Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Câu hỏi triết học mác lênin có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.03 KB, 24 trang )

NHỮNG CÂU HỎI THUỘC MỖI CHƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
C1: Vì sao mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học? ( trong vở ) + Là mối quan
hệ rộng nhất mà bất kỳ trường phái triết học nào cũng đề cập tới
+ Giải quyết mqh ày là tiêu chuẩn phân chia trường phái triết học khác nhau
+ Là cơ sở giải quyết những vấn đề còn lại trong triết học à PP cuối cùng là pp luận
Vai trò phương pháp luận của triết học đối với các khoa học
- Phương pháp luận là lý luận về hệ thống phương pháp, là hệ thống những quan điểm, những nguyên
tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; nguồn gốc của
phương pháp luận…
- Vai trò của phương pháp luận triết học, đặc biệt là triết học duy vật biện chứng: Khơng chỉ giải thích
đúng đắn các hiện tượng, các quá trình diễn ra trong TGxung quanh, mà cịn chỉ đạo, định hướng con
người trong tìm tịi, phát hiện, vận dụng phương pháp, định hướng nghiên cứu, đặt cơ sở lý luận
chung nhất cho các phương pháp khác nhau của nhận thức khoa học…

-

Phân biệt khái niệm vật thể và vật chất?( khoa học và triết học) là khoa học cụ thể tiếp cận vật chất
tồn tại dưới dạng vật chất là một khái niệm cụ thể. Trong triết học vật chất là một khái niệm trừu
tượng. Vật thể là biểu hiện cụ thể của vật chất. Vật thể là cái hữu hạn, có sinh có diệt, vật chất là cái
vô hạn, vô tận, không mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Phát triển và vận động:
Vận động là khái niệm rộng lớn hơn khái niệm pt. VĐ là phương thức tồn tại, thuộc tính cố hữu của VC.
Sự vận động là sự thay đổi nói chung của một hệ thống sự vật bao gồm: một là sự thay đổi những
quy định về chất theo hướng tiến bộ, hai là sự thay đổi những quy định về chất theo hướng thoái bộ,
ba là sự thay đổi những quy định về lượng theo xu hướng ổn định tương đối về chất

Nếu vận động là sự thay đổi nói chung, thi phát triển là một khuynh hướng vận động (từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện) khuynh hướng đó là theo chiều hướng đi



lên của SVHT, trong đó sự vận động có thay đổi những quy định về chất (kết cấu tổ chức) theo xu
hướng tiến bộ giữ vai tro chu dao, còn sự vận động có thay đổi những quy dinh ve chat theo xu hướng
thối bộ và sự vận động có thay đổi những quy định về lượng theo xu huong ổn định giữ vai trò phụ
đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo, thống trị trên.
Như vầy, quan điểm biện chứng về phát triển không cho phép đối lập sự thay đổi tiến bộ với thay đổi
thoái bộ, sự thay đổi về lượng với thay đổi về chất, không cho phép đồng nhất phát triển với thay đổi
tiến bộ. mà phải hiểu phát triển như là một quá trình vận động rất phức tạp khó khăn, vừa liên tục
vừa gián đoạn, vừa tiến lên vừa thụt lùi, thông qua việc giải quyết những xung đột giữa các mặt đối
lập (giải quyết mâu thuẫn) thực hiện sự chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất (bước nhảy về chất)
làm cho cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ (phủ định biện chứng)

Mọi SVHT không ngừng VĐ trong khuynh hướng chung là phát triển.
Ở nhà nước chủ nô, pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ nô, ghi nhận sự thống trì tuyệt đối của gia trưởng
đối với vợ và các con trong gia đình, quy định những hình phạt rất dã man, tàn bạo, củng cố tình trạng
khơng bình đẳng trong xã hội.


Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, Pháp luật hướng tới việc triệt tiêu những lợi ích cực đoan của bộ phận thiểu
số đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xóa bỏ mọi áp bức bất cơng, xóa bỏ chế độ người bóc lột người,
giải phóng cho giai cấp công nhân và những người lao động khác, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho mọi người dân. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ xác lập và bảo vệ nền dân chủ, đảm bảo
công bằng trong xã hội, hướng tới việc xây dựng một xã hội mà mọi người đều tự do và bình đẳng với
nhau về mọi mặt.

Gợi ý trả lời: Mọi quá trình phát triển đểu có 3 tính chất chung là: tính khách quan, tính phổ biến và tính
đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của sự phát triển. Mọi quá trình phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đểu là
những q trình diễn ra theo tính tất yếu quy luật của nó: nhūng q trình biến đổi dần về lượng tất
yếu dẫn đến những quá trình biến đổi về chất, quá trình đấu tranh': giữa các mặt đối lập bên trong
bản thân sự vật, hiện tượng;...

Ví dụ, q trình phát sinh một giống lồi mới hồn tồn diễn ra một cách khách quan theo quy luật tiến
hoá của giới tự nhiên. Con người muốn săng tạo một giống lồi mới thì cūng phải nhận thức và làm
theo quy luật đó.
- Tính phổ biến của sự phát triển. Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển khơng
phải là đặc tính riêng có của một lĩnh vực nào đó của thế giới, mà trái lại nó là khuynh hướng vận
động được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Tính phổ biến của sự phát triển
cịn thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng đểu có thể bao hàm trong nó khả năng của sự phát triển.
phát sinh từ chính sự vận động của nó và chịu sự chi phối của nhiễu khuynh hướng phát triển khác.
Vi dụ, trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ TG vật chất vô cơ đến hữu cơ; từ vật chất chưa có khả
năng cho sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và tiến hố dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống
phức tạp hơn - sự tiến hoá của các giống loại làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới
đến mức có thể làm phát sinh lồi người với các hình thức tổ chức xã hội từ đơn giản đến trình độ tổ
chức cao hơn; cùng với q trình đó cūng là q trình khơng ngừng phát triển nhận thức của con
người từ thấp đến cao;...
- Tinh đa dạng, phong phú của sự phát triển. Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở
chỗ: các lĩnh vực khác nhau, sự vật khác nhau, điều kiện khác nhau,... thì cũng có sự khác nhau ít hay
nhiều vế tính chất, con đường, mô thức, phương thức,... của sự phát triển.


