ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH KHÊ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT
TỐT VĂN NGHỊ LUẬN Ở BỘ MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG
TRUNG HỌC SƠ SỞ
NGUYỄN THỊ MINH KHAI”
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Hoạt động dạy học
Họ và tên người thực hiện
: Ngô Thị Lệ Thu
Chức vụ
: Tổ trưởng chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn
: Ngữ văn
Thanh Khê, tháng 01
năm 2020
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Mơn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của
trường Trung học cơ sở, góp phần hình thành những con người có trình độ học
vấn, chuẩn bị cho các em những tri thức cần thiết để tiếp tục học lên ở bậc cao
hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, q trọng
gia đình, bạn bè, có lịng u nước, biết hướng tới tương lai, tình cảm cao đẹp,
biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm
thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật; trước hết là trong Văn học, để
rồi từ đó biết vận dụng trong Tập làm văn với năng lực thực hành và đặc biệt là
khả năng viết tốt văn nghị luận và cũng để sau này biết cách lập luận chặt chẽ
trong mọi tình huống giao tiếp.
Song song với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ văn là việc
đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp mới ở đây chính là phương pháp
tích hợp. Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là cách nhằm phối hợp tối ưu các quá
trình học tập riêng lẻ các môn học, phân môn học khác nhau theo những hình
thức, mơ hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và
yêu cầu cụ thể khác nhau.
Tập làm văn là môn thực hành - tổng hợp. Dạy Tập làm văn không chỉ
dạy cho học sinh nắm được các đơn vị lý thuyết mà chủ yếu dạy những kĩ năng
thực hành như: kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn … Ở chương
trình ngữ văn lớp 6 và chương trình Học kỳ I của Ngữ văn lớp 7, học sinh đã
làm quen với các kiểu bài: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Các kiểu bài này, các em ít
nhiều đã được học ở chương trình bậc Tiểu học cho nên khi làm bài các em có
phần tự tin, thoải mái hơn. Sang học kỳ II của chương trình Ngữ văn 7, các em
được tiếp xúc một phương thức diễn đạt mới mẻ đó là văn nghị luận. Kiểu bài
này địi hỏi các em phải có sự lập luận, giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ độc lập,
hơn nữa lại còn thể hiện cách hiểu, cách nhận biết của các em trước một vấn đề,
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
1
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
hiện tượng trong cuộc sống. Cao hơn nữa, ở lớp 9 còn đòi hỏi các em thể hiện sự
cảm nhận của mình trước một tác phẩm văn chương. Thời lượng để hình thành
và rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận chưa đủ để các em nhuần nhuyễn
cho nên cách viết đoạn văn, bài văn cịn hạn chế. Bên cạnh đó, khi cảm nhận các
tác phẩm văn chương, các em mới dừng lại ở việc nêu tên các biện pháp tu từ
mà chưa phân tích được giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật. Vấn đề được
chứng minh khơng được tồn diện, vấn đề được giải thích chưa thỏa đáng, bài
phân tích mới dừng lại ở diễn xuôi thơ, kể lại truyện ngắn. Đơi khi bài viết mang
tính lý thuyết… mặc dù nhớ rất kỹ lý thuyết nhưng khi viết thì học sinh không
vận dụng được cách lập luận chặt chẽ trong bài làm. Vì thế cứ nói đến kiểm tra,
làm bài viết là các em sợ, ngại, khơng thích học văn.
2. Cơ sở thực tiễn
Cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến con người được sống tiện nghi
hơn nhưng cũng thực dụng hơn. Các bậc phụ huynh mong muốn con mình sau
này làm những nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, ngân hàng hoặc những ngành nghề
có thu nhập cao. Các mơn khoa học tự nhiên là ưu tiên hàng đầu để chọn được
một ngành nghề như vậy. Xu hướng này đã tạo nên cách học lệch chỉ chọn
những môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ là chính, cịn những mơn khoa học
xã hội đã bị “lép vế”. Môn Ngữ văn cũng vì thế mà mất đi vị trí hàng đầu của
mình. Làm thế nào để học sinh cảm thấy cần học mơn Ngữ văn là vấn đề khó, để
các em thích mơn này cịn khó hơn. Những khó khăn đó đã tạo nên tâm lí ngại
học giờ Văn. Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, các em ngại viết những bài
kiểm tra tập làm văn và thất vọng khi điểm mỗi bài kiểm tra khơng cao. Tâm lí
đó sẽ giải quyết được phần nào nếu người giáo viên dạy Ngữ văn có năng lực và
tận tâm, thực sự mong muốn đem đến cảm hứng cho học sinh ở mỗi bài học.
Muốn làm được điều đó, ngồi những lí thuyết về giáo pháp học, cần phải luôn
luôn rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy để tìm con đường khơi dậy năng lực
cảm thụ tốt để viết văn hay của học sinh.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
2
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Chính vì tầm quan trọng trên và để nâng cao chất lượng bộ môn nên trong
quá trình dạy học, nghiên cứu cùng với những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp,
tơi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn
nghị luận ở bộ môn Ngữ văn tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh
Khai”.
II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở trong nước, có thể nói cho đến nay, vấn đề tập trung xây dựng các
phương pháp học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang được
đặt lên hàng đầu trong công tác giảng dạy để nhằm đem lại hiệu quả cao về chất
lượng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện có thể nói cịn chưa thật sự hiệu quả.
