Tải bản đầy đủ (.pdf) (496 trang)

Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư (Tập II): Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 496 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:

TS. VÕ VĂN BÉ
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ĐINH ÁI MINH
TRẦN TRUNG THÀNH TRẦN
PHAN BÍCH LIỄU

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:

LÊ THỊ HÀ LAN
NGUYỄN THU THẢO
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
ÁI MINH
VIỆT HÀ









5

[CHƯƠNG VIII]

ƠNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI
VỀ ĐỊA TƠ (NGỒI ĐỀ)1
[1) SỐ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THỪA RA TRONG NÔNG NGHIỆP.
TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, NÔNG NGHIỆP
PHÁT TRIỂN CHẬM HƠN SO VỚI CÔNG NGHIỆP]

[X - 445] Herr Rodbertus. Dritter Brief an von Kirchmann von
Rodbertus: Widerlegung der Ricardoschen Lehre von der Grundrente
and Begründung einer neuen Rententheorie. Berlin, 1851.
Trước hết, cần nêu ra nhận xét sau đây. Khi chúng ta nói rằng
tiền cơng tất yếu bằng 10 giờ thì đơn giản hơn hết là giải thích điều
đó như sau: nếu tính trung bình, lao động trong thời gian 10 giờ
(nghĩa là số tiền ngang với 10 giờ) cho phép người cơng nhân làm
cơng nhật trong nơng nghiệp có thể mua được tất cả các tư liệu
sinh hoạt cần thiết cho họ - sản phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp,
v.v., thì đó là tiền cơng trung bình của lao động khơng có chun
mơn. Do đó, đây là nói đến giá trị của sản phẩm hàng ngày của
người công nhân mà anh ta phải được hưởng. Thoạt tiên, giá trị ấy
tồn tại dưới hình thức hàng hóa mà anh ta sản xuất ra, tức là dưới
hình thức một số lượng nhất định của hàng hóa ấy - số lượng này,
sau khi trừ đi bộ phận do chính bản thân anh ta đã tiêu dùng trong
số hàng hóa ấy (nếu anh ta tiêu dùng thứ hàng hóa đó), anh ta có
thể dùng để đổi lấy những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho anh ta.
Như thế là ở đây khơng phải chỉ có cái giá trị sử dụng

do chính anh ta sản xuất ra mới có ý nghĩa đối với số “thu nhập”


6

[CHƯƠNG VIII]

cần thiết của anh ta, mà cả công nghiệp, nơng nghiệp, v.v., cũng
đều có ý nghĩa đối với thu nhập đó. Nhưng điều đó đã được chứa
đựng trong bản thân khái niệm hàng hóa rồi. Người cơng nhân
sản xuất ra hàng hóa, chứ khơng phải chỉ sản xuất ra sản phẩm.
Vì thế cho nên về điều này khơng cần phải bàn nhiều.
Trước hết, ông Rốt-béc-tút nghiên cứu xem trong một nước mà
việc chiếm hữu ruộng đất và chiếm hữu tư bản khơng tách rời nhau thì
sự việc diễn ra như thế nào, và ở đây ông ta đi tới một kết luận quan
trọng là địa tô (ông ta hiểu địa tơ là tồn bộ giá trị thặng dư) chỉ ngang
với số lao động không được trả công, hoặc ngang với khối lượng sản
phẩm thể hiện lao động không được trả cơng đó.
Trước hết cần phải nhận xét rằng, Rốt-béc-tút chỉ muốn nói đến
việc tăng giá trị thặng dư tương đối, tức là chỉ nói đến việc tăng giá trị
thặng dư do năng suất lao động đã tăng lên quyết định, chứ khơng
phải nói đến việc tăng giá trị thặng dư do kéo dài bản thân ngày lao
động. Dĩ nhiên, theo một ý nghĩa nhất định thì bất cứ một giá trị thặng
dư tuyệt đối nào cũng là tương đối. Lao động phải có một năng suất
đủ để cho người cơng nhân khơng phải bỏ tồn bộ thì giờ của mình
vào việc duy trì sự sinh sống của bản thân. Nhưng sự khác nhau chính
là bắt đầu từ đây. Vả lại, nếu như lúc đầu lao động có năng suất rất thấp,
thì các nhu cầu cũng đơn giản đến cực độ (như ở người nơ lệ), cịn bản
thân người chủ thì sống cũng chẳng hơn gì người đầy tớ bao nhiêu. Năng
suất lao động tương đối cần thiết để cho kẻ ăn bám vơ vét lợi nhuận có

thể xuất hiện được, thì cịn rất thấp. Và nếu chúng ta thấy có một mức
lợi nhuận cao ở những nơi nào mà năng suất lao động cịn rất thấp, ở
những nơi khơng áp dụng máy móc, phân cơng lao động, v.v., thì điều
ấy chỉ giải thích được bằng những tình hình như sau: hoặc là - như điều
đó đã diễn ra ở Ấn Độ - nhu cầu của người công nhân thấp một cách
tuyệt đối và bản thân anh ta bị đàn áp đến mức anh ta còn tụt xuống quá
dưới mức những nhu cầu tồi tệ ấy, và mặt khác, năng suất lao động


TRANG ĐẦU CỦA PHẦN II TRONG BẢN THẢO CỦA C. MÁC
“CÁC HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ”
(TRANG 445 TRONG QUYỂN VỞ SỐ X CỦA BẢN THẢO
NĂM 1861 - 1863)


8

[CHƯƠNG VIII]

thấp cũng đồng thời với quy mô nhỏ bé của tư bản cố định so với bộ phận
tư bản chi phí vào tiền cơng, hay là đồng nhất với quy mơ to lớn của bộ
phận tư bản chi phí cho lao động so với tồn bộ tư bản thì cũng thế, - hoặc
là thời gian lao động bị kéo dài quá độ. Tình hình này xảy ra ở những nước
(như ở Áo và một số nước khác chẳng hạn), trong đó phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã tồn tại rồi nhưng lại phải cạnh tranh với những nước đã
đạt tới một trình độ phát triển cao hơn nhiều. Ở đây tiền cơng có thể rất
thấp, một phần vì nhu cầu của người cơng nhân ít phát triển hơn, một phần
vì các sản phẩm nơng nghiệp bị bán với một giá rẻ hơn hay có một giá trị
bằng tiền thấp hơn, thì đối với nhà tư bản điều đó cũng có nghĩa thế thơi.
Trong điều kiện năng suất lao động thấp thì lượng sản phẩm dùng để trả

cơng cho công nhân và được sản xuất ra trong thời gian 10 giờ lao động tất
yếu chẳng hạn, cũng rất ít. Nhưng nếu đáng lẽ làm việc 12 giờ anh ta lại
làm việc 17 giờ, thì điều đó có thể bù đắp chỗ năng suất lao động thấp [cho
nhà tư bản]. Nói chung, khơng nên quan niệm rằng do chỗ trong một nước
nào đó, giá trị tương đối của lao động giảm xuống theo sự phát triển của
năng suất lao động trong nước đó, nên trong các nước khác nhau tiền công
tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Sự việc chính là ngược lại. Một nước
càng có năng suất cao hơn so với nước khác trên thị trường thế giới, thì
trong nước đó tiền cơng càng cao hơn so với các nước khác. Ở nước Anh,
không những tiền công danh nghĩa, mà cả tiền công thực tế nữa, cũng cao
hơn ở lục địa. Người công nhân ăn nhiều thịt hơn, thỏa mãn một số nhu cầu
lớn hơn. Tuy nhiên điều đó chỉ có hiệu lực đối với cơng nhân công nghiệp
chứ không phải đối với công nhân nông nghiệp. Nhưng tiền công ở Anh
không phải cao hơn theo mức độ mà năng suất của công nhân Anh vượt quá
năng suất của cơng nhân các nước khác.
Địa tơ nói chung (tức là hình thái hiện đại của quyền sở hữu
ruộng đất) - bản thân sự tồn tại của địa tô, chứ chưa nói đến sự
khác nhau của địa tơ, do sự khác nhau về độ phì của các khoảnh


ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

9

đất quyết định, - cũng đã có thể có được vì tiền cơng trung bình của
cơng nhân nơng nghiệp thấp hơn tiền cơng trung bình của cơng nhân
cơng nghiệp. Vì ở đây, lúc đầu là theo truyền thống (vì người thuê
ruộng đất thời cổ biến thành nhà tư bản trước khi các nhà tư bản biến
thành những người thuê ruộng đất), nhà tư bản ngay từ đầu đã đem
một phần thu nhập của mình nộp cho người chủ ruộng đất, cho nên y

đã tự thưởng cho mình bằng cách hạ thấp tiền cơng xuống dưới mức
của nó. Do chỗ cơng nhân bỏ làng đi nên tiền công đã phải tăng lên và
thực tế nó đã tăng lên. Nhưng áp lực loại đó vừa mới bắt đầu tác động
thì người ta liền sử dụng các máy móc, v.v., và ở nơng thơn lại có tình
hình nhân khẩu thừa (tương đối) (ví dụ như ở nước Anh). Giá trị thặng
dư có thể tăng lên mà không phải kéo dài thời gian lao động và cũng
không phải tăng sức sản xuất của lao động, mà chính là bằng cách hạ
thấp tiền công xuống dưới mức cổ truyền của nó. Và điều này đã thực
sự xảy ra ở khắp những nơi mà sản xuất nông nghiệp được tiến hành
theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Ở nơi nào mà người ta khơng thể
đạt được điều đó bằng máy móc thì người ta sẽ đạt được bằng cách
biến ruộng đất cày cấy thành đồng cỏ chăn cừu. Vì thế, ở đây đã có
sẵn cái khả năng [446] có địa tơ, bởi vì tiền cơng của cơng nhân nơng
nghiệp thực tế khơng bằng tiền cơng trung bình. Khả năng tồn tại ấy
của địa tơ hồn tồn khơng phụ thuộc vào giá cả sản phẩm, là cái
được giả định ngang với giá trị của nó.
Cách thứ hai tăng địa tơ - tức là thu địa tô nhờ một số lượng sản phẩm
nhiều hơn, được bán cũng theo một giá ấy, - thì Ri-các-đơ cũng đã biết rồi,
nhưng ơng ta khơng tính tới cách đó, bởi vì ơng ta tính tốn địa tơ theo qc-tơ
chứ khơng phải theo a-cơ-rơ. Ơng ta sẽ khơng nói rằng địa tơ đó tăng lên vì 20
quác-tơ với giá 2 si-linh một quác-tơ thì nhiều hơn là 10 quác-tơ với giá 2
si-linh một quác-tơ hay là 10 quác-tơ với giá 3 si-linh một quác-tơ (theo cách
đó địa tơ có thể tăng lên ngay cả trong trường hợp giá cả giảm xuống).


