Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty TNHH truyền thông và tổ chức sự kiện VNBROS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.78 KB, 15 trang )

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Văn hóa cơng sở tại Cơng ty TNHH
Truyền thông và tổ chức sự kiện
VNBROS

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................4
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THƠNG VÀ......................4
TỔ CHỨC SỰ KIỆN VNBROS...................................................................4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...........................................4
2. Những đối tác tiêu biểu và định hướng phát triển của công ty...............5
3. Bộ máy làm việc của công ty.......................................................................7
Các mục tiêu tổ chức sự kiện của công ty luôn rõ ràng, thể hiện rõ bản
chất của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế vận động của sự việc, hiện
tượng. Điều này sẽ tránh được thất bại, lãng phí ngân sách và những hậu
quả khơng mong muốn....................................................................................7
4. Quy trình tổ chức sự kiện của cơng ty.......................................................8
5. Đánh giá chung về văn hóa cơng sở của công ty.....................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................15

2


MỞ ĐẦU
Từ lâu, phương châm “Học đi đôi với hành” ln được khuyến khích


thúc đẩy và áp dụng rộng rãi tại hệ thống các trường học Việt Nam. Học viện
Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường đại học vận dụng rất tốt
công tác giữa học và hành. Do đó, nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi để sinh viên vừa có thể học những kiến thức lý thuyết trên lớp, vừa có thể
áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Sau hai tháng thực tập và làm việc
tại Công ty TNHH truyền thông và tổ chức sự kiện VNBROS, em đã học
được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích, đây là nền tảng, hành trang quý giá giúp
em tự tin và vững bước trên con đường chinh phụ sự thành cơng trong tương
lai.
Việc chọn về Phịng Marketing của công ty TNHH truyền thông và tổ
chức sự kiện VNBROS giúp học hỏi về cách thức làm việc truyền thông và tổ
chức sự kiện hiện quả, tạo cơ hội được tiếp thu nhiều kiến tức thực tiễn về
công tác tổ chức truyền thông sự kiện, tăng cường những kỹ năng mềm của
bản thân. Đặc biệt, đối với chuyên ngành như văn hóa, những điều này lại
càng quan trọng. Nếu u thích cơng việc truyền thơng, sinh viên phải học hỏi
nhiều hơn, tôi luyện qua thực tế nhiều mới đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp.
Kỳ thực tập lần này là cơ hội để em được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ
những cơ quan mà mình thực tập, để từ đó, nâng cao chất lượng kĩ năng của
chính bản thân.

3


NỘI DUNG
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ
TỔ CHỨC SỰ KIỆN VNBROS

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Tryền thông và tổ chức sự kiện VNBROS được thành

lập từ năm 2018 với hơn 3 năm kinh nghiệm. Công tu VNBROS đã từng thực
hiện rất nhiều sản phẩm chuyên nghiệp và dự án lớn tại Việt Nam bao gồm
như TVC quảng cáo, phim doanh nghiệp, phim ngắn, phim viral video,
gameshow, livestream, talk show, reality show, tin tức, chuyên đề,…
Bên cạnh các hoạt động đó, VNBROS cịn mang đến cho các doanh
nghiệp những giải pháp về tư vấn và thực hiện các sự kiện với các quy mô
lớn, vừa và nhỏ như Họp báo ra mắt sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, tổ chức
họp buổi ký kết, …. Tư vấn và thiết kế các nội dung và hạng mục sự kiện.

4


2. Những đối tác tiêu biểu và định hướng phát triển của công ty.

ĐỐI TÁC CỦA VNBROS

- Giữ vững và ngày càng tăng tốc độ phát triển trên mọi chỉ tiêu: Doanh số,
thị phần, nhân lực, giá trị thương hiệu, loại hình dịch vụ, thành phần khách

hàng;

5


- Phát huy và nâng cao thế mạnh sẵn có của công ty về đối tác cung cấp dịch
vụ, sự am hiểu thị trường địa phương, mức độ tín nhiệm và tin cậy từ khách
hàng,...để làm cơ sở xây dựng và đa dạng hóa các dịch vụ Sự kiện – Truyền
thông như Hội nghị Triển lãm, Hoạt động xúc tiến và trao đổi thương mại,
Chương trình Hội nghị & Du lịch, hoạt động quảng bá thương hiệu và sản
phẩm Doanh nghiệp bằng các hình thức quảng bá trực quan, các giải đấu thể

thao trong nước... nhằm gắn kết Doanh nghiệp và Khách hàng, xây dựng hình
ảnh và thương hiệu Doanh nghiệp, thơng qua đó phát triển doanh thu của
Doanh

nghiệp;

- VNBROS là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp ngày một khẳng định vị thế trên thị trường, mở rộng thương hiệu
doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động ngày một mạnh mẽ và
bền

vững.

