại?
Hầu như tất cả các bé đều trải qua những giai đoạn lười ăn khác nhau.
Bác sĩ Hải khuyến cáo rằng: "Thay vì tìm nguyên nhân gốc dẫn đến tình
trạng lười ăn ở bé thì đa phần các bà mẹ lại nhồi, ép con ăn khiến bé sợ
hãi. Như trường hợp kể trên đều không đúng cách, tuyệt đối không được
để bé bị đói đến mức tụt huyết áp. Cha mẹ nên cho bé ăn đa dạng các
loại thực phẩm, vừa bổ sung chất vừa thay đổi khẩu vị cho bé. Khi bé
mệt nhọc, mẹ có thể cho con ăn giảm đi một chút so với bình thường,
sau đó sẽ cho bé ăn bù bữa chứ không nên ép con ăn theo ý mình".

Nhưng nếu lười ăn quá mức hoặc kéo dài thì tình hình sẽ nghiêm
trọng hơn. Cha mẹ cần lo lắng khi:
 Bạn phải cho bé ăn snack hay đồ ăn vặt thay thế bởi vì bé không ăn

cháo/ bột hay sữa.
 Bé dường như không “hề hấn” gì ngay cả khi bị bỏ bữa.
 Bé nhà bạn có dấu hiệu cực kỳ lo lắng khi ăn, thậm chí như có vẻ
bé đang bị bệnh.
 Bạn lo lắng vì bé có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng như mệt mỏi,
xanh xao, giảm cân hoặc tăng cân chậm, thiếu tập trung, giấc ngủ bị
quấy rầy
Bác sĩ Hải cho biết thêm: "Hiện nay trên thị trường không có loại thuốc
nào chữa bệnh lười ăn của bé, vì vậy các bà mẹ không nên tự ý mua
thuốc kích thích ăn về cho con dùng. Dù chỉ là các vitamin nhưng nếu
lạm dụng sẽ gây hậu quả xấu cho bé. Cần đến khám và tư vấn bác sĩ
dinh dưỡng ngay khi biểu đồ tăng trưởng của bé chững lại".

×