Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Nguyễn thị vinh nghe an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.68 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

NGUYỄN THỊ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8340410
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Nghệ An, năm 2022

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Anh Sơn, ngày 15 tháng 7 năm2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hợi

2


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin
gửi tới thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Quang Hà, người đã định hướng, trực tiếp
hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Bắc Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Tài chính đã tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học và thực hiện nghiên cứu khoa học;
sự quan tâm của thầy, cơ đã góp phần tạo động lực cho tơi hồn thành luận
văn này.
Cho phép tơi được gửi lời cảm ơn tới Chi Cục Thống kê, Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Anh Sơn, UBND các xã Lam Sơn, Tràng Sơn và Thị trấn Anh Sơn đã
cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, giúp đỡ, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Anh Sơn, ngày 15 tháng 7 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hợi

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTC: Bộ Tài chính
BNV: Bộ Nội vụ
BNN: Bộ Nơng nghiệp
CSXH: Chính sách xã hội
CTCP: Cơng ty cổ phần
HTX: Hợp tác xã
KT-XH: Kinh tế-xã hội
LĐNN: Lao động nông nghiệp
LĐNT: Lao động nông thôn
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
CĐ: Cao đẳng
ĐH: Đại học
ĐTN: Đào tạo nghề
CTMTQG: Chương trình mục tiêu quốc gia
LĐTB&XH: Lao động thương binh & Xã hội
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thơn
GTSXNN: Giá trị sản xuất nơng nghiệp
CNH-HĐH: Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

KL/TW: Kết luận Trung ương
NQ/CP: Nghị quyết Chính phủ
NQ/TW: Nghị quyết Trung ương
QĐ-TTg: Quyết định Thủ tướng
KH&CN: Khoa học và công nghệ
TTLT: Thông tư liên tịch
UBND: Ủy ban nhân dân
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
TTCN: Tiểu thủ cơng nghiệp
NNNT: Nơng nghiệp nơng thơn

KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
ĐVT: Đơn vị tính
NLNN: Nơng, lâm, ngư nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

5


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hợi
Tên luận văn: Nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã ngành: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Bắc Giang
Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất
lượng lao động nơng nghiệp.
Phân tích thực trạng chất lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trên
địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

6



Phương pháp nghiên cứu
Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập tại các Báo cáo của Phòng
LĐTB&XH huyện, Phịng NN&PTNT huyện, Chi cục thống kê huyện, Phịng tài
chính và kế hoạch huyện; Phòng kinh tế hạ tầng, Niên giám thống kê huyện, các báo
cáo của một số địa phương trong tỉnh và thu thập thông tin qua mạng Internet. Số liệu
sơ cấp được thông qua điều tra 90 lao động nông nghiệp ở huyện Anh Sơn. Phương
pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê mơ tả và so sánh (phân tích số
tương đối, số tuyệt đối) và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao
động nông nghiệp theo các khía cạnh chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu lao
động nông nghiệp. Luận văn đã tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng tới nâng
cao chất lượng lao động nông nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nâng
cao chất lượng lao động nông nghiệp làm căn cứ khoa học để nghiên cứu thực tiễn tại
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Luận văn đã đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp
huyện Anh Sơn trong giai đoạn 2019 – 2021 về tình hình quy mơ, cơ cấu lao động,
chất lượng, năng suất và thu nhập lao động nông nghiệp huyện.
Luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng lao
động nông nghiệp của huyện Anh Sơn bao gồm: Đặc điểm dân số và lao động; đặc
điểm, mức độ phát triển nơng nghiệp, Trình độ phát triển của khoa học và công nghệ
nông nghiệp và Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và phát triển lao động nông nghiệp
của địa phương.
Luận văn đã chỉ ra rằng để nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trên địa
bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cần chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch về công tác giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động;
Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực người lao động nông nghiệp; Phát
triển thêm nhiều ngành nghề ở khu vực nông thôn để thu hút lao động và cải thiện
chất lượng lao động nông nghiệp; Nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trong


7


giá trị sức lao động của thị trường lao động; Liên kết, liên doanh huy động các nguồn
lực để sản xuất hàng hóa của tổ chức, hình thức đào tạo nghề theo lao động nông
nghiệp. Đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, các địa phương tham khảo
trong định hướng chính sách và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp.

THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hoi
Thesis title: Improving the quality of agricultural labor in Do Luong district,
Nghe An province
Major: Economic Management.

Code: 8340410

Educational organization: Bac Giang University of Agriculture and Forestry
Research Objectives
Contributing to systematizing and clarifying the theoretical and practical basis
for improving the quality of agricultural labor.
Analyzing the current situation of agricultural labor quality in Do Luong
district, Nghe An province.
Analysis of factors affecting the improvement of agricultural labor quality in
Do Luong district, Nghe An province.
Proposing solutions to improve the quality of agricultural labor in Do Luong
district, Nghe An province.
Materials and Methods
Secondary data and information are collected in the reports of the district
Department of Labour, Invalids and Social Affairs, district statistical office, district

finance and planning department; Department of Economic Infrastructure, District
8


Statistical Yearbook, reports of some localities in the province and information
collection via the Internet. Primary data was obtained through a survey of 90
agricultural workers in Do Luong district. Data analysis methods include descriptive
and comparative statistics (relative and absolute number analysis) and information
processing using Microsoft Excel software.
Main findings and conclusions
The thesis has systematized and explained the theoretical basis for improving
the quality of agricultural labor according to the main aspects which are quantity,
quality and structure of agricultural labor. The thesis has synthesized the main factors
affecting the improvement of agricultural labor quality and built a system of research
indicators to improve the quality of agricultural labor as a scientific basis for
practical research in the district. Do Luong, Nghe An province.
The thesis has assessed the situation of improving the quality of agricultural
labor in Do Luong district in the period of 2019 - 2021 in terms of scale, labor
structure, quality, productivity and income of agricultural labor in the district.
The thesis has analyzed the factors affecting to improve the quality of
agricultural labor in Do Luong district, including: Population and labor
characteristics; characteristics and level of agricultural development, the level of
development of agricultural science and technology and the system of local training,
vocational training and development establishments for agricultural labor.
The thesis has shown that in order to improve the quality of agricultural labor
in Do Luong district, Nghe An province, it is necessary to pay attention to the
development of planning and plans on education and training to improve the quality
of agricultural labor. workforce; Improve health status, improve physical strength of
agricultural workers; To develop more occupations in rural areas to attract labor and
improve the quality of agricultural labor; Improving the quality of agricultural labor

in the labor market's labor value; Links and joint ventures to mobilize resources to
produce goods of the organization, form vocational training according to agricultural

9


laborers. This is the basis for policy makers and localities to consult in policy
orientation and improve the quality of agricultural labor.

10


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nước ta. Theo quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển nơng nghiệp được coi là gốc, là mặt trận chính, mặt
trận hàng đầu và là việc quan trọng nhất. Người cho rằng: Việt Nam là một nước
sống về nông nghiệp, nền kinh tế lấy canh nông làm gốc, do vậy: “Nơng dân ta giàu
thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Và Đảng ta cũng đã xác
định: Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phịng.
Để phát triển một nền nơng nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,
trong điều kiện khoa học, cơng nghệ thơng tin phát triển, thì việc nâng cao chất lượng
lao động nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan, là khâu đột phá quyết định
thành cơng q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện hoạt động sản xuất nông nghiệp
từ thủ công, nhỏ lẻ, manh mún là chủ yếu sang sử dụng công nghệ hiện đại, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, để tạo ra năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh

cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về khoa học, công nghệ và năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới.
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam vào thời điểm ngày
01/4/2019 cho thấy, nông thôn nước ta là nơi cư trú của 65,6% dân số và gần 88%
dân số trong độ tuổi từ 25 - 59 tham gia lực lượng lao động; trong đó tỷ trọng dân số
tham gia lực lượng lao động cao nhất ở nhóm tuổi 25 - 29 (14,3%) và giảm nhẹ ở
nhóm 30 - 34 (14,2%). Lao động trẻ từ 15 - 24 tuổi là những người thất nghiệp nhiều
nhất, chiếm gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (44,4%).
Hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn là nguyên nhân
chủ yếu cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội ở nông thôn. Phát triển và
nâng cao chất lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề trong nơng nghiệp là một
11


đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi
mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội nông
thôn phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
Huyện Anh Sơn có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và địa
phương trong việc nâng cao chất lượng lao động nói chung cho người lao động đã
mang lại những thành công nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cịn những khó
khăn và thách thức cần phải giải quyết, nguồn lao động nông nghiệp hiện nay chủ
yếu là lao động chân tay, lao động giản đơn, còn thiếu lao động có tay nghề, thiếu
kiến thức khoa học kỹ thuật và kiến thức về lãnh đạo, quản lý, tổ chức sản xuất. Cả
hai điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn
huyện Anh Sơn hiện nay. Bên cạnh đó, huyện đang trong tiến trình về đích nơng thơn
mới một cách tồn diện trên toàn địa bàn cần phát huy sức mạnh của lao động nơng
nghiệp về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”

làm đề tài của luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng lao động nơng nghiệp của huyện Anh Sơn, đề xuất các
giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp huyện đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất
lượng lao động nơng nghiệp.
Phân tích thực trạng chất lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trên
địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

12


Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy mô, cơ cấu, chất lượng lao động nông nghiệp, các yếu tố
ảnh hưởng và các hoạt động nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp tại huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Lao động nông nghiệp: các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, thủy sản, trong độ tuổi lao động tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Về thời gian: Thời gian sử dụng số liệu trong nghiên cứu: Số liệu thứ cấp từ
năm 2019 - 2021. Số liệu sơ cấp năm 2021.

4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

13


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về lao động nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của lao động nông nghiệp
Lao động là một khái niệm khá rộng. Vì thế ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và tùy
mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì có những quan điểm khác nhau. Có nhiều từ ngữ
được sử dụng để hàm ý nói đến lao động đó là nhân lực, nguồn nhân lực, lao động.
Những từ ngữ này có khác nhau về các gọi, nhưng được sử dụng phổ biến trong các
nghiên cứu từ trước đến nay với cùng một ngữ nghĩa như nhau.
Thuật ngữ nguồn nhân lực xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mới có
sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao
động. Cho đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về
“nguồn nhân lực". Theo từ điển kinh tế chính trị: “Nguồn nhân lực là bộ phận dân cư
của đất nước, có tồn bộ những khả năng thể chất, tinh thần có thể được sử dụng
trong quá trình lao động”. Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực con người của
những tổ chức (với quy mơ, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm
năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ
quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên
năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức; Theo cách
tiếp cận của WB (Ngân hàng thế giới): “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn, thể lực, trí

lực, kỹ năng nghề nghiệp… mà mỗi cá nhân sở hữu”. Đây cũng là hướng tiếp cận của
bộ môn khoa học kinh tế hiện đại, xem nguồn nhân lực là một loại nguồn lực bên
cạnh các nguồn lực khác của q trình sản xuất như vốn, cơng nghệ, cơ sở vật chất,
tài nguyên thiên nhiên,…
Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hóa
đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề,
kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm
năng của con người. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần
14


thiên về chất lượng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá
cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những
cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng.
Ở mỗi nước khác nhau trên thế giới cũng có những quan niệm khác nhau về
nguồn nhân lực, mỗi quan niệm thể hiện được những đặc trưng riêng, quan điểm
riêng của từng nước. Ở Australia, quan niệm về nguồn nhân lực là toàn bộ những
người bước vào tuổi lao động, có khả năng lao động, và quan niệm này không giới
hạn về tuổi của nguồn nhân lực. Ở Pháp, nguồn nhân lực là những người ở trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Tuy có những định
nghĩa khác nhau tuỳ theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể
dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên nguồn nhân lực có hai biểu hiện, đó là:
Số lượng nguồn nhân lực: Là tổng số những người trong độ tuổi lao động và
thời gian làm việc có thể huy động của họ. Từ cách hiểu này cho thấy, nguồn nhân
lực của bất kỳ một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên
đặt ra là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai. Đấy là
những câu hỏi cho việc xác định số lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lượng
nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế cơng việc
địi hỏi phải tăng số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự
gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân;

Chất lượng nhân lực: là mặt tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình
độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ ... của người lao động. Trong
các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh
giá chất lượng nguồn nhân lực; Như vậy, chất lượng lao động là một phần nội dung
của nguồn lao động phản ánh mặt chất của lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc
dân.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng con người là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch
sử. Với tư cách là thực thể xã hội, thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động
vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên và thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch
sử xã hội. Hoạt động lao động sản xuất khơng chỉ là điều kiện tồn tại mà cịn là

