Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích tác động của các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội đến tình trạng đình công của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.14 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, kể từ khi Bộ luật Lao động có
hiệu lực thi hành (từ năm 1995 đến hết năm 2012), cả nước xảy ra 4.922 cuộc đình
cơng, trong đó: doanh nghiệp nhà nước xảy ra 100 vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài xảy ra hơn 3.500 vụ; doanh nghiệp tư nhân xảy ra gần 1.300 vụ.
Nếu tính riêng 5 năm từ năm 2008 đến 2012, cả nước xảy ra hơn 3.000 cuộc
tranh chấp cụ thể và đình cơng trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố. Năm 2011 xảy ra
nhiều vụ đình cơng nhất với gần 1.000 vụ. Đình cơng chủ yếu xảy ra ở các tỉnh,
thành phố trọng điểm phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai là những
nơi tập trung nhiều công nhân lao động.[1] Báo cáo cũng đưa ra kết quả điều tra
tình hình đình cơng năm 2011 với 885 vụ.Trong đó DN FDI là 675 cuộc, DN tư
nhân là 207 cuộc và DN nhà nước là 3 cuộc; doanh nghiệp dệt may xảy ra 267
cuộc, doanh nghiệp cơ khí là 112 cuộc, da giày là 108 cuộc, doanh nghiệp chế biến
gỗ là 84 cuộc, doanh nghiệp điện, điện tử là 74 cuộc.
Kết quả cho thấy đình cơng các doanh nghiệp FDI tăng nhanh trong những
năm gần đây. Đình cơng xảy ra gây ảnh hưởng đến mối quan hệ NSDLĐ và NLĐ,
tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng đình
cơng, em xin đi vào tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến đình cơng từ đó có
những giải pháp kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích tác động
của các yếu tố mơi trường kinh tế - xã hội đến tình trạng đình công của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Do hạn chế thời gian nghiên cứu cũng như nhận thức, kinh nghiệm bản thân
nên không tránh khỏi những sai xót trong q trình làm bài. Vì vậy em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cơ trong khoa Quản lý lao động để bài làm được hoàn

1


thiện. Qua đây cho em gửi lời chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa, đặc biệt …
đã giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thiện bài làm.
Em chân thành cảm ơn!


Sinh viên

2


Chương I: Cơ sở lý luận
1. Khái niệm đình cơng:

Theo điều 172 Bộ luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam có nêu rõ “ Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ
chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”.
2. Đặc điểm của đình cơng


Đình cơng biểu hiện thơng qua sự ngừng việc triệt để của người lao động và
do tập thể lao động tiến hành



Đình cơng là sự nghỉ việc có tổ chức



Đình cơng ln đi liền với các u sách



Đình cơng phát sinh trực tiếp từ tranh chấp lao động tập thể

3. Phân loại đình cơng

3.1 Căn cứ vào phạm vi đình cơng
- Đình cơng doanh nghiệp: Là đình cơng do tập thể lao động trong phạm vi một
doanh nghiệp tiến hành
- Đình cơng bộ phận: Là đình cơng do tập thể lao động trong phạm vi một bộ phận
cơ cấu của doanh nghiệp tiến hành.
3.2 Căn cứ vào tính hợp pháp của đình cơng

3


- Đình cơng hợp pháp: Là cuộc đình cơng khi có đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật.
- Đình cơng bất hợp pháp: Là đình cơng thiếu một trong các điều kiện của đình
cơng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4. Các yếu tố môi trường kinh tế-xã hội đến tình trạng đình cơng của các
doanh nghiệp
Đình công xảy ra là kết quả của các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp tác động
vào. Trong đó chủ yếu là mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ khơng hài
hịa, khơng giải quyết được chính là tác nhân trực tiếp, quan trọng để đình cơng
xảy ra. Việc nghiên cứu các nhóm yếu tố và phân tích những tác động của chúng sẽ
giúp ta hiểu hơn về tình trạng đình cơng ở nước ta.
Các yếu tố chính về mơi trường kinh tế - xã hội tác động đến đình công:
-

Yếu tố kinh tế thị trường

-

Yếu tố kinh tế pháp luật


-

Yếu tố quản lý nhà nước

-

Yếu tố giáo dục

-

Yếu tố văn hóa

-

Yếu tố mơi trường đầu tư

Chương II: Phân tích tác động của các tác nhân môi trường kinh tế - xã hội
đến tình trạng đình cơng ở các doanh nghiệp FDI Việt Nam hiện nay.
4