- Chuyên mơn hóa đội ngũ nhân sự có trình độ chun mơn cao, năng lực
ngoại ngữ, khả năng thích nghi và thấu hiểu khách hàng... làm nền tảng cho
sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tinh thần ham học
hỏi, liên tục cải tiến, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm mới... để nhanh
chóng hội nhập với sự thay đổi không ngừng của xã hội, trở thành người tiên
phong trong việc cung ứng giải pháp của Doanh nghiệp đến thị trường;
- “KHÔNG NGỪNG HỌC HỎI, LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN” là lợi thế cạnh
tranh mà công ty tự tạo ra trong quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế hiện
nay.
- Bên cạnh đó VNBROS cịn đặt mục tiêu là một trong những doanh nghiệp
đang phát triển, cung cấp các giải pháp tiếp thị, truyền thông, xúc tiến và trao
đổi thương mại của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên các địa bàn
khắp cả nước đặc biệt là Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
- Với tiêu chí kinh doanh lấy sự thành cơng và thịnh vượng của đối tác làm
cốt lõi, sự thành công của khách hàng chính là sự thành cơng của VNBROS.
Khơng chỉ với bề dày kiến thực kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn mà khả
6



năng thấu hiểu khách hàng cũng như luôn luôn lắng nghe và đáp ứng từng
nhu cầu nhỏ nhất chính là triết lý cốt lõi để VNBROS kiến tại nên giá trị cho
cộng đồng và sự khác biệt cho riêng mình.

3. Bộ máy làm việc của cơng ty
Tổng giám đốc
Phó giám đốc, giám
đốc chi nhánh HCM
Phịng hành chính
nhân sự

Phịng kế tốn

Phịng Marketing

Phòng tổ chức sự
kiện
Phòng thiết kế,
Media

Phòng Event & PR

Các mục tiêu tổ chức sự kiện của công ty luôn rõ ràng, thể hiện rõ bản
chất của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế vận động của sự việc, hiện tượng.
Điều này sẽ tránh được thất bại, lãng phí ngân sách và những hậu quả không
mong muốn.
Một sự kiện tổ chức thường hướng tới một số mục tiêu. Công ty luôn xác định
cho mình những mục tiêu chính, mục tiêu phụ để tập trung ưu tiên trong thực

hiện. Đồng thời cũng xem xét số lượng mục tiêu đưa ra có phù hợp không? Số
7


lượng mục tiêu, mức độ phức tạp của mục tiêu gắn liền với quy mô và ngân
sách tổ chức sự kiện. Các mục tiêu đều thể hiện mục đích rõ ràng, tập trung.

4. Quy trình tổ chức sự kiện của cơng ty
Mặc dù được thành lập chính thức từ năm 2018 tuy nhiên công ty
VNBROS đã bắt đầu kinh doanh tổ chức sự kiện ngay dựa trên bề dày kinh
nghiệm làm việc của đội nhóm nhân lực. Xét về quy trình tổng thể về tổ chức
sự kiện thì cơng ty hiện đang dừng lại ở việc viết kịch bản, thiết kế, dàn dựng,
chuẩn bị các dịch vụ kèm cho chủ thể sự kiện, âm thanh, ánh sáng, lễ tân,
MC,...
Một giao dịch dịch vụ tổ chức sự kiện tại công ty cổ phần truyền thơng và sự
kiện có thể mơ tả theo sơ đồ như sau:
Tìm kiếm