15


phương thức để biến đổi đời sống và thay đổi bộ mặt xã hội. Do vậy, mỗi bước tiến
của lịch sử, của xã hội luôn là kết quả hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở
nắm bắt quy luật, thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, con người thúc đẩy xã
hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục đích và nhu cầu đặt ra. Từ đó khẳng
định: “Khơng có hoạt động của con người thì khơng có quy luật xã hội và cũng
khơng có xã hội lồi người”. Ngồi ra Ph.Ăngghen khi nói về vai trò con người đối
với sự phát triển kinh tế xã hội đã nhấn mạnh: “… chỉ có phương tiện cơ giới và hóa
học phù hợp thì khơng đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của
con người sử dụng những phương tiện đó nữa”. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực
được khái quát trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Lực lượng lao động: là bộ phận của nguồn nhân lực bao gồm những người trong
độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất
nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. [13]
Lao động nông nghiệp: Là bộ phận lực lượng lao động làm việc trong ngành
nông nghiệp. Ngành nông nghiệp, theo nghĩa rộng, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, sơ

chế nông sản, lâm nghiệp, thủy sản. [12]
Chất lượng lao động: là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính
đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Chất lượng
lao động được đánh giá thơng qua các tiêu chí về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức
và phẩm chất. [14]
Có ý kiến cho rằng: Nông thôn là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề
nơng” [3]. Đây là ý kiến có tính thuyết phục hơn nhưng chưa đầy đủ vì có nhiều vùng
dân cư sống chủ yếu bằng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông nghiệp trở
thành thứ yếu, như ở một số làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, Hà Đơng... Các làng
nghề truyền thống thì thu nhập từ nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng
thu nhập của dân cư. Một số nhà khoa học đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:
Là vùng lãnh thổ, nơi mà người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp; là
vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và

16


làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp
cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn. [5]
Lao động nông nghiệp và đặc điểm lao động nông nghiệp: Việc nghiên cứu lao
động trong nơng nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp cũng
như đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Lao động trong
nơng nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp,
bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Lao động trong nông nghiệp
không chỉ bao gồm những người trong độ tuổi lao động như khái niệm thông thường
mà gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao
động. Lao động NNNT là lực lượng lao động sống trong khu vực nông thôn và lao
động trong các ngành kinh tế nông nghiệp. Để hiểu làm rõ khái niệm lao động
NNNT, cần xem xét các khái niệm liên quan, như kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông
thôn. Khu vực nông thôn là khái niệm phân biệt với khu vực thành thị trong phân

chia khu vực kinh tế, nó “là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương
nghiệp và dịch vụ ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân”. Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm
các ngành nông nghiệp nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi) và các ngành lâm nghiệp,
ngư nghiệp. Ở Việt Nam, trong kinh tế nơng thơn thì kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu
và nhiều khi gây nhầm lẫn giữa kinh tế nơng thơn và kinh tế nơng nghiệp. Bên cạnh
đó, lao động trong khu vực nông thôn nhiều khi tham gia cả vào q trình sản xuất
nơng nghiệp và cũng tham gia vào các ngành kinh tế khác trong khu vực nông thôn,
làm cho việc phân chia lao động nông nghiệp, nơng thơn và lao động nơng thơn trở
nên thiếu chính xác. Tuy nhiên, tựu chung lại, điều kiện để xác định lao động đó là
lao động nơng nghiệp, nơng thơn cần xem xét nơi lưu trú có phải ở nơng thôn hay
không và ngành nghề của lao động đúng là nông nghiệp theo nghĩa rộng.
Lao động NNNT là bộ phận quan trọng trong cơ cấu lao động của nền kinh tế
quốc dân. Vì đây là bộ phận lao động đáp ứng các nhu cầu về lương thực, thực phẩm