Trên cơ sở đó, tơi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm giúp học sinh
viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
học sinh mà tôi đã áp dụng từ lý luận vào thực tế và rút ra những cách làm hiệu
quả.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để khắc phục những hạn chế đã nêu trên, trong những năm học qua, tôi đã
hướng dẫn cho học sinh áp dụng những cách để viết bài theo công thức ngắn
gọn dễ nhớ cho mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài khi làm bài tập làm văn nghị
luận. Và cả cách dựng đoạn văn phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu
từ; cách khai thác nghệ thuật để khám phá nội dung khi Đọc - hiểu văn bản.
Với công thức này, các em sẽ không phải lo lắng đến việc khơng tìm ra ý
tưởng viết văn nữa, cũng khơng cịn cảm thấy ngại học văn, lo lắng khi đến tiết
làm bài viết, bài kiểm tra mà các em chỉ còn lo chọn lọc, sắp xếp, nối kết các ý
mình đã tìm được sao cho mạch lạc hơn, đáp ứng yêu cầu của đề bài. Mục đích
cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các cơng thức
các em tìm ý, xây dựng đoạn văn, bài văn nghị luận nhanh và chất lượng cao
hơn. Lúc đầu các em chỉ vận dụng bằng cách bắt chước, thay đổi các chữ in hoa
bằng các ý đã tìm được, sau đó các em hiểu sâu sắc hơn và vận dụng sáng tạo có
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
3
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
thể có cách dựng đoạn không theo công thức mà vẫn thể hiện được điều các em
muốn thể hiện hoặc cảm nhận được. Từ đó, giúp các em tự tin hơn khi làm bài
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập những thông tin lý luận trên các diễn đàn văn học, trên sách văn
học, trên Internet… Tìm kiếm, sưu tầm và thao khảo các tài liệu cần thiết để thực
hiện đề tài.
Đọc, phân tích tổng hợp và vận dụng tài liệu tham khảo, chú trọng phân
tích nghiên cứu việc tổ chức dạy học.
2. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động học tập của học sinh.
3. Phương pháp điều tra
Trò chuyện trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh để
tìm hiểu về trình độ học vấn thực chất của các em.
Khảo sát trắc nghiệm học sinh. Điều tra chất lượng điểm từ các bài kiểm
tra.
Chú trọng việc khảo sát đối tượng nghiên cứu, dự giờ thăm lớp, tổ chức
kiểm tra đánh giá học sinh, thu thập ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đề tài được tiến hành trong quá trình giảng dạy, khảo sát qua việc chấm
bài làm văn định kì và bài kiểm tra học kì của học sinh.
Cuối năm học, tôi xin lại một số bài tiêu biểu (cả hay và dở) để nghiên
cứu, so sánh năm sau với năm trước, tập trung đánh giá về kĩ năng làm văn nghị
luận, nhận ra những hạn chế để năm sau khắc phục. Sau mỗi năm học, tôi rút
kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung cho hoàn chỉnh ý tưởng.
Ngoài ra tơi cịn tham khảo các bản báo cáo, tổng kết về học lực hàng
năm của Nhà trường.
Học tập kiến thức từ các lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học do
tổ, trường, quận tổ chức.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
4
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt là những giáo viên dạy
môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở.
5. Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7,8,9 ở
trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI
Ở đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cách làm bài nghị luận trong chương
trình lớp 7, 8, 9.
Đề tài có thể sử dụng cho cán bộ giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các trường
THCS.
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 7,8,9 trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai.
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Năm học 2017 - 2018 tôi bắt đầu tiến hành.
Năm học 2018 - 2019 và 2019 – 2020, tôi tiếp tục tiến hành, đúc rút kinh
nghiệm, đưa ra kết luận.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
5
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi
Việc học môn Ngữ văn hiện nay có nhiều thuận lợi. Trước hết, về phía
giáo viên đã được tiếp cận với phương pháp dạy học và những kĩ thuật dạy học
hiện đại cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã tạo nên sự hấp dẫn cho
mỗi giờ học Ngữ văn, khiến cho nó khơng cịn đơn điệu chỉ là sách giáo khoa và
bảng đen như trước kia nữa. Phương pháp dạy học hiện đại cho thấy giáo viên
đóng vai trị là người dẫn dắt để học sinh tự bước đi trên con đường chiếm lĩnh
tri thức, sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học, tư liệu tham khảo, cách thức tổ chức
hoạt động cho học sinh phần nào tạo hứng thú cho học sinh, thu hút các em
trong những giờ học.
Còn về phía học sinh, các em có điều kiện học tập tốt hơn bởi ngồi
những kiến thức thầy cơ cung cấp, cịn có sách giáo khoa, nhiều sách tham khảo,
… hoặc các em dùng máy tính hoặc điện thoại để tra cứu thêm các bài tham
khảo trên mạng internet để tự bồi dưỡng thêm kiến thức về văn nghị luận cho
mình. Đó là nguồn tài nguyên dồi dào nếu các em biết khai thác tốt.
2. Khó khăn
Như trên đã nói, tâm lí ngại học mơn Ngữ văn đặc biệt là đối với Tập làm
văn là rào cản lớn nhất để học sinh đến với các bài văn nghị luận. Về phía người
dạy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải là một nghệ sĩ nhưng khơng phải ai cũng
làm được điều đó nên vẫn có nhiều giờ văn tẻ nhạt hoặc đậm chất giáo huấn như
một tiết Giáo dục công dân. Chúng ta đều hiểu rằng, việc cảm thụ văn học trong
tiết dạy Đọc - hiểu văn bản phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn dắt, truyền cảm hứng
của giáo viên mà điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm văn nghị luận về một
tác phẩm văn học. Mặt khác, khi xã hội phát triển, các thiết bị điện tử thăng hoa,
học sinh lại sa đà vào các trò chơi điện tử, lướt face book, chat zalo… không
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
6
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng viết văn, điều đó làm cho bài viết của
các em trở nên khô khan, lủng củng, thiếu ý tưởng…
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Khái niệm văn nghị luận
Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào
đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các
luận điểm, luận cứ và lập luận.