Gửi báo giá

Thiết kế tổng

Cơng tác

Quyết tốn

khách hàng

và kí hợp


thể kịch bản

chuẩn bị

chi phí thực

đồng

tế

a) Tìm kiếm khách hàng
Là một cơng ty mới gia nhập thị trường tuy nhiên VNBROS đã được biết
đến như là một công ty về truyền thông và quảng cáo cũng như tổ chức sự
kiện, vì vậy việc tìm kiếm khách hàng được giao cho phòng Marketing bao
gồm những nhân viên có kinh nghiệm và có kỹ năng thuyết phục, đàm phán
với khách hàng, kỹ năng đàm phán thuyết trình để các khách hàng thấy được
quyền lợi trong việc sử dụng dịch vụ của công ty, và kỹ năng thuyết phục
khách hàng sự dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của bản thân cơng ty mình. Việc
tìm kiếm khách hàng có thể tiến hành theo nhiều cách và sử dụng nhiều
nguồn thông tin. Khi xác định xem đối tượng khách hàng và nhìn nhận khả
năng của khách hàng phù hợp với khả năng của công ty, các nhân viên tiến
hành giao dịch với khách hàng thông qua điện thoại, thư điện tử để sắp xếp
8


một cuộc hẹn gặp mặt, nói chuyện về dịch vụ tổ chức sự kiện, giao dịch có thể
được ngay khi mà học đang có nhu cầu thực sự và lưu ý khi mà họ chưa có
nhu cầu, việc làm này cũng giống như việc gửi một cataloge cho khách hàng
để khách hàng tiến hành lựa chọn, và học sẽ mua khi có nhu cầu có thể ngay
tức thì hoặc sau đó, thơng báo với cơng ty về sự có mặt của công ty và lưu ý

họ sử dụng dịch vụ của chúng ta khi mà họ đang muống tổ chức một sự kiện
b) Gửi báo giá và kí kết hợp đồng
Dựa vào giá thị trường đang có về dịch vụ tổ chức sự kiện công ty luôn
tham khảo các giá cả dịch vụ phụ kèm, tham khảo giá của các dịch vụ tổ chức
sự kiện của công ty cạnh tranh, các công ty tổ chức sự kiện quốc tế, cộng
thêm phí dịch vụ mà phịng marketing gửi cho khách hàng một bảng báo giá
cho khách hàng, các nhân viên sẽ tiến hành giao dịch qua email hoặc trực tiếp
gặp mặt khách hàng, việc gửi giấy báo giá đến công ty khách hàng là việc làm
có ý nghĩa thiết thực nhất giữa cả hai bên, với bên công ty TNHH truyền
thông và tổ chức sự kiện VNBROS thì bảng báo giá thông báo với bên khách
hàng phạm vi trách nhiệm của họ, cịn với bên khách hàng thì bảng báo giá
thơng báo với bên khách hàng thì bảng báo giá sẽ giúp họ cân đối lại ngân
sách sự kiện và tính tốn xem có sử dụng dịch vụ của cơng ty khơng, bảng
báo giá khơng chỉ giúp hình dung chi phí trong sự kiện mà cịn giúp đơi bên
hình dung các mảng của sự kiện. Khi mà giao dịch với khách hàng thì gửi báo
giá tới khách hàng, tuy nhiên báo giá này là giá cho dịch vụ cơ bản tính riêng
các thiết bị dịch vụ thiết bị phát. Dựa vào yêu cầu của báo giá, thấy có sự phù
hợp với kinh phí ngân sách của chủ thể sự kiện sẽ tiến hành kí kết hợp đồng
đánh dấu sự hơp tác đơi bên, theo u cầu của khách hàng các nhóm tổ chức
viên lên kế hoạch chuẩn bị và dựa vào bản kế hoạch sơ lược gửi cho họ, bên
khách hàng căn cứ vào bảng báo giá mà học gửi tới công ty mà loại bỏ một số
hạng mục mà họ thấy khơng phù hợp. Hợp đồng kí kết là giao kèo giữa công
ty TNHH truyền thông và sự kiện VNBROS và bên đối tác, những vấn đề mà
cả hai bên thỏa thuận từ công việc đôi bên và trường hợp thanh toán,..
9


c) Thiết kế kịch bản và công tác chuẩn bị
Việc thiết kế kịch bản và làm công tác chuẩn bị phải làm nối tiếp nhau.
Thiết kế kịch bản tổng thể là thiết kế tồn bộ chương trình. Các tổ chức viên