1.Khái qt tình trạng đình cơng ở các doanh nghiệp FDI
Trong những năm vừa qua, tình trạng đình cơng của người lao động (NLĐ)
trên cả nước không ngừng gia tăng. Theo thống kê, năm 2010 xảy ra 424 vụ đình
cơng, nhưng chỉ riêng 11 tháng đầu năm 2011 cả nước xảy ra 857 vụ, tăng gấp đôi
năm trước. Thiệt hại kinh tế do các cuộc đình cơng gây ra rất lớn, kéo theo tình
trạng mất an ninh trật tự và những điều đáng tiếc có thể xảy ra từ những cuộc đình
cơng này[2] . Đình cơng xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI của Đài Loan,
Hàn Quốc, số lượng chiếm 66% tổng số các cuộc đình cơng khu vực FDI và chiếm
47% tổng số các cuộc đình cơng trong cả nước. Hầu hết các cuộc đình cơng đều

xảy ra ở khu vực phía Nam, trong các DN FDI thuộc ngành dệt may - giày da của
các nước Đông Á. Sở dĩ có tình trạng này là do các quốc gia Đông Á như Đài
Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, có
số doanh nghiệp khá lớn nên số cuộc đình cơng cao hơn là khơng tránh khỏi.
2.Phân tích tác động của các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội đến tình trạng
đình cơng của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay
Đình cơng xảy ra có tác động đến vấn đề việc làm cũng như đời sống của
NLĐ, đồng thời giãn đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây,
tình trạng đình cơng các doanh nghiệp FDI tăng nhanh, gây ra những bất ổn tình
hinh chung cho cả NSDLĐ và NLĐ. Vì vậy, việc phân tích tác động các yếu tố
mơi trường kinh tế xã hội sẽ giúp ta hiểu được ở tầm vĩ mô với các yếu tố ảnh
hưởng đến đình cơng ở các doanh nghiệp FDI.
Những yếu tố có tác động đến đình công của các doanh nghiệp FDI Việt
Nam được thể hiện cụ thể như sau:


Yếu tố pháp luật
5


Đầu tiên phải nói đến các quy định áp luật điều chỉnh quyền lợi, nghĩa vụ, quan
hệ giữa doanh nghiệp và NLĐ còn nhiều chồng chéo và bất cập.
Đa số các cuộc đình cơng trái pháp luật là do quy định thủ tục đình cơng hợp
pháp lại q nhiều rắc rối. Trong khi tổ chức cơng đồn đại diện cho người lao
động trong các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Hiện nay trong doanh
nghiệp FDI mới chỉ có 50% doanh nghiệp có tổ chức Cơng đồn trong khi đây là
khu vực xảy ra đình cơng nhiều nhất
Nghị định 60/2013/NĐ- CP Quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ Luật
Lao động về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm phát
huy quyền dân chủ thơng qua tổ chức cơng đồn và dân chủ trực tiếp của NLĐ.

NLĐ được quyền tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có
liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ. Điều này tạo nên
gắn bó giữa NSDLĐ và NLĐ. Để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, để NLĐ có thể
tham gia đóng góp ý kiến, NSDLĐ cần phải công khai cho NLĐ kế hoạch sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, các nội quy quy định, mức lương,… Tuy nhiên tại
các doanh nghiệp FDI tiếng nói của NLĐ hạn chế, các thơng tin về hoạt động sản
xuất của cơng ty được coi là bí mật của doanh nghiệp, bộ phần làm việc nào chỉ
biết công việc bộ phận đó. Lương cũng trả qua tài khoản và ít cơng khai.
Sau khi Bộ luật Lao động Viêt Nam ra đời (1994), số vụ đình cơng tăng lên
nhanh chóng, thậm chí năm 2011 tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Theo Điều 172
của Bộ luật Lao động năm 2007 quy định “ đình cơng” là sự ngừng việc tạm thời,
tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết các tranh chấp lao động
tập thể. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 05 năm 2014, khi Bộ luật Lao động năm 1994
sửa đổi, bổ sung “ đình cơng xuất phát từ các tranh chấp lao động tập thể về quyền
thì được quy định là bất hợp pháp”. Vì tập thể lao động chỉ có quyền tiến hành các
6


thủ tục để đình cơng trường hợp tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khơng được
giải quyết trong thời gian giải quyết, nên năm 2013 các cuộc đình công phát sinh từ
tranh chấp lao động tập thể về quyền đều là đình cơng bát hợp pháp.
Lạm phát tăng rất cao so với cùng kỳ năm ngoái, các mặt hang thiết yếu tăng,
cuộc sống của NLĐ thêm khó khăn. Đây được coi là ngun nhân làm tăng đình
cơng. Nhưng, Bộ luật Lao động cũng như các quy định chưa thật sự bắt kịp cuộc
sống.
Chính sách tài chính, chính sách thuế thường xuyên sửa đổi, ban hành gây khó
khăn nhất định cho các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lợi
dụng sơ hở pháp luật để bóc lột sức lao động, quyền lợi của NLĐ Việt Nam nên
cũng gây ra các bất bình, mâu thuẫn trong NLĐ.



