Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.47 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
NGHIÊN CỨU KHU CÔNG NGHỆ, KHU CHẾ XUẤT,
KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ ĐẶC KHU KINH TẾ.
NGHIÊN CỨU VỀ BÀI HỌC CỦA TRUNG QUỐC TRONG
THU HÚT FDI VÀO CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn : T.S. NGÔ THỊ TUYẾT MAI
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC ANH - CQ520124
BÙI THỊ THÙY DUNG - CQ520524
NGUYỄN THỊ HUYỀN - CQ521627
TRẦN THANH NGA - CQ522444
VŨ THỊ VÂN - CQ527466
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ 52A
Hà Nội, 7 - 2013
MỤC LỤC
B NG CH CÁI VI T T TẢ Ữ Ế Ắ 1
1. Nh ng khái ni m c b nữ ệ ơ ả 2
1.1. Khu công nghi pệ 2
1.2. Khu ch xu tế ấ 2
1.3. Khu công ngh caoệ 2
1.4. Khu kinh tế 3
1.5. c khu kinh tĐặ ế 3
1.6. Phân bi t khu công nghi p và khu ch xu tệ ệ ế ấ 3
1.7. Phân bi t khu công nghi p và khu kinh tệ ệ ế 4
1.8. Nh ng i u ki n m b o cho KCN, KCX thu hút thành công FDIữ đ ề ệ đả ả 4
2. Th c tr ng phát tri n trên th gi i và Vi t Namự ạ ể ế ớ ở ệ 5
2.1. Th gi iế ớ 5


2.1.1. Khu công nghi pệ 5
2.1.2. Khu ch xu tế ấ 6
2.1.3. Khu công ngh caoệ 6
2.1.4. c khu kinh t (Khu kinh t t do)Đặ ế ế ự 6
2.2. Vi t Namệ 8
2.2.1. Khu công nghi p ệ 8
2.2.2. Khu ch xu tế ấ 9
2.2.3. Khu công ngh caoệ 9
2.2.4. Khu kinh tế 9
2.2.5. c khu kinh t (Khu kinh t m )Đặ ế ế ở 9
3. Bài h c kinh nghi m c a Trung Qu cọ ệ ủ ố 11
3.1. Các chính sách thúc y thu hút FDI vào các c khu kinh t c a Trung Qu cđẩ đặ ế ủ ố 11
3.1.1. L a ch n v trí thu n l i nh t trong xây d ng các c khu kinh tự ọ ị ậ ợ ấ ự đặ ế 11
3.1.2. Ch , chính sách u ãi cho các doanh nghi p có v n u t n c ngoài trong các ế độ ư đ ệ ố đầ ư ướ
c khu kinh tđặ ế 11
3.1.2.1. Qu n l hành chínhả ý 11
3.1.2.2. Các chính sách u ãi v thu và tài chínhư đ ề ế 11
3.1.2.3. Các chính sách liên quan n c s h t ngđế ơ ở ạ ầ 12
3.1.2.4. Chính sách t aiđấ đ 12
3.1.2.5. Chính sách v lao ng và ti n l ngề độ ề ươ 12
3.1.2.6. Chính sách u ãi v th t c xu t nh p c như đ ề ủ ụ ấ ậ ả 12
3.1.3. Th c hi n các ho t ng xúc ti n u tự ệ ạ độ ế đầ ư 12
3.2. Các thành t u t c trong thu hút FDI vào các c khu kinh tự đạ đượ đặ ế 12
Bi u 2: Các ch s kinh t và xã h i c a 5 c khu kinh t Trung Qu c so v i c n c ể đồ ỉ ố ế ộ ủ đặ ế ố ớ ả ướ
n m 2008 ă 13
3.3. Các xu t xây d ng và thu hút FDI vào các c khu kinh t c a Vi t Nam t bài h c đề ấ ự đặ ế ủ ệ ừ ọ
kinh nghi m c a Trung Qu cệ ủ ố 14
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung cụ thể
ĐKKT Đặc khu kinh tế

KCN Khu công nghiệp
KCNC Khu công nghệ cao
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế
1
1. Những khái niệm cơ bản
1.1. Khu công nghiệp
Theo khoản 20, điều 3, Luật Đầu tư: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định được thành
lập theo quy định của Chính phủ”.
Đặc điểm:
Thứ nhất, về không gian: là khu vực có ranh giới địa lý xác định (bằng hệ thống hàng rào khu
công nghiệp, mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong không chỉ được điều chỉnh bởi
quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất
nhiều ưu đãi), phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống.
Thứ hai, về chức năng hoạt động: là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và
các dịch vụ phục vụ cho loại hình sản xuất này.
Thứ ba, về thành lập: đây không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập
theo quy định của Chính phủ, dựa trên quy hoạch đã phê duyệt.
Thứ tư, về đầu tư cho sản xuất: theo quy định của pháp luật hiện hành, trong KCN, có khu vực
hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa để xuất khẩu (được gọi là KCX, doanh nghiệp chế
xuất).
1.2. Khu chế xuất
Khoản 21, điều 3, Luật đầu tư: “Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy KCX trước hết mang những đặc điểm chung của một KCN. Ngoài ra KCX còn có
những đặc điểm như sau::
Thứ nhất, về tính chất ranh giới địa lý ngăn cách với vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia: Đối