10

[CHƯƠNG VIII]

Vả lại, dù có giải thích bản thân địa tơ như thế nào đi nữa, thì ở

địa tơ vẫn cịn có sự khác nhau lớn so với cơng nghiệp là: trong cơng
nghiệp, có được giá trị thặng dư thặng ra là nhờ vào việc sản xuất ra
sản phẩm rẻ hơn, cịn trong nơng nghiệp thì lại nhờ vào việc sản xuất
đắt hơn. Nếu giá cả trung bình của một pao sợi là 2 si-linh, nhưng tơi
có thể sản xuất nó với giá 1 si-linh một pao, thì muốn giành được thị
trường, tất nhiên tơi sẽ phải bán nó với giá 11/2 si-linh, hay ít ra cũng
với một giá thấp hơn 2 si-linh một chút. Điều đó thậm chí cịn là một
điều tuyệt đối cần thiết. Bởi vì việc sản xuất rẻ hơn giả thiết phải sản
xuất với một quy mơ lớn hơn. Như vậy, tơi gây nên tình trạng thị
trường bị tràn ngập hàng hóa so với trước. Tơi cần phải bán ra nhiều
hơn trước kia. Nếu tôi chỉ phải bỏ ra cho mỗi pao sợi một si-linh
thơi, thì đó chính là vì tơi đã sản xuất ra 10.000 pao chẳng hạn, chứ
không phải 8.000 pao như trước. Sở dĩ có được tình trạng rẻ hơn thì
đó chỉ là vì tư bản cố định được phân phối cho 10.000 pao. Nếu như
tơi chỉ bán có 8.000 pao thơi thì sự hao mịn máy móc sẽ tăng giá
mỗi pao lên một phần năm, hay 20%. Vì thế, để có thể bán được 10.000
pao, tôi sẽ bán sợi của tôi với giá dưới hai si-linh [1 1/2 si-linh chẳng
hạn]. Như thế, tôi vẫn nhận được một lợi nhuận siêu ngạch
là 1/2 si-linh, tức là 50% giá trị sản phẩm của tôi, giá trị đó bằng một
si-linh và đã bao gồm cả lợi nhuận thơng thường rồi. Dầu sao
thì bằng cách ấy tôi cũng đã làm hạ giá cả thị trường và kết quả là,
nói chung, người tiêu thụ nhận được sản phẩm với một giá rẻ hơn.
Cịn trong nơng nghiệp thì trong trường hợp tương tự, tôi bán với giá 2
si-linh, bởi vì nếu như ruộng đất phì nhiêu của tơi có đủ thì ruộng đất
kém phì nhiêu hơn sẽ khơng được canh tác. Nếu như số lượng ruộng
đất phì nhiêu, hay là độ phì của ruộng đất xấu nhất, tăng lên tới mức
tơi có thể thỏa thuận được số cầu, thì tồn bộ câu chuyện đó sẽ chấm
dứt. Ri-các-đơ khơng những khơng phủ nhận mà cịn nhấn mạnh luận
điểm đó một cách hết sức rõ ràng.
Như thế, dù chúng ta có nhìn nhận rằng, sự khác nhau về độ



ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

11

phì của đất khơng phải giải thích bản thân địa tơ mà chỉ giải thích
sự khác nhau của các địa tơ, thì quy luật cho rằng, nếu như trong
ngành công nghiệp người ta thu được lợi nhuận siêu ngạch thì
thơng thường đó là vì sản phẩm rẻ đi, cịn trong nơng nghiệp thì đại
lượng tương đối của địa tô xuất hiện không phải chỉ do việc đắt lên
một cách tương đối (nâng giá cả sản phẩm của ruộng đất phì nhiêu
lên cao hơn giá trị của nó), mà cịn do sản phẩm rẻ được bán theo
những chi phí sản xuất của sản phẩm đắt hơn, - quy luật ấy vẫn cịn
có hiệu lực. Nhưng, cũng như tơi đã chỉ rõ (Pru-đơng)², - đó chỉ là
quy luật cạnh tranh, xuất phát không phải từ “ruộng đất”, mà chính
là từ bản thân nền “sản xuất tư bản chủ nghĩa”.
Hơn nữa, có thể là Ri-các-đơ cịn có lý ở một điểm khác nữa, chỉ có
một điều là theo thói quen của các nhà kinh tế chính trị, ông ta đã biến
một hiện tượng lịch sử thành một quy luật vĩnh cửu. Hiện tượng lịch sử
ấy là, ngược lại với nông nghiệp, công nghiệp (ngành sản xuất tư sản
chính cống) phát triển tương đối nhanh hơn. Nơng nghiệp cũng trở
thành có năng suất hơn nhưng khơng phải với mức độ như công nghiệp.
Ở nơi nào mà năng suất cơng nghiệp tăng lên 10 lần thì năng suất nơng
nghiệp có thể chỉ tăng lên 2 lần. Vì thế cho nên nông nghiệp tương đối
kém năng suất hơn, mặc dù là năng suất của nó có tăng lên một cách
tuyệt đối. Điều đó chỉ xác minh sự phát triển kỳ dị đến cao độ của nền
sản xuất tư sản và những mâu thuẫn cố hữu của nó. Nhưng cũng khơng
phải vì điều đó mà luận điểm cho rằng nơng nghiệp trở thành tương đối
kém năng suất hơn, nghĩa là so với sản phẩm cơng nghiệp thì giá trị của

sản phẩm nơng nghiệp – và cùng với nó là địa tơ - tăng lên, sẽ khơng
cịn đúng nữa. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì lao
động nơng nghiệp càng trở nên có năng suất tương đối kém hơn là lao
động cơng nghiệp, điều đó chỉ có nghĩa là năng suất nông nghiệp phát
triển không phải với một tốc độ, với một mức độ như vậy mà thôi.