ví dụ, khơng thể đồng nhất tính chất, phuong thuc phát triển của giới tự nhiên với sự phát triển của xã hội
loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần t tn theo tính tự phát, cịn sự phát triển của xã
hội lồi người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức.
* Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo TG khách quan vào bộ óc người: là
hình ảnh chú quan của TG khách quan thể hiện:
- Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của
con người trong việc: Định hướng tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những
thông tin đã có, có thể tạo ra những thơng tin mới và phát hiện ra ý nghia của thông tin được tiếp
nhận: có thể tưởng tượng ra những cái khơng có trong thực tế: có thể dự bảo, tiên đốn tương lai; có
thể tạo ra những ý tưởng. giá thuyết,... trong đời sống tinh thần của mình: khái quát bản chất, quy
luật khách quan, xây dựng các mơ hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Tuy

nhiên, cần lưu ý khi đề cập đến tính sáng tạo của ý thức khơng có nghĩa là ý thức có thể sáng tạo ra
vật chất. Sự sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo tính chất, quy luật và trong khn
khổ của sự phản ánh. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra ý thức khơng bao giờ có thể là gì khác hơn là
sự tổn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá trình sinh sống của con người. V. I. Lênin cũng
đã khẳng định ý thức bao giờ cūng là và chỉ là phản ánh tồn tại.
-Ý thức là hình ảnh chủ quan của TG khách quan: Ý thức là hình ánh về TG khách quan bị TG khách
quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Nhưng nó khơng cịn y ngun như thế giới
khách quan mà nó đã cải biên qua lăng kính chủ quan (tình cảm, nguyện vọng, sở thích, tri thức, kinh
nghiệm...). Theo C. Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyền vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó”.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Ý thức được thực hiện qua quá trình hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ nāo người nhưng nó khơng phải là sản phẩm thuần túy mang tính chất
hoạt động riêng lẻ của mỗi cá nhân riêng biệt, trái lại, nó có tính xã hội. Tính xã hội của ý thức được
thể hiện từ nguồn gốc hình thành đến phương thức tồn tại, phát triển của nó, ln gắn liền với hoạt
động thực tiễn, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và nhu cầu giao tiếp... Do đó,
C. Mác đã khẳng định: Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào
con người còn tồn tại.


C2: Mâu thuẫn biểu hiện trong đs xã hội như thế nào, cách giải quyết? tính chất của mâu
thuẫn. … Nổi bật nhất là mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng( giải thích). Cả 2
đều là đấu tranh, nhưng khác nhau ở chỗ đối kháng có thể sử dụng bạo lực CM, khơng đối kháng
có thể trong hịa bình, khơng dùng bạo lực.
4. Tiếng nói là vật chất hay ý thức? vì sao? Tiếng nói là phương tiện vật chất để truyền tải thơng tin
để nói lên suy nghĩ của con người. ( mối quan hệ vật chất và
-Yếu tố nào trong LLSX được coi là thước đo của thời đại kinh tế? trình độ phát triển của cơng cụ
lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người,là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại
kinh tế trong lịch sử
- Cơ sở nào ý thức xh có khả năng vượt trước tồn tại xh? Dựa vào hiện thực của tồn tại xã hội…
thứ 2 là khả năng dự báo ( tính sáng tạo của ý thức xã hội thuộc về tinh thần) . Trên cơ sở hiện

thực của tồn tại xh, tư tưởng khoa học tiên tiến có khả năng dự báo đưa ra những học thuyết, lí
luận hoặc giả thuyết để dự báo tương lai của tồn tại xã hội


Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội (câu 343)

Tính quyết định của TTXH vs YTXH được phân tích căn bản trên hai phương diện:
+ TTXH như thế nào thì YTXH như thế đó (TTXH sản sinh ra và quyết định YTXH tức là mọi hiện
tượng trong đời sống tinh thần của các cộng đồng người đều phát sinh từ ĐK sinh tồn, hồn cảnh
sống khách quan.
Ví dụ: Sự ra đời của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ nhu cầu cải tạo tự nhiên và
chống giặc ngoại xâm…; chủ nghĩa yêu nước biểu hiện trong thời chiến khác với thời bình; tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” có căn nguyên bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, từ PTSX manh
mún, nhỏ lẻ, lạc hậu…


+ Những biến đổi của YTXH đều có nguyên nhân sâu xa từ sự biến đổi của TTXH, đặc là sự biến đổi
của PTSX. Với nguyên lý TTXH quyết định YTXH có thể khẳng định, YTXH của một cộng đồng
xã hội khơng phải là cái bất biến mà nó ln ln biến đổi, vì YTXH chỉ là sự phản ánh đối với
TTXH, do đó, khi TTXH ( đb là PTSX thay đổi)thay đổi thì nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi của
YTXH.
Ví dụ: Trong PTSX nguyên thủy, tư liệu sản xuất là của chung, mọi người đều lao động bình đẳng,
khơng có áp bức, bóc lột…, bởi vậy, trong đời sống tinh thần của con người chưa thể có ý thức về tư
hữu, áp bức, bóc lột, ý thức của con người lúc đó là ý thức cộng đồng, ý thức cộng sản… Khi chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia, áp bức và bóc lột giai cấp xuất hiện… ý thức, tư tưởng của
con người cũng biến đổi theo: tư tưởng tư hữu, bóc lột xuất hiện, chủ nghĩa cá nhân hình thành và
phát triển; tư tưởng “trọng nam khinh nữ” biến đổi…
YTXH thường lạc hậu so với TTXH:
Biểu hiện: Không phải mọi TH sự biến đổi của TTXH đều ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi của
YTXH; trái lại, một số yếu tố của YTXH (đb là tâm lý XH và HTTXH có thể cịn tồn tại lâu dài ngay

cả khi TTXH sản sinh ra nó đã thay đổi căn bản.)
NN: TTXH thường biến đổi nhanh nên YTXH chưa kịp phản ánh kịp TTXH nên trở nên lạc hậu
Do tính lạc hậu, bảo thủ của 1 số hình thái YTXH, nó biến đổi chậm so vs TTXH
YTXH bh cx mang tính GC, nên các GC phản động cũ lưu giữ, truyền bá, sử dụng tư tưởng cũ để
chống lại các LL tiến bộ
YN: Những tư tưởng lạc hậu tiêu cực thường k mất đi dễ dàng, nên các LL tiến bộ phải Thường xuyên
đấu tranh xóa bỏ tàn dư của XH cũ, tăng cường công tác đấu tranh tư tưởng chống âm mưu hành động
phá hoại của các thế lực phản động về mặt phản động Kế thừa, giữ gìn, phát huy tư tưởng, VH tốt đẹp
của dân tộc.
VD: Tư tưởng trọng nam khinh nữ là tàn dư của XHPK, gia trưởng;
thói quen của người sản xuất nhỏ như tính tùy tiện, tự do, tư duy kinh nghiệm, tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa, cục bộ địa phương.
Ý thức xã hội có thể vượt trước so với tồn tại xã hội (câu 345)
Biểu hiện: Tư tưởng khoa học phản ánh đúng xu hướng phát triển khách quan của hiện thực nên nó có
thể vượt trước, dự báo sự phát triển của TTXH (TTKH phải xuất phát từ TTXH) nên nó định hướng, tổ
chức, động viên, giáo dục quần chúng trong hoạt động thực tiễn. Những tư tưởng vượt trước này là
khoa học.
Có tư tưởng vượt trước là phản khoa học nếu nó xuất phát từ ý muốn chủ quan…
Ý nghĩa:


Tư tưởng khoa học vượt trước có vai trị định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người, sẽ thành công
và ngược lại.
CN Mác Lênin dự báo sự thắng lợi của CMVS, hoàn toàn dựa trên TTXH, xuất phát từ mâu thuẫn trong
lòng CNTB => dự báo CMXHCN sẽ nổ ra ở những nc TB, CM tháng 10 Nga nổ ra và giành thắng lợi
chứng minh cho dự báo của các nhà kinh điển Marxist là đúng.
Có tư tưởng vượt trước là phản khoa học nóng vội như, tư tưởng về XD QHSX XHCN (công hữu) ở
các nước XHCN trước đây

