Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIEU LUAN TRIET HOC-Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.11 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật này trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam

Họ và tên sinh viên: ****
Mã số sinh viên: ****
Lớp, hệ đào tạo: ****

CHẤM ĐIỂM
Bằng số

Bằng chữ

Tp Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 1 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG............................................................................................................................................... 2
A/ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất............................................................................. 3
1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất................................................. 3
1.1. Người lao động................................................................................................................................ 3
1.2. Tư liệu sản xuất............................................................................................................................... 3
2. Khái niệm và các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất.................................................... 4
2.1. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.......................................................................................... 4
2.2. Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất....................................................................................... 5


2.3. Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động............................................................................. 5
B/ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất............................................................................................................................................................... 6
1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất............................... 6
2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.............................. 7
C/ Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam........................................................... 8
1. Giai đoạn trước năm 1986............................................................................................................... 8
2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay.................................................................................................... 9
3. Bài học rút ra..................................................................................................................................... 10
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 11

1


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người,
thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với
chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được
phân biệt với những mơn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn
đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ
thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Triết học đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống, là hạt nhân của thế giới quan.
Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung
nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con
người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng
duy lý. Và một trong vô vàn những quy luật của triết học, có một quy luật hiện vẫn đang
được rất nhiều các quốc gia trên thế giới áp dụng để xây dựng đất nước đó là quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.


Mác phát hiện ra quy luật đó và nó là quy luật khách quan, cơ bản, phổ biến tác
động trong tồn bộ tiến trình lịch sử nhân loại và cùng với các quy luật khác làm cho
lịch sử loài người vận động từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình
thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.
Quy luật này cịn là cơ sở để giải thích về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện
tượng xã hội, sự biến đổi trong đời sống chính trị. Vì vậy việc vận dụng quy luật này
trong việc xây dựng, phát triển đất nước là điều tất yếu, tuy nhiên khơng phải quốc gia
nào cũng vận dụng nó một cách hiệu quả, muốn vận dụng quy luật này cần phải hiểu
và nhận thức rõ bản chất của nó. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ làm rõ về bản chất
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy
luật này trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

2


NỘI DUNG
A/ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của
giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Về cấu trúc, lực lượng sản xuất gồm hai thành tố là tư liệu sản xuất và người lao
động . Lực lượng sản xuất chính là phương thức kết hợp giữa “lao động sống” với
“lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng
trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định. Như vậy, lực lượng sản xuất là một
hệ thống gồm các yếu tố (người lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ
(phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải biến giới tự
nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất theo mục đích của con người. Đây là sự thể hiện
năng lực thực tiễn cơ bản nhất - năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người.

Lực lượng sản xuất là thước đo quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội.
1.1 Người lao động
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng
lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể
sáng tạo ra của cải vật chất, đồng thời cũng là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất
xã hội. Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.
1.2 Tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, được cấu
thành từ tư liệu lao động và đối tượng lao động.
• Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư
liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho sao cho phù hợp với mục đích
sử dụng của con người.
Ví dụ: sắt, thép, xi măng, sỏi, bơng, len, sợi vải… Đó là những vật liệu, nguyên liệu

“thô” để làm đầu vào của sản xuất.
• Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó
để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản
phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồm công cụ lao
động và phương tiện lao động.
3


+ Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ lao
động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình
sản xuất vật chất.
VD: đường xá, bến cảng, phương tiện giao thông,…
+ Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải vật
chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội
VD: những công cụ lao động như cày, cuốc, máy kéo, dệt, máy, xe tải…

Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất,
giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tư liệu lao động dù có tinh xảo và hiện đại đến đâu nhưng khi tách khỏi con
người thì nó cũng khơng phát huy tác dụng của chính bản thân nó.
Yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng lao động là người lao động. Bởi vì họ là
yếu tố chủ thể trong lực lượng sản xuất, họ là yếu tố mà gắn kết các yếu tố khác trong
lực lượng sản xuất lại với nhau. Và họ là người sử dụng công cụ lao động tác động
vào của cải vật chất làm giàu cho xã hội. Chính vì vậy mà Lê Nin đã viết: “lực lượng
sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân, là người lao động” . Người lao
động với những kinh nghiệm, thói quen lao động, sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra
của cải vật chất. Tư liệu sản xuất với tư cách là khách thể của lao động sản xuất, và
nó chỉ phát huy tác dụng khi nó được kết hợp với lao động sống của con người.
2. Khái niệm và các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất vật chất bao gồm quan hệ về sở
hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với
nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.
2.1 Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc
chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây là quan hệ quy định địa vị kinh tế
- xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất, từ đó quy định quan hệ quản lý và phân
phối. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của
quan hệ sản xuất, ln có vai trị quyết định các quan hệ khác. Bởi vì, lực lượng xã hội
4


nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết định việc
quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Ví dụ:



Quan hệ giữa địa chủ sở hữu đất với tá điền không sở hữu đất là quan hệ sở hữu.



Quan hệ giữa tư sản có nhà máy với cơng nhân khơng có nhà máy là quan hệ sở
hữu.

2.2 Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất
Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc
tổ chức sản xuất và phân công lao động. Quan hệ này có vai trị quyết định trực tiếp
đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm
sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Ngày nay, khoa học tổ chức quản lý sản xuất
hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt trong nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.
Ví dụ: Trong một tập đồn, quan hệ giữa Chủ tịch tập đoàn – Giám đốc hay quan hệ
giữa Giám đốc – các Trưởng phòng là những quan hệ trong tổ chức và quản lý sản
xuất. Nếu những quan hệ này được tổ chức khoa học thì doanh thu của tập đoàn sẽ
phát triển. Ngược lại, nếu những quan hệ này có mâu thuẫn thì hoạt động kinh doanh
của tập đoàn sẽ gặp rắc rối.
2.3 Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn người trong
việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mơ của cải vật chất
mà các tập đoàn người được hưởng. Quan hệ này có vai trị đặc biệt quan trọng, kích
thích trực tiếp lợi ích con người; là "chất xúc tác" kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu
sản xuất, làm năng động hố tồn bộ đời sống kinh tế xã hội. Hoặc ngược lại, nó có thể
làm trì trệ, kìm hãm q trình sản xuất.
Ví dụ: Quan hệ giữa ơng chủ – người trả lương và công nhân – người nhận lương là
quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Nếu mức lương hợp lý sẽ kích thích người lao
động tăng năng suất, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, nếu mức lương
q thấp, cơng nhân có xu hướng đình cơng, làm đình trệ sản xuất.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác
động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất. Trong kết
5


cấu quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất bởi
nó quyết định và chi phối tới tất cả các quan hệ khác. Mác nói “Trong mối quan hệ này
thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất nhưng quan hệ sở hữu này khơng phải đơn giản
mà có được”
Tóm lại quan hệ sản xuất chính là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất. Chính nhờ mối quan hệ giữa con người với con người
mà quá trình sản xuất của xã hội mới diễn ra bình thường.
B/ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất
có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn
quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội.
1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Trong mối quan hệ giữ lực lượng sản xuất và lao động sản xuất thì lực lượng sản
xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất. Nói cách khác, quan hệ sản
xuất phụ thuộc tất yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng
sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế đó. Và khi lực lượng sản xuất thay
đổi thì quan hệ sản xuất tất yếu địi hỏi cũng phải thay đổi theo. Thay đổi về sở hữu,
về tổ chức quản lý, về phân phối để cho phù hợp với quan hệ sản xuất. Tuy nhiên sự
thay đổi này có thể diễn ra nhanh, chậm, mức độ khác nhau, phạm vi cũng khác nhau
nhưng tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định, bởi thực chất quan hệ sản xuất
chỉ là hình thức kinh tế của q trình sản xuất cịn lực lượng sản xuất mới là nội dung

vật chất của quá trình sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất bao giờ cũng bắt nguồn từ sự đòi hỏi khách quan
của xã hội là không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, muốn nâng
cao năng suất lao động thì con người phải không ngừng cách mạng, cải tiến, nâng cao
công cụ lao động. Công cụ lao động càng hiện đại thì phạm vi mà con người tác động đến
thế giới càng lớn, con người càng được giải phóng về sức lao động đồng thời