Văn nghị luận có cấu trúc ba phần: Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn
đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết. Thân
bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận
để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. Kết bài (kết thúc vấn
đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
Khi viết văn nghị luận, cần năm vững các phương pháp lập luận như:
Phương pháp chứng minh, phương pháp giải thích, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp…
Ở bậc Trung học cơ sở, học sinh sẽ tiếp cận hai dạng nghị luận: Đó là nghị
luận xã hội và nghị luận văn học.
2. Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết văn nghị luận
2.1. Chuẩn bị cho bài dạy
* Chuẩn bị của giáo viên
- Chuẩn bị bài: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài theo yêu cầu cụ thể.
- Chia mỗi nhóm một việc và cụ thể cách làm.
- Riêng cơng thức hố có liên quan bài nào thì photo phát cho học sinh và
kèm theo bài tập (bài tập tương tự dễ vận dụng).
* Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh soạn bài, xem trước những nét cơ bản được đúc kết lại, tự
nghiên cứu để vận dụng, nếu khơng hiểu thì chú ý nghe giảng, hỏi thầy cơ.
- Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
7
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
2.2. Tiến trình thực hiện
Một bài văn có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Sau đây là cách thức cụ
thể mà tôi hướng dẫn học sinh thực hiện trong các tiết học cả chính khóa và tự
chọn.
2.2.1. Cách dựng đoạn mở bài
u cầu: Dù thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp thì cách mở bài
nào cũng phải đảm bảo bốn ý:
(1) Nêu vấn đề.
(2) Phần nhắc lại đề bài.
(3) Nêu xuất xứ.
(4) Phần báo trước thân bài.
* Cách viết đoạn mở bài theo từng dạng nghị luận
- Đối với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ở lớp 9 hoặc
dạng bài nghị luận chứng minh hay giải thích ở lớp 7.
+ Cách giới thiệu trực tiếp: Gồm 4 nội dung
1. Nêu vấn đề.
2. Nêu hoàn cảnh, xuất xứ.
3. Dẫn lại câu tục ngữ, ca dao, nhận định.
4. Định hướng cho thân bài.
Khi làm bài, học sinh có thể hốn đổi vị trí 1, 2, 3, 4 1, 3, 2, 4 2, 1,
3, 4 3, 1, 2, 4,… Cùng công thức nhưng cách sắp xếp khác nhau học sinh vận
dụng khơng bị trùng lặp.
Ví dụ: Với đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Phần mở bài gồm 4 ý, học sinh hốn đổi vị trí để có ít nhất 4 cách mở
bài:
Cách 1: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lý tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam (1). Truyền thống đạo lý ấy đã thấm vào máu thịt của ông cha
ta từ ngàn xưa đến nay và truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác (2).
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
8
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Nó được ghi nhận bằng câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (3). Để hiểu
rõ hơn về đạo lý này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu tục ngữ (4).
Cách 2: Một trong những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc là lòng
biết ơn. Truyền thống đạo lý ấy đã được ông cha ta nhắc nhở con cháu qua câu
tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để hiểu và phát huy truyền thống ấy,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Cách 3: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã có từ ngàn xưa của
ơng cha ta, nhằm mục đích khun nhủ con cháu về lịng biết ơn. Đó là truyền
thống đạo lý thấm vào máu thịt của dân tộc. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng
nhau tìm hiểu.
Cách 4: Từ ngàn xưa, ơng cha ta đã có truyền thống biết ơn. Truyền
thống ấy đã được ghi lại bằng câu tục ngữ quen thuộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Để phát huy truyền thống đạo lý ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa
câu tục ngữ.
+ Cách giới thiệu gián tiếp: có thêm phần dẫn dắt vào đề.
Hướng dẫn cho HS những cách dẫn dắt vào đề đơn giản, dễ vận dụng.
Từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể
Ví dụ: Nghị luận về câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cách 1: Trải qua trên bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất nước ta,
dân tộc ta phải trải qua khơng biết bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn. Có những lúc
tưởng như đứng trên đầu sóng ngọn gió, tính mạng, vận mệnh của dân tộc ngàn
cân treo sợi tóc. Thế nhưng đất nước ta vẫn trường tồn và phát triển. Phải chăng,
dân tộc ta đã có tinh thần đồn kết, yêu thương đã tạo nên sức mạnh vượt qua
mọi khó khăn? Tinh thần ấy được ghi lại bằng câu ca dao mượt mà ấm áp:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
9
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Để hiểu phát huy được tình cảm ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca
dao.
Cách 2: Nếu tục ngữ là túi khôn dân gian thì ca dao là những đố hoa
thơm ngát về tình cảm của con người. Nó thường bộc lộ những tâm tư, tình cảm,
những lời khuyên nhủ chứa chan tình người. Một trong những tâm tư tình cảm
ấy là tinh thần đồn kết, lịng u thương đùm bọc lẫn nhau được đúc kết lại
bằng câu ca dao mượt mà ấm áp:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Để hiểu phát huy được tình cảm ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca
dao.
+ Tương đồng hoặc tương phản
Tương đồng: là đưa ra một vấn đề tương tự có quan hệ đẳng lập với vấn
đề cần giải quyết. Mở đầu nhập đề này, các em nêu ra ý trùng hợp hoặc gần
trùng hợp để đọc thấy dự đa dạng phong phú của vấn đề được đặt ra để nghị
luận. Nếu các em nêu ra ý mở đầu cách này được diễn đạt bằng một câu thơ
hoặc một lời nói của danh nhân, tục ngữ, ca dao, phương ngơn nào đó thì giá trị
nghệ thuật của nhập đề sẽ tăng thêm.
Ví dụ: Với đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của
trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Các em có thể mở bài như sau:
Nhà bác học Lê Q Đơn có câu thơ:
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một vài pho”
Mỗi cuốn sách là một kho tàng huyền bí chứa đựng bao kiến thức, bao
điều hay lẽ phải. Có thể nói, sách là một người thầy, người bạn luôn sát cánh
bên ta để nâng bước ta trên hành trình sống, hành trình làm người. Có lẽ vì thế
một nhà văn đã nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
10
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Tương phản: Là cách dẫn dắt trái với ý của vấn đề đang nghị luận và có
quan hệ đẳng lập với ý chính của bài nghị luận. Mở đầu nhập đề bằng ý tương
phản, các em sẽ làm nổi bật được vấn đề của bài văn.
Ví dụ: Với đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có
cơng mài sắt, có ngày nên kim”.
Các em có thể mở bài như sau:
Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng, hấp tấp ta
thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì sự việc đó có khó đến
đâu ta cũng có thể hồn thành được. Cũng chính vì thế mà ơng cha ta có câu
tục ngữ: “Có cơng mài sắt, có ngày nên kim”.
Mở đầu nhập đề bằng ý tương đồng hoặc ý trái ngược để liên tưởng đến
vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để đưa vấn đề ra, cách này thường
dùng khi cần chứng minh, giải thích về câu nói, câu tục ngữ, hay bày tỏ suy nghĩ
về vấn đề nào đó.
* Nghị luận văn chương
Đối với kiểu bài nghị luận văn chương, người ta thường làm phần mở bài
với các ý sau: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giới thiệu vấn đề
(nhân vật, đoạn trích…)
Nghị luận phân tích hoặc cảm nhận về nhân vật trong truyện ngắn
- Công thức:
+ Tác phẩm A của tác giả B, sáng tác trong hoàn cảnh C đã để lại trong
em ấn tượng thật sâu sắc về nhân vật X.
+ Nhân vật X trong tác phẩm A của tác giả B, sáng tác trong hoàn cảnh C
đã để lại trong em ấn tượng thật sâu sắc.
Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long viết
năm 1970 đã để lại cho em ấn tượng thật sâu sắc về nhân vật anh thanh niên.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
11
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Bài làm minh họa của học sinh
áp dụng theo công thức trên (đối với phần mở bài)
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Vào đề trực tiếp: Cách này ngắn gọn, tiết kiệm được thời gian nhưng
đôi khi kém hấp dẫn. Ưu điểm lớn nhất là giúp học sinh yếu dễ làm.
Tác phẩm A, của tác giả B, sáng tác trong hoàn cảnh C có giá trị sâu sắc
về nội dung và nghệ thuật.
Học sinh có thể hốn đổi vị trí của các chữ cái (tác phẩm, tác giả, hồn
cảnh sáng tác để có các cách trình bày khác nhau).
Ví dụ:
Bài thơ “Đồn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận, sáng tác năm
1958, trong một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã để lại trong em ấn
tượng sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.
Lưu ý: Nếu đề bài nêu rõ nội dung cần phân tích thì học sinh thay cụm từ
“Có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật” bằng nội dung cần làm rõ theo đề
ra yêu cầu phải giải quyết.
Ví dụ: Hãy phân tích câu đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy
được cơ sở hình thành tình đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
12
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, sáng tác đầu thời kỳ kháng chiến
chống Pháp đã để lại trong em ấn tượng thật sâu sắc. Đặc biệt là bảy câu thơ
đầu đã giới thiệu với chúng ta về những cơ sở hình thành tình đồng chí thật đẹp
- Vào đề gián tiếp
Phần mở đầu gồm 3 nội dung:
+ Dẫn vào đề bài: bằng nhiều phương pháp
+ Đặt vấn đề: bằng cách lặp lại vấn đề chính của đề luận
+ Giới hạn vấn đề (cũng là phần chuyển ý): báo trước nội dung sẽ giải
quyết ở phần thân bài.
Có nhiều phương pháp dẫn nhập vào đề, nếu nắm vững sẽ tiết kiệm
được thời gian, không ngại khi làm tập làm văn và dành được nhiều thời gian
cho phần thân bài.
* Phương pháp giới thiệu vài sự kiện quan trọng về cuộc đời tác giả
Ví dụ: Bằng Việt sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều
tai ương: nạn đói 1945, rồi chín năm kháng chiến trường kỳ; ba mẹ tham gia
kháng chiến; Bằng Việt được sự cưu mang chăm sóc của bà. Năm 1963, anh mới
22 tuổi đang du học tại Liên Xô. Sống giữa mùa đông băng tuyết với tiện nghi
hiện đại: bếp ga, bếp điện, lò sưởi,… anh chạnh lòng nghĩ về ngọn lửa ấm áp nơi
quê nhà - nhớ về người bà kính yêu. Bài thơ “Bếp lửa” đã phần nào nói được
tình cảm của nhà thơ đối với bà của mình và đó cũng là nỗi lịng của những đứa
cháu nói chung nhớ thương bà da diết.