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình phát triển (câu 347)

Biểu hiện: động, ảnh hưởng lẫn nhau trên cơ sở phản ánh TTXH. Đồng thời, mỗi hình thái YTXH đều
chịu ảnh hưởng của các hình thái YTXH khác. Ví dụ ảnh hưởng của triết học đến các hình thái YTXH
khác (YTCT, PQ,…), ngược lại YTCT, PQ… xét về mặt TGquan đều chịu ảnh hưởng của một quan
điểm triết học nhất định.
- Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị có ảnh hưởng to lớn nhất, chi phối các hình thái YTXH
khác (trực tiếp phản ánh và gắn liền với cơ sở kinh tế, với lợi ích giai cấp nên nó có tác dụng chi phối
mọi mặt đời sống tinh thần của XH). Ví dụ, triết học, đạo đức… trong xã hội có giai cấp đều thấm
nhuần tính đảng, tính giai cấp, nghĩa là đều có nội dung chính trị.
- Trong sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái YTXH, bên cạnh ảnh hưởng quyết định của YT
chính trị, hình thái ý thức nào có ảnh hưởng to lớn hơn là tùy thuộc vào ĐK lịch sử - xã hội cụ thể. Ví
dụ, rong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của
xã hội, sang thời Lê (Hậu Lê), Nho giáo giành được địa vị thống trị và chi phối đời sống tinh thần của
chế độ phong kiến…


Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội (Câu 348)
Biểu hiện: Trong xã hội có giai cấp, có những tư tưởng tiến bộ, cách mạng và có những tư tưởng lạc
hậu, phản động. Cả hai loại tư tưởng đó đều có tác động trở lại TTXH. Tư tưởng tiến bộ, cách mạng
phản ánh đúng hiện thực khách quan thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại, tư tưởng lạc hậu, phản
động kìm hãm sự phát triển xã hội.
Tính chất và hiệu quả của sự tác động của tư tưởng xã hội có quan hệ mật thiết với các ĐK sau: vai
trị lịch sử của giai cấp đề ra tư tưởng đó (GC đó là GC CM hay GC phản CM); trình độ phù hợp của
tư tưởng đó với hiện thực; mức độ truyền bá của tư tưởng đó trong quần chúng.
Ý nghĩa: Phổ biến và phát huy vai trò của tư tưởng tiến bộ, cách mạng, khoa học…
- Đẩy mạnh cuộc CMXHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hố để xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, xây dựng nền
văn hóa mới, con người mới...
- Xóa bỏ tư tưởng, quan niệm, lối sống lạc hậu… là một quá trình, trước hết cần thay đổi tồn tại xã
hội, nguồn gốc kinh tế - xã hội đã sản sinh ra nó…

Ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- Thứ nhất: Nghiên cứu YTXH không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu nghiên
cứu TTXH. Do đó, để nhận thức đúng các hiện tượng của đời sống ý thức xã hội thì cần phải căn cứ
vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó, đồng thời cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ các
phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng.
Ví dụ: Sẽ là sai lầm chủ quan, duy ý chí, phiến diện khi phân tích tâm lý xã hội của người Việt (tâm lý
tiểu nông, coi trọng kinh nghiệm, đề cao họ tộc, tính tùy tiện…) mà quy chụp đó là bản tính cố hữu.
Bởi vì những hạn chế đó có căn nguyên từ TTXH, đặc biệt là PTSX nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ
lạc hậu sinh ra…
- Thứ hai: Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời
trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là ĐK cơ bản
nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ. Đồng thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn
tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại,
những tác động của đời sống tinh thần xã hội với những ĐK xác định cũng có thể tạo ra những biến
đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
Ví dụ, Đảng ta một mặt, coi trọng sự nghiệp CNH, HĐH để xác lập PTSX hiện đại ở Việt Nam (coi
đó là hiện vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH), đồng thời cũng rất coi trọng cơng tác tư
tưởng, văn hóa, giáo dục.


Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
- Sự vận động của xã hội tuân theo quy luật khách quan, đó là quy luật của bản thân cấu trúc hình thái
kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… mà cơ
bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kiến trúc
thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại... suy đến cùng đều có
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó.
- Q trình thay thế lẫn nhau của các HTKT-XH trong lịch sử nhân loại có thể do sự tác động của
nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động lẫn nhau của các
quy luật khách quan. Xét trong tính chất tồn bộ của nó là q trình thay thế tuần tự của các hình thái
kinh tế - xã hội từ: ngun thủy, nơ lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội tương lai là cộng sản

chủ nghĩa.
Tuy nhiên, các nhân tố như ĐK địa lý, tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, truyền thống
văn hóa, ĐK tác động của tình hình quốc tế đối với mỗi cộng đồng người… Dẫn đến tiến trình phát
triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau
nên có thể bao hàm những bước phát triển “bỏ qua” một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nhất
định. Những sự "bỏ qua" như vậy đều phải có những ĐK khách quan và chủ quan nhất định.

BLCM là sức mạnh có tổ chức gắn liền với quần chúng và được một đường lối chính trị tiên tiến
hướng dẫn lãnh đạo để cưỡng chế dỡ bức giai cấp phản động, buộc chúng phải phục tùng ý chí của
giai cấp cách mạng. bạo lực cách mạng là một quy luật phổ biến, tính phổ biến của nó bắt nguồn từ
chỗ bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng phải giải quyết vấn đề chính quyền để giành và giữ chính quyền
GC lãnh đạo cách mạng và quần chúng phải tạo cho mình một điều khơng thể thiếu được đó là bạo
lực cách mạng. Bởi lẽ xét về mặt logic cũng như lịch sử các giai cấp phản động Thống Trị không bao
giờ tự nguyện rời bỏ chính quyền nếu khơng có sự cưỡng bức bằng bạo lực và. một chính quyền mới
cũng sẽ khơng thể tồn tại và đứng vững Nếu khơng có đủ sức mạnh bạo lực để tự bảo vệ mình. cách
mạng xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức Hịa Bình hoặc dưới hình thức khơng HB tức là thru
form KN vũ trang Nhưng dù diễn ra dưới hình thức nào bạo lực cách mạng đều có vai trị của nó cách
mạng diễn biến dưới hình thức hịa bình thì bạo lực vẫn rất cần thiết bởi lẽ thứ nhất nó tạo ra 1 sự
tương quan lực lượng có lợi cho Cách mạng để áp đảo kẻ thù của cách mạng. cách mạng diễn biến
dưới hình thức hịa bình không phải do giai cấp thống trị phản động tự nguyện nhường chính quyền
cho CM mà do tương quan LL trong đó có tương quan về BL đang nghiêng về phía Cách mạng nên
giai cấp thống trị ý thức được tình cha khơng lối thốt của mình khơng dám liều lĩnh dùng lượng
lượng phải cách mạng chống lại cách mạng giành chính quyền.


Nguồn gốc của giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp
* Nguồn gốc của giai cấp:
- Nguồn gốc trực tiếp: Do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (đặc
biệt là tư liệu sản xuất chủ yếu) dẫn tới sự phân biệt địa vị của các tập đoàn người trong xã hội và từ
đó dẫn tới khả năng tập đồn này có thể chiếm đoạt thặng dư của tập đoàn người khác.

- Nguồn gốc sâu xa: Do sự phát triển của lực lượng sản xuất (tuy nhiên chưa đạt đến trình độ xã hội
hố cao) đến một mức độ làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó, xuất hiện thời gian lao động
thặng dư của xã hội biểu hiện ở sự dư thừa của cải tương đối của xã hội và chế độ tư hữu xuất hiện.
* Vai trò của đấu tranh giai cấp:
- Theo Lênin, đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao
động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người
công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
- Vai trò của đấu tranh giai cấp: Đấu tranh giai cấp là một trong những phương thức, động lực của sự
tiến bộ, phát triển xã hội trong ĐK xã hội có sự phân hố thành đối kháng giai cấp bởi vì kết quả cuối
cùng của các cuộc đấu tranh giai cấp là sự ra đời của phương thức sản xuất mới (tất yếu phải thông
qua cách mạng xã hội).

Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản
thân, sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vđ, pt
- Giải thích luận điểm trên dựa trên quy luật mâu thuẫn - Quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực của
sự phát triển chung của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Phân tích tính chất của mâu thuẫn (KQ, PB, KT, ĐD).
- Phân tích các khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn, thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập, lấy ví dụ
để phân tích làm rõ những khái niệm đó.
- Phân tích q trình vận động và phát triển của mâu thuẫn: Khi mâu thuẫn mới xuất hiện, nó biểu
hiện ở sự khác biệt khơng bản chất, mâu thuẫn sau đó chuyển sang giai đoạn khác biệt bản chất.
Những khác biệt bản chất trong những ĐK phù hợp đều phát triển thành sự đối lập. Tiếp tục phát
triển, chúng chuyển thành các thái cực xung đột với nhau trong mâu thuẫn, “chuyển hóa vào nhau” và
bằng cách nào đó địi hỏi được giải quyết. Sau sự giải quyết mâu thuẫn, đối tượng chuyển sang trạng
thái chất mới với các mâu thuẫn mới. Chính sự giải quyết hàng loạt MT nó là động lực cả mọi sự vđ
pt của svht


- Hoạt động nghề nghiệp giải quyết nhiều mâu thuẫn như giữa năng lực hạn chế của bản thân - Yêu
cầu về trình độ, kỹ năng, phẩm chất… của vị trí cơng việc; đb trong đk hiện nay, cuộc CM Công nghệ

phát triển như vũ bão KT TG dần dịch chuyển sang nền kt tri thức, nhiều kiến thức ta học trong quá
khứ đến h đầy đã trở nên lạc hậu, nếu khơng tự mình làm mới, học tập nâng cao kỹ năng sẽ bị XH đào
thải. Chính cuộc CM KH CN đã tạo nên sự mâu thuẫn, là động lực phát triển.

Giữa lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể… Trong một tập thể ln có 1 bộ phận luôn suy nghĩ, hành động
cho LI chung nhưng lại có một bộ phận người khác chỉ quan tâm đến LI cá nhân, sẵn sàng làm những
điều đi ngược lại với ĐĐ, pháp luật sẽ cản trở sự ..; mâu thuẫn giữa thế hệ trẻ ưu thế (có chun mơn,
kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tốt) - Thế hệ trước (già) ưu thế về kinh nghiệm, quan hệ…
Về yếu tố tạo nên TGQ gồm có những yếu tố cơ bản đó là tri thức, niềm tin, lý tưởng, tình cảm, ý
chí... Tùy từng cách tiếp cận mà người ta phân chia, điều lưu ý nếu các yếu tố trên tách rời nhau thì
khơng thể và khơng phải là TGquan. Thực ra mỗi yếu tố có vị trí, vai trị riêng, không tách rời nhau.
Tuy nhiên, nếu xét đến cùng, tri thức đóng vai trị quan trọng nhất, vì ngay từ khái niệm TGQ, là toàn
bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới... nên đối với mỗi người, cộng đồng, trong
TGquan, hiểu biết (tri thức) đóng vai trị quan nhất, bởi vì nếu họ có quan niệm, quan điểm, hiểu biết
sai về TG(về tự nhiên, xã hội, bản thân con người), dẫn đến thái độ, hành vi của họ sai, dẫn đến thất
bại (như LN đã từng chỉ ra, nhiệt tình cộng với ngu dốt sẽ thành phá hoại)... Chính hiểu biết sai (tri
thức sai) về bản thân mình nên có người, đặc biệt là các bạn trẻ thường ảo tưởng vào sức mạnh, họ cứ
nghĩ họ ghê gớm lắm nên họ có những suy nghĩ, thái độ, hành vi lệch lạc (xem một số chương trình
thi thố chúng ta sẽ thấy ngay - nghe một số người thi hát, thi diễn hài mà vãi linh hồn...)...; hay các đại
án tham nhũng mà Nhà nước ta đang mang ra xét xử cũng vậy, những kẻ đó suy đến cùng là xuất phát
từ lịng tham, từ khơng hiểu biết về pháp luật, hoặc hiểu luật nhưng cố tình lách luật nên dẫn đến
những hành vi sai nghiêm trọng như tham ơ, tham nhũng, thất thốt, lãng phí... Và cuối cùng đã bị
trừng trị thích đáng. Do đó, hiểu đúng (có tri thức) đúng về TGlà rất quan trọng, nó định hướng thái
độ, niềm tin, thơi thúc chỉ đạo con người thực hiện... Bởi vậy, suy đến cùng tri thức đóng vai trị quan
trọng nhất trong TGQ (ở đây chỉ xét đến cùng).

Vì sao trong sự phát triển lại có tính thụt lùi? Nêu 1 ví dụ dẫn chứng, phân tích để chứng minh
->
Đó là quan điểm biện chứng, khuynh hướng chung của sự phát triển là đi lên nhưng không phải là con
đường thẳng, mà là một con đường quanh co theo đường xốy ốc... Ví dụ cách mạng ở VN dưới sự

lãnh đạo của Đảng cũng vậy để đi đến thắng lợi của CMT8 năm 45 cũng phải trải qua nhiều cao trào
cách mạng, 30-31, 36-39, 39-45, có thời kỳ bị địch khủng bố, cách mạng thiệt hại nặng nề nhưng cuối
cùng đã thành công.


Câu hỏi: Từ kết cấu của hình thái KT xã hội, hãy phân tích vai trị của kiến trúc thượng tầng và
ý nghĩa của vấn đề này ở VN hiện nay
Gợi ý:
Cần làm rõ:
- Kết cấu của HTKTXH gồm có 3 yếu tố: LLSX, QHSX, kiến trúc thượng tầng.- Sự liên hệ, tác động biện chứng giữa các yếu tố đó hình thành nên quy luật QHSX phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX; KTTT (chính trị) phải phù hợp với CSHT (KT) -> Sự vận động dẫn đến sự
thay đổi của các HTKT-XH...
- Làm rõ vai trò của KTTT đối với CSHT...
- Ý nghĩa của vấn đề này -> Thực chất liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
(liên hệ giữa đổi mới KT với đổi mới chính trị ở Việt Nam) -> Đảng ta xác định đổi mới KT là trọng
tâm, từng bước đổi mới về chính trị -> các bạn có thể xem video về mối quan hệ giữa đổi mới KT và
chính trị ở VN.