Vai trị của Cơng đồn và cán bộ cơ sở

Một vấn đề nữa dẫn đến đình cơng như hiện nay là cần xem lại cơ cấu và vai trị
của cơng đồn cơ sở. Nghịc lý nằm ở chỗ: Cơng đồn là do doanh nghiệp cơ cấu,
sắp xếp và trả lương. Vậy nếu cơng đồn cơ sở tổ chức, đấu tranh để bảo vệ quyền
lợi cho cơng nhân, liệu có xung đột lợi ích cho chính họ ( những người làm cơng
đồn) hay khơng? Nên chăng đã đến lúc xây dựng cơng đồn cơ sở là do NLĐ bầu
ra và được NLĐ trực tiếp trả lương, như vậy cuộc đấu tranh của công đồn mới
thực sự vì NLĐ. Khi cơng đồn đã là chỗ dựa cho tất cả cơng nhân thì việc đối
thoại với doanh nghiệp sẽ thẳng thắn hơn, quyền lợi của NLĐ được quan tâm, giải
quyết đúng luật ngay từ lúc đầu, và các cuộc đình cơng khơng thể xảy ra.


Tác động của nền kinh tế thị trường

Năm 2012, kinh tế thế giới có nhiều biến động, thương mại sụt giảm mạnh, tăng
trưởng toàn cầu thấp, tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta và ảnh hưởng lớn đến
7


các lĩnh vực của ngành, đặc biệt trong việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm, giảm
nghèo.
Năm 2013 mặc dù kinh tế đã có bước phục hổi, tuy nhiên sản xuất kinh doanh
vẫn gặp nhiều khó khăn, một số mặt hàng vẫn tồn kho, sản xuất trì hỗn, giãn tiến
độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp FDI, thu nhập đời
sống việc làm của NLĐ giảm sút nên vấn đề tiền lương, việc làm trở thành thách
thức lớn với các chủ doanh nghiệp.
Thị trường cạnh tranh, mở cửa hội nhập và xu thế tồn cầu hóa khiến vật giá
leo thang khiến đời sống công nhân thêm khó khăn do phải chi tiêu tằn tiện nên

phải cắt giảm bữa ăn. Mặt khác, Xăng lên, giá cả tăng vùn vụt, đời sống cơng nhân
gặp khó khăn. Chí phí tiền điện, nước. Khó khăn đóng tiền học cho con. Mua sắm
phương tiện đi lại, sửa chữa, chống dột nhà,…Do các doanh nghiệp FDI trả lương
quá thấp nên NLĐ khó đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Ngày
12/9/2013, tại Cty TNHH Crystal Sweater VN với 100% vốn Hàn Quốc thuộc
KCN Tràng Duệ - An Dương – Hải Phịng đã xảy ra vụ đình cơng của hơn 600
cơng nhân của phân xưởng E6, E7. Theo phản ánh của công nhân, Cty này mới đi
vào hoạt động được khoảng 3 tháng nhưng ép sản lượng quá cao dẫn đến nhiều lao
động khơng có đủ thời gian ăn trưa, lương cơ bản là 2.652.000 đồng/tháng cộng
với trợ cấp đi lại… thì thu nhập của NLĐ cũng chỉ ở mức 3 triệu đồng/tháng. Đỉnh
điểm mâu thuẫn là do Cty chuyển 7 công nhân từ bộ phận là hơi sang làm tại bộ
phận khác đã không thông báo trước cho NLĐ .
Cường độ lao động, điều kiện lao động cao dẫn đến bất bình là ngun nhân
chính dẫn đến đình cơng. Tình trạng bóc lột, làm thêm giờ, tăng ca triền miền. Mức
lương thấp so với mức chung và giá trị từ lao động của người công nhân đem lại.
Doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định chung của pháp luật nên
8


tiền lương không đáp ứng được những nhu cầu hàng ngày, phát triển của NLĐ. Từ
đó gây những bức xúc, phản ánh của NLĐ. Nếu những mong muốn, nguyện vọng
này không được giải quyết ổn thỏa sẽ gây mâu thuẫn và dẫn đến đình cơng xảy ra.