12

[CHƯƠNG VIII]

Chúng ta giả thiết rằng tỷ lệ của ngành sản xuất A so với ngành B
bằng 1:1. Vì rằng lúc đầu nơng nghiệp có năng suất hơn, bởi vì ở đây
tham gia vào sản xuất có máy móc do chính thiên nhiên tạo ra, chứ
khơng phải chỉ có những lực lượng của thiên nhiên mà thôi; ở đây từng
người lao động ngay từ đầu đã dùng máy móc đó để làm việc. Vì vậy,
trong thời Cổ và thời Trung cổ, sản phẩm nông nghiệp tương đối rẻ hơn
nhiều so với sản phẩm cơng nghiệp điều đó đã thể hiện ra một cách rõ ràng
(xem U-ê-đơ)³ trong tỷ lệ tham gia của hai loại sản phẩm đó vào tiền cơng
trung bình.
Cứ cho rằng tỷ lệ 1:1 đồng thời cũng nói lên năng suất của hai
ngành sản xuất ấy. Nếu bây giờ ngành A = 10, tức là đã tăng năng suất
của nó lên gấp 10 lần, trong khi ngành B = 3, tức là chỉ tăng năng suất lên
gấp 3, thì tỷ lệ của hai ngành sản xuất trước kia là 1 so với 1 sẽ là 10 so
với 3, hay là 1 so với 3 10. Năng suất của ngành B đã giảm đi một cách
tương đối là 7 10, mặc dù nó có tăng lên gấp ba một cách tuyệt đối. Đối
với địa tơ cao nhất thì điều đó - so với cơng nghiệp - cũng có hiệu lực
như thể là địa tô cao nhất đã tăng lên, vì đất đai xấu nhất đã kém phì
nhiêu hơn trước mất 7 10.
Thực ra, từ đó quyết khơng nên rút ra kết luận như Ri-các-đô đã

nghĩ, cho rằng tỷ suất lợi nhuận giảm xuống là vì tiền cơng đã tăng lên
do sản phẩm nông nghiệp trở nên tương đối đắt đỏ hơn [447], - bởi vì
tiền cơng trung bình khơng phải do giá trị tương đối mà là do gia trị
tuyệt đối của các sản phẩm đã gia nhập vào tiền cơng đó quyết định.
Nhưng từ đó, thực ra nên rút ra kết luận cho rằng, tỷ suất lợi nhuận
(nói cho đúng ra là tỷ suất giá trị thặng dư) đã tăng lên không theo
cùng với mức độ mà sức sản xuất của công nghiệp chế biến đã tăng
lên, và nguyên nhân của điều đó là năng suất tương đối thấp hơn của
nông nghiệp (chứ không phải của đất đai). Và điều đó hồn tồn chẳng
có gì để nghi ngờ nữa. Thời gian lao động cần thiết giảm đi không
đáng kể so với sự tiến bộ của công nghiệp. Điều đó thể hiện ra trong
việc những nước như nước Nga, v.v., đã có thể đánh bại nước


ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

13

Anh trên thị trường nông sản phẩm. Trong vấn đề này, giá trị thấp hơn
của tiền trong các nước giàu có hơn (tức là chi phí sản xuất ra tiền
tương đối khơng đáng kể đối với các nước giàu có hơn) khơng đóng
một vai trị gì cả. Bởi vì vấn đề chính là ở chỗ: tại sao trong sự cạnh
tranh giữa các nước giàu có hơn và các nước nghèo hơn, tình hình đó lại
khơng ảnh hưởng đến sản phẩm cơng nghiệp mà chỉ ảnh hưởng đến sản
phẩm nông nghiệp của các nước đó thơi. (Vả lại, điều đó khơng chứng
minh rằng các nước nghèo sản xuất rẻ hơn, rằng lao động nông nghiệp ở
các nước đó có năng suất cao hơn. Ngay cả ở nước Mỹ, như nhiều cuộc
điều tra thống kê cách đây không lâu đã xác minh, tổng số lúa mì bán
theo một giá nhất định tuy có tăng lên, nhưng điều đó đã diễn ra khơng
phải là vì người ta đã thu hoạch nhiều hơn trên mỗi a-cơ-rơ mà vì người

ta đã canh tác một số a-cơ-rơ nhiều hơn. Khơng thể nói rằng, đất đai có
năng suất cao hơn ở những nước nào có những khối lượng đất đai lớn,
và ở đó những khoảnh ruộng đất lớn, được canh tác sơ sài, với một chi
phí lao động như nhau, cũng đem lại một lượng sản phẩm tuyệt đối
nhiều hơn so với những khoảnh ruộng đất nhỏ hơn nhiều ở những nước
phát triển hơn).
Việc chuyển sang canh tác những đất đai có năng suất kém hơn
khơng phải là một bằng chứng không thể chối cãi được để cho rằng
nông nghiệp đã trở thành kém năng suất hơn. Trái lại, điều đó có thể
chứng minh rằng nơng nghiệp đã trở nên có năng suất hơn. Đất đai xấu
được canh tác khơng phải chỉ vì giá cả sản phẩm nơng nghiệp đã tăng
lên tới mức có thể hồn lại được tư bản đầu tư vào ruộng đất, mà cịn vì
tư liệu sản xuất đã phát triển tới mức làm cho đất đai khơng có năng
suất trở thành có “năng suất”, và đất đai ấy khơng những đã có thể đem
lại lợi nhuận thơng thường mà cịn đem lại cả địa tơ nữa. Đất đai nào tỏ
ra là phì nhiêu đối với một trình độ phát triển nhất định của các lực
lượng sản xuất, thì đối với một trình độ thấp hơn, đất đai đó tỏ ra khơng
phải là phì nhiêu.
Trong nơng nghiệp, việc kéo dài một cách tuyệt đối thời gian