Quan hệ giữa KT và chính trị, giữa đổi mới KT và đổi mới chính trị ở Việt Nam

KT giữ vai trò quyết định đối với chính trị bởi vì thế nhất KT là nội dung vật chất của chính trị cịn
chính trị là biểu hiện tập trung của KT.
CSKT là cấu hiện thực sản sinh ra hệ thống chính trị tương ứng và quy định hệ thống đó. Tính chất xã
hội giai cấp của chính trị bao giờ cũng phản ánh tính chất xã hội và giai cấp của cơ sở hạ tầng từ đó
dẫn đến sự biến đổi căn bản của KT, dẫn đến sự biến đổi căn bản của chính trị
Sự tác động trở lại của chính trị đối với KT được biểu hiện tập trung ở quyền lực nhà nước và các sức
mạnh VC tương ứng. Ăngghen từng khẳng định bạo lực tức là quyền lực nhà nước cũng là một sức
mạnh KT. Sau khi giành được chính quyền bất cứ giai cấp nào muốn thống trị được toàn xã hội thì



giai cấp đó phải đưa ra đường lối sự phát triển KT trên quy mơ tồn xã hội để từng bước thống trị KT
đối với toàn xã hội. KT vững mạnh thì nhà nước được tăng cường nhà nước. NN được tăng cường lại
tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố địa vị KT xã hội của giai cấp thống trị điều đó cho thấy là
giữa KT và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau điểm thứ hai
(KTTT ở VN hiện nay gồm hệ thống các HTYTXH (đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật… của giai
cấp công nhân và nhân dân VN và hệ thống các TC CT-XH (ĐCSVN, NN PQXHCN VN, MTTQ…). *

QT đổi mới chính trị ở Việt Nam
Trong QT thực hiện cơng cuộc đổi mới toàn bộ ĐN, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định cần phải tiến
hành đổi mới đồng bộ trước hết là đổi mới KT. Trong đổi mới KT, phải tập trung đổi mới về cơ cấu
KT đổi mới cơ chế quản lý, phương thức phân phối, quy trình cơng nghệ nhằm làm cho nền KT nước
ta phát triển hịa nhập được với trình độ phát triển KT của khu vực và trên thế giới. Đổi mới KT là cơ
sở tiền đề cho đổi mới chính trị, song muốn đổi mới KT trước tiên Đảng và Nhà nước phải đổi mới
quan điểm nhận thức tức là đổi mới về tư duy cho nên cùng với đổi mới KT hồi tiến hành đổi mới
chính trị cụ thể là đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức đổi mới bộ máy, đổi mới con người,
phong cách lãnh đạo của Đảng. Dân chủ hóa trước hết từ trong này và các cơ quan nhà nước, chống
các cách tệ nạn như tham ô tham nhũng trong các cơ quan của thực sự là nhà nước của nhân dân do
nhân dân và vì nhân dân.
Đổi mới chính trị sẽ tạo ra tiền đề thuận lợi cho đổi mới KT, cứ như thế đổi mới KT và chính trị gắn
bó hữu cơ với nhau trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Để đổi mới phải đảm bảo sự ổn định chính trị
song muốn đổi định lâu dài phải đổi mới và ổn định CT để đổi mới.
Trong thời đại ngày nay muốn đổi mới về KTCT phải thực hiện đường lối mở cửa để tận dụng khai
thác sức mạnh thời đại, hòa nhập k hòa tan.
phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong sự vận động và
Đề tài: "phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay".
GỢI Ý
* Vật chất quyết định ý thức:
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.

- Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức.


- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm so với hiện
thực, nhưng ý thức thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của TGvật chất.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt
động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những ĐK, hồn cảnh vật chất, thậm chí cịn tạo ra “thiên
nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người.
- Vai trị của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người. Khi phản ánh đúng hiện thực,
ý thức có thể dự báo, tiên đốn một cách chính xác cho hiện thực. Ngược lại, ý thức có thể tác động
tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực.
- Trong thời đại ngày nay, ý thức ngày càng có vai trị to lớn, đặc biệt là tri thức khoa học, tư tưởng
chính trị, tư tưởng nhân văn.
* Vận dụng vào đổi mới:
- Trong đời sống xã hội, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được biểu hiện ở vai trò của KT
đối với chính trị, đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
Trong xã hội, sự phát triển của KT xét đến cùng quy định sự phát triển của văn hóa; đời sống vật chất
thay đổi thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo.
- Nhận thức được điều đó, Đảng ta thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm đổi mới về KT,
từng bước đổi mới về chính trị... trọng tâm là cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật
chất…

Câu hỏi: Theo C.Mác thì “vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại
mình,…triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn hóa…” (C.Mác và Ph.
Ăngghen, Tồn tập, t.1. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.175). Anh/ chị hãy chứng minh vai
trò của ý thức triết học trong các hình thái ý thức xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này ở Việt Nam.


GỢI MỞ
1.

Giải thích được vị trí, vai trị của ý thức triết học trong ý thức xã hội

- Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học. Nếu như các
ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu TGtừ các khía cạnh, từ những mặt nhất định của TGđó thì triết
học, nhất là triết học Mác - Lênin, cung cấp cho con người tri thức về TGnhư một chỉnh thể thông qua
việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân triết học. Vì vậy, khi đánh


giá mối liên hệ của tinh thần với triết học, Hêghen khẳng định rằng, “xét từ góc độ của tinh thần
chúng ta có thể gọi triết học chính là cái cần thiết nhất”.
- Với C.Mác thì “vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình, nên
nhất định sẽ có thời kỳ mà triết học, không chỉ về bên trong, theo nội dung của nó, mà cả về bên
ngồi, theo sự biểu hiện của nó, sẽ tiếp xúc và tác động qua lại tới TGhiện thực của thời đại mình. Lúc
đó, triết học sẽ khơng cịn là một hệ thống nhất định đối với các hệ thống nhất định khác, nó trở thành
triết học nói chung đối với thế giới, trở thành triết học của TGhiện đại. Những biểu hiện bên ngoài
chứng minh rằng triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn hóa”.
- Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nói chung và nhất là triết học duy vật biện
chứng, có sứ mệnh trở thành TG quan, mà cơ sở và hạt nhân của TG quan chính là tri thức. TG quan
duy vật biện chứng giúp con người hình thành quan điểm khoa học, định hướng con người nhận thức
đúng đắn TG hiện thực, từ đó giúp con người xác định thái độ và cách thức hoạt động của mình, nâng
cao vai trị tích cực, sáng tạo của con người. TG quan duy vật biện chứng là cơ sở khoa học để đấu
tranh với các loại TGquan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và cách mạng,
TGquan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến
bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa
học.
- Trong thời đại hiện nay, TGquan khoa học chân chính nhất chính là TGquan triết học duy vật biện
chứng. Triết học duy vật biện chứng có vai trị to lớn để nhận thức đúng đắn vị trí và vai trị của các

