Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh và sự kế thừa, vận dụng của C.Mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.18 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Đề bài: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế
thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của
C.Mác ở Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG..........................................................................................1
2.1. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh........................1
2.1.1. Lý thuyết giá trị của William Petty..........................................................1
2.1.1.1. Sơ lược tiểu sử của William Petty....................................................1
2.1.1.2. Nội dung lý thuyết giá trị của William Petty....................................2
2.1.2. Lý thuyết giá trị của Adam Smith............................................................3
2.1.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith......................................................3
2.1.2.2. Nội dung lý thuyết giá trị của Adam Smith......................................4
2.1.3. Lý thuyết giá trị của David Ricardo........................................................5
2.1.3.1. Sơ lược tiểu sử của David Ricardo...................................................5
2.1.3.2. Nội dung lý thuyết giá trị của David Ricardo..................................5
2.2. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ
điển Anh của C.Mác............................................................................................6
2.2.1. Sự kế thừa................................................................................................6
2.2.2. Sự phát triển............................................................................................6
2.3. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay................7
PHẦN 3: KẾT LUẬN..........................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................9


PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Từ nửa sau thế kỷ XVII, nhiệm vụ của tích lũy nguyên thủy tư bản về cơ
bản đã hồn thành, giai cấp tư sản đã tích lũy được số lượng lớn tiền tệ lúc này
tập trung đẩy mạnh sản xuất. Cơ cấu của nền kinh tế thay đổi: trước đây, thương


nghiệp chi phối công nghiệp và vai trị của thương nghiệp là chính yếu; nay
ngược lại, lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt công
trường thủ công thu hút hàng vạn cơng nhân vào làm việc, vai trị của cơng
nghiệp là chính yếu, và việc bóc lột cơng nhân trong các công trường thủ công
để làm giàu hiệu quả hơn các hoạt động thương mại. Lúc này, lợi ích của giai
cấp tư sản không nằm trong lĩnh vực lưu thông mà chuyển sang lĩnh vực sản
xuất. Ngoài ra, về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán
phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc đẩy chủ
nghĩa tư bản phát triển nhanh hơn. Nhiều vấn đề kinh tế được đặt ra trong quá
trình sản xuất vượt ra ngoài giới hạn lý luận của học thuyết trọng thương và
trọng nơng, chính vì thế mà địi hỏi cần có một học thuyết mới ra đời để dẫn dắt
nền kinh tế. Trong bối cảnh này, vào cuối thế kỷ XVII, học thuyết kinh tế của
các đại biểu tư sản cổ điển ra đời, tiêu biểu là học thuyết kinh tế của các đại biểu
tư sản cổ điển Anh. Người tiên phong mở đầu, đặt nền móng cho học thuyết này
là William Petty, sau đó, Adam Smith và David Ricardo đã kế thừa và phát triển
dựa trên các lý thuyết của Petty. Trong bài luận này, em xin phép bàn về lý
thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh - một trong những lý thuyết
nổi bật và quan trọng trong học thuyết kinh tế của các đại biểu tư sản cổ điển
Anh, qua đó, tìm hiểu sự kế thừa và phát triển lý thuyết này của C.Mác và sự
vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay.

1


PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh
2.1.1. Lý thuyết giá trị của William Petty
2.1.1.1. Sơ lược tiểu sử của William Petty
William Petty (1623-1687) là nhà kinh tế học người Anh, là người tiên