17


và các nhu cầu cơ bản khác của xã hội. Do tính chất đặc biệt của nền sản xuất nơng
nghiệp nên, lao động NNNT có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Cơng việc mang tính thời vụ
Đây là đặc điểm đặc thù khơng thể xóa bỏ được của lao động nông nghiệp.
Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây
trồng, vật nuôi, chúng là những cơ thể sống trong đó q trình tái sản xuất tự nhiên
và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng, vật ni ở những vùng
khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có q trình sinh trưởng và
phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nơng nghiệp là vĩnh cửu khơng thể xóa bỏ
được trong q trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của

sản xuất nơng nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông nghiệp một cách hợp lý
có ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ hai, Cơng việc mang tính tổng hợp (chun mơn hóa thấp)
Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, trình độ
chun mơn kỹ thuật, sức khỏe…
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: Nguồn lao động của nước ta đông
về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều
mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh
tế quốc tế. Riêng lao động nông nghiệp chiếm 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy lao
động nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chun mơn
của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu. Do đó để có một nguồn lao động với trình độ
chun mơn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để
có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.
Về sức khỏe: Sức khỏe của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối
thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, mơi trường làm việc, … Nhìn
chung lao động nước ta có tình trạng thể lực thấp.
Đa số lao động nơng nghiệp nước ta cịn có mức thu nhập thấp, trong khi q
trình đơ thị hóa địi hỏi các hộ gia đình nơng thơn phải đầu tư lớn hơn cho đào tạo

18


phát triển nhân lực để chuyển hướng sang hoạt động phi nơng nghiệp. Các chính sách
hỗ trợ hoặc phát triển hệ thống tín dụng ưu đãi cho đào tạo nhân lực nơng thơn từ nhà
nước cịn hạn chế, chưa có tác động lớn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông
thôn. Đây thực sự là thách thức lớn đối với phát triển nhân lực nơng thơn trong q
trình đơ thị hóa.
Thứ ba, Tổ chức sản xuất lỏng lẻo, tính kỷ luật lao động thấp
Chất lượng sản xuất thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính lỏng lẻo trong liên

kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam. Tính chun
nghiệp trong kỷ luật lao động của lao động Việt Nam cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động cơng
nghiệp, thậm chí khi được tập huấn rồi nhưng việc tn thủ các quy định, quy trình
cơng nghiệp hiện đại của người lao động còn thấp. Phần lớn lao động xuất thân từ
nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông. Đây là
một trong những khó khăn khi người lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp.
Thứ tư, Quy mô giảm (tuyệt đối và tương đối) do xu thế dịch chuyển ra khỏi
nông nghiệp
Quy mô lao động ngành nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp tăng lên
và có vai trị quan trọng trong đảm bảo việc làm và thu nhập của lao động nông
nghiệp. Các làng nghề được cơ giới hóa, điện khí hóa, sản xuất hướng vào xuất khẩu
nhiều hơn có vai trị lớn trong phát triển lao động phi nơng nghiệp ở nơng thơn. Do
đó, đặt ra vấn đề phải phát triển đào tạo nghề, phát triển nguồn lao động nông nghiệp
để đảm bảo cung ứng lao động cho các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển lao động làm các nghề truyền thống, nghề tiểu thủ là một trong những giải
pháp quan trọng để cải thiện tình hình thất nghiệp của người lao động nông nghiệp
khi bị thu hồi đất, mất việc làm nơng nghiệp trong q trình đơ thị hóa. Đồng thời
giảm được tình trạng di chuyển ồ ạt lao động nơng nghiệp ra các thành phố tìm việc
làm, điều chỉnh được sự hoạt động tích cực của thị trường lao động. Ngồi ra, phát
triển làng nghề có tác động thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển lao

19


động nông nghiệp trong các ngành phi nông nghiệp khác như: giao thơng, điện, nước,
dịch vụ tín dụng, giáo dục, y tế, thơng tin liên lạc, thương mại…, xóa dần sự cách
biệt giữa nông thôn - thành thị, tạo cơ sở cho cơ cấu lại kinh tế lao động nông nghiệp,
tăng tích lũy cho phát triển nguồn lao động nơng nghiệp.

