Trường THCS Lao Bảo – Sáng kiến kinh nghiệm
*******************************************************************
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT VĂN NGHỊ LUẬN TRONG
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 7
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SKKN :
Trong quá trình lĩmh hội và truyền đạt tri thức thức chương trình Ngữ văn nói
chung và bậc THCS nói riêng, phân môn tập làm văn đóng vai trò rất quan trọng
trong việc cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết,… để hiểu khái quát về các loại văn bản và bố cục chung của nó.
Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động tích hợp tri thức: văn bản, tiếng
Việt vào việc tạo lập văn bản mới.
Chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: Xây dựng bài qua thực
hành, thực hành nhận biết và thực hành qua văn bản. Do đó điểm mới và khó trong
chương trình Ngữ văn là phương pháp dạy thực hành. Cụ thể và quan trọng nhất là
rèn luyện kĩ năng viết một bài văn đúng, đủ, hay và có sức thuyết phục. Đối với
chương trình ngữ văn 7, văn nghị luận là một thể văn mới hơn khó hơn so với
chương trình cũ và với trình độ tiếp thu, khả năng nhận biết và diễn đạt của các em
nằm ở lứa tuổi 13, 14 do đó còn nhiều hạn chế. Nếu những em có khả năng tư duy
trừu tượng tốt, biết trình bày một quan điểm, thái độ đúng trước một vấn đề, có chủ
kiến rõ ràng thì sẽ không thấy khó. Còn những em quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít
năng lực suy luận, ít có bản lĩnh, ít có chủ kiến đối với mọi việc thì sẽ cảm thấy khó.
Thực trạng học sinh hiện nay, cho thấy kĩ năng viết còn hạn chế nhất là việc trình
bày lại những suy nghĩ của mình trước một vấn đề nào đó. Để giúp các em tiếp thu
đỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các em có sự hứng thú trong học tập gặt hái được
những kết quả nhất định để bước sang học chương trình ngữ văn lớp 8, 9 có thể
tránh bớt phần bỡ ngỡ và có điều kiện nâng cao kiến thức trong quá trình học tập vì
vậy bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài, SKKN:
"PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT VĂN NGHỊ LUẬN TRONG
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 7 ".
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Do điều kiện và thời gian nên SKKN của tôi chỉ gói gọn ở đối tượng
học sinh lớp7 cụ thể là lớp7E, G của trường THCS Lao Bảo Hướng Hoá –
Quảng trị.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chương trình THCS ban hành năm 2002, phần nội dung chương trình
quy định văn nghị luận chỉ được học từ tiết 74 ở lớp 7 .Chính vì thế trong
sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến nội dung văn nghị luận trong
SGK văn 7 tập II. Cụ thể là từ tháng 01 đến 05 tức là bắt đầu của học kì II.
PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. Cơ sở lí luận:
******************************************************************
*
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường THCS Lao Bảo – Sáng kiến kinh nghiệm
*******************************************************************
Chúng ta phải nhận thức rằng văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản rất
quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt, suy
luận của các em giúp các em có những quan điểm đúng đắn, tư duy sâu sắc trước
đời sống. Có thể khẳng định rằng kiểu văn nghị luận khó có thể hình thành tư duy tư
tưởng mạch lạc, tư duy sáng tạo, ý nghĩa sâu sắc trong đời sống.
Một em học sinh có năng lực nghị luận tốt thì sẽ có khả năng biểu đạt, phán đoán
chính xác sự việc, sẽ tạo ra một điều kiện thuận lợi để thành đạt trong cuộc sống.
Do đó muốn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh làm văn nghị luận tốt, giáo viên
phải giúp học sinh nắm vững khái niệm, có quan điểm rõ ràng khi nói đến một việc,
đồng thời giúp các em biết tư duy lô-gích, sử dụng thành thạo các thao tác: phân
tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, so sánh, suy lý...