14

[CHƯƠNG VIII]

lao động - cũng có nghĩa là tăng giá trị thặng dư tuyệt đối - chỉ có thể
thực hiện được trong một mức độ không đáng kể mà thôi. Trong nông
nghiệp không thể làm việc dưới ánh sáng của đèn đốt bằng hơi, v.v.. Dĩ
nhiên là trong mùa hè và mùa xn người ta có thể bắt đầu cơng việc sớm
hơn. Nhưng việc đó sẽ bù vào những ngày ngắn hơn trong mùa đơng là

lúc mà nói chung chỉ có thể làm được một khối lượng cơng việc tương
đối ít. Vì thế cho nên về phương diện này, giá trị thặng dư tuyệt đối trong
công nghiệp lớn hơn, chỉ cần là ngày lao động bình thường khơng bị
cưỡng bức điều tiết bởi pháp chế. Độ dài của thời kỳ trong đó sản phẩm
nơng nghiệp nằm trong q trình sản xuất mà không cần phải bỏ thêm lao
động mới, độ dài của thời kỳ đó chính là ngun nhân thứ hai làm cho
nông nghiệp tạo ra một khối lượng giá trị thặng dư nhỏ hơn. Nhưng mặt
khác, - trừ một vài ngành của nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, chăn
ni cừu trên đồng cỏ, v.v., trong đó dân số bị gạt đi một cách tuyệt đối, tỷ lệ khối lượng người làm việc so với số tư bản bất biến đã đầu tư - ngay
cả trong nền đại nông nghiệp tiên tiến nhất - cũng vẫn còn cao hơn nhiều
so với cơng nghiệp, ít nhất là so với các ngành cơng nghiệp chủ
yếu. Như vậy, về mặt đó, tỷ suất lợi nhuận trong nơng nghiệp có
thể cao hơn trong công nghiệp, dù là ở đây, do những nguyên
nhân đã nói trên, khối lượng giá trị thặng dư ít hơn một cách
tương đối so với trong công nghiệp, khi người ta sử dụng cũng
một số lượng người như thế, hơn nữa, tình hình này một phần lại
mất tác dụng đi do chỗ tiền công của công nhân nông nghiệp sụt
xuống dưới mức trung bình của nó. Cịn nếu như trong nơng
nghiệp có những ngun nhân nào đó (điều nói trên, chúng tôi chỉ
mới phác họa trên những nét chung nhất mà thôi) để nâng cao tỷ
suất lợi nhuận (không phải là tạm thời mà nâng lên một cách trung
bình, so với cơng nghiệp) thì ngay bản thân sự tồn tại của những
kẻ sở hữu ruộng đất cũng sẽ dẫn tới chỗ làm cho lợi nhuận siêu
ngạch đó được cố định lại và rơi vào tay kẻ sở hữu ruộng đất, chứ
khơng tham gia vào q trình san bằng tỷ suất lợi nhuận chung.


ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

15


[2) TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
TỶ SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. GIÁ TRỊ CỦA NGUYÊN LIỆU
NÔNG NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ
CỦA TƯ BẢN BẤT BIẾN TRONG NƠNG NGHIỆP]

Nhìn chung, vấn đề cần phải giải đáp trong khi nghiên cứu thuyết của
Rốt-béc-tút có thể quy lại như sau:
Hình thái chung của tư bản ứng trước là:
Tư bản bất biến
Máy móc. Nguyên vật liệu

Tư bản khả biến
Sức lao động

Hai yếu tố của tư bản bất biến, dưới hình thái chung nhất của nó, là tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Yếu tố sau không nhất thiết phải là hàng
hóa, là sản phẩm của lao động. Do đó, nó có thể khơng tồn tại như là một yếu
tố của tư bản, mặc dù bao giờ nó cũng tồn tại như là một yếu tố của quá
trình lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động “đối với người làm ruộng,
mỏ than - đối với nhà công nghiệp than, nước - đối với người đánh cá, và
ngay cả rừng - đối với người đi săn. Nhưng hình thái đầy đủ nhất của tư bản
sẽ diễn ra khi nào tất cả ba yếu tố nói trên của q trình lao động thể hiện ra
như là ba yếu tố của tư bản, nghĩa là khi nào tất cả các yếu tố ấy đều là hàng
hóa, là những giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi và là sản phẩm của lao
động. Trong trường hợp này, tất cả ba yếu tố ấy cũng đều tham gia vào quá
trình hình thành giá trị, mặc dù là máy móc tham gia vào q trình ấy khơng
phải với quy mơ như chúng tham gia vào quá trình lao động, mà chỉ tham gia
theo mức độ chúng được tiêu dùng đi trong quá trình lao động mà thơi.
Như thế, vấn đề được đề cập đến ở đây là như sau: sự thiếu mặt của một

trong những yếu tố ấy có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận (không phải tỷ suất
giá trị thặng dư) trong ngành sản xuất khơng có yếu tố đó hay không? Bản
thân công thức sau đây trả lời cho câu hỏi đó dưới một dạng chung:


16

[CHƯƠNG VIII]

Tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ lệ của giá trị thặng dư so với tổng số tư bản
ứng trước.
Toàn bộ việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên giả thiết là tỷ suất
giá trị thặng dư, tức là sự phân phối giá trị sản phẩm giữa nhà tư bản và
công nhân làm thuê không thay đổi.
[448] Tỷ suất giá trị thặng dư =

m
m
. Chính
; tỷ suất lợi nhuận =
v
cv

vì m’ - tức là tỷ suất giá trị thặng dư - đã được cho sẵn, cho nên v cũng đã
cho sẵn, và
lượng

m
được giả thiết như là một đại lượng bất biến. Do đó, đại
v


m
chỉ có thể biến đổi trong trường hợp c+v biến đổi, nhưng vì
cv

v đã cho sẵn, cho nên

m
chỉ có thể tăng hoặc giảm khi c giảm hoặc
cv

m
sẽ tăng hoặc giảm không phải theo tỷ lệ c đối với v
cv
m
m
mà theo tỷ lệ c đối với tổng số c+v. Nếu c bằng 0 thì
sẽ bằng
.
cv
v
Nói một cách khác, trong trường hợp này, tỷ suất lợi nhuận sẽ bằng tỷ
suất giá trị thặng dư, và trường hợp này biểu thị cái giới hạn mà tỷ suất
lợi nhuận không thể vượt qua được, bởi vì khơng có một cách tính tốn
nào có thể thay đổi được đại lượng v và m. Nếu v = 100, cịn m = 50, thì
m
50
1
=
=

= 50%. Nếu cộng một tư bản bất biến là 100 thêm vào đó,
v
100
2
50
thì tỷ suất lợi nhuận sẽ là
= 50 = 1 = 25%. Tỷ suất lợi
100  100
200
4
nhuận sẽ giảm xuống một nửa. Nếu cộng thêm 150 vào 100, thì tỷ suất
50
= 50 = 1 = 20%. Trong trường hợp thứ
lợi nhuận sẽ là
150  100
250
5
nhất, toàn bộ tư bản bằng v, bằng tư bản khả biến, vì thế cho nên tỷ suất
lợi nhuận cũng bằng tỷ suất giá trị thặng dư. Trong trường hợp thứ hai,

tăng. Hơn nữa


ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

17

toàn bộ tư bản bằng 2xν, vì thế mà tỷ suất lợi nhuận chỉ còn bằng
một nửa tỷ suất giá trị thặng dư. Trong trường hợp thứ ba, toàn bộ tư
bản = 2 1/2 x 100 = 2 1/ 2 x ν = 5/2 x ν. Trong trường hợp này, v chỉ

bằng 2 / 5 tổng số tư bản. Giá trị thặng dư bằng 1/ 2 của v, 1/2 của 100, do
đó chỉ bằng 1/ 2 của 2/ 5 tổng số tư bản, tức là chỉ bằng 2/ 10 của tổng số
tư bản. (250/ 10 = 25, còn 2/10 của 250 = 50.) Còn 2/10 là 20% [tức là tỷ
suất lợi nhuận, 2 1/2 lần thấp hơn tỷ suất giá trị thặng dư].
Như vậy, đó là điểm xuất phát đã được xác định một cách vững
chắc. Nếu v và

m
khơng thay đổi, thì đại lượng c do những bộ phận
v

nào cộng thành, điều đó cũng hồn tồn khơng quan trọng. Với một
đại lượng c nhất định - như 100 chẳng hạn - thì dù c có phân giải
thành 50 là nguyên vật liệu và 50 dưới dạng máy móc, hoặc giả 10 là
nguyên liệu và 90 dưới dạng máy móc, hoặc giả là 0 nguyên liệu
và 100 dưới dạng máy móc hay là ngược lại, thì điều đó cũng hồn
tồn khơng có ảnh hưởng gì, bởi tỷ suất lợi nhuận chính là do tỷ số

m
quyết định; những yếu tố sản xuất cấu thành c với tư cách là
cv
những bộ phận giá trị, tỷ lệ như thế nào với tồn bộ c - điều đó ở
đây khơng quan trọng. Thí dụ như trong ngành sản xuất than, có thể
coi nguyên vật liệu (trừ số than đến lượt nó lại được dùng làm vật
liệu phụ) là bằng 0 và giả thiết rằng toàn bộ tư bản bất biến gồm
các máy móc (kể cả các cơng trình, dụng cụ lao động). Mặt khác,
đối với người thợ may, có thể cho rằng máy móc là bằng 0 (cụ thể
là những nơi mà các chủ may lớn còn chưa sử dụng máy khâu, và
mặt khác - như hiện nay người ta đang áp dụng một phần ở Luân
Đôn - người ta còn tiết kiệm cả nhà cửa và buộc cơng nhân của họ

phải làm việc ở nhà; đó là một điều mới trong đó sự phân cơng lao
động thứ hai lại thể hiện ra dưới hình thái phân cơng lao động
thứ nhất 5 ), - thành thử toàn bộ tư bản bất biến ở người thợ may ấy
chỉ quy thành nguyên vật liệu. Nếu nhà công nghiệp than chi phí


18

[CHƯƠNG VIII]