phong mở đầu và đặt nền móng cho trường phái kinh tế chính trị cổ điển. Những
lý thuyết tiến bộ của ơng đã góp phần vào sự kiện tan rã của chủ nghĩa trọng
thương Anh vào cuối thế kỉ XVII.
C.Mác cho rằng: W.Petty là người toàn tài bởi ơng nghiên cứu nhiều kĩnh vực
khác nhau và có nhiều tài năng: năm 1647 phát minh ra máy đánh chữ, năm
1649 ông nhận học vị tiến sĩ vật lý, năm 1657 trở thành giáo sư ngành giải phẫu
và giáo sư ngành âm nhạc, năm 1658, ông làm bác sĩ trong qn đội Cromwell.
Ngồi ra, ơng cịn là một nhà công nghiệp lớn, đồng thời là chủ đồn điền.
Trong suốt sự nghiệp hoạt động kinh tế của mình, ơng đã viết nhiều tác phẩm
có giá trị như: “Bàn về thuế khóa và lệ phí:” (1662), “Giải phẫu học chính trị
Ireland” (1672), “Số học chính trị” (1676), “Bàn về tiền tệ” (1682).
2.1.1.2. Nội dung lý thuyết giá trị của William Petty
Lý thuyết giá trị lao động của William Petty là lý thuyết giá trị đầu tiên của
loài người, đồng thời cũng đánh dấu những cống hiến hết sức mình của ơng cho
khoa kinh tế chính trị. Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” xuất bản
năm 1662, Petty đã đưa ra hai phạm trù về giá cả hàng hóa là: giá cả tự nhiên và
giá cả chinh trị.
Ông kết luận rằng: giá cả tự nhiên hay giá trị do hao phí lao động quyết định
và được xác định bằng cách so sánh thời gian lao động để sản xuất hàng hóa với
thời gian lao động để khai thác bạc. Nếu giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hóa
thì giá cả chính trị được coi là giá cả thị trường của hàng hóa. Petty cho rằng giá
cả chính trị rất khó xác định chính xác khi nó bị rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi
phối: từ giá cả tự nhiên, quan hệ cung- cầu trên thị trường cho đến các yếu tố
2


chính trị và bối cảnh xã hội.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về học thuyết giá trị thì ơng cũng chỉ ra quan hệ
giữa năng suất lao động với lượng giá trị và cho rằng chúng tỉ lệ nghịch với
nhau.

Như vậy, Petty là người đầu tiên phân tích một cách khoa học vai trò của lao
động tạo ra giá trị, thấy được mối quan hệ phụ thuộc giữa năng suất lao động và
lượng giá trị và chỉ ra lao động là cơ sở quyết định giá cả, là nguồn gốc của mọi
của cải. Tuy nhiên, ông vẫn chưa phân biệt được phạm trù giá trị, giá trị trao đổi
và giá cả của hàng hóa, lẫn lộn giữa lao động tạo ra giá trị và lao động tạo ra giá
trị sử dụng. Tư tưởng của ơng vẫn cịn hạn chế do chưa thoát khỏi tư duy của
chủ nghĩa trọng thương: giới hạn việc lao động tạo ra giá trị ở việc lao động khai
thác bạc. Ông chỉ thừa nhận nguồn gốc của giá trị là từ lao động khai thác bạc,
còn giá trị hàng hoá khác được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc.
Bên cạnh đó, ơng cịn đưa ra luận điểm: “Lao động là cha còn đất đai là mẹ
của của cải”. Nếu xét về phương diện của cải vật chất thì đây là tư tưởng vĩ đại
của ông. Nhưng đứng về phương diện giá trị thì luận điểm này lại được đánh giá
là sai lầm, xa rời học thuyết giá trị lao động của ông bởi coi lao động và đất đai
đều là nguồn gốc tạo ra giá trị.
2.1.2. Lý thuyết giá trị của Adam Smith
2.1.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790) là một nhà kinh tế học người Scotland, nhà triết
học, người mở đường cho nền kinh tế chính trị. Ơng là nhà tư tưởng tiên tiến của
giai cấp tư sản, muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển. Ông được biết đến như là cha đẻ của kinh tế học hay cha đẻ của
chủ nghĩa tư bản.
Adam Smith sinh ngày 5-6-1723 trong một gia đình cơng chức ngành thuế.
Ơng là một người có tài và được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng của
Anh. Năm 1748, Smith tốt nghiệp đại học. Năm 1751, ông được mời về giảng
3


dạy một số môn như logic học, triết học, đạo đức, thiên văn tại Đại học
Glasgow. Năm 1673, A.Smith đi du lịch nhiều nước ở Châu Âu và tại Pháp, ông
đã có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với những người đứng đầu của trường phái trọng