phải làm việc cật lực để lên kế hoạch chương trình sao cho vừa độc đáo
nhưng cũng phải phù hợp với mục đích ban đầu của sự kiện. Cơng tác chuẩn
bị là lên kịch bản các vai, phân công tổ chức viên ý thức tự giác về trách
nhiệm của mình, đặt tồn bộ khả năng của mình vào cơng việc. Tuy nhiên,
không phải phân công như vật là để tách biệt các thành viên trong nhóm ra
hoạt động một cách riêng rẽ. Các nhân viên dưới cấp hoàn thành các cơng
việc đã được chia và sau đó giao lại cho các trưởng phòng, các trưởng phòng
báo cáo lại cho giám đốc Marketing và Giám đốc marketing báo lên cho Phó
giám đốc – Giám đốc điều hành chi nhánh tại TP.HCM. Vì thế cho nên luồng
thơng tin là luồn thơng tin hai chiều, các trưởng phòng và các nhân viên dưới
quyền có thể nói ra suy nghĩ, khó khăn mà mình mắc phải hay góp ý các ý
tưởng hoặc các phương pháp hoạt động tốt hơn, do đó có sự phân công rõ
ràng ban đầu, các tổ chức viên dễ dàng thực hiện các công việc đã được phân
công từ trước đó, cơng việc chia nhỏ nên sự khó khăn sẽ giảm hơn, và các tổ
chức viên sẽ hoat động sáng tại hơn.. các bộ phận làm công tác chuẩn bị, tập
hợp các dịch vụ sử dụng cho sự kiện, thuê các dịch vụ mà cơng ty khơng có
sẵn, tổng duyệt các kịch bản trước khi sự kiện diễn ra, điều chỉnh những vấn
đề chưa cho phù hợp, làm các thủ tục hành chính với chính quyền cơ sở và tại
địa điểm tổ chức sự kiện.
d) Quyết tốn chi phí thực tế
Việc kí kết hợp đồng là đánh dấu sự giao dịch của một sự kiện được tổ
chức, thì việc quyết tốn chi phí tổ chức sự kiện đánh dấu sự kết thúc của một
sự kiện. Thông thường bên công ty TNHH truyền thơng và sự kiện VNBROS
thanh tốn các khoản chi phí tổ chức sự kiện trước mà chưa có sự đặt cọc, số
tiền được trả sau khi sự kiện kết thúc, bên cơng ty lập một bảng quyết tốn chi
phí thực tế đưa cho bên khách hàng, số tiền sẽ được chuyển khoản qua ngân
10


hàng, và mọi thắc mắc liên hệ với phòng kế tốn và giải thích rõ ràng từng

khoản mục một.

5. Đánh giá chung về văn hóa cơng sở của cơng ty
Văn hóa cơng sở là tiền đề đánh giá một con người làm việc trong mơi
trường cơng sở. Văn hóa cơng sở thực chất được phân loại thành các hành vi
sau:
5.1. Văn hóa ứng xử chung trong cơng sở
Đây là cách mọi người trong công sở ứng xử với nhau, từ cách giao tiếp
đến giúp đỡ nhau trong công việc. Ứng xử có thể coi là một trong những khía
cạnh quan trọng của môi trường công sở. Cách ứng xử giúp mọi người gần
nhau hơn, cơng việc được hồn thành tốt hơn mà khơng có sự đố kị, ganh
ghét. Các đồng nghiệp cần cư xử với nhau một cách tự nhiên và thơng thường
nhất. Mọi người khơng nên vì đố kị trong cơng việc mà soi mói, ganh ghét,
khiến cơng việc khó được hồn thành một cách hiểu quả. Ngồi ra, mọi người
trong công ty nên cư xử phải lẽ, phù hợp thuần phong mĩ tục để trở thành một
công nhân viên chức đẹp và tạo ấn tượng tốt trong mắt mọi người.
5.2. Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới
Với cương vị cấp trên - người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị - trước hết
phải là người làm gương, truyền đạt nhận thức về văn hóa cơng sở, những giá
trị trong hoạt động về công sở bằng chính sự gương mẫu của bản thân, nói
được và làm được. Điều đó thể hiện quan hệ ứng xử có văn hóa, cụ thể như:
- Các chỉ thị và quyết định của cấp trên xuống cấp dưới phải thật chính xác và
khách quan. Bởi họ là người có khả năng thu hút được nhân viên và tập hợp
đủ nguồn nhân lực mình cần. Cấp trên biết nhìn nhận và đánh giá nhân viên
trong công việc để phát triển tiềm năng cũng như sở trường, đến khi tiềm
năng của họ được phát huy và sáng tạo thì giá trị cá nhân đích thực sẽ phát
huy tối đa, góp phần tạo nên một trường công sở tốt.