1.000 vào máy móc và 1.000 vào lao động làm th, cịn người thợ
may chi phí 1.000 cho ngun vật liệu và 1.000 cho lao động làm
thuê, thì tỷ suất lợi nhuận trong cả hai trường hợp cũng sẽ bằng
nhau nếu như tỷ suất giá trị thặng dư bằng nhau. Nếu chúng ta giả
thiết rằng giá trị thặng dư bằng 20%, thì trong cả hai trường hợp tỷ
200
2
1
suất lợi nhuận sẽ là 10%, cụ thể là
=
=
=10%. Do đó ,
2.000 20
10
nếu tỷ số giữa các bộ phận cấu thành của c - tức nguyên vật liệu và
máy móc - ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, thì điều đó chỉ có thể
diễn ra trong hai trường hợp: 1) nếu do tỷ số đó thay đổi mà đại
lượng tuyệt đối của c thay đổi; 2) nếu do tỷ số đó của các bộ phận
cấu thành của c, mà dại lượng của v thay đổi. Trong trường hợp
này, phải có sự thay đổi về cơ cấu ngay trong sản xuất; vấn đề ở

đây không phải chỉ quy lại thành một sự lắp lại giản đơn nói rằng,
nếu bây giờ một bộ phận nhất định của c chiếm một tỷ trọng nhỏ
hơn trong tổng số thì bộ phận kia của c sẽ phải chiếm một tỷ trọng
lớn hơn.
Trong ngân sách thực tế của người phéc-mi-ê nước Anh, tiền
cơng = 1.690 p.xt., phân bón = 686 p.xt., giống = 150 p.xt., thức ăn
cho bò = 100p.xt.. Như thế là “nguyên vật liệu” đã chiếm 936 p.xt.,
q một nửa số chi phí cho tiền cơng. (Xem Newman.F.W., Lectures
on Political Economy. London, 1851, tr.166.)
“Ở xứ Phlan-đrơ”(thuộc Bỉ) “phân bón và cỏ khơ được nhập từ Hà Lan vào các miền đó”
(để trồng lanh, v.v.; để đổi lấy những thứ đó người ta xuất khẩu gai và hạt lanh giống,
v.v.)… “Trong các thành phố Hà Lan, các phế phẩm trở thành một thứ để mua bán và
thường xuyên được bán sang Bỉ với một giá cao… Ngược dịng sơng Sen-đa, cách Ăng-ve
khoảng hai mươi dặm, người ta có thể thấy những thùng chứa phân bón nhập từ Hà Lan
sang. Việc bn bán các thứ phân bón do một công ty tư bản tiến hành, trên những chiếc
tàu Hà Lan” - v.v.. (Ban-phin6).

Như thế là ngay cả thứ phân bón như phân chuồng bình thường


ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

19

cũng trở thành một đối tượng bn bán, cịn nói gì đến bột xương,
phân chim, bồ tạt, v.v… Ở đây, trước mắt chúng ta khơng phải chỉ có
một sự thay đổi về hình thức trong sản xuất bao hàm ở chỗ một yếu
tố của sản xuất được đánh giá bằng tiền. Vì những lý do về năng
suất, người ta đã bón những chất mới vào đất đai, cịn những chất cũ
của nó thì được đem bán đi. Đó cũng khơng phải chỉ là một sự khác

nhau về hình thức giữa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và
phương thức sản xuất trước nó. Ngay cả việc bn bán hạt giống
cũng chỉ có một ý nghĩa lớn lao trong mức độ mà người ta bắt đầu
hiểu biết được tầm quan trọng của việc thay đổi hạt giống. Vì thế,
đối với nơng nghiệp theo nghĩa đúng của nó, thật là buồn cười khi
nói rằng trong nơng nghiệp khơng có sự tham gia của “ngun vật
liệu”, hơn nữa khơng có sự tham gia của ngun vật liệu với tư cách
là hàng hóa, dù rằng nguyên vật liệu đó do chính nơng nghiệp tái sản
xuất ra hay là do người ta mua, nhận được từ bên ngồi vào với tư
cách là hàng hóa. Cũng đáng buồn cười như thế khi người ta khẳng
định rằng đối với nhà chế tạo máy [449] thì chiếc máy do bản thân
hắn ta sử dụng không gia nhập vào tư bản của hắn ta với tư cách là
một yếu tố giá trị.
Người nông dân Đức năm này qua năm khác tự mình sản xuất ra
những yếu tố sản xuất của mình (giống, phân bón, v.v.) và bản thân
cùng với gia đình ăn hết một phần lúa mì của mình, người nơng dân
đó chỉ chi phí tiền (cho bản thân việc sản xuất) để mua sắm một số ít
nơng cụ và trả tiền công mà thôi. Chúng ta giả thiết rằng giá trị tất cả
các khoản chi phí của anh ta bằng 100 [hơn nữa trong đó 50 được trả
bằng tiền]. Một nửa sản phẩm thì anh ta tiêu dùng in natura1 ([trong
đó gồm cả] những chi phí sản xuất [bằng hiện vật]). Nửa kia thì anh
ta đem bán đi và thu được 100 chẳng hạn. Trong trường hợp đó, tổng
thu nhập [bằng tiền] của anh ta là 100. Và nếu anh ta tính [số thu nhập
___________________________________________________________
1 - bằng hiện vật, dưới hình thái sản phẩm