với KCX, ranh giới địa lý không chỉ đơn thuần là sự xác định mốc giới phân biệt với các vùng
lãnh thổ còn lại mà còn mang ý nghĩa là hàng rào hải quan. Việc trao đổi hàng hóa giữa các doanh
nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với các doanh nghiệp chế xuất khác thể
hiện rõ tính chất thương mại tự do: không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, không phải
thực hiện các thủ tục hải quan. Trao đổi hàng hóa giữa KCX với phần còn lại của quốc gia được
coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải nộp thuế, thực hiện chế độ hải quan theo quy định
hiện hành.
Thứ hai, về mục tiêu thị trường: doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong KCX chủ yếu
xuất khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu, hướng tới mục tiêu khai thác
thị trường khu vực và quốc tế.
1.3. Khu công nghệ cao
Khoản 22, điều 3, Luật đầu tư: “Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển; ứng
dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm có
công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
KCNC có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về tính chất: đây là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng. Do đó có thể thành lập
KCN, KCX, trong khuôn khổ KCNC. Khu dân cư và khu hành chính không được phép thành
lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - kỹ thuật của KCNC.
Thứ hai, về chức năng kinh tế-kỹ thuật: Các hoạt động kinh tế kỹ thuật, đào tạo của KCNC
đều liên quan đến công nghệ cao, bao gồm: sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên
cứu-phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân
lực công nghệ cao
Thứ ba, về thành lập và tổ chức hoạt động: được thành lập theo quy định của Chính phủ (cụ
thể là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ), có ranh giới xác định và hoạt động theo quy chế
pháp lí do Chính phủ quy định, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển.
1.4. Khu kinh tế
Khoản 23, điều 3, Luật đầu tư: “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với
môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt cho nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo quy định của Chính phủ”.
KKT có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về không gian thành lập: KKT được thành lập dựa trên cơ sở diện tích đất tự nhiên
rộng lớn, có điều kiên đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế thuận lợi. Các yếu tố
thuận lợi này được khai thác trong quá trình quy hoạch, xây dựng với các khu chức năng, các
công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo thành một không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi các yếu tố
kết hợp này.
Thứ hai, về quy hoạch tổng thể: KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi
thuế quan, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các
khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT.
Thứ ba, về lĩnh vực đầu tư: KKT cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu
trọng tâm phù hợp với từng KKT được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau, không chỉ tập trung
vào phát triển công nghiệp hay chế biến xuất khẩu.
1.5. Đặc khu kinh tế
Đặc khu kinh tế là một hình thức tổ chức đặc biệt của KKT (còn được gọi là khu kinh tế mở,
khu kinh tế tự do). Đây là một khu vực có ranh giới địa lý xác định; được vận hành theo cơ chế
chuyên biệt (các chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất, thể chế hành chính và kinh tế thông thoáng,
cùng với đó đặc khu kinh tế có tính tự chủ tương đối cao về hành chính); có cơ cấu kinh tế mang
tính tổng hợp; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại; có dân cư sinh sống, được thành lập nhằm mục
tiêu thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, thu hút đầu tư và khuyến khích xuất khẩu của nước
sở tại.
1.6. Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất
Bảng 1: Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất
Khu công nghiệp Khu chế xuất
Mục tiêu
thành lập
Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước
ngoài và nhằm khai thác cả thị trường nội
địa và thị trường nước ngoài.
Chỉ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và hướng tới khai thác thị trường khu
vực và quốc tế.

Căn cứ tính
chất ranh
giới, địa lý
Đơn thuần chỉ là xác định mốc giới, phân
biệt với các vùng, lãnh thổ khác bằng hệ
thống hàng rào.
Là biên giới hải quan và thuế quan
của một nước.
Tổ chức,
hoạt động
Chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng
công nghiệp.
Chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
hàng xuất khẩu.
3
1.7. Phân biệt khu công nghiệp và khu kinh tế
Bảng 2: Phân biệt khu công nghiệp và khu kinh tế
Khu công nghiệp Khu kinh tế
Mục tiêu
thành lập
Nhằm thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài.
Nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư; áp dụng cơ
chế chính sách mới, khắc phục những vướng mắc
trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành
khi chưa có điều kiện thực thi trên cả nước; tạo môi
trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Không gian

thành lập
Phần lớn là có sự giải
phóng mặt bằng, thiết kế
và xây dựng mới theo quy
hoạch.
Xây dựng trên cơ sở một diện tích đất tự nhiên sẵn
có, đã tồn tại các điều kiện nhất định về dân cư, địa
lý. Các yếu tố thuận lợi này được khai thác trong quá
trình quy hoạch, xây dựng mới các khu chức năng,
cơ sở hạ tầng, tạo thành một không gian kinh tế rộng
lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tố này.
Chức năng
hoạt động
Chỉ chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp. Trong các
khu công nghiệp không tồn
tại các hoạt động sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và
các dịch vụ phục vụ cho
các loại sản xuất này.
Đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu
trọng tâm phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh
tế được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.
Quy hoạch
tổng thể
Tách bạch, phân biệt với
các vùng lãnh thổ khác,
thường không có dân cư