Yếu tố văn hóa

Các cuộc đình cơng mang tính tranh chấp lao động tập thể về quyền thường xảy
ra do NSDLĐ chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và các cam kết
đã thỏa thuận với người lao động. Sự khác biệt văn hóa và cung cách quản lý của
NSDLĐ nước ngoài, hành động xúc phạm nhân phẩm NLĐ, đặc biệt là bạo lực của

NSDLĐ, cũng là những yếu tố dẫn đến đình cơng ở các DN FDI từ năm 1995 đến
cuối năm 2005. Như vậy, những nguyên nhân chủ yếu gây ra đình cơng liên quan
với sự vi phạm pháp luật của NSDLĐ. Cụ thể, hầu hết đình cơng đã xảy ra do
NSDLĐ trả lương thấp hoặc còn nợ lương, trả lương làm thêm cho NLĐ quá thấp
hay không trả lương làm thêm giờ, không được ký hợp đồng lao động và khơng
đóng bảo hiểm xã hội và cịn nợ lương.
Do NSDLĐ khơng thực hiện đúng chính sách lao động nên quyền chính đáng
của NLĐ bị xâm phạm nghiêm trọng. Nói tóm lại, sự vi phạm pháp luật lao động
của NSDLĐ và sự khác biệt về văn hóa giữa NLĐ Việt Nam và NSDLĐ nước
ngoài là những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới các cuộc đình cơng mang tính tranh
chấp lao động tập thể về quyền trong giai đoạn 1995-2005


Quản lý nhà nước

Trong q trình nghiên cứu, PGS.TS Lê Thanh Hà cũng cho biết “ hệ thống
thanh tra hoạt động chưa hiệu quả, chưa bao phủ hết các doanh nghiệp không thuộc
sở hữu nhà nước dẫn đến hiện tượng không hiểu pháp luật, vi phạm pháp luật lao
động ở các doanh nghiệp này khá phổ biễn. Đây là mẫm mống phát sinh mâu
thuẫn, nhiều khi dẫn đến đình cơng”.
9


Theo ơng Phan Đăng Thọ - Phó Chánh thanh tra Bộ LĐTB&XH cho rằng “ lực
lượng mỏng, khối lượng công việc lớn nên diện được kiểm tra cũng chỉ là vi phạm
nhất định. Và việc thanh tra xong không đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ khơng
cịn vi phạm”
Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp ngồi nhà
nước cịn diễn ra khá phổ biến, trong đó chủ yếu là vi phạm thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, nợ lương, vi phạm những qui định về giao kết hợp đồng lao động,

không được thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động,… Đặc biệt tình trạng doanh nghiệp trốn
tránh, chiếm dụng, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, với số tiền hàng nghìn tỷ đồng.Vi phạm
pháp luật lao động của NSDLĐ diễn ra khá phổ biến như: trả lương chậm, nợ
BHYT, BHTN, BHXH. Thỏa ước lao động chưa đảm bảo chất lượng, số doanh
nghiệp có thỏa ước lao động tập thể không cao ( khoảng 65%), chất lượng thỏa ước
lao động tập thể thấp, chỉ mang tính hình thức. Từ đó gây bất bình, mâu thuẫn
trong tập thể NLĐ, mong muốn được đảm bảo quyền lợi của mình.
Do hệ thống thanh kiểm tra hoạt động chưa hiệu quả. Hoạt động của hệ thống
thanh tra lao động chưa bao phủ hết được các doanh nghiệp không thuộc sở hữu
nhà nước dẫn đến hiện tượng không hiểu luật, vi phạm pháp luật lao động ở các
doanh nghiệp này khá phổ biến. Sự vi phạm đó là “mầm mống” làm phát sinh mâu
thuẫn, nhiều khi dẫn đến đình cơng.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về lao động bị buông lỏng, chế tài và
các biện pháp xử lý chưa nghiêm minh, quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ
và chưa đồng bộ. Tai nạn lao động chết người vẫn ở mức cao chưa được khắc phục
triệt để. Điều kiện làm việc còn tồn tại yếu tố nguy hiểm, có hại,, hoạt động cơng
10


đồn trong cơng tác BHLĐ chưa được thực hiện đầy đủ. Đây là những nguyên
nhân gây bất bình cho NLĐ muốn nổi dậy địi quyền lợi cho mình. Sáng ngày
15/11, hàng trăm cơng nhân cơng ty may Vạn Hà, đóng tại thị trấn Vạn Hà, huyện
Thiệu Hóa đã đình cơng để phản đối việc cơng ty khơng đóng Bảo hiểm y tế, Bảo
hiểm xã hội cho cơng nhân[2