Cần phải giúp các em biết văn nghị luận phải có luận điểm, có lý lẽ, có dẫn chứng
(từ thực tế văn, thơ) và có phương pháp lập luận chặt chẽ để nối kết các vấn đề,
quan điểm nhỏ cùng một luận cứ để giải quyết vấn đề nào đó và đề ra lập luận lớn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng giữa giảng dạy phương
pháp truyền thống hay phương pháp mới một cách riêng biệt thì nó khó đem lại kết
quả cao, bài giảng vì thế có phần cứng nhắc, vì vậy khi giảng dạy bản thân tôi phải
kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp mới trong cùng một tiết dạy để
tránh sự cứng nhắc. Vì thế trong những năm giảng dạy chương trình Tập làm văn cũ
và chương trình mới đặc biệt là lớp 7 tôi đã đúc kết được một số phương pháp mới
có liên quan đến việc giảng dạy phân môn Tập làm văn phần văn nghị luận, trong
chương trình Tập làm văn lớp 7 .
III. Nội dung
Trong quá trình dạy phần lí thuyết của văn nghị luận, bản thân tôi rút ra dàn bài
chung của các bài lí thuyết về văn nghị luận như sau:
a. Khái niệm:
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có quan điểm rõ
ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Ví dụ: trích trong văn bản: “Chống nạn thất học”.
Quốc dân Việt Nam!
Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế
mở trường học, chúng không muốn cho dân ta học chữ để lừa dối dân ta và bóc lột
dân ta.
Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95%, nghĩa là hầu hết
người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải
thực hiện cấp tổc trong lúc này, là nâng cao dân trí [..]
******************************************************************
*
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường THCS Lao Bảo – Sáng kiến kinh nghiệm
*******************************************************************
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình,
phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức
vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào
truyền bá chữ Quốc ngữ, giúp đồng bào thất học.
Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo,
em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không
biết thì chủ nhà bảo…
Phụ nữ lại càng phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố
gắng để kịp nam giới, để xứng đáng là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và
ứng cử.
Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.
Chủ tịch
Chính phủ nhân dân lâm thời
HỒ CHÍ MINH
b. Đặc điểm văn nghị luận: Có 3 đặc điểm:
- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn. Là linh hồn của
bài viết, nó thống nhất các đoạn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân
thực, đáp úng nhu cầu thực tế à thuyết phục.
- Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân
thật, đúng, tiêu biểu àthuyết phục.
- Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở
vữngchắc cho luận điểm.
Chặt chẽ, hợp lí à thuyết phục.
Ví dụ: Trong văn bản: “Chống nạn thất học”
Trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để
làm gì? Chống nạn thất học bằng cách nào?
àTác giả tuân theo thứ tự nguyên nhân- kết quả chặt chẽ
Tu©n theo thø tù nguyªn nh©n, hÖ qu¶
Hoặc trong việc ra đề:
* So sánh cách ra đề cũ và cách ra đề mới:
Cách ra đề cũ Cách ra đề mới
- Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn
sống theo đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” . Em hãy chứng minh để
làm sáng tỏ ý kiến trên?
- Hưởng ứng phong trào Hội khoẻ
Phù Đổng , trường em có tổ chức một
số hoạt động thể dục, thể thao. Em dự
định tham gia môn gì? Hãy giải thích
Hãy giải thích hoặc chứng minh:
- Thất bại là mẹ thành công.
- Hãy biết quí thời gian.
- Có chí thì nên.
- Ăn quả nhớ kẻ trông cây.
******************************************************************
*
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường THCS Lao Bảo – Sáng kiến kinh nghiệm
*******************************************************************
vì sao em lại tham gia môn thể thao
đó?
* Giáo viên phân tích thêm: Trước đây ra đề có dùng cụm từ"Hãy chứng minh, hãy
giải thích". Nay có thể không sử dụng những cụm từ trên. Như vậy các em có thể sử
dụng nhiều thao tác làm bài. Các em có thể đưa ra ý kiến tranh luận để ca ngợi, để
phê phán, phân tích hoặc khuyên nhủ. Tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần nghị luận
để tránh khỏi lạc đề, xa đề. Vấn đề của đề bài mang ính chất trung tính, chưa thể
hiện rõ tư tưởng, quan điểm của người viết. Cách ra đề như vậy để các em bày tỏ
quan điểm, tư tưởng của mình một cách dễ dàng hơn. Cách ra đề như vậy gần gũi
cuộc sống để các em dễ dàng trong việc xác lập luận cứ).
Sau đó, các em tìm ra cách lập luận cho luận điểm. Có nhiều cách nhưng các em
mới học đến phần lí thuyết chung của bài văn nghị luận. Giáo viên giúp các em lập
dàn bài cho bài nghị luận.
Hướng dẫn các em lập dàn ý cho đề bài sau:
" Chớ nên tự phụ"
1. Xác lập luận điểm : (Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo đề)
Đề bài Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối
với thói tự phụ. Em có tán thành ý kiến đó không? Nếu tán thành thì coi đó là luận
điểm của mình và lập luận cho đề đó. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận
điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hoá luận điểm phụ.
2. Tìm luận cứ:
Ta đặt các câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại
như thế nào? Tự phụ có hại cho ai? Hãy liệt kênhững điều có hại do tự phụ và chọn
các lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người.
3. Xây dựng lập luận: ( Giáo viên giúp các em cách lập luận)
Nên bắt đầu lời khuyên Chớ nên tự phụ từ chỗ nào? Dẫn dắt ngưới đọc đi tỳư
đâu tớiđâu? Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự
đánh giá rất cao và coi thường người khác không? Hay bắt đầu bằng cách định nghĩa
tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó? Hãy xây dựng trật tự lập luận để giải quýêt đề
bài.
Sau khi các em biết làm một bài nghị luận chung, giáo viên giúp các em phân biệt
hai dạng:
- Lập luận chứng minh.
- Lập luận giải thích.
* So sánh hai kiểu lập luận trên:
+ Giống nhau:
- Đều là văn nghị luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người
đọc, người nghe.
+ Khác nhau :
Chứng minh Giải thích
Dùng những lí lẽ, dẫn chứng Bằng cách nêu khái niệm các từ khó, kể các biểu
******************************************************************
*
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường THCS Lao Bảo – Sáng kiến kinh nghiệm
*******************************************************************
chân thật để chứng tỏ luận
điểm mới.
Dẫn chứng là chủ yếu.
hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác,
chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nêu nguyên nhân, hậu quả,
cách đề phòng hoặc noi theo.
Lí lẽ là chủ yếu.
Giáo viên ra một đề nhưng hướng dẫn học sinh làm theo hai cách lập luận trên.
Ví dụ: “ Ăn quả nhớ kẻ trông cây”
Hướng dẫn học sinh thực hành tìm ý theo phương pháp chứng minh như sau:
Giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi như sau nhằm hướng học sinh tìm đến nội
dung bài:
*Mở bài: Xác định luận điểm chính: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành
quả cho ta hưởng thụ.
* Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm trên là đúng.
- Con cháu kính yêu và biết ơn ông bà, tổ tiên .
- Các lễ hội văn hoá...
- Truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên.
- Tôn sùng và nhớ ơn các anh huìng liệt sĩ.
- Toàn dân biết ơn Đảng và Bác Hồ.
- Học trò biết ơn thầy cô giáo.
- Dẫn chứng : Muốn sang thì bắc cầu Kiều...
Không thầy đố mày làm nên...
+ Học trò Chu Văn An dám lấy cái chết để cứu nước và trả ơn thầy (truyện đầm
mực)
+ Rất nhiều học sinh của thầy Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (Phan
Thiết) theo gương thầy đi làm Cách mạng.
*. Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Cảm nghĩ của em..
Cũng với đề tài này, giáo viên giúp các em tìm ý cho bài văn nghị luận giải
thích như sau:
*M ở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
* Thân bài Triển khai việc giải thích
- Nghĩa đen: + Ăn quả là gì ?
+ Nhớ là gì ?
+ Kẻ trồng cây là gì ?
+ Mối quan hệ gữa quả và kẻ trồng cây.
+ Lời khuyên với người ăn hay người trồng ?
- Nghĩa bóng : + ở nghĩa đen m, câu tục ngữ nói một vấn đề tấ dễ nhận thức
trong thực ttế cuộc sống. Nói vậy để làm gì ? Có ý nghĩa thực tế như thế
nào ?
- Có thể lập luận một sốm luận điểm :
+Lòng biết ơn là gì ?
+ Tại sao khi hưởng thành quả người khác ta phải biết ơn ? .../.
*. Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
******************************************************************
*
Nguyễn Thị Tuyết Nhung