20

[CHƯƠNG VIII]


rịng của mình bằng tiền] cho một tư bản là 50 thì số [lợi nhuận] đó
sẽ là 100%. Nếu bây giờ phải đem một phần ba của số 50 [thu được
với tư cách là lợi nhuận] ra nộp địa tô và một phần ba ra nộp thuế
(cộng cả lại là 33 1/3) thì anh ta cịn lại 16 2/3, tức là 33 1/3% của 50.
Trên thực tế anh ta chỉ thu được có 16 2/3,% [trên số 100 đã chi phí].
Chẳng qua người nơng dân đã tính tốn khơng đúng và đã tự mình
lừa mình. Cịn ở người phéc-mi-ê tư bản chủ nghĩa thì thường khơng
có loại sai lầm như thế.
Theo hợp đồng lĩnh canh chia đơi (thí dụ như ở tỉnh Be-ri), như
Ma-chi-ơ Đờ Đơm-ba-lơ nói, “Annales agricoles” v.v., tập 4, Pa-ri,
1828,-.
“người chủ đất cho thuê ruộng đất, các cơng trình, và thường thường là tồn bộ hay
một phần gia súc và nông cụ cần thiết cho sản xuất; về phần mình thì người đi thuê phải
bỏ lao động ra, ngồi ra khơng phải bỏ gì, hoặc là hầu như khơng phải bỏ gì thêm nữa; sản
phẩm của ruộng đất thì chia đơi” (tr.301). “Thường thường, người lĩnh canh chia đôi là
những người bị lâm vào cảnh nghèo túng” (tr.302). “Nếu người lĩnh canh chia đôi nhờ bỏ
ra 1 000 phrăng mà tăng được tổng sản phẩm lên 1 500 phrăng” (thành thử 500 phrăng
là tổng lợi nhuận) “thì anh ta phải đem chia đơi tổng sản phẩm đó với chủ đất, và do đó,
anh ta chỉ thu được có 750 phrăng, tức là anh ta mất 250 phrăng trong số vốn đã bỏ ra”
(tr.304). “Trong chế độ canh tác trước kia, hầu hết những phí tổn, hay chi phí sản xuất,
đều được chi bằng hiện vật, lấy ngay từ sản phẩm ra, để dùng làm thức ăn cho gia súc,
cho sự tiêu dùng của người làm ruộng và gia đình của họ; những chi phí bằng tiền bấy giờ
hầu như khơng có. Chỉ tình hình đó mới có thể làm cho người ta có lý do để nghĩ rằng chủ
đất và người lĩnh canh có thể chia nhau tất cả phần thu hoạch không tiêu dùng tới trong
thời gian sản xuất; nhưng một phương thức hành động như thế chỉ có thể áp dụng trong
nơng nghiệp kiểu đó, tức là chỉ trong một tình trạng nơng nghiệp nghèo nàn mà thơi; cịn
khi người ta muốn thực hiện một sự cải tiến nào đó trong nơng nghiệp thì người ta sẽ thấy
ngay rằng, chỉ có thể đạt được kết quả ấy bằng cách bỏ trước ra những khoản chi phí nhất
định, tồn bộ những khoản đó phải được trừ vào tổng sản phẩm để chúng có thể được sử

dụng vào việc sản xuất của năm sau. Vì thế cho nên mọi việc chia tổng sản phẩm giữa
người chủ đất và người lĩnh canh đều là một sự trở ngại không thể vượt khỏi cho mọi sự
cải tiến” (tr.307).


ÔNG RỐT-BÉC-TÚT. HỌC THUYẾT MỚI VỀ ĐỊA TÔ...

21

[3) GIÁ TRỊ VÀ GIÁ CẢ TRUNG BÌNH7 TRONG NƠNG NGHIỆP.
ĐỊA TƠ TUYỆT ĐỐI]
[a) SỰ SAN BẰNG TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRONG CÔNG NGHIỆP]

Nói chung, hình như ơng Rốt-béc-tút quan niệm việc lợi nhuận bình
thường, hay lợi nhuận trung bình, hay tỷ suất lợi nhuận chung, được điều
tiết bằng con đường cạnh tranh, như thể là cạnh tranh làm cho hàng hóa
dịch đến gần giá trị thực tế của chúng, tức là điều tiết tỷ lệ giữa giá cả các
hàng hóa như thế nào để cho những số lượng so sánh của thời gian lao
động, đã vật thể hóa trong các hàng hóa khác nhau, được biểu thị ra trong
tiền hoặc trong một thước đo giá trị khác nào đó. Tất nhiên, việc này diễn
ra không phải bằng cách là giá cả của một hàng hóa này hay của một
hàng hóa khác, trong một thời gian nhất định nào đó, ngang với giá trị
của nó hoặc phải ngang với giá trị đó. [Theo Rốt-béc-tút thì sự việc diễn
biến như sau.] Ví dụ, giá cả của hàng hóa A tăng lên cao hơn giá trị của
nó, hơn nữa, trong một thời gian giá cả đó vẫn đứng vững ở mức cao ấy
hoặc cịn tiếp tục tăng lên. Đồng thời lợi nhuận của nhà tư bản A tăng lên
cao hơn lợi nhuận trung bình, bởi vì A khơng những chiếm đoạt thời gian
lao động “khơng được trả cơng” của bản thân hắn, mà cịn chiếm đoạt cả
một phần thời gian lao động không được trả công do những nhà tư bản
khác “sản xuất” ra. Điều đó nhất thiết phải đi đơi với việc giảm lợi nhuận

trong một khu vục sản xuất này hay khu vực sản xuất khác, với điều kiện
là giá cả bằng tiền của các hàng hóa khác khơng thay đổi. Nếu hàng hóa
đó, với tư cách là một tư liệu sinh hoạt phổ biến, đi vào tiêu dùng của
cơng nhân, thì điều đó sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống trong
tất cả các ngành khác; nếu nó gia nhập làm một bộ phận cấu thành
của tư bản bất biến thì việc đó sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm
xuống trong những ngành sản xuất mà hàng hóa đó là một yếu tố
của tư bản bất biến.


×