* Phương pháp giới thiệu hồn cảnh sáng tác
Ví dụ: Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Mở bài: Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc
sống và chiến đấu của bộ đội ta cịn vơ vàn thiếu thốn, gian khổ. Nhưng chính
hồn cảnh đó lại làm cho tình đồng chí đồng đội của họ tỏa sáng. Bằng những
trải nghiệm của một người lính, năm 1948, nhà thơ Chính Hữu đã viết bài
“Đồng chí”. Bài thơ này đã để lại cho em những ấn tượng thật sâu sắc.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
13
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
* Phương pháp suy diễn từ đề tài đến vấn đề: Mở đầu bằng lĩnh vực
lớn lao rông lớn hơn lĩnh vực tác phẩm rồi từ đó mới giới thiệu tác phẩm.
Ví dụ: Hình ảnh người lính trong thơ ca là một hình ảnh đẹp, có rất nhiều
bài thơ viết về đề tài này, trong đó có bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ
được viết năm 1948, bởi một nhà thơ quân đội nên có thể nói đây là tác phẩm
chân thật và xúc động nhất về người lính.
Trên đây những phương pháp thơng thường có thể áp dụng để làm nhập
đề, các đoạn văn nhập đề trên chỉ là những ví dụ dễ hiểu để các em dễ vận dụng,
để rèn luyện và sáng tạo.
2.2.2. Cách dựng đoạn thân bài
Thân bài có nhiều đoạn văn, mỗi dạng nghị luận lại có bố cục phần thân
bài khác nhau. Học sinh cần nắm vững bố cục này để viết cho đúng. Muốn viết
đoạn thì phải có ý, giáo viên cần có bộ câu hỏi tìm ý cho từng dạng bài để học
sinh áp dụng.
* Đề nghị luận về câu tục ngữ, ca dao, tư tưởng, đạo lí
Nghĩa là gì? Vì sao? Làm gì?
Có 3 đoạn văn chính trong thân bài trả lời bộ câu hỏi.
- Đoạn giải thích: Trả lời câu hỏi: Nghĩa là gì?
Người viết phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, câu ca
dao ấy, giải thích ý nghĩa câu nói, ý kiến để tìm ra tư tưởng, đạo lí.
Cơng thức chung
Câu ca dao (tục ngữ) được xây dựng bằng những hình ảnh thế nào? Bằng
từ ngữ và cấu trúc câu ra sao? Hình ảnh, từ ngữ đó có ý nghĩa gì? Câu ca dao,
tục ngữ đó nghĩa là gì?
Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu tục ngữ được xây dựng bằng hai hình ảnh thật đơn giản mà rất ý
nghĩa: “ăn quả” và “trồng cây”. Khi ta ăn một trái ngon quả ngọt, hưởng hương
vị ngọt ngào của trái chín, ta khơng thể không nhớ đến người đã một nắng hai
sương, vất vả, vun xới chăm sóc cây trồng cho ta trái ngon, quả ngọt đó. Nhưng
Người thực hiện: Ngơ Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
14
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
“quả” ở đây không chỉ là trái mà quả còn là thành quả là tất cả những gì ta có
hơm nay. Bằng phép ẩn dụ, cha ông ta gửi gắm một ý nghĩa sâu xa hơn: khi
được hưởng điều gì tốt đẹp, phải nhớ cơng lao của người đã tạo ra nó.
- Đoạn bàn luận về tư tưởng, đạo lý
Lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Vấn đề nghị luận đó đúng hay sai? Vì sao?
- Muốn phát huy truyền thống đạo lý ấy ta phải làm như thế nào?
- Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề?
- Thái độ và hành động như thế nào cho đúng nhất?
- Thái độ của mình đối với những hành vi đi ngược lại với truyền thống
đạo lý?
Học sinh cứ lần lượt trả lời cách hiểu của mình về những câu hỏi trên là
các em sẽ có ý để dựng các đoạn văn cụ thể.
Đoạn văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống
Đối với dạng bài này, phần thân bài lại trình bày theo bố cục sau:
- Những biểu hiện của sự việc, hiện tượng.
- Nguyên nhân gây ra sự việc hiện tượng ấy.
- Các mặt lợi/hại, tốt/ xấu, đúng/ sai của vấn đề.
- Giải pháp.
Vậy thực chất của thân bài là tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết
một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì các em có thể dùng các cơng
thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý. Ý càng nhiều và càng dồi dào càng tốt,
sau đó có thể sử dụng tồn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung cho
bài văn.
Cơng thức: Gì – Nào – Sao – Do – Nguyên – Hậu
Gì: Cái gì? Là gì?
Nào: Thế nào? Như thế nào?
Sao: tại sao? Vì sao?
Do: Do đâu? Bởi đâu?
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
15
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Nguyên: Nguyên nhân nào?
Hậu: Hậu quả? Kết quả?
Các em sẽ đưa vấn đề đặt ra vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp bộ
câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì các em sẽ có hàng loạt ý để viết bài.
* Cơng thức đối với lập luận chứng minh: Mặt – Không – Giai – Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề (Vật chất / tinh thần; văn hóa / kinh tế; khó khăn
/ thuận lợi; ưu điểm / khuyết điểm…).
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị / nông thôn; trong nước /
ngồi nước; trong Nam / ngồi Bắc; miền xi / miền ngược…).