sinh sống.
Được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi
thuế quan, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải
trí, khu du lịch, khu đô thị, khu hành chính và có khu
dân cư.
1.8. Những điều kiện đảm bảo cho KCN, KCX thu hút thành công FDI
Thứ nhất, phải đảm bảo được những điều kiện về môi trường đầu tư trong KCN và KCX.
Điều kiện đầu tiên là về môi trường luật pháp chính sách cho các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp
về đầu tư nước ngoài trong nước nói chung và tại các đặc khu kinh tế nói riêng cần được hoàn
thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư đồng thời
giảm thiểu được rủi ro cho các dự án. Ngoài ra các KCN cần có bộ máy quản lý hiệu quả để đưa
ra những quyết định kịp thời trước những yêu cầu của nhà đầu tư và cũng có thể giám sát, quản lí
một cách có hiệu quả các hoạt động kinh tế trong khu công nghiệp. Bộ máy này phải gọn nhẹ tinh
giản, hạn chế đến mức tối thiểu thủ tục rườm rà.
Ngoài ra, để môi trường đầu tư trong các KCN, KCX thực sự hấp dẫn với nhà đầu tư nước
ngoài, cần phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư trong KCN, KCX; và phải
được áp dụng một cách linh hoạt để phù hợp với những biến động về kinh tế. Cùng với đó, cần
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong các KCN, KCX đặc biệt là hệ thống truyền tải điện và
cung cấp nước.
Thứ hai, để các KCN, KCX thu hút được nhiều FDI, cần tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu
tư hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh,
môi trường đầu tư trong KCN, KCX đến nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thực hiện các biện pháp
như: tổ chức hội thảo trong và ngoài nước, đẩy mạnh hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư,
4
2. Thực trạng phát triển trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Thế giới
2.1.1. Khu công nghiệp
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 12000 KCN đa dạng về cả quy mô cũng như hình thức
tổ chức. Các KCN này tập trung ở 3 khu vực kinh tế chủ yếu: Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á.
Trong đó, một số những KCN tiêu biểu trên thế giới bao gồm:

Jubail II, Saudi Arabia: Từng là một làng chài cách đây 30 năm trước khi làn sóng kinh tế
tràn tới, biến nơi đây thành một trong những KCN lớn nhất hành tinh, với ngành kinh tế chủ chốt
là hóa dầu thu hút một lượng lớn FDI trên toàn thế giới. Tổng lượng vốn FDI của KCN Jubai II
năm 2006 là xấp xỉ 45 tỉ USD.
Santa Catarina, Brazil: là KCN chủ chốt của Brazil. Với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển,
bao gồm các sân bay quốc tế, càng biển và đường cao tốc tốt nhất, Santa Catarina có các ngành
trọng điểm là hóa chất, dệt, nhựa và công nghệ thông tin.
Suzhou, Trung Quốc - Singapore: là dự án liên kết giữa Trung Quốc và Singapore bắt đầu từ
năm 1994, sở hữu một trong 15 KCX đầu tiên của Trung Quốc, có hệ thống giao thông hoàn hảo
gồm đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và đường hàng không. KCN này chủ trương thu hút
những ngành công nghệ cao như phần mềm, công nghệ sinh học,
Khu công nghiệp Wrexham, châu Âu: nằm ở phía bắc xứ Wales, hạt Wrexham thuộc ngoại ô
phía đông của thị trấn, ban đầu được sử dụng để tiến hành sản xuất vũ khí cho Đại chiến thế giới
lần II, sau được biết đến với tên gọi Khu Thương mại Wrexham. Đây là KCN lớn nhất xứ Wales,
lớn thứ 2 tại Anh sau khu công nghiệp Trafford tại Manchester và một trong những khu công
nghiệp lớn nhất châu Âu với diện tích 550 ha và khoảng 300 doanh nghiệp, tạo việc làm cho
khoảng 7000 người mỗi năm. Hiện khu công nghiệp này ngành tập trung vào công nghiệp hoá
chất, sản xuất phenol và acid carbolic phục vụ cho việc chế tạo chất khử trùng, chất nhuộm, và
thuốc nổ.
Tuy vậy, bên cạnh những KCN rất thành công trên thế giới, vẫn có những trường hợp ngoại
lệ. Nhiều KCN do sự yếu kém về quản lý cũng như quy hoạch hay sự suy thoái của nền sản xuất
mà phải rơi vào tình trạng đóng cửa, bỏ không trong nhiều năm trời, tiêu biểu như:
KCN Linfield, Mỹ: còn gọi là Publicker, trải dài 192 mẫu Anh, được sử dụng với mục đích
đóng gói và phân phối chất chống đông và chất làm sạch từ amoniac, đồng thời cũng là nơi lưu
trữ và chưng cất whiskey. Tuy nhiên KCN này đã đóng cửa vào năm 1986. Sau 27 năm trời bỏ
không, nhiều kế hoạch tái sử dụng đã được đề ra, tuy vậy do vấp phải nhiều rào cản vẫn chưa thể
thực hiện được.
KCN Slack, Mỹ: được thành lập từ năm 1948, chiều dài khoảng 1 dặm với mục đích là kho
cũng cấp vũ khí cho Căn cứ không quân Barksdale. Tuy vậy, đến ngày nay, nơi đây chỉ còn là
một khu vực hưu quạnh với những kho quân sự không người sử dụng và những đường ray xe lửa