6


trình độ của người lao động khơng ngừng được nâng lên. Và ngược lại, khi mà công cụ
lao động càng hiện đại, càng được nâng cao thì trình độ người lao động cũng phải được
nâng cao thì mới có thể sử dụng được cơng cụ lao động và khi đó cơng cụ lao động mới
phát huy được tính hiệu quả của nó. Khi mà cơng cụ lao động được cải tiến, người lao
động được nâng cao trình độ thì sự phân công lao động sẽ diễn ra sâu sắc hơn, sự chun
mơn hóa ngày càng rõ nét hơn và thơng qua đó lực lượng sản xuất ngày càng phát triển.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển khơng
ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản
xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở
thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của
nền sản xuất xã hội là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới
phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển.
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong
lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Con người bằng
năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù
hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc thang cao hơn.
2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Tuy quan hệ sản xuất bị quyết định bởi lực lượng sản xuất, nhưng quan hệ sản

xuất có tính độc lập tương đối nên có tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản
xuất.
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai
chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi
quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúng
hướng, quy mơ sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học công nghệ được
áp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất, lợi ích của người
lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu quan hệ sản
xuất khơng phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên,
sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định.
Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình
độ cao hơn.

7


C/ Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1. Giai đoạn trước năm 1986
Vào thời kì trước năm 1986, tức trước thời kì đổi mới. Ngay sau khi đánh thắng đế
quốc Mĩ xâm lược, thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Vào thời điểm trước năm 1986, đảng và nhà nước ta muốn đạt được chủ nghĩa xã
hội một cách nhanh chóng nên nhà nước ta lúc bấy giờ đã đưa quan hệ sản xuất lên
quá cao.
Trong quan hệ sở hữu, chúng ta chỉ chủ trưởng phát triển hình thức sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể, chủ trương phát triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp
tác xã, không quan tâm tới sở hưu tư nhân và không phát triển nền kinh tế tư nhân bởi
lúc đó chúng ta nghĩ rằng việc phát triển nền kinh tế tư nhân sẽ khiến cho Việt Nam đi
vào con đường tư bản chủ nghĩa, và lúc bấy giờ ta luôn nghĩ rằng tư bản chủ nghĩa là

xấu và ta vứt bỏ hết các yếu tố tư bản chủ nghĩa. Với suy nghĩ đó, vì muốn có ngay
chủ nghĩa xã hội, ta đã đưa quan hệ sản xuất lên quá cao. Trong đó, về mặt tổ chức
quản lý, chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Về mặt
phân phối, chúng ta thực hiện nguyên tắc phân phối bình qn, hàng hố được phân
phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành. Lúc đó sản xuất
và kinh doanh của chúng ta không tuân theo quy luật của thị trường mà bị can thiệp
trực tiếp bởi các mệnh lệnh hành chính của cơ quan nhà nước.
Chúng ta đã đưa quan hệ sản xuất lên quá cao trong khi trình độ phát triển lực lượng
sản xuất của nước ta lúc bấy giờ còn thấp kém: nơng nghiệp thì lạc hậu; khoa học kĩ thuật
thì cịn yếu kém; người lao động thì có trình độ và kĩ năng hạn chế, tính tự giác, trách
nhiệm trong lao động rất thấp. Chính vì điều đó đã làm cho quan hệ sản xuất không phù
hợp với lực lượng sản xuất khiến cho nước ta bị kìm hãm sự phát triển kinh tế, nền kinh tế
rơi vào suy thối, khủng hoảng trầm trọng, nguy cơ đói nghèo tăng cao. Người lao động
lúc bấy giờ bị tách khỏi tư liệu sản xuất, khơng làm chủ được q trình sản xuất, phải phụ
thuộc vào lãnh đạo hợp tác xã, và sự phân chia thành quả lao động không phù hợp với
công sức lao động bỏ ra nên người lao động khơng có động lực để thúc đẩy năng suất làm
việc, người lao động bị mất tính sáng tạo, chủ động trong cơng việc. Tình