Giai: giai đoạn (giai đoạn trước / giai đoạn sau; giai đoạn trước 1945 / sau
1945 hoặc trước 1975 / sau 1975…).
Lứa: lứa tuổi (người trẻ / người già; thanh niên / thiếu niên…).
* Một số cách dựng đoạn thân bài
Sau khi dựa vào công thức, học sinh lập ý, lập dàn ý, từ đó ta triển khai ra
các đoạn văn hoàn chỉnh.
Cách triển khai đoạn văn dùng công thức:
Nào – Sao – Cảm
Nào: Thế nào? Như thế nào?
Sao: Tại sao? Vì sao? Do đâu?
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân?
Cứ như vậy các em sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại làm
thành thân bài.
Với loại bài nghị luận, học sinh dựa vào cách trình bày các đoạn văn theo
mơ hình: Quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích hoặc tổng -phân -hợp.
+ Cách trình bày diễn dịch
Trình tự đoạn văn diễn dịch
Câu 1: Nêu ý khái quát, đứng đầu đoạn văn (Câu chủ đề).
Các câu tiếp theo nêu ra các luận cứ (lý lẽ, dẫn chứng) làm rõ câu chủ đề.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
16
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Mơ hình đoạn diễn dịch
Câu 1 (câu chủ đề)
Câu 2
Câu 3
Câu 4 …
Ví dụ đoạn văn diễn dịch
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện game. Trước hết là
sự quản lí thiếu chặt chẽ của gia đình và chính quyền địa phương. Cuộc sống và
công việc ở thành phố khiến cho cha mẹ bận bịu khơng quản lí sát sao giờ giấc
của con cái, lại thêm vào đó sự nng chiều, cho con nhiều tiền tiêu xài tạo điều
kiện cho các bạn ấy ngồi lì ở quán game. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là
bản thân mỗi người đã không tự kiềm chế được bản thân mình. Thật đáng tiếc,
các bạn ấy đã khai thác không đúng thành quả của công nghệ thơng tin, biến trị
chơi điện tử từ có lợi thành có hại. Hiện nay, hiện tượng quá nhiều bạn trẻ
nghiện game đã đến mức báo động nhưng nó lại khơng phải là sự vi phạm pháp
luật nên thật khó mà khắc phục nếu mỗi người khơng tự quản lí lấy mình. Dù
nhà nước ta đã quy định các quán internet không mở cửa quá 22h đêm nhưng
thực tế rất nhiều hàng mở 24/24 giờ, nếu có bị phát hiện thì việc xử phạt cũng
rất nhẹ nhàng. Thật đáng lo ngại và khó xử lí.
+ Cách trình bày quy nạp
Trái với diễn dịch, quy nạp là đi từ chi tiết đến tổng quát, từ cái riêng đến
cái chung. Đoạn văn quy nạp mở đầu bằng một sự việc, một chi tiết cụ thể, sinh
động hơn vấn đề mà mình đang nghị luận.
Trình tự đoạn văn quy nạp
Các câu đầu nêu lên lý lẽ, dẫn chứng cụ thể.
Câu cuối đánh giá lại, rút ra ý khái quát.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
17
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Mơ hình đoạn quy nạp
Câu 1
Câu 2
Câu 3…
Câu 4 (câu chủ đề)
Ví dụ đoạn văn quy nạp
Khi chơi với những người bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, ta cũng theo họ
mà chăm chỉ học hành, nếu ta có ý định rủ bạn bỏ học đi chơi thì một người bạn
đàng hồng sẽ khơng nghe lời ta mà còn nhắc nhở ta phải lo học hành. Ngược
lại, chơi thân với những học trò lười học ham chơi, ta cũng rất dễ bị lôi kéo vào
lối sống coi việc chơi là quan trọng của bạn ấy. Người phương Tây có câu: “Hãy
cho tơi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào” quả
là khơng sai. Vì vậy, phải biết chọn bạn mà chơi.
Bài văn
Đoạn văn
Quy trình triển khai một bài văn (đoạn văn)
TỔNG
PHÂN
HỢP
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Mở đoạn
Thân đoạn
Diễn dịch
Kết đoạn
Quy nạp
* Nghị luận về thơ và truyện
- Ở loại văn bản này, tùy thuộc vào nghị luận về nhân vật trong truyện
ngắn hay bài thơ, phân tích theo cách cắt ngang tác phẩm hay bổ dọc tác phẩm
để có các cách dựng đoạn cho phù hợp.
- Nếu là phân tích nhân vật thì thường dựa vào văn bản hay truyện ngắn
xem nhân vật có những đặc điểm nào. Mỗi đặc điểm, học sinh dựng một đoạn
văn, thường đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn: Giới thiệu đặc điểm 1 sau đó lấy
những biểu hiện qua việc làm, suy nghĩ, lời nói của nhân vật để làm rõ đặc điểm.
Hết đặc điểm 1, chuyển sang đặc điểm 2 (phải có câu chuyển tiếp).
Người thực hiện: Ngơ Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
18
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
- Đề bài viết được phong phú, cách trình bày khơng rập khn, những học
sinh khá thay đổi cách dựng đoạn (khi dựng đoạn theo cách diễn dịch, khi quy
nạp, song hành hoặc Tổng - Phân - Hợp. Cũng có thể dựng đoạn theo phép phân
tích - tổng hợp. Đối với học sinh trung bình, yếu các em trình bày diễn dịch cho
dễ, rõ ràng từng đặc điểm.