bỏ không.
KCN Phividec, Philippines: là KCN đầu tiên của Philippines, được thành lập vào năm 1974
Đến thập niên 90, khi các nhà đầu tư tư nhân được phép đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì khu
vực này đã có sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, do quy hoạch kém hiệu quả, dẫn đến những
tác động tiêu cực lên cuộc sống của dân cư cũng như môi trường, Phividec bị coi là một trong
những KCN thất bại điển hình của Philippines.
5
2.1.2. Khu chế xuất
Được thành lập từ những năm 60 nhằm mục đích kìm hãm sự bành trướng của chủ nghĩa cộng
sản trong những nước nghèo nhất trên thế giới đông thời nhằm tạo cơ hội việc làm cho người dân
ở những nước này, ngoài ra còn nhằm giảm tình trạng di cư sang các nước láng giềng có nền kinh
tế phát triển hơn. Các nước đang phát triển họ nhờ vào KCX để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp và phát
triển nền công nghiệp quốc gia.Vào cuối những năm 70 trên thế giới có khoảng 12 KCX. Năm
1997 có 850 KCX với trên 27 triệu lao động.
Phần lớn các nước có KCX đều là những nước có lượng lao động dồi dào và các xí nghiệp
trong các KCX này chủ yếu sản xuất các mặt hàng đòi hỏi nhiều công nhân như ngành may mặc,
da giầy, lắp ráp Những ngành này chủ yếu sử dụng các loại thiết bị máy móc rẻ, đơn giản và
không đòi hỏi công nhân phải có tay nghề. Các xí nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang những nới tiêu
thụ lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật bản
Bảng 3: Tổng kết tình hình phát triển của các KCX trên thế giới từ 1975 đến 2002
Năm 1975 1986 1987 2002
Nước có KCX 25 47 93 116
2.1.3. Khu công nghệ cao
KCNC được hình thành đầu tiên tại Mỹ (Silicon Valley) vào năm 1950 và sau đó xuất hiện ở
nhiều nước trên thế giới. Ở châu Á, KCNC đầu tiên được xây dựng tại Nhật Bản vào đầu những
năm 1970 với "Thành phố khoa học" Tsukuba, sau nữa là hàng loạt các khu khác như: KCNC
Hsinchu (Đài Loan), Công viên khoa học thuộc Đại học Quốc gia (Singapore), Công viên khoa
học Selangoge, Công viên công nghệ phần mềm Banglore và Công viên công nghệ quốc tế
Bangalore (Ấn Độ) Tính đến nay (2010), trên thế giới đã có trên 800 KCNC.
KCNC Hsinchu (Đài Loan): phát triển ở 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1980 - 1990): xây dựng KCN công nghệ cao Hsinchu (The HighTech Industrial
Zone Hsinchu).
Giai đoạn 2 (1991 - 2000): đưa KCN công nghệ cao Hsinchu trở thành KCN dựa trên nền tảng
khoa học.
Giai đoạn 3 (2001 - nay): Hsinchu trở thành một Công viên Khoa học (Science Park) trình độ
cao, với trên 400 công ty sản xuất công nghệ cao, thu hút trên 2000 tiến sĩ, số bằng sáng chế được
cấp hàng năm đạt trên 2000 và tạo ra 10% nền kinh tế Đài Loan. Điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý
là trên 80% các đơn vị trong Hsinchu là các công ty nội địa Đài Loan, và chỉ với 20% vốn nước
ngoài, khác với các khu công nghệ cao Việt Nam phần lớn là vồn đầu tư từ nước ngoài FDI.
(theo: : diễn đàn tri thức thủ đô)
2.1.4. Đặc khu kinh tế (Khu kinh tế tự do)
Trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và suy thoái, nhiều mô hình kinh tế
đang tồn tại tỏ ra bế tăc, khiến nhiều nước tìm một hướng đi mới, trong đó thay vì hướng ngoại
như trước đây, nay quay sang hướng nội và liên kết kinh tế ngay trong chính nền kinh tế của
mình.
6
Bảng 4: Một số KKT tự do chính của các nước tiêu biểu
Tên nước Khu kinh tế chính
Anh
London Docklands
Ấn Độ
Visakhapatnam; Kandla; Surat;Cochin; Indore; SEEPZ ;
Jaipur;Madras;Mahindra City, Chennai; Noida; Jodhpur; Village Vanj,
Distt. Surat, Gujart; Sriperumbudur;UP
Hàn Quốc
KKT tự do Incheon; KKT tự do Busan-Jinhae;KKT tự do Gwangyang;
KKT tự do Daegu-Gyeongbuk; KKT tự do Yellow Sea, KKT tự do
Saemangeum-Gunsan.
Nga
Nakhodka, Ingushetia, Yantar, Kaliningrad