8


trạng như thế cứ kéo dài khiến cho nền kinh tế nước ta ban đầu vốn nghèo nàn không
những không tăng trưởng mà cịn ngày càng trì trệ.
Đứng trước bối cảnh đó, Đảng và nhà nước ta nhận thức lại là cần phải đổi mới
toàn diện nền kinh tế.
2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Giai đoạn từ năm 1986 trở về sau, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện cơng cuộc
đổi mới tồn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị.
Cụ thể ta đã đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất bằng cách thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội cùng với

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội ta đã tiến hành cải tạo quan
hệ sản xuất. Về quan hệ sở hữu, ta thực hiện nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Về kinh tế, ta chủ trương phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện nay thường được gọi là “phát triển kinh
tế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa”. Bản chất của nền kinh tế thị trường là
nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm nhà nước, tư nhân, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài.
Về mặt tổ chức quản lý, ta đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp và chuyển
sang cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh tuân theo tín hiệu, quy luật của thị trường và
do thị trường điều tiết. Về phân phối, ta đã xóa bỏ phân phối bình quân và thực hiện nhiều
hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là cơ bản.
Chính vì ta đã đẩy mạnh lực lượng sản xuất và tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất dẫn
tới quan hệ sản xuất dần dần phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngoài
việc đẩy mạnh lực lượng sản xuất, nhà nước còn cho phép thực hiện chính sách hướng
ngoại, mở cửa giao lưu bn bán với các nước khác. Kết quả là nền kinh tế dần hồi phục
và thốt khỏi tình trạng trì trệ, mức sống người dân được nâng cao, khoa học kỹ thuật
ngày càng tiến bộ, thu nhập người dân ngày càng tăng lên, nước ta dần thốt ra khỏi tình
trạng kém phát triển, từ một nước có thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trung bình trong 35 năm sau khi thực hiện chính sách
đổi mới là trên 7%. Và hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong top

40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một thành tựu to lớn và đáng tự hào mà trước đó ta
chưa từng nghĩ sẽ đạt được
9


3. Bài học rút ra
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có
ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt

đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ
lao động. Muốn xoá bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải
căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khơng phải là kết quả của mệnh lệnh
hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách
quan của quy luật kinh tế, chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng
quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư
duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình cách mạng Việt Nam,

đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo
quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế
ở Việt Nam hiện nay.
Lưu ý: Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đó là các bằng
phát minh sáng chế, khoa học công nghệ trở thành nguyên nhân của mọi biến đổi trong
sản xuất. Bởi khoa học giải quyết kịp thời được mọi mâu thuẫn, những yêu cầu do sản
xuất đặt ra, có khả năng phát triển “ vượt trước” và thâm nhập vào tất cả các yếu tố của
sản xuất. Còn tri thức khoa học được “ kết tinh” vào người lao động. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4, cả người lao động và cơng cụ lao động đều được trí tuệ hóa,
nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Sự phát
triển của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào khoa học cơng nghệ và tri thức
con người. Vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh phát triển về khoa học công nghệ và nâng
cao kiến thức, tri thức người lao động.

10


KẾT LUẬN

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là quy luật phổ biến tác động trong tồn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Chính sự vận
động nội tại của quy luật này làm cho các hình thái kinh tế xã hội vận động thay thế
nhau từ thấp đến cao. Khi nhận thức về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng lao động, chúng ta cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam để xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sao cho
phù hợp.Và nếu ta làm sai quy luật, làm trái quy luật thì sẽ phải trả giá. Cho nên, ta
thấy rằng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất rất quan trọng. Và việc vận dụng quy luật này như thế nào vào công cuộc đổi mới
ở nước ta sẽ quyết định đến sự phát triển nền kinh tế, xã hội của Việt Nam trong hiện
tại và tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. *TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG GIÁO TRÌNH. (n.d.). Retrieved from
/>B%87u%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BB%A9c%20Ch%C6%B0%C6%A1ng%203.pdf
2. Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Phân tích quy luật về
sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
(2020, 04 02). Retrieved from 8910x.com: />
11



×