hình thái ý thức xã hội khác; để xác định đúng đắn vị trí của những hình thái ấy trong cuộc sống của
xã hội và để nhận thức tính quy luật cùng những đặc điểm và sự phát triển của chúng. Nói cách khác,
triết học chân chính - Triết học duy vật biện chứng là công cụ vĩ đại để nhận thức TGvà cải tạo thế
giới, nó khơng chỉ nhận thức rõ nguồn gốc của ý thức xã hội là từ tồn tại xã hội mà cịn thấy được tính
độc lập tương đối của các hình thái ý thức xã hội, đồng thời thấy được hạt nhân của ý thức xã hội –
chính là ý thức triết học mà ý thức triết học chân chính nhất là triết học duy vật biện chứng.
2. Giải thích thêm về luận điểm này và ý nghĩa đối với Việt Nam
- Khi luận bàn về mối quan hệ giữa triết học, văn hóa và thời đại, C. Mác đã viết như sau: “Vì mọi
triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình, nên nhất định sẽ có thời kỳ
mà triết học, khơng chỉ về bên trong, theo nội dung của nó, mà cả về bên ngồi, theo sự biểu hiện của
nó, sẽ tiếp xúc và tác động qua lại tới TGhiện thực của thời đại mình. Lúc đó, triết học sẽ khơng cịn
là một hệ thống nhất định đối với các hệ thống nhất định khác, nó trở thành triết học nói chung đối
với thế giới, trở thành triết học của TGhiện đại. Những biểu hiện bên ngoài chứng minh rằng triết
học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn hóa...”. Với luận điểm trên, có thể
nói, tri thức triết học, đặc biệt là triết học duy vật biện chứng, chính là cốt lõi của văn hóa, là nền tảng
của văn hóa, rộng ra là của đời sống tinh thần, của ý thức xã hội. Vì triết học duy vật biện chứng đã


cung cấp cho con người một hệ thống quan niệm đúng đắn và khoa học về TGtự nhiên, về đời sống xã
hội và về con người cũng như vị trí của con người trong TGấy. Triết học ấy chính là TGquan biện
chứng duy vật, trong đó lý luận và phương pháp thống nhất chặt chẽ với nhau. Lý luận ấy là phép biện
chứng duy vật và cũng chính là phương pháp luận triết học, là cơ sở để chúng ta dựa vào khi xem xét,
nhận thức, nắm bắt về thế giới, về xã hội loài người và về bản thân mỗi con người. Sự thống nhất chặt
chẽ, hữu cơ giữa lý luận và phương pháp, giữa TGquan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa
học đã làm cho triết học mác-xít trở thành cơng cụ nhận thức vĩ đại. Bởi vậy, việc nắm vững cả các
nguyên tắc TGquan lẫn các nguyên tắc phương pháp luận là ĐK không thể thiếu để nắm bắt, thấu
hiểu, lý giải kịp thời các vấn đề của của tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Chính vì vậy, Ph. Ăngghen đã
từng nhắc nhở các thế hệ sau ông rằng, “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
khơng thể khơng có tư duy lý luận”... “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng
năng lực của người ta mà có thơi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hồn

thiện nó thì cho tới nay, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”.
- Đối với Việt Nam, NAQ ra đi tìm đường cứu nước, tiếp cận được CN ML -> Truyền bá vào trong
nước -> ra đời Đảng cộng sản -> Nhờ đường lối đúng đắn -> Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác -> Giành độc lập, thống nhất. Hiện nay, Đảng ta khẳng định lấy CN ML, TTHCM
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động -> Chủ nghĩa ML (trong đó có triết học duy
vật biện chứng) giữ vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, chi phối các hình thái ý thức
xã hội khác -> Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc…

Câu hỏi: Ý nghĩa của con người và bản chất của con người đối với việc rèn luyện nhân cách của
sinh viên hiện nay?
Trả lời
Quan điểm của chủ nghĩa ML về con người, cho rằng con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, bản
chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.... Vậy, học nó có ý nghĩa gì, đối với sinh viên phải
quan tâm đến việc rèn luyện thể chất, phải tích cực lao động, tích cực luyện thể dục thể thao... trong
nhà trường để phát triển thể lực. Có rất nhiều sinh viên hiện nay, thường nộp tiền công lao động sinh
viên chứ khơng lao động và có ĐK được lao động sản xuất...; những chuyến đi tình nguyện, thực tập
là những chuyến đi chơi dài... tự hủy hoại thân thể của mình như ăn uống phản khoa học; ngủ nghỉ
khơng hợp lý, có những trận game xun đêm...? Đặc biệt nhân cách con người được hình thành
thơng qua các quan hệ xã hội, sinh viên mà khơng tích cực, chủ động giao tiếp với thầy cô để trao đổi
về tri thức, kỹ năng, phương pháp,... liệu có thể nâng cao trình độ cho bản thân khơng? Khơng tích
cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, như hội sinh viên, đoàn thanh niên, các hoạt động thiện
nguyện, cứu trợ... nhân cách đâu có trọn vẹn mà cịn khiếm khuyết; bản thân mỗi sinh viên phải xung


kích trên mọi mặt trận thì nhân cách mới phát triển...; một bộ phận sinh viên rất thụ động học là phụ,
yêu đương, làm thêm, vui chơi... là chính thử hỏi nền giáo dục, đất nước này như thế nào?
-> Triết học luôn phải gắn với hơi thở của cuộc sống.

Theo Adam Smith thì “Bàn tay vơ hình” có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham
gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Mọi người làm gì đó đều vì mục đích, tư lợi cá nhân của

họ, nhưng vơ hình trung cả một cộng đồng theo đuổi lợi ích cá nhân thì vẫn tạo ra các giá trị có ích
cho cộng đồng. Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá
nhân và doanh nghiệp, cứ để tự do hoạt động kinh doanh.