11



- Ln tơn trọng và lắng nghe ý kiến trình bày của cấp dưới, không độc tài,
trù dập những ý kiến mang tính trái chiều. Khi đánh giá một nhân viên cấp
dưới, cấp trên cần công bằng và văn minh, khơng thiên vị, lấy tình cảm cá
nhân xen vào và đặc biệt phải biết trọng dụng nhân tài, cũng không nên dùng
người quá tùy tiện.
- Cấp trên biết cách sử dụng nguồn nhân lực mình đang có và ủy quyền cho
nhân viên một cách hợp lý, phải biết tính tốn, phân công và điều phối công
việc giữa nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Cấp trên luôn là người nắm
năm phong trong cách giao tiếp và ứng xử. Tiếng nói hay quyết định của cấp
trên đối với mỗi nhân viên có sức mạnh và quyền hạn to lớn. Vì vậy, cấp trên
cần tránh sai sót trong lời ăn tiếng nói và các chỉ thị được đưa ra. Cấp trên
thực hiện quyết định và chỉ thị đó theo trách nhiệm và nhiệm vụ mà mình phải
làm.
5.3. Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên
- Khi đã nhận nhiệm vụ được giao, cấp dưới phải luôn tuân thủ và chấp hành
làm theo một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, tích cực trong mọi hoạt
động thẳn thắn và khơng “nịnh bợ”. Cấp dưới có quyền được đưa ra ý kiến
của mình, trình bày với cấp trên và có quyền được làm việc tốt. Cấp dưới cần
có tinh thần phấn đấu và phát triển bản thân, tự do phát triển với ý chí vươn
lên trong cơng việc. Sự cầu tiến và tha thiết trong công việc được xem như là
quyền lợi và nghĩa vụ cao cả mà cấp dưới cần thể hiện với cấp trên.
- Nhân viên có quyền được lựa chọn cơng việc mình làm ở những vị trí phù
hợp với năng lực của bản thân. Đây là giá trị văn hóa cơng sở đẹp của mỗi cá
nhân. Tuy nhiên, tùy hồn cảnh có những hình thái tổ chức khác nhau và đôi
khi cần phải một mực nghe theo sự sắp đặt của tổ chức trong công sở hoặc
sắp đặt của cấp trên để phù hợp với hình thái cơng sở trong cơ quan, cơng ty.
5.4. Văn hóa ứng xử giữa nhân viên với nhân viên
Giữa các nhân viên, ngang cấp bậc cần có tinh thần giúp đỡ và đưa nhau
đi lên, khơng nên có thái độ bắt nạt hay ganh ghét trong công việc. Đối với