Nhật Bản
Khu thương mại tự do đặc biệt Okinawa
Philippines
Khu cảng tự do vịnh Subic, Khu kinh tế đặc biệt Clark
Tây Ban
Nha
Ibiza
Hàn Quốc mới phát triển mô hình KKT tự do từ năm 2003 với việc hình thành 3 KKT đầu
tiên là Incheon, Busan-Jinhae và Gwangyang. Sau 5 năm từ khi hình thành KKT tự do đầu tiên,
Chính phủ Hàn Quốc quyết định thành lập thêm 3 KKT tự do mới là Yellow Sea, Saemangeum-
Gunsan và Daegu-Gyeongbuk. Một điểm quan trọng trong chính sách phát triển các KKT tự do ở
Hàn Quốc là để tránh cạnh tranh giữa các KKT tự do và tận dụng lợi thế so sánh của từng khu,
Chính phủ xác định các lĩnh vực ưu tiên phát triển của từng khu trên cơ sở điều kiện, tiềm năng
của mỗi khu.
Bảng 5: Các khu kinh tế tự do của Hàn Quốc
STT KKT tự do
Năm thành
lập
Diện tích
(km2)
Ngành nghề thu hút đầu tư
1 Incheon 2003 290,4
phát triển lĩnh vực logistics, kinh doanh dịch vụ
(global business service), du lịch nghỉ dưỡng và giải
trí, công nghệ cao
2 Busan-Jinhae 2003 104,8
phát triển vận tải biển, công nghiệp có hàm lượng
kỹ thuật cao, du lịch và dịch vụ gắn với biển
3 Gwangyang 2003 90,5
phát triển lĩnh vực vận tải biển, sản phẩm thép và

hóa chất, du lịch và dịch vụ
4 Yellow Sea 2008 55
phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh
học và vận tải biển
5
Saemangeum-
Gunsan
2008 66,9
phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới,
tái tạo, du lịch và dịch vụ cho khách Trung Quốc
6
Daegu-
Gyeongbuk
2008 39,5
phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghiệp thời
trang, công nghệ thông tin
7
Nguồn: Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc
2.2. Việt Nam
2.2.1. Khu công nghiệp
Xu hướng phát triển các khu công nghiệp thời kì 1991- 2010
Nguồn số liệu Vụ quản lí các khu kinh tế
Tính đến hết tháng 6/2011, cả nước đã có 260 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên 72.000 ha. Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng 65%
tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được phân bổ trên 57 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung
chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm: trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung nhiều
KCN nhất với 124 KCN, chiếm gần 48% tổng số KCN trên cả nước; vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc có 52 KCN, chiếm 20% tổng số KCN trên cả nước; và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
có 23 KCN, chiếm xấp xỉ 10% tổng số KCN trên cả nước. ( Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư. http://vic-
vn.com/gismpi/).

Đến năm 2013, số KCN đã tăng lên 298 KCN trên toàn quốc.
Các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 2 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu 1,27 triệu
USD/ha; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỷ đồng/ha; tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu hàng năm đều cao hơn tốc độ của cả nước. Các doanh nghiệp KCN đã tạo ra
12,2 tỷ USD và 67,9 tỷ đồng doanh thu, xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2.600 tỷ đồng, nộp ngân
sách 689 triệu USD và 4.000 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20%
năm 2010.Giá trị sản xuất công nghiệp của các nhà máy trong các KCN chiếm tỷ trọng 30% trong
tổng giá trị sản xuất của cả nước
8
Đến hết năm 2010, KCN Việt Nam đã thu hút 3960 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 4380 dự
án trong nước với 53,6 tỷ USD và 336,1 nghìn tỷ đồng.
2.2.2. Khu chế xuất
Việt Nam hiện nay có 6 khu chế xuất trên cả nước: KCX Hải Phòng - 150ha; KCX Đà Nẵng -
63ha; KCX Tân Thuận tp HCM - 300ha; KCX Linh Trung I TP.HCM - 60ha; KCX Linh Trung II
TP.HCM - 62ha; KCX Linh Trung III Tây Ninh - 204ha.
Các KCX hiện nay đang chuyển từ việc thu hút các ngành lạm dụng lao động như dệt, may
mặc sang các ngành cơ khí, linh kiện ô tô, điện tử bán dẫn, với trình độ kỹ thuật cao, tạo nhiều
giá trị xuất khẩu hơn.
Hàng năm, FDIchảy vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả
nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80% KCN, KCX cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu
hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên
cả nước.
2.2.3. Khu công nghệ cao
Phát triển KCNC đang là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhiều địa phương. Trên
thực tế, một số KCNC đã và đang được xây dựng nhằm mục tiêu góp phần phát triển đất nước.
KCNC Hòa Lạc: Được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ năm 1998, với kỳ
vọng là thành phố khoa học tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 15 năm triển
khai, dự án vẫn chưa hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng, vì vậy chưa đi vào hoạt động.
KCNC Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập ngày 24/10/2002 với tổng diện tích 913ha, cách