Lấy ví dụ về việc cả làng bán phở, "bàn tay vơ hình" cho phép đủ mọi kiểu cách bán phở, đủ mọi loại
giá cả. Lúc này, quán phở nào phù hợp thì hoạt động, khơng phù hợp thì lập tức bị triệt tiêu. Và trong
quá trình để trở thành "quán phở tồn tại", bản thân quán phở phải đáp ứng những nhu cầu của thị
trường mà cụ thể là lợi ích của cộng đồng: ngon, bổ, rẻ. Nhưng anh chủ quán phở k mở qn phở vì
"phục vụ lợi ích cộng đồng", vì anh ta muốn kiếm tiền. Nhưng về sau cùng, lợi ích cho cộng đồng vẫn
ln xuất hiện. Cịn các qn phở khác, hoạt động vớ vẩn thì sẽ bị thị trường loại trừ, từ đó làm kinh
nghiệm cho những thế hệ qn phở sau. Và vì thế, lợi ích cộng đồng ln được đảm bảo.
Và chính vì sự tư lợi cá nhân, khơng có kiểm sốt của chính phủ nên đã có một đại khủng hoảng
1929. Các nhà mơi giới, chun viên giao dịch vì lợi ích riêng mà đẩy giá cổ phiếu lên tận trời. Họ
mua qua bán lại các cổ phiếu ít được chú ý, mỗi lần giao dịch họ lại đẩy giá lên một ít. Các nhà đầu tư
thấy giá lên đều đều thì họ liền mua cổ phiếu này. Họ mua các cổ phiếu này và góp phần đẩy giá lên
cao. Các nhà mơi giới khi thấy giá lên cao thì bán đi và rút khỏi nhằm kiếm lời. Vào lúc này đây, nhà
nhà người người, rút tiền tiết kiệm, bán cả gia tài đi đầu tư chứng khốn. Bong bóng chứng khốn
bỗng phình ra hơn. FED nâng lãi suất khiến các nhà đầu tư sợ hãi, rút khỏi thị trường một cách hỗn
loạn. Giá cổ phiếu rớt thê thảm. Đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan trước sự
cố gắng của nhiều người. Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được giao dịch.
Hầu hết không có người mua.
Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc ấy, lợi ích của cá nhân
khơng làm gia tăng lợi ích của tập thể được nữa, mà chính nó đã nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa
tất cả vào giai đoạn thối trào sau những vinh quang khơng thực do lợi ích của cá nhân gây nên. Hậu
quả của nó lan rộng ra tồn cầu nhưng di chứng lớn nhất của nó để lại là cuộc chiến tranh TGlần hai.
Một vết đen trong lịch sử nhân loại.


Thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhiều hoạt động kinh tế quan trọng bị gián đoạn (vận tải,
dịch vụ, sản xuất…) là hậu quả của dịch bệnh cũng như của các biện pháp phòng chống dịch

bệnh ở nhiều quốc gia [5]. Tỷ lệ tử vong gia tăng, tỷ lệ vắng mặt của lao động do nhiễm bệnh, các
nhà máy bị buộc phải đóng cửa, năng suất lao động giảm do làm việc từ xa... đã trực tiếp khiến
chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng [6]. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng của thị trường cũng bị tác
động vì người dân thay đổi hành vi chi tiêu. Việc thu nhập bị tác động, tâm lý hoang mang và rủi
ro khi đi lại tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành dịch vụ, và hiệu ứng domino lại đổ
xuống những ngành công nghiệp mũi nhọn như năng lượng. Gián đoạn của hệ thống vận tải
TG(đặc biệt là ngành hàng không) bên cạnh việc khiến rất nhiều tiền bị bốc hơi cứ mỗi giây trơi
qua, cịn khiến giá dầu giảm đến mức thấp nhất trong vòng 18 năm [7]. Những chi phí này trước
hết ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của các quốc gia, tập đoàn lớn trên thế giới, và bức
màn bị rơi này lại phủ lên nền kinh tế chung của tất cả mọi người. Năm 2020, nền kinh tế TGlâm
vào khủng hoảng, được ghi nhận là đợt khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong vòng 80 năm, kể từ
Đại Suy Thoái ở những năm 1930 [9].

Xã hội loài người dần bước vào một cách tổ chức của kinh tế xã hội mới _ sản xuất hàng hoá ở các
nước XHCN đã bị thủ tiêu và thay thế vào đó là một nền kinh tế phi hàng hoá được quản lý theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung tuyệt đối . Những khiếm khuyết căn bản của phương pháp tổ chức kinh tế
hàng hoá là ở chỗ : đã triệt tiêu tinh thần lao động sáng tạo , nã không trực tiếp tác động đến động lực
cố hữu của người lao động là lợi ích vật chất . Ở nước ta đã có một thời gian dài sai lầm này dẫn đến
kinh tế trì trệ , phát triển chậm chạp . Cơ chế quan liêu bao cấp chính là nhân tố hàng đầu làm biến
dạng CNXH chân chính , khoa học . Nó chính là mâu thuẫn cơ bản mà cơng cuộc đổi mới cần xóa bỏ
dần để tiến tới cơ chế dân chủ , bởi vì chính nó làm cho sở hữu khơng dân chủ , khơng có con người ,
làm biến dạng các quan hệ kinh tế _ xã hội , chính trị , nhân văn . Đã là một trong những mâu thuẫn
cơ bản trong sự phát triển lạc hậu của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với yêu cầu hiện đại hoá , dân
chủ hoá đất nước . Cơ chế quan liêu đã làm méo mó con người , triệt tiêu các động lực nội tại của
NLĐ , tước mất ý chí và tự do độc lập , nhu cầu tự thể hiện bản thân của con người một ĐK để xây
dựng hạnh phúc cá nhân . Cơ chế quan liêu muốn hay không muốn biến con người thành phương tiện
của bộ máy của kế hoạch vạch ra một cách quan liêu thành các vai trò xã hội như vai trò của người
chấp hành , chấp hành các mệnh lệnh quan liêu từ trên dội xuống . Cơ chế quan liêu do ngộ nhận xã
hội hố trên thực tế là cơng hữu hố , tập thể hố , vội vàng xóa bỏ sở hữu cá nhân, đã biến các cá
nhân thành những người khơng có sở hữu , mà làm chủ sở hữu là làm chủ về mặt kinh tế , tức là cá

nhân phải làm chủ cái gì đó do chinh bàn tay , khối óc của họ làm nên .


Thực tế đã được chứng minh ở trong các hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam , mọi người ỷ lại vào
nhau , khơng ai chịu lao động tích cực vì lợi Ích giữa những người lao động tích cực và những người
lao động khơng tích cực là như nhau. Họ khơng phát huy được tính sáng tạo của cá nhân. Nhà nước
chủ trương phân phối lao động theo kiểu cân bằng, đó đúng là đã giải quyết được vấn đề lớn , đó là
hạn chế được những người phải chịu đói , khơng có cơm ăn, áo mặc nhưng lại là sự cản trở đối với
việc phát triển kinh tế, không chú trọng phát triển lực lượng sản xuất , kéo theo quan hệ sản xuất
không tiến bộ lên được thì sản xuất chỉ đủ ăn , đủ cho nhu cầu hàng ngày, việc kinh tế giàu lên là điều
khó khăn . Vậy là cơ chế quan liêu chậm thay đổi chẳng những làm trì trệ sự phát triển kinh tế mà lớn
hơn là làm cho cả con người chậm phát triển về nhiều mặt . Chính con người lại là nhân tố cản trở sự
phát triển của kinh tế xã hội vì nó là hậu quả của sự bao cấp về ý chí và tư tưởng , tư duy chứ không
chỉ bao cấp về mặt hiện vật theo nghĩa thuần kinh tế.

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng
các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngồi, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao
dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự
phát triển bùng nổ của CNTT, các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát
triển dịch vụ NHBL. Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường
bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện
ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking,
PC banking, mobile banking. Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường dịch vụ
NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tỷ trọng
nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% tổng vốn huy động. Hình thức huy
động ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn, lượng kiều hối qua các ngân hàng tăng mạnh.
3. Ý nghīa phương pháp luận Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung
trong cái riêng chứ khơng thể ngồi cái riêng. Dě phát triển cái chung. cẩn xuất phát từ những cái
riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ
quan của con người.

Ví dụ: Khi xây dựng cơ chế, chính sách chung, phải khảo sát, phân tích, đánh giá từ cái riêng, khơng
thể quan sát bên ngồi, từ cái chung "phải dựa cuộc sống vào nghị quyết, khơng phải đưa nghị quyết
vào cuộc sống"
- Vì cái chung tuy sâu sắc hơn cái riêng, song không phong phú bằng cái riêng; do đó khi vận dụng cái
chung vào giải quyết các riêng phải cá biệt hóa, cụ thể hóa nó cho phù hợp với cái riêng. Nếu tuyệt
đối hóa cái chung sẽ rơi vào giáo điều, rập khn, máy móc


Ví dụ: Phong trào ni bị sữa, trồng cà phê, cần được điều chỉnh nếu khơng phù hợp ĐK khí hậu, thổ
nhưỡng, không phát triển rầm rộ ... Áp dụng cái chung máy móc, khơng cụ thể hóa nó trong từng
trường hợp cụ thế
- Cái riêng thống nhất chặt chẽ với cái chung, nên khi giải quyết những. vấn đề riêng không thể lảng
tránh việc giải quyết những vấn đề chung - những vấn để lý luận liên quan đến những vấn đề riêng đó,
nếu khơng muốn rơi vào tình trạng mò måm, tùy tiện,kinh nghiệm chủ nghĩa.
(Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Cái đơn
nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật
chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Trong hiện thực cái mới không bao
giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới
hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến. Ngược lại cái cũ lúc đầu là cái
chung, cái phổ biến, nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành
cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái
mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của
quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.)


Phải thường xuyên theo dōi phát hiện cái chung đã lạc hậu lỗi thời, để thu hẹp ĐK cho nó chuyển
hóa thành cái đơn nhất; đông thời phải phát hiện cái đơn nhất tiêu biểu, tiến bộ (điển hình, tiên
tiến, mơ hình hay,cách làm tốt) tạo mọi ĐK thúc đẩy nó nhanh chóng chuyển hóa thành cái chung
(nhân diện rộng) hợp với quy luật phát triển. Đồng thời, phải phát hiện cái đơn nhất khơng tiến bộ
thu hẹp ĐK để nó khơng đủ khả nǎng phát triển thành cái chung


Ví dụ: Hiện tượng tôn giáo nảy sinh không tiến bộ, phải can thiệp, thu hep ĐK phát triển -Vì trong
quá trình phát triển của sự vật, trong nhūng ĐK nhất định các đơn nhất có thể trở thành cái chung và
ngược lại nén trong hoạt động thực tiễn cần tạo ĐK thuận lợi cho cái đơn nhất biến thành cái chung.
nếu cái đơn nhất ấy có loi: nguoc lai biến cái chung thành cái đơn nhất néu su ton tai của cái chung
khơng cịn là điều ta mong muon

Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp
dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thơng qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ
biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung…

ví dụ cụ thể về sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Chẳng hạn, khi em tốt nghiệp đại học, chất của em là kĩ sư, cử nhân thì nó quy định lượng mới, tác
động đến lượng mới như khả năng làm việc, hiểu biết chuyên môn, giải quyết công việc... sẽ cao hơn,
nhanh hơn, tốt hơn khi em còn là sinh viên (chất sinh viên)...


CHẤT VÀ LƯỢNG tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì
cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.
– “Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một
cách biện chứng. Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT YẾU sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về
“chất” của sự vật, hiện tượng.

– Tuy nhiên, KHÔNG PHẢI bất cứ sự thay đổi nào về “lượng” cũng dẫn đến sự thay đổi CĂN BẢN
về “chất” của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về “lượng”
CHƯA ĐỦ để làm thay đổi CĂN BẢN về “chất” – giới hạn đó là “độ”. Trong giới hạn của “độ”, sự
thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng chưa bị phá vỡ-sự thay đổi về “lượng” chưa đủ để làm thay đổi
căn bản về “chất” của sự vật, hiện tượng, khiến cho sự vật, hiện tượng vẫn là nó mà chưa chuyển hóa
thành sự vật, hiện tượng khác.
Mặc dù chất và lượng của sự vật, hiện tượng là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau khiến cho bất cứ

sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT YẾU dẫn đến sự thay đổi NHẤT ĐỊNH nào đó về chất. Song,
KHƠNG PHẢI bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi CĂN BẢN về chất của sự
vật, hiện tượng. Sự thay đổi CĂN BẢN về chất chỉ CÓ THỂ xảy ra khi sự thay đổi về lượng đã đạt
đến điểm nút. sự vật, hiện tượng chỉ THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất sau khi đã thực hiện xong bước
nhảy về chất.
Ví dụ: quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ khơng phải là
số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến thiên thì tất yếu có khả năng
dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn hay


Chỉ có

đại dịch là thiên nga đen và hậu quả của nó thì ai cũng gánh chịu. Thất nghiệp, vỡ nợ, mất nhà mất
cửa, chết đói, chết vì mơi trường sống nghèo nàn.

Thực ra những người cố sống cố chết ra đường mưu sinh, hay chạy khỏi thành phố về quê khi nghe
tin đóng cửa thêm một tháng. Nhiều người đã lên án, chửi bới, lăng mạ. đổ hết lỗi lên họ, cho họ là
dân trí thấp, ý thức kém, chán sống. Nhưng nói như vậy là sai bản chất vấn đề. Họ khơng chán sống.
Chính vì họ q mạng sống của mình nên mới làm vậy. Họ quyết định vẫn làm thế ngay cả khi đứng
trước rủi ro bị mắc bệnh, bị phạt tiền, bị xã hội lên án vì tất cả những rủi ro ấy đều thấp hơn rủi ro
chết đói đang hiển hiện trước mặt. Họ đã chờ một tháng, bây giờ mới chạy, nghĩa là đã cố gắng bám
trụ tin tưởng vào lời hứa "khi dịch bệnh hết". Nhưng rốt cuộc, dịch bệnh đối với họ dù đáng sợ nhưng
trong khi thực tế về thất nghiệp, hết tiền, bị đuổi khỏi trọ thậm chí cịn đáng sợ hơn.
Thế nên, trong những thời khắc liên quan tới mạng sống (mà chết đói ở giai đoạn này thì thường là
cả gia đình), người ta sẽ ưu tiên mạng sống của mình, của gia đình trước và bất chấp mọi thứ. Đây là
quy luật hiển nhiên vậy là bản năng của mọi sinh vật trên thế giới. Cộng đồng có được bảo vệ hay
khơng, phụ thuộc vào việc từng cá nhân có được bảo vệ hay khơng,
chúng ta khơng thể chỉ đứng ở vị trí của mình, an tồn, chưa bị ảnh hưởng quá lớn vì dịch mà
phán xét và chê trách hành vi của người khác ngay.



ÔN TẬP CUỐI KỲ HỌC PHÀN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật
theo quan điểm của triết học kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn làm
cho
mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có
triết học mác lênin gồm mấy bộ phận



×