Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đau mắt đỏ - phòng ngừa và cách điều trị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.87 KB, 6 trang )

Đau mắt đỏ - phòng ngừa và cách điều trị










Đau mắt đỏ (viêm kết mạc dịch hay viêm kết
mạc họng hạch) là tên chung của một bệnh
do Adenovirus gây nên. Bệnh thường xảy ra
vào mùa hè, kết thúc vào cuối thu.



Ở đồng bằng Nam bộ, bệnh hoành hành mạnh
vào mùa nước nổi, vì vậy còn có tên là "đau mắt
mùa nước nổi". Năm nay, dịch ở miền Nam có
xu hướng tăng mạnh và kéo dài, gây lo ngại cho
nhiều người. Bệnh diễn ra theo chu kỳ hàng
năm và việc phòng ngừa, điều trị phải nhắc đi
nhắc lại nhiều lần vì thực tế vẫn có những sai
lầm trong dùng thuốc và biến chứng đáng tiếc.

Phòng bệnh như thế nào?

Phòng bệnh đau mắt đỏ thực sự là vấn đề khó
khăn do đường lây bệnh rất phong phú: qua tiếp


xúc trực tiếp đường tay - mắt, qua hơi thở, qua
nước bọt, qua sinh hoạt vợ chồng... Môi trường
bệnh viện là một trong nhiều con đường lây
bệnh phức tạp: bệnh nhân cầm nắm vào tay
cửa, bấm thang máy, tiếp xúc với nhân viên và
dụng cụ y tế để rồi lây sang những người lành
khác có khi là chính nhân viên y tế. Thực tế có
nhiều bệnh nhân đi khám mắt vì một bệnh khác
sau đó khi về nhà lại nhiễm thêm đau mắt đỏ từ
bệnh viện.

Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để
các biện pháp vệ sinh và cách ly với bệnh nhân
cho dù bạn vẫn có thể bị lây bệnh. Mầm bệnh
có khả năng sống ở môi trường vài ngày. Người
bệnh có thể là nguồn lây tiếp tục sau khi khỏi
bệnh một tuần. Vì thế để phòng bệnh tốt nhất
cần:

- Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh
bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa tay y
tế, rửa tay trung bình ngày khoảng 10 lần vào
mùa dịch.

- Đeo găng khi phải khám và nhỏ thuốc cho
bệnh nhân đau mắt đỏ.

- Súc miệng nước muối hoặc các nước súc
miệng khác hàng ngày.


- Nhỏ nước muối 0,9% vào mắt hàng ngày.

Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có loại vaccin
nào để ngừa đau mắt đỏ bởi các chủng của
Adeno virut khá phong phú, không xác định
được kháng nguyên rõ ràng. Do vậy cũng không
thể gây miễn dịch chủ động đặc hiệu với bệnh
đau mắt đỏ. Người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể
bị tái nhiễm lần 2 chỉ sau 2 tháng, vì miễn dịch
của cơ thể chúng ta chỉ được như vậy mà thôi.

Dùng thuốc gì?

Phải khẳng định ngay rằng, hiện chưa có thuốc
đặc trị cho viêm kết mạc dịch. Bệnh lành tính có
thể phòng ngừa được và có xu hướng tự khỏi
trong 7 - 10 ngày.

- Các thuốc diệt virut: Trên lý thuyết có thuốc
diệt virut. Bệnh đau mắt đỏ lại do virut gây nên,
nên có thể dùng các thuốc này để điều trị (uống,
tra, nhỏ mắt). Ttrên thực tế, các thuốc diệt virut
lại có quá nhiều tác dụng phụ nên khi dùng cần
cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc, các nhà
chuyên môn khuyên không nên dùng và chỉ
được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp rất
cụ thể. Ví dụ như khi có biến chứng...

- Kháng sinh: Chỉ nên dùng kháng sinh nhỏ mắt
phổ rộng hay kháng sinh kết hợp với cortizol

nhỏ mắt. Các kháng sinh mạnh không phải là
cứu cánh cho bệnh này vì vậy dùng kháng sinh
tiêm hay uống chỉ thêm tốn kém cho người

×