trung tâm thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 15 - 17km, nằm giữa 43
KCN và KCX - hạt nhân của vùng kinh tế động lực phía Nam.
Hiện tại, KCNC TP.HCM tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc 4 lĩnh vực:
- Công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và viễn thông.
- Công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác
- Công nghệ sinh học áp dụng cho y tế, dược phẩm và môi trường
- Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và năng lượng.
Giá trị sản xuất trong năm 2011 đạt 1.010 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2010. Lũy kế từ
đầu đến nay, giá trị xuất khẩu đạt 2.707 triệu USD, nhập khẩu đạt 2.564 triệu USD, nộp ngân sách
bình quân hàng năm khoảng 120 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho khoảng 17.500 lao động.
2.2.4. Khu kinh tế
Việt Nam cũng đã quy hoạch và thành lập một số KKT ven biển và cũng đã bước đầu đạt
được những kết quả tích cực, thu hút được một số dự án đầu tư lớn, tạo động lực để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cả nước. Cả nước hiện có 15 KKT đã được thành lập
gồm: 2 KKT ở vùng Đồng bằng sông Hồng; 10 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung và 3 KKT ở
đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích mặt đất và mặt nước của 15 KKT này là hơn 662.000
ha.Tính đến năm 2009, các KKT đã thu hút được 550 dự án trong nước và nước ngoài với tổng
vốn đầu tư 24.415,9 triệu USD và 294.157 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu đầu tư vào các ngành hóa
dầu, sản xuất thép, cơ khí, nhiệt điện.
2.2.5. Đặc khu kinh tế (Khu kinh tế mở)
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất một ĐKKT chính thức, đó là ĐKKT Chu Lai, hay
còn gọi là Khu kinh tế mở Chu Lai, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam.
9
Đến nay, trên địa bàn khu kinh tế mở Chu Lai có tổng cộng 52 dự án được cấp phép đầu tư
với tổng số vốn đăng ký 900 triệu USD, phần lớn là các dự án đầu tư trong nước (FDI 17 dự án
với số vốn 195 triệu USD), trong đó có 32 dự án đang hoạt động. Tổng số vốn đầu tư gần 450
triệu USD.
Bảng 6: Tổng vốn đầu tư xã hội thuộc khu kinh tế mở Chu Lai giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu (tỷ đồng) 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu tư xã hội 800 1.007 1.200

Giá trị sản xuất công nghiệp 409 662 1.000
Sau 10 năm triển khai xây dựng và phát triển, khu kinh tế mở Chu Lai đã căn bản hoàn thiện
và đi vào hoạt động. Trước đây khu vực này chỉ là những khu vực cát trắng, không có khả năng
kinh tế, nhưng ngày nay đã xuất hiện nhiều nhà máy, công xưởng, khu du lịch, trong đó có những
nhà máy với quy mô lớn mang tầm quốc gia như: khu liên hợp cơ khí ôtô Chu Lai - Trường Hải,
nhà máy kính nổi Các dự án tại khu kinh tế mở Chu Lai đã góp phần vào sự phát triển của tỉnh
Quảng Nam, tạo ra sản phẩm chủ lực và đóng góp đáng kể cho ngân sách.
Vai trò đối với sự phát triển KTXH:
Các KCN, KCX, KKT, KCNC, ĐKKT tạo ra việc làm cho hàng người lao động trên cả nước.
Tại KCNC Tp Hồ Chí Minh, nhóm lao động có trình độ trung học cơ sở, lao động phổ thông
chiếm tỷ lệ cao nhất 71,09% (tương đương 12.289 trong tổng số 17.286 lao động); kỹ sư, cử nhân
chiếm 15,75% (2.722 lao động); cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp nghề 12,07%; thạc sĩ 0,97%
và tiến sĩ 0,12%.
Hiện nay, KKT mở Chu Lai góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, những lao động làm việc
thường xuyên là 14.000 người. Ngoài ra, lực lượng phục vụ cho hoạt động KKT này vào khoảng
43.000 người. Như vậy, lượng lao động trực tiếp và gián tiếp là gần 50.000.
Hiện nay, tại các KCN Bắc Ninh có 309 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 121.407
lao động, trong đó lao động nữ là 88.787 người (chiếm 73%), lao động là người Bắc Ninh là
43.638 người (chiếm 36%), mức lương bình quân của công nhân lao động (CNLĐ) là 3.000.000
đồng/ người/ tháng. Hàng năm, Công đoàn các khu công nghiệp tổ chức nhiều hoạt động như
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập huấn nghiệp vụ, thành
lập tổ chức công đoàn, hướng dẫn thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể; các hoạt động văn
hóa thể thao, xây dựng tủ sách pháp luật lao động, tặng 57 suất quà, trợ cấp cho công nhân có
hoàn cảnh khó khăn
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2013, các KCN, KKT trên cả nước đã thu hút 7.873,61 triệu
USD vốn FDI, chiếm 36% tổng số lượt dự án và hơn 75% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều
chỉnh tăng thêm của cả nước.
1) Tạo ra nền tảng để huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
2) Góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, các địa phương theo

hướng CNH, HĐH, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước
3) Tiếp nhận công nghệ mới, tập trung ngành nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH.
4) Góp phần quan trọng giải quyết việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội
10
5) Tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp mới, hiện đại, có giá trị lâu dài đồng thời
góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước
6) Tác dụng lan tỏa tích cực tới phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực
3. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc
3.1. Các chính sách thúc đẩy thu hút FDI vào các đặc khu kinh tế của Trung Quốc
3.1.1. Lựa chọn vị trí thuận lợi nhất trong xây dựng các đặc khu kinh tế
Các ĐKKT của Trung Quốc được lựa chọn xây dựng ở những địa điểm có vị trí rất đặc biệt,
tạo thuận lợi cho chiến lược mở rông giao lưu kinh tế với bên ngoài. Thâm Quyến và Sán Đầu
tiếp giáp với Hồng Kong, Chu Hải và Hạ Môn gần với Đài Loan. Riêng đối với ĐKKT Hải Nam,
tuy không nằm gần các khu vực có lợi thế về vốn và khu công nghệ như 4 ĐKKT trên nhưng
ĐKKT Hải Nam lại nằm trọn trên một tỉnh, với vị trí biển đảo hết sức thuận lợi cho giao lưu kinh
tế với nước ngoài, đồng thời mở rộng các hoạt động du lịch nói riêng và các dịch vụ quốc tế nói
riêng.
3.1.2. Chế độ, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các
đặc khu kinh tế
3.1.2.1. Quản lý hành chính
Ngay từ khi bắt đầu cửa, để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút FDI, Trung Quốc đã đẩy
mạnh việc hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình: Luật doanh nghiệp liên doanh (1979), Quy
định khuyến khích đầu tư nước ngoài (1986), Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (1986),
Luật donh nghiệp hợp tác kinh doanh (1988), Quy định về khuyến khích đầu tư của Hoa Kiều và
đồng bào Hồng Kong, Ma Cao (1990). Ngoài ra để tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước
ngoài, Trung Quốc đã sửa đổi Quy định hướng dẫn các dự án đầu tư nước ngoài (ban hành năm
1995) vào các năm 1997, 2002 và 2005.
Ngoài ra, Nhà nước Trung Quốc chủ trương giao quyền tự chủ cho các ĐKKT. Các đặc khu
này có quyền đề ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư với điều kiện các ưu đãi đó nằm

trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
3.1.2.2. Các chính sách ưu đãi về thuế và tài chính
Về chính sách thuế: Chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài hoạt động tại các ĐKKT thường tập trung ở các nhóm thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 15% và được miễn thuế lợi nhuận
địa phương. Trong khi đó các doanh nghiệp liên doanh ngoài ĐKKT chịu mức thuế là 33% (30%
thuế thu nhập doanh nghiệp và 3% thuế địa phương) Ngoài mức thuế ưu đãi chung cho các đặc
khu, mỗi đặc khu lại có các chính sách ưu đãi đặc biệt riêng. Ở Thâm Quyến, các xí nghiệp thuộc
các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi hết thời gian miễn
giảm thuế nếu tổng giá trị hàng xuất khẩu của xí nghiệp được cơ quan thuế xác nhận >70% tổng
giá trị hàng được sản xuất ra thì họ tiếp tục được giảm 10% thuế thu nhập phải nộp của năm đó.
Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các
vùng khác ngoài ĐKKT phải chịu mức thuế suất 10%, còn đối với các doanh nghiệp trong đặc
khu được miễn hoàn toàn khoản thuế này.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp trong đặc khu thay đổi theo
thời gian, được điều chỉnh cùng với những biến động của tình hình đầu tư. Trong thời gian 1995-
1997, Trung Quốc không miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, linh kiện và nguyên vật liệu.
11
Nhưng từ đầu năm 1998, do đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm nên chính sách miễn thuế nhập
khẩu lại được thực hiện.
Chính sách tín dụng và ngoại hối: Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc cho phép các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền vay nợ từ các tổ chức tài chính cả trong và ngoài
nước, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài trong lãnh thổ Trung Quốc cũng được phép giữ lại lợi
nhuận dưới dạng ngoại hối thay vì bị kiểm soát chặt chẽ như trước kia.
Các chính sách tài chính khác: Các ĐKKT là nơi đầu tiên mở cửa toàn diện thị trường tư liệu
sản xuất và hàng tiêu dùng, xóa bỏ chế độ hai giá, hình thành thị trường lao động và thị trường
chứng khoán
3.1.2.3. Các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, hệ thống đường sá, điện nước, thông tin liên lạc, các công trình phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh trong các đặc khu kinh tế được huy động vốn đầu tư xây dựng tương
đối đồng bộ và hiện đại, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư.
3.1.2.4. Chính sách đất đai
Cùng với việc hạ giá thuê đất tại ĐKKT, tạo sự cạnh tranh với các khu vực khác về thu hút
đầu tư, Trung Quốc còn cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mua quyền
sử dụng đất trong một thời gian nhất định. Tại đặc khu Thâm Quyến, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài không phải nộp thuế bất động sản nhà cửa cho 3 năm đầu kể từ ngày họ được
sở hữu tòa nhà đó.
3.1.2.5. Chính sách về lao động và tiền lương
Các doanh nghiệp trong ĐKKT có toàn quyền tuyển dụng lao động trong và ngoài đặc khu, có
thể thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tuyển dụng trực tiếp. Trong mỗi ĐKKT đều
có các văn phòng Nhà nước chuyên trách về bố trí việc làm và các công ty dịch vụ lao động. Đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu, các
doanh nghiệp tự trả lương theo thỏa thuận phù hợp với giá cả thị trường và tuân theo nguyên tắc
trên.
3.1.2.6. Chính sách ưu đãi về thủ tục xuất nhập cảnh
Các đặc khu có quyền cấp thị thực nhập cảnh tạm thời cho người nước ngoài đến đầu tư tại
đặc khu, thân nhân của họ hoặc khách du lịch tới tham quan khảo sát đặc khu. Các nhà đầu tư
nước ngoài, thân nhân của họ và các nhân viên quản lý có thể đề nghị gia hạn hoặc được cấp
nhiều lần visa nhập cảnh vào đặc khu ngay tại cửa khẩu, sân bay với thủ tục đơn giản mà không
cần phải xin phép hoặc đăng ký trước.
3.1.3. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư
Trung Quốc đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thu hút FDI cả ở cấp độ Chính
phủ và của các đặc khu: Khi có các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm nước ngoài có kèm
theo các đoàn giới thiệu quảng bá cơ hội đầu tư tại Trung Quốc nói chung và tại 5 ĐKKT nói
riêng. Cùng với đó, Trung Quốc thường tổ chức các hội nghị, các buổi giới thiệu thông tin quảng
bá hình ảnh.
3.2. Các thành tựu đạt được trong thu hút FDI vào các đặc khu kinh tế
Trong những năm qua Trung Quốc được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong việc sử
dụng các ĐKKT như một công cụ thu hút FDI, tạo đà phát triển kinh tế đất nước. Ngay trong giai