12


văn hóa cơng sở ở nước ta, nhân viên có quan hệ với các sếp lớn hơn dường
như đã có từ lâu. Đó là những quan hệ xấu. Những người này ỷ lại và ln bắt
nạt người có thực lực. Vậy nên, hiện trạng này cần phải chấm dứt. Trong một
xã hội hiện đại như ngày nay, những giá trị văn hóa cơng sở đích thực chúng
ta ln chân trọng và lưu giữ mang nét truyền thống của Việt Nam cần phải
được phát huy như: lá lành đùm lá rách, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tinh
thần xây dựng đoàn thể vững mạnh...
5.5. Tơn trọng lẫn nhau và có lịng tự trọng
Con người là chủ thể sáng tạo nên các bộ máy thông minh và tạo nên sự
đổi mới. Việc tôn trọng lẫn nhau trong môi trường công sở là điều mỗi người
nên làm. Không chỉ vậy, việc tự khẳng định mình trong cơng sở cũng là cách
tự tơn trọng chính mình, tài năng và sức lao động đã bỏ ra. Mỗi cơng nhân
viên đều có quyền cống hiện cho cơ quan theo nguyện vọng, được học tập và
phát triển ở vị trí của mình, khiếu nại và nghỉ ốm theo các chế độ quy định.
Sự tự trọng trong công sở thể hiện người đó là ai, tự hồn chỉnh và phát triển
chính con người mình hơn.
Các giá trị đạo đức trong văn hóa cơng sở là hệ giá trị để đánh giá và
phân biệt đúng - sai và để con người biết yêu cái tốt, đẹp và bài trừ những
điều xấu, biết quý trọng con người hơn. Trong môi trường cơng sở, giá trị đạo
đức hay văn hóa được thể hiện dưới sự nỗ lực trong công việc và làm việc với
trách nhiệm của mình, khơng lười biếng, tham ô...
Mỗi người khi tiếp nhận và vận dụng những giá trị đạo đức tốt thường có
thái độ và hiệu suất công việc cao hơn. Những việc làm sai trái xuất phát từ
nhân viên nên bị bài trừ để cơ quan hay tổ chức tốt đẹp hơn.
Sự ảnh hưởng từ người lãnh đạo cũng quan trọng. Nó ln phản ánh
trong mơi trường cơng sở. Thực tế, nếu có bất kì cuộc xung đột nào giữa các
nhân viên hoặc cá nhân về quyền lợi cần được giải quyết, điều mọi người

quan tâm là cách xử lý của lãnh đạo. Để có được sự gắn bó giữa các thành

13


viên trong công sở, mọi người cần thể hiện niềm tin với nhau và giúp đỡ nhau
về mọi mặt, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của cơ quan.
5.6. Cách hịa nhịp trong văn hóa cơng sở
Để hịa nhịp được trong văn hóa cơ sở, trước tiên ta phải tự tin vào chính
bản thân mình, khơng hùa theo cái xấu có sẵn và phải làm việc tốt, hồn thành
cơng việc được giao theo đúng trách nhiệm. Thực trạng cho thấy rằng nhận
thức về văn hóa cơng sở ở một số bộ phận của các cấp, ngành các địa phương
còn lệch lạc, chưa được đầy đủ, không cho thấy mối liên hệ qua lại giữa trình
độ văn hóa cơng sở và việc tiếp thu, học hỏi thêm kiến thức để hoàn thiện.
Điều này dẫn đến quá trình cản trở trong văn hóa cơng sở.
Để hịa nhập được trong mơi trường cơng sở, mỗi chúng ta phải có kiến
thức và đạo đức tốt, khơng ganh ghét ai và ln có lịng trắc ẩn, giúp đỡ mọi
người cùng phát triển. Từ đó tạo động lực để hồn thiện, phát triển văn hóa
cơng sở.

14


KẾT LUẬN
Qua hai tháng thực tập, em đã học được nhiều kinh nghiệm về văn hóa
truyền thơng và tổ chức sự kiện từ những người anh chị trong công ty. Nhờ đó
em đã nâng cao sự hiểu biết, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế
cho bản thân.
Kết hợp kiến thức tích lũy tại trường lớp cùng kinh nghiệm thực tập tại
công ty TNHH truyền thông và tổ chức sự kiện VNBROS, sự giúp đỡ tận tình

từ cán bộ hướng dẫn thực tập - anh Ngô Hữu Thiện - cùng với giảng viên
hướng dẫn thực tập là cô giáo Th.S Phạm Quế Hằng, cố vấn học tập T.S Bùi
Thị Như Ngọc và các anh chị trong công ty đã giúp em được hoàn thành bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp và kỳ thực tập một cách thuận lợi mọi nhiệm vụ
được giao.
Vì trình độ nhận thức cịn hạn chế, cùng với thời gian thực tập có hạn
nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết, em
kính mong các thầy cơ xem xét và chỉ bảo thêm cho em nhiều hơn. Một lần
nữa, em xin chân thành cảm ơn công ty cùng cô giáo Th.S Phạm Quế Hằng,
T.S Bùi Thị Như Ngọc và các anh chị đã giúp đỡ em hoàn thành kỳ thực tập
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

15



×