Chính sách đầu tư


Nhiều DN ngành chế tạo như dệt may - giày da, điện tử của các nước Đông Á
trước đây tập trung vào Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Hơn
nữa, Các DN thầu phụ (OEM) thuộc ngành chế tạo có nhu cầu lớn về lao động như
ngành dệt may - giày da, sản xuất các sản phẩm thuộc nhãn hiệu nổi tiếng nước
ngoài hầu hết đến từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Điều này khiến cho vốn đăng ký
đầu tư của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm hơn 35% tổng vốn đăng ký đầu
tư của nước ngồi. Thậm chí, đại đa số DN FDI ngành dệt may - giày da tập trung
vào miền Nam bởi vì khu vực Đơng Nam Bộ có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều KCN,
KCX với chính sách đầu tư thơng thống, mơi trường đầu tư, kinh doanh ln
được cải thiện, kết cấu hạ tầng tốt. Đặc biệt ở đây còn có nguồn lao động dồi dào
như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Trong những năm gần đây, suy
thoái nền kinh tế cũng đã kéo theo các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam của các
doanh nghiệp FDI giảm. Các hoạt động sản xuất cũng ngừng trệ. Hầu hết các cuộc
đình cơng đều xảy ra ở khu vực phía Nam, trong các DN FDI thuộc ngành dệt may
- giày da của các nước Đơng Á. Sở dĩ có tình trạng này là do các quốc gia Đơng Á
như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước đầu tư vào Việt Nam nhiều
nhất, có số doanh nghiệp khá lớn nên số cuộc đình cơng cao hơn là không tránh
khỏi
Chương III: Một số giải pháp
11


-

Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

-

đồng thời quy định các chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luât.
Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho NLĐ hiểu và thực hiên theo

Văn hóa doanh nghiệp: Thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục

-

thể thao nhằm xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện, chú trọng quan tâm thăm hỏi đến

-

NLĐ có hồn cảnh khó khăn.
Thay đổi cơ cấu và xây dựng lại bộ máy cơng đồn. Bắt buộc tổ chức này là
phải do NLĐ bầu chọn và hoạt động độc lập với người sử dụng lao động.
Trong chính sách kêu gọi đầu tư không lấy "lao động rẻ" làm lợi thế thu hút.
Có như vậy các cuộc đình công sẽ không bùng phát như hiện nay, an ninh
trật tự được đảm bảo, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ yên tâm hơn với môi

-

trường đầu tư tại Việt Nam!
Điều tra xét xử các vụ đình cơng cơng khai để cho NLĐ hiểu và NSDLĐ có
thái độ chấp hành tốt các quy định pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra về tình hình thực hiện pháp luật các doanh nghiệp FDI.

KẾT LUẬN
Đình cơng là kết quả tất yếu xảy ra khi quan hệ lao động xảy ra mâu thuẫn,
tranh chấp lao động ở cao trào khơng kiểm sốt được. Khi lợi ích của NLĐ
bị xâm phạm và họ mong muốn địi lại quyền, lợi ích của mình. Đình công
xảy ra liên tiếp sẽ đe dọa đến việc làm, thu nhập, sự bất ổn trong nền kinh tế,
trật tự xã hội,…Đình cơng cũng đem lại lợi ích khi NLĐ khơng tìm được
tiếng nói, thỏa thuận với NSDLĐ. Tuy nhiên, để giảm tình trạng đình cơng

bất hợp pháp xảy ra, nhất là tại các doanh nghiệp FDI, cần có sự đánh giá
phân tích tác động của các yếu tố tác động dếnd đình cơng, để từ đó hiểu
được bản chất và có những can thiệp đúng, phù hợp hạn chế đình cơng xảy
ra. Giải pháp cần đưa ra là giải pháp tổng hợp giữa các cơ quan tổ chức đoàn
12


thể Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp… nhằm ban hành những chính sách,
quy định đảm bảo lợi ích hài hịa giữa các bên, duy trì ổn định kinh tế xã hội,
củng cố môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.[1] />[2 ]. />-

Giáo trình Quan hệ lao động, PGS.TS Nguyễn Tiệp, NXB Lao đông – Xã

-

hội, Hà Nội, năm 2011.
/>
-

VN/Default.aspx
/>
-

dinh-cong-143830.bld
/>
13




×