nông, bao gồm cả Francois Quesnay và chịu ảnh hưởng của các quan điểm kinh
tế của trường phái này. Từ năm 1766, ông thôi giảng dạy và tập trung nghiên
cứu kinh tế. Năm 1776, Smith xuất bản cuốn “Nghiên cứu về bản chất và
nguyên nhân giàu có của các nước”. Sự ra đời của tác phẩm này đã ảnh hưởng
đến nhiều thế hệ các nhà kinh tế chính trị gia, các nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng.
2.1.2.2. Nội dung lý thuyết giá trị của Adam Smith
Lý thuyết giá trị của Adam Smith được kế thừa và phát triển dựa trên lý
thuyết giá trị của William Petty. Ơng đã có những bước tiến đáng kể khi phân
biệt rõ hai phạm trù đó là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi để từ đó khẳng định
giá trị sử dụng khơng quyết định giá trị trao đổi. Smith kịch liệt phê phán quan
điểm của một số nhà kinh tế cho rằng tính ích lợi quyết định giá trị trao đổi. Bàn
về mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và năng suất lao động, ơng cho rằng khi
năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm.
Ơng lần lượt đưa ra hai khái niệm về giá trị. Kế thừa tư tưởng từ học
thuyết giá trị của Petty, Smith cho rằng giá trị là do hao phí lao động để sản xuất
hàng hóa quyết định và lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Mặt khác,
ông lại cho rằng giá trị hàng hóa được quyết định bởi số lượng lao động mà
người ta có thể mua được từ hàng hóa này. Đây là một quan điểm được đánh giá
là sai lầm và tầm thường. Sai lầm của ông ở đây là chưa phân biệt được sức lao
động và lao động, nhầm lẫn giữa nguồn gốc giá trị và phân phối giá trị. Chính từ
quan điểm này đã dẫn đến việc Smith lý giải tiền lương là giá cả của lao động.
Song song đó, ơng đưa ra một kết luận hồn tồn khơng khoa học: trong chủ
nghĩa tư bản, giá trị là tổng thu nhập do tiền lương, lợi nhuận và địa tô tạo thành
và coi đây là nguồn gốc của mọi thu nhập và mọi giá trị. Tức là trong cơ cấu giá
trị của Smith chỉ gồm hai thành phần (v+m) và bỏ qua giá trị tư bản bất biến (c).
Một điểm hạn chế nữa đó là ơng đã cho rằng có hai qui luật quyết định giá
4


trị. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá trị do lao động quyết định. Còn

trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị do các nguồn thu nhập quyết định.
Tuy nhiên, so với Petty thì Smith có nhiều tư tưởng tiến bộ hơn đó là ơng
đã phân biệt được hai phạm trù: giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Theo ông,
giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá cả thị trường là giá bán.
Ông cho rằng giá cả trên thị trường luôn biến động là do tác động của cung –
cầu, nhưng sự thay đổi đó ln xoay quanh giá cả tự nhiên và có xu hướng quay
về với giá cả tự nhiên. Ngồi ra, ơng cịn khẳng định mọi lao động nếu không
thể đến hiện thực biểu hiện cụ thể đều tạo giá trị.
2.1.3. Lý thuyết giá trị của David Ricardo
2.1.3.1. Sơ lược tiểu sử của David Ricardo
David Ricardo (1772-1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng của trường phái cổ
điển. Ricardo sinh trưởng trong một gia đình làm nghề mơi giới ở thị trường
chứng khốn London. Ơng bắt đầu làm việc tồn thời gian cho cha mình tại Sở
giao dịch chứng khốn London khi ơng 14 tuổi. Sau này, với khả năng kinh
doanh trên thị trường chứng khoán, Ricardo trở nên giàu có một cách nhanh
chóng.
Vào năm 1799, niềm đam mê kinh tế học của David Ricardo được nhen
nhóm sau khi ơng đọc tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu
có của các nước” do Adam Smith viết. Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà
kinh tế học vào năm 1809. Năm 1815, ông xuất bản tác phẩm: “Bàn về giá cả
lúa mì” – một tác phẩm mang tính đột phá. Năm 1817, Ricardo tiếp tục cho ra
đời cuốn “Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khóa”. Với
tác phẩm này, Ricardo đã đưa kinh tế học đến một tầm cao mới, ơng đã chính
thức hóa trường phái kinh tế cổ điển và thu hút được nhiều người theo trường
phái này.
2.1.3.2. Nội dung lý thuyết giá trị của David Ricardo
Ông phê phán Smith không nhất quán khi đưa ra hai định nghĩa về giá trị và
5