đoạn đầu thành lập (1980-1984), FDI chảy vào 4 ĐKKT là Thâm Quyến, Sán Đầu, Hạ Môn và
Chu Hải đạt 4 tỷ USD. Riêng năm 1985, 4 đặc khu này đã kí 701 hợp đồng đầu tư, số vốn sử
dụng thực tế là 530 tỷ USD.
12
Biểu đồ1: Lượng FDI thu hút được và giá trị xuất khẩu của 5 ĐKKT của Trung Quốc
qua các năm
(Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Đặc khu kinh tế và cụm công nghiệp tác động đến sự phát triển nhanh chóng của Trung
Quốc như thế nào? (Douglas Zhihua Zeng - The Wolrd Bank)
Biểu đồ 2: Các chỉ số kinh tế và xã hội của 5 đặc khu kinh tế Trung Quốc so với cả nước năm
2008
(Đơn vị: %)
Nguồn: Đặc khu kinh tế và cụm công nghiệp tác động đến sự phát triển nhanh chóng của Trung
Quốc như thế nào? (Douglas Zhihua Zeng - The Wolrd Bank)
13
Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế - đứng thứ hai
thế giới, sau Mỹ và 5 ĐKKT đã đóng góp một phần quan trọng vào thành tích này. Trong số 5
ĐKKT (Thâm Quyến, Sán Đầu, Hạ Môn, Chu Hải và Hải Nam), Thâm Quyến được coi là đầu tàu
bởi nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (6/9/1980 - 6/9/2010) cả Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều đánh giá cao mô hình này. Chính phủ vẫn sẽ
tiếp tục ủng hộ tiến trình cải cách kinh tế, chính trị ở Thâm Quyến và các đặc khu kể trên bởi các
ĐKKT cần phải tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2009, Thâm Quyến đã
đạt mức GDP đầy ấn tượng: 820,123 tỷ NDT, gấp 979 lần so với năm 1979, còn GDP tính theo
đầu người đạt 13.600 USD/người, đứng đầu Trung Quốc.
3.3. Các đề xuất xây dựng và thu hút FDI vào các đặc khu kinh tế của Việt Nam từ bài học
kinh nghiệm của Trung Quốc
Thứ nhất, chú trọng về việc lựa chọn địa điểm, số lượng và quy mô xây dựng các ĐKKT:
Chúng ta cần vận dụng bước đi trong chiến lược phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc
trong điều kiện thực tiễn là nguồn lực của nước ta có hạn. Khi lựa chọn xây dựng các ĐKKT phải
phù hợp với chiến lược phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm, trên cơ sở khảo sát điều kiện

tự nhiên - kinh tế xã hội của từng địa phương tránh đầu tư dàn trải; đồng thời tập trung được
nguồn lực để thu hút FDI.
Thứ hai, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn trên thể chế kinh tế theo hướng tự do hóa. Trong điều
kiện hội nhập các ĐKKT cần có một cơ chế chính sách riêng, đặc thù theo hướng tự do hóa, cởi
mở, thông thoáng, giảm thiểu sự can thiệp hành chính của Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc
tế.
Thứ ba, về vấn đề quản lý nhà nước đối với ĐKKT: cần mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các
ĐKKT với các cấp độ khác nhau phù hợp với tình hình thực tế của từng đặc khu.
Thứ tư, có các chính sách khuyến khích Việt kiều đầu tư vào các khu kinh tế, ĐKKT. Nhìn
vào kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng ta cần có những giải pháp mang tính lâu dài và hiệu quả
trong thu hút kiều bào đầu tư: những chính sách liên quan đến thủ tục nhập cảnh, vấ đề nhà ở, chế
độ đãi ngộ với người tài, (Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 4 triệu kiều bào trên khắp thế giới
với tiềm lực tài chính không hề nhỏ).
Tuy nhiên, qua thực trạng phát triển của Trung Quốc, ta vẫn thấy còn những tồn tại mà người
đi sau như Việt Nam cần lưu ý và khắc phục:
Thứ nhất: Hệ thống các chính sách ưu đãi thực sự đã phát huy được tác dụng rất lớn trong thu
hút FDI vào các đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi nền kinh tế cả
nước thì chính sự ưu đãi đó đã tạo nên sự bất bình đẳng trong kinh doanh, tạo tâm lý không tốt
với những doanh nghiệp ngoài đặc khu. Đồng thời khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm mọi
cách để vào trong đặc khu, gây nên sự mất cân đối giữa các vùng, làm giảm vai trò “đầu tàu kinh
tế” của đặc khu.
Thứ hai: Sự phát triển nhanh chóng của các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã gây ra sự ô
nhiễm nghiêm trọng do một số đặc khu khó có thể kiểm soát hết tất cả các nhà đầu tư nước ngoài
tại đây.
14

×