Lao động nơng nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyển lao động
nông nghiệp sang làm ở các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong khu vực
nơng thơn, lao động hoạt động phi nơng nghiệp có xu hướng tăng, đặc biệt là đối với
lao động hoạt động dịch vụ. Đơ thị hóa thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang làm các công việc phi nông nghiệp, với các hoạt động rất đa dạng tại các vùng
trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn ven các thành phố, thị xã hình thành thị
trường lao động khá sôi động. Đặc biệt là phát triển lao động các ngành nghề như
dịch vụ điện năng, thông tin, thương mại, chế biến nông - lâm - thủy sản, tiểu thủ
công nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Xu hướng lao động phi nông
nghiệp trong khu vực nơng thơn ngày càng tăng tuy nhiên thì tốc độ tăng cịn chậm.
Điều đó do một số ngun nhân sau: Tỷ lệ lao động nông nghiệp hàng năm bước vào
tuổi lao động cao, do trong giai đoạn trước tỷ lệ tăng dân số nông thôn cao; Các vùng
nông thôn trung du, miền núi chuyển chậm sang sản xuất hàng hóa, các loại thị
trường ít phát triển, tăng trưởng kinh tế thấp, ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động nông nghiệp.
Thứ năm, Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp
Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp hạn chế khả năng phát triển các
loại hình doanh nghiệp ở nơng thơn và thu hút được ít đầu tư của Chính phủ, tư nhân
và các cơng ty nước ngồi cho phát triển kinh tế tại các vùng nơng thơn, đặc biệt là
các vùng có khó khăn về hạ tầng cơ sở và điều kiện tự nhiên, đầu tư ít có khả năng
sinh lãi cao.
1.1.2. Chất lượng lao động nông nghiệp
Tùy theo các tiếp cận khái niệm về chất lượng lao động thì có những nội dung
khác nhau của chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, theo khái niệm chung nhất về

20


chất lượng lao động thì có các nội dung quan trọng cần xem xét, đó là sức khỏe; trí
lực, phẩm chất, thái độ và năng suất lao động.

- Sức khỏe
Để đánh giá chất lượng lao động thì yếu tố đầu tiên khơng thể thiếu đó là yếu
tố về sức khỏe, bởi sức khỏe là yếu tố cốt lõi trong việc thực hiện q trình lao động
của người lao động. Khơng có sức khỏe tốt thì khơng thể tham gia tốt vào q trình
lao động đó là điều chắc chắn. Để đánh giá mặt sức khỏe của chất lượng nguồn lao
động, thông thường sử dụng các chỉ số sau:
Đầu tiên là, chiều cao cân nặng trung bình. Đây là chỉ số phản ánh những chỉ
tiêu sức khỏe cơ bản của nguồn lao động. Mối quan hệ giữa thể hình và thể trạng chỉ
ra rằng, hầu hết những lao động có thể hình khơng tốt thì sức khỏe cũng khơng thể
bằng những lao động khác.
Tiếp theo là, giới tính, độ tuổi. Giới tính trong sản xuất nơng nghiệp có ý nghĩa
khá lớn. Thông thường lao động nông nghiệp yêu cầu sức khỏe và sự chịu đựng tốt
trong những điều kiện khá khắc nghiệt, chính vì thế lao động nữ sẽ khơng đáp ứng
được nhiều yêu cầu. Tuổi tác cũng vậy, những độ tuổi lớn quá hay nhỏ quá thì tạo ra
hiệu quả kém hơn hẳn so với những người trong độ tuổi lao động. Đặc điểm của lao
động NNNT là hầu hết những người trong gia đình, khơng kể tuổi tác và giới tính đều
tham gia vào hầu hết các khâu lao động. Mặt khác, trên thực tế ở các địa phương
nước ta, tình trạng lao động trong độ tuổi sung mãn và nhất là lao động nam ra thành
thị kiếm sống rất nhiều, tạo nên tình trạng hụt lao động chính ở nơng thơn. Chính vì
thế, đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng lao động nơng
nghiệp, nơng thơn ở một khu vực.
- Trí lực, phẩm chất, thái độ
Bên cạnh yếu tố thể lực, thì yếu tố trí lực cũng là một nội dung quan trọng
phản ánh chất lượng lao động. Yếu tố này tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến quá
trình lao động. Khi đánh giá yếu tố trí lực của lực lượng lao động cần quan tâm đầu
tiên đó là trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa là tiêu chí về mức độ hoàn thành các cấp
học cơ bản của một nền giáo dục, ở Việt Nam đó là 12 năm học từ lớp 1 đến lớp 12.

21



Trong nội dung này, để đánh giá được sâu hơn về trình độ văn hóa, cần đánh giá thêm
về mức độ đào tạo. Mức độ đào tạo phản ánh mức độ học tập của người dân, ngồi
việc đánh giá trình độ văn hóa thì đánh giá thêm về q trình học theo học các
chương trình cao hơn như trung cấp, đại học và trên đại học. Điều này phản ánh chất
lượng ở mức cao của lao động.
Tiếp theo là trình độ chuyên môn kỹ thuật, nội dung này cho thấy kiến thức và
kỹ năng của lao động trong những ngành nghề cụ thể, đây là nội dung quan trọng
phản ánh năng lực hoạt động thực tiễn của lao động. Một nội dung khơng kém phần
quan trọng đó là, đạo đức, nhận thức chính trị. Một lao động có chất lượng cao thì
cũng phải phù hợp với các yếu tố về văn hóa xã hội và chính trị của quốc gia. Khả
năng sáng tạo và tự giác lao động thể hiện tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia và
quá trình lao động xã hội như một nhu cầu tất yếu, điều này thể hiện trong nguyện
vọng làm việc và tinh thần đam mê công việc.
- Năng suất lao động
Đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong đánh giá chất lượng lao động, nó phản
ánh trình độ sử dụng lao động. Là nội dung phản ánh hiệu quả của quá trình lao động.
Lao động trong ngành nơng nghiệp có giá trị thấp hơn so với các ngành khác trong
nền kinh tế bởi chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên. Mức độ gia tăng năng suất
lao động qua các thời kỳ chỉ ra sự tiến bộ trong sử dụng lao động. Tuy vậy, sự gia
tăng này có ổn định khơng và ngun nhân của q trình gia tăng do đâu thì quyết
định mặt chất lượng của sự gia tăng này. Việc áp dụng các thành tựu khoa học vào
sản xuất thường mang lại năng suất chất lượng cao, trình độ kỹ năng của người lao
động cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động về mặt chất lượng.
Như vậy, cả ba nội dung trên phản ánh một cách trực tiếp và gián tiếp về mặt
chất lượng của lao động. Nghiên cứu chất lượng lao động của một địa phương cần
nghiên cứu đi sâu và ba nội dung này để làm sáng tỏ chất lượng thực sự của lao động
tại đó. Ngồi ba nội dung này cũng cịn nhiều nội dung khác để đánh giá chất lượng
lao động, tuy nhiên đây là ba nội dung quan trọng nhất cần được làm rõ.


22


1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động nông nghiệp
1.1.3.1. Đặc điểm dân số và lao động của địa phương (quy mô, cơ cấu, tốc độ
dịch chuyển ra khỏi nông nghiệp…)
Sự phát triển dân số và lao động là sự biến đổi về mặt lượng của lao động và
nguồn cung của lao động. Điều này mang lại sự ảnh hưởng hai mặt tới chất lượng lao
động. Một mặt, tạo ra lực lượng lao động với với chất lượng tiến bộ nhờ sự hiệu quả
trong các biện pháp nâng cao chất lượng của địa phương. Mặt khác, nó tạo ra những
thách thức và áp lực lên nền kinh tế quốc dân trong việc đảm bảo giữ ổn định và nâng
cao chất lượng lao động. Cơ sở hạ tầng về trường học, y tế,… nếu không đáp ứng kịp
thời sự gia tăng này thì dẫn đến sự quá mức và chắc chắn là sẽ giảm chất lượng sống
của dân cư. Trên thực tế ở các nước trên thế giới thì ở các nước nghèo và đang phát
triển có tốc độ gia tăng dân số và lao động cao hơn hẳn so với các nước phát triển, đó
là minh chứng của sự ảnh hưởng của yếu tố phát triển dân số và lao động đến nâng
cao chất lượng lao động.
1.1.3.2. Đặc điểm, mức độ phát triển của nông nghiệp của địa phương.
Kinh tế địa phương ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của lao động. Đối với
một địa phương cụ thể, sự phát triển kinh tế xã hội có mạnh mẽ mới có khả năng chi
ngân sách nhà nước cho các hoạt động giáo dục, nâng cao trình độ tay nghề cho lao
động nông nghiệp. Địa phương càng phát triển kinh tế thì càng chú trọng vốn lao
động con người. Địa phương nào quan tâm đến chính sách nâng cao chất lượng lao
động nơng nghiệp thì đem lại kết quả cao. Các chính sách gồm quy hoạch nguồn lao
động, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp; giải pháp thu
hút lao động nông nghiệp tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.1.3.3. Trình độ phát triển của Khoa học và công nghệ nông nghiệp
Trong nơng nghiệp, KH&CN được đánh giá có đóng góp ít nhất là 30% giá trị
gia tăng của sản xuất. Chính vì vậy, trong các Nghị quyết của Đảng, Chương trình
hành động của Chính phủ KH&CN vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Sản

xuất nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình qn hàng năm. Cơ cấu nơng

23


nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam
phải đối mặt với các thách thức như: Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông
nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Môi trường sinh thái
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và tỷ lệ người nghèo đang còn phổ biến, tỷ lệ cao.
Biến đổi khí hậu đã trở thành hiện thực và nông nghiệp sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng
trực tiếp nhất và lớn nhất.
1.1.3.4. Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề
Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp là hoạt động có mục đích, có tổ chức
nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người
lao động ở khu vực nơng thơn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động có thể thực
hiện thành cơng nghề đã được đào tạo. Khi lao động nông nghiệp được tham gia đào
tạo và tập huấn tay nghề có nghĩa là họ được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề
nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành
nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị
trường lao động của xã hội đối với kết quả đào tạo.
Để có năng lực ngày càng cao người lao động cần được tiếp cận và thụ hưởng
một nền giáo dục tốt và đào tạo thường xuyên. Vì vậy, chất lượng lao động nông
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giáo dục và đào tạo. Trong q trình lao động,
họ sẽ khơng ngừng sáng tạo và phát triển được các kỹ năng của bản thân đã được
giáo dục. Bên cạnh đó, người lao động sẽ tiếp cận với các dịch vụ phát triển giáo dục
đào tạo mỗi khi chính sách giáo dục thay đổi hoặc cập nhật với tình hình phát triển
giáo dục chung của khu vực và thế giới.
1.1.3.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho nơng nghiệp của Chính phủ

Ngành nông nghiệp trực tiếp nuôi sống gần 65% dân số cả nước sống ở nông
thôn, đồng thời cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm, cung cấp đất đai, lao động cho các ngành kinh tế khác phát triển. Bên
cạnh đó, nơng nghiệp cũng là lĩnh vực sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất

24


khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,
góp phần quan trọng vào thực hiện thành cơng trong chương trình xóa đói giảm
nghèo, phát triển bền vững và tạo ổn định chính trị, kinh tế xã hội, góp phần tạo vị
thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam là một trong 15 nước xuất
khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới. Năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản tới hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt giá trị 40,2 tỷ USD.
Nhiều sản phẩm chủ lực quốc gia của Việt Nam là những sản phẩm có kim ngạch
xuất khẩu lớn (hồ tiêu và điều đứng đầu; cà phê đứng thứ 2; gạo đứng thứ 3; thuỷ sản
đứng thứ 5; chè đứng thứ 8 và cao su đứng thứ 11) [09], [10].
Nguồn nhân lực nông nghiệp là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung,
được phân bố ở nơng thơn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn
nông thôn, bao gồm sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông thôn.
Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp được hiểu là làm tăng giá trị của người
LĐNN trên các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm hồn, thể lực… làm cho LĐNN
có khả năng làm việc cao nhất, đóng góp có hiệu quả nhất vào phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn. Ở phương diện nội dung, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp là
phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng lao động của LĐNN. Số lượng thể hiện ở
sự hài hòa, cân đối, không thừa, không thiếu trong các ngành nghề kinh tế nông thôn,
làm cho tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm thấp, tỷ lệ có việc làm cao ở nơng thơn.
Về chất lượng, ngồi các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, giáo dục đạo đức, văn hóa

cho người lao động còn là việc đào tạo ở các trình độ cao, đào tạo nghề, bồi dưỡng
các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới, các kiến thức khoa học công nghệ, tác
phong lao động, thái độ, ý thức lao động,… cho người LĐNN. Phát triển nhân lực
nông nghiệp, nông thơn sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của
LĐNN, tạo sự phát triển cho nông nghiệp tiếp cận hiện đại, xây dựng nông thôn mới.
Nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn nói chung, phát triển nhân lực nơng thơn
nói riêng là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và luôn
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta những năm gần đây.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×