theo ông định nghĩa 1 là đúng, định nghĩa 2 cần bỏ đi. Ơng phân biệt rõ hai
thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi để khẳng định giá trị
sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi nhưng không quyết định giá trị
trao đổi. Mặt khác, Ricardo còn là người đầu tiên nhận thức được lượng giá trị
được quyết định bởi lao động đồng nhất của con người chứ khơng phải lao động
cá biệt. Từ đây, ta có thể thấy rằng ông đã phân biệt được lao động cá biệt và lao
động xã hội và cho rằng lao động cần thiết quyết định giá trị hàng hóa.
D.Ricardo đã tiến bộ hơn trong tư tưởng so với A.Smith khi chỉ ra rằng cơ
cấu giá trị hàng hóa cấu thành từ 3 bộ phận (c+v+m) chứ không chỉ là (v+m)
như Smith. Ngồi ra, ơng cịn nghiên cứu phân tích về mối quan hệ giữa năng
suất lao động và giá trị, kết luận được chúng tỉ lệ nghịch với nhau. Về quan hệ
giữa giá trị và giá cả, ông cho rằng giá trị là biểu hiện của giá cả, giá trị quyết
định giá cả.
Như vậy, so với A.Smith, lý thuyết giá trị của Ricardo hoàn thiện, triệt để và
nhất quán hơn. Tuy vậy, ông mới chỉ tập trung nghiên cứu lượng giá trị mà chưa
đi sâu nghiên cứu mặt chất của nó, chưa phân biệt được giá trị và giá cả sản
xuất. Một mặt hạn chế nữa đó là Ricardo sử dụng phương pháp luận siêu hình để
nghiên cứu, từ đó dẫn đến một số kết luận không đúng như: giá trị là phạm trù
vĩnh viễn, khơng có sự mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng, …
2.2. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ
điển Anh của C.Mác
Các Mác (1818-1883) là một nhà tư tưởng vĩ đại trên thế giới. Tên tuổi của
ông gắn liền với hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mác đã kế thừa và phát triển
lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh dựa trên cơ sở loại bỏ
những quan điểm sai lầm, siêu hình, giữ lại những quan điểm đúng và đưa ra
phương pháp luận khoa học – phép biện chứng duy vật.

6



2.2.1. Sự kế thừa
Kế thừa quan điểm của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh, C.Mác kết luận:
lao động là thước đo thực tế của mọi giá trị. Về cơ cấu giá trị hàng hóa theo
C.Mác vẫn gồm 3 bộ phận cấu thành là c+v+m.
2.2.2. Sự phát triển
C.Mác chính là người đầu tiên phát hiện ra và phân tích tính chất hai mặt
của lao động sản xuất hàng hóa. Trong khi các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh
chỉ mới phân biệt được hai thuộc tính có mâu thuẫn của hàng hóa là giá trị sử
dụng và giá trị trao đổi thì Mác đã tiến bộ hơn khi ơng cho rằng hàng hóa là sự
thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị trao đổi và giá trị. Từ đó, tiếp tục đi
sâu vào nghiên cứu, ơng đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa là lao động trừu tượng và lao động cụ thể và khẳng định: lao động trừu
tượng tạo ra giá trị. Phát hiện này giúp ông hiểu được chính xác chất và lượng
giá trị hàng hóa, nguồn gốc và giá trị sử dụng, cấu trúc giá trị… Và đây cũng
chính là chìa khóa giúp C.Mác giải quyết hàng loạt những vấn đề kinh tế chính
trị sau này như: lý luận hàng hóa sức lao động, phân chia tư bản thành tư bản bất
biến và tư bản khả biến.
Một bước phát triển nữa của Mác đó là ơng đã phát hiện ra học thuyết giá trị
thặng dư (GTTD) dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. C.Mác đánh giá hết
sức khoa học vai trò của lao động, của sản xuất trong việc tạo ra GTTD, chỉ rõ
bản chất của tư bản, phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến để
khẳng định sức lao động của công nhân làm thuê là nguồn gốc duy nhất tạo ra
GTTD. Qua đó, ơng vạch rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản là tư bản bóc lột lao
động làm thuê. Mác đã phân biệt được sự khác nhau giữa lao động và sức lao
động. Ông khẳng định: “người công nhân bán sức lao động chứ không phải bán
lao động, lao dộng không phải là hàng hóa”. Nên tiền lương là giá cả hay giá trị
của sức lao động chứ không phải của lao động như các nhà kinh tế tư sản cổ
điển đã khẳng định. Từ đây, ông đã chỉ rõ nguồn gốc của GTTD là do sức lao
động của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất.
7



2.3. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, học thuyết GTTD có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta đã nghiên
cứu và vận dụng học thuyết này như sau:
Thứ nhất, vận dụng những lý luận trong học thuyết GTTD về nền kinh tế
hàng hóa. Theo đó, yếu tố thực sự tạo ra của cải, giá trị và GTTD là người lao
động. Nước ta có nguồn lao động dồi dào. Để tạo được bước phát triển nhảy vọt
trong lực lượng sản xuất, phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, phát triển đồng bộ các
loại thị trường: tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động, vốn, tiền tệ…
Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, tự do làm giàu trong khuôn
khổ pháp luật.
Thứ hai, vận dụng những luận điểm của C. Mác nói về q trình sản xuất,
thực hiện, phân phối GTTD trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ
đoạn nhằm thu được nhiều GTTD của các nhà tư bản để góp phần vào việc quản
lý thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể
khuyến khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của
chủ nghĩa xã hội. Điều đó địi hỏi cần có chính sách thích đáng để thúc đẩy các
thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh. Đó là con
đường để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và bảo đảm tăng trưởng
kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thứ ba, vận dụng luận điểm của C. Mác khi nói về quá trình tổ chức sản
xuất và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa - một nền sản xuất lớn gắn với q trình xã
hội hóa sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng GTTD ngày càng lớn.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phải coi trọng phân cơng lao động, phân

cơng phải thích ứng với kỹ thuật mới phù hợp với từng đơn vị, từng ngành và
tồn xã hội, mở rộng hợp tác phân cơng lao động quốc tế. Phân công lao động
8


phải đảm bảo thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển hợp lý của các ngành,
nghề trong xã hội, đảm bảo chun mơn hóa và năng suất lao động cao trong
từng đơn vị nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hố theo định hướng xã hội
chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ trở thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Thứ tư, thu hồi GTTD và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cho
phép bóc lột GTTD. Ở nước ta hiện nay, đẩy mạnh xã hội hoá sản xuất theo định
hướng XHCN từ một nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn để sản xuất ra ngày
càng nhiều GTTD, cần phải: làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và
cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; khuyến
khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai thác tối đa các nguồn lực;
thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả
kinh tế là chủ yếu; giữ vững vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, tăng cường
hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của cơ chế thị trường…

9


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Tóm lại, lý thuyết giá trị lao động của các nhà kinh tế học trường phái kinh
tế cổ điển Anh giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các học thuyết kinh tế khi
phân tích các khái niệm và các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hố. Trên
cơ sở kế thừa có phê phán của lý thuyết này, C.Mác lần đầu tiên đã phát hiện ra
tính hai mặt của sản xuất hàng hố, xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư –
một học thuyết quan trọng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền kinh tế của các

nước. Việt Nam cũng dựa vào đó, nghiên cứu và vận dụng học thuyết này một
cách có chọn lọc để xây dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.

10


Danh mục tài liệu tham khảo
 GS. Nguyễn Công Nghiệp, PGS. Bùi Đường Nghiêu, ThS. Nguyễn Hoàng
Hà (2014). 100 Nhà kinh tế nổi tiếng. Nxb Chính trị Quốc gia – Sự Thật,
Hà Nội.
 PGS. TS. Hà Quý Tình và PGS. TS. Vũ Thị Vinh (2017). Giáo trình Lịch
sử các học thuyết kinh tế. Nxb Tài Chính, Hà Nội.
 PGS. TS. Vũ Thị Vinh (2019). Hướng dẫn ôn tập môn học Lịch sử các
học thuyết kinh tế. Nxb Tài Chính, Hà Nội.
 Nguyễn Phước Tài và Tống Hoàng Huân (2021). Sự phát triển học thuyết
giá trị - lao động trước Marx và sự hoàn thiện của Marx, từ
< /> ThS Bùi Thị Huyền (2017). Vận dụng lý luận giá trị thặng dư của các
mác đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, 29/9/2017, từ
< /> Lê Quang Diên (2012). Sự cần thiết và những hướng khai thác khi vận
dụng học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác trong quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tạp
chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.

11




×