- Nếu phân tích hay cảm nhận một cái hay, cái đẹp của bài thơ, đoạn thơ
thì thường hay khai thác nghệ thuật để khám phá nội dung.Tức là học sinh phân
tích được giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ.
Sau đây là những công thức hóa xây dựng các đoạn văn phân tích giá trị
biểu cảm của các biện pháp tu từ, giá trị biểu cảm của từ (từ đắt) trong câu thơ,
bài thơ; giá trị của từ láy….
* Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ
- Đặt từ trong câu thơ để xác định ngữ cảnh.
- Phần giải thích: xem từ đó là từ đơn hay từ ghép, từ láy.
Nếu là từ đơn, từ ghép: Có nghĩa đen, nghĩa bóng.
Nếu là từ láy: Có sắc thái từ về âm hoặc thanh.
- Giá trị biểu cảm: Tức là có giá trị tạo hình, gợi cảm.
Tạo hình: Hình ảnh hiện lên trong câu thơ, câu văn.
Gợi cảm: Tình cảm của tác giả → người đọc.
+ Từ láy tượng thanh
Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy và từ tượng thanh
“Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ láy và cũng là từ tượng thanh “Ầm ầm” đặt lên đầu câu thơ gợi tả âm
thanh ồn ào, dữ dội đổ xuống câu thơ, đổ xuống cảnh rộng lớn, rợn ngợp của
lầu Ngưng Bích. Âm thanh đó chẳng làm cho cảnh vật vui lên mà ngược lại cịn
khiến nó càng trở nên hoang vắng. “Tiếng sóng bao quanh ghế ngồi” của Kiều
Người thực hiện: Ngơ Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
19
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
như bủa vây lấy nàng, nhấn chìm nàng trong cơ đơn, mịn mỏi. Chỉ một âm
thanh thơi mà sao ta như thấy trong đó bao tai ương sắp ập xuống đời nàng.
Bài làm minh họa của học sinh
trong việc phân tích từ láy tượng thanh
+ Từ láy và từ tượng hình
Ví dụ: Phân tích câu thơ sau:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú”
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Từ láy “Lom khom” tả dáng vẻ con người ở Đèo Ngang, Trong ngút ngàn
cỏ cây, hình bóng vài chú tiều thật nhỏ bé. Đã nhỏ bé lại còn trong tư thế lom
khom kiếm củi khiến cho cảm giác ít ỏi càng tăng lên, vì thế mà cảnh vật càng
đậm nét hoang sơ.
* Phân tích điểm sáng nghệ thuật của từ
Người viết cần lưu ý: Dùng biện pháp so sánh, bằng cách liên tưởng với
những từ đồng nghĩa để làm nổi bật sắc thái ý nghĩa của từ.
Ví dụ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
20
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Cách phân tích:
Tại sao nhà thơ không dùng từ “nhớ” mà lại dung từ “tưởng” để diễn ta
tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích? Vì từ “nhớ” nhấn mạnh đến tình
cảm tha thiết muốn được găp, được thấy người yêu đang ở xa cách trong khi
Kiều đang trao thân cho người khác còn mặt mũi nào mà mơ ước gặp lại người
yêu. Như vậy, chỉ có là “tưởng” là thích hợp sử dụng hơn cả, chỉ một từ
“tưởng” ta có thể thấy hình ảnh Kim Trọng và đêm trăng thề nguyền đang hiển
hiện vẹn nguyên trong tâm trí của nàng.
* Khi phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ về từ.
- So sánh tu từ
Khi nói và viết, người ta thường lấy sự vật này đem so sánh với sự vật
khác, cốt làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn, sáng rõ hơn, có hình ảnh và
gây cảm xúc nhiều hơn.
Câu so sánh lúc nào cũng có dụng ý nghệ thuật và có hai vế: vế được so
sánh và vế so sánh. Giữa hai vế thường có từ so sánh: tựa, như, giống như, bằng.
Khi phân tích, chúng ta viết như sau: tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh
đem sự vật “A” so sánh với sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể
hơn, sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc.
Ví dụ:
“Mặt trời xuống biển như hịn lửa”
(Đồn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Phân tích giá trị biểu cảm (tạo hình + gợi cảm)
Cách sử dụng nghệ thuật so sánh của nhà thơ Huy Cận khá độc đáo vì
tác giả đem hình ảnh “Mặt trời xuống biển” so sánh với hình ảnh “hịn lửa” để
gợi nên phong cảnh buổi chiều trên biển thật sinh động, thật cụ thể. Đó là buổi
hồng hơn rực rỡ, kì vĩ từ đó gợi cho nhà thơ và cả người đọc một cảm xúc
ngây ngất trước vẻ đẹp của biển, của thiên nhiên Việt Nam.
* Ẩn dụ
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
21
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Người ta còn gọi là so sánh ngầm hay ví ngầm: Khi viết văn để cho sự
biểu hiện sâu sắc, kín đáo, người ta thường dùng những từ hay ngữ từ mà nghĩa
đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ vào sự so sánh ngầm.
- Khi phân tích chúng ta thường viết như sau: Tác giả sử dụng nghệ thuật
ẩn dụ thật độc đáo. Vì qua hình ảnh “A” với nghĩa đen, nhà thơ đã giúp người
đọc hình dung ra hình ảnh khác thật sâu sắc, kín đáo, đó là hình ảnh với nghĩa
bóng. Từ đó gợi cảm xúc cho người đọc.
- Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ của câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Hình ảnh “mặt trời trong lăng” được sử dụng là biện pháp tu từ ẩn dụ (hay
ví ngầm).
+ Nghĩa đen: mặt trời là vầng thái dương.
+ Nghĩa bóng: hình ảnh của Bác Hồ.
Phân tích giá trị biểu cảm (tạo hình + gợi cảm):
“Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ rất độc đáo. Qua hình ảnh
“mặt trời trong lăng” tác giả đã tạo nên một sự so sánh ngầm sâu sắc, làm cho
người đọc cảm nhận được công lao vĩ đại của Bác Hồ. Như vầng mặt trời đem
lại sự sống cho mn lồi, Bác Hồ đã đem lại độc lập, tự do, sự hồi sinh cho
dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ này đã gợi nên bao tình cảm vừa yêu mến, vừa khâm
phục vị lãnh tụ kính u của chúng ta”.
* Nhân hóa
Khi miêu tả, trần thuật để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho nó
những suy nghĩ, hành động, tình cảm như con người. Đó là phương pháp nhân
hóa.
Khi phân tích chúng ta thường hay viết: Cách sử dụng nghệ thuật nhân
hóa thật độc đáo vì tác giả đã gán hành động (tình cảm) của con người cho sự
vật để tả sinh động hình ảnh… từ đó gới cảm xúc.
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
22
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
Ví dụ:
“Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
(Đồn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Phân tích giá trị biểu cảm (tạo hình + gợi cảm): Câu thơ đã sử dụng biện
pháp nhân hóa khá độc đáo vì tác giả đã gán hành động “cài then” của con người
cho sóng và gán hành động “sập cửa” của con người cho màn đêm để miêu tả
thật sinh động hình ảnh về cảnh đêm tối bắt đầu lan dần trên mặt biển. Phép
nhân hóa đã khiến cho vũ trụ vốn bao la rộng lớn bỗng trở nên gần gũi, ấm áp và
biển cả như một ngôi nhà của ngư dân, ngơi nhà đó cịn hịn lửa mặt trời sưởi
ấm, có màn đêm là cánh cửa, có sóng biển là then cài.Với nhân hóa này, vũ trụ
đang dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi thật yên ả.
2.2.3. Cách dựng đoạn kết bài
* Đối với dạng nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích, nghị luận
về một vấn đề tư tưởng đạo lý, một sự việc, hiện tượng xã hội
Cơng thức:
Tóm – Rút – Phấn
Tóm: Tóm tắt lại vấn đề.
Rút: Rút ra kết luận gì?
Phấn: Hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân?
Ví dụ: Suy nghĩ về hiện tượng ơ nhiễm mơi trường hiện nay.
Các em có thể làm kết bài sau:
Tóm lại trong thời gian gần đây, con người đang phải trực tiếp đón nhận
những trừng phạt của thiên nhiên do tình trạng ơ nhiễm mơi trường sống.
(TĨM) Mối quan hệ vốn khăng khít, hữu cơ giữa con người với thiên nhiên đã
trở nên tồi tệ tới mức phải báo động. (RÚT) Và nhiệm vụ của tất cả các quốc
gia, tất cả mọi người trên hành tinh này là phải chặn đứng và đẩy lùi tình trạng
ơ nhiễm mơi trường, sao cho ngơi nhà chung được an tồn, xanh, sạch, đẹp.
(PHẤN).
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
23
“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt văn nghị luận ở bộ môn Ngữ văn
tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai”
* Đối với nghị luận văn chương
Kết bài nghị luận văn chương cũng thường gồm ba phần như các bài nghị
luận khác:
a. Khẳng định giá trị vấn đề.
b. Mở rộng nâng cao vấn đề.
c. Phát biểu cảm nghĩ.
(Nếu đề có yêu cầu phát biểu cảm nghĩ thì phần này phải làm ở thân bài)
Nhưng cần cụ thể như sau:
a. Khẳng định giá trị của tác phẩm, tác giả trong hoàn cảnh sáng tác, (Nếu
là đoạn trích thì khẳng định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm). Khẳng định vị
trí của tác phẩm trong nền văn học nước nhà.
b. Đề cập đến một vấn đề lớn hơn, có liên quan đến chủ đề của tác phẩm,
đặt tác phẩm vào một dòng văn học hay, một giai đoạn văn học.
Cho biết phần nào, ý nào, nhân vật nào gây xúc động nhất? Thái độ sống
nên có?
Ví dụ: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Đồn thuyền đánh cá của Huy Cận
Hai khổ thơ đầu là lời ca ngợi vẻ đẹp của biển cả, công việc của ngư dân
bằng những hình ảnh sáng tạo, bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng tự hào.
Hai khổ thơ đã mở đầu cho khúc tráng ca lao động vang lên suốt bài thơ.
Những cảm nhận mới mẻ của tác giả đã khiến ta thêm yêu vẻ đẹp của thiên
nhiên đất nước, của những con người lao động bình dị.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đối với học sinh
Khi dạy theo cách dạy trên, tôi cùng các đồng nghiệp trong tổ chuyên
môn thấy rõ chất lượng nâng cao hơn. Thành cơng đầu tiên là học sinh khơng
cịn ngại viết bài văn nghị luận nữa, các em hứng thú làm bài và đã có kĩ năng
viết các kiểu đoạn văn, các phần của bài làm văn một cách mạch lạc, có thể ngắn
dài, sinh động khác nhau nhưng đều đúng kiểu văn bản, trình bày ý nào rõ ý đó,
Người thực hiện: Ngô Thị Lệ Thu – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
24