Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tiểu luận bất bình đẳng phân phối thu nhập trong phát triển kinh tế ở hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 43 trang )

Accelerat ing t he world's research.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
trần giang

Related papers

Download a PDF Pack of t he best relat ed papers 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BẤT BÌNH ĐẲNG PHÂN PHỐI THU NHẬP
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HOA KỲ
Sinh viên thực hiện: Nhóm Hoa Kỳ - K52 - KTQT
HỌ VÀ TÊN

LỚP

MSSV

Mai Thị Tuyết Chinh

Anh 2

1314410032

Phạm Quỳnh Anh



Anh 2

1314410010

Hoàng Thị Kim Anh

Anh 2

1314410012

Nguyễn Linh Chi

Anh 1

1314410029

Nguyễn Văn Dũng

Anh 1

1314410039

Phạm Thị Thùy Duyên

Anh 1

1314410046

Bùi Thị Hương


Anh 1

1314410090

Nguyễn Thị Thanh Loan

Anh 2

1314410122

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Anh 1

1314410144

Nguyễn Hoài Thu

Anh 3

1314410184

Hà Nội – 04/2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 2
1.1. Lý thuyết về phát triển kinh tế ......................................................................... 2

1.1.1. Khái niệm và nội hàm phát triển kinh tế.................................................... 2
1.1.2. Phát triển xã hội – một bộ phận cấu thành trong phát triển kinh tế ........... 2
1.2. Lý luận chung về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ............................... 3
1.2.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................... 3
1.2.2. Một số thước đo đánh giá sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong
phát triển kinh tế ................................................................................................. 4
1.3. Một số lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập .......................................................................................................... 6
1.3.1. Mơ hình chữ U ngược của Simon Kuznets................................................. 6
1.3.2. Mơ hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis ............................ 7
1.3.3. Mơ hình tăng trưởng đi đơi với bình đẳng của H.Oshima ......................... 7
1.3.4. Mơ hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của World Bank ...... .8
2. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH KINH TẾ VÀO PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ BẤT BÌNH
ĐẲNG VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HOA
KỲ ............................................................................................................................ 9
2.1. Bối cảnh nền kinh tế Hoa Kì trong giai đoạn hiện nay..................................... 9
2.2. Đánh giá thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong phát triển kinh tế ở
Hoa Kì ................................................................................................................... 12
2.3. Nguyên nhân và tác động của vấn đề bất bình đẳng thu nhập đối với quá trình
phát triển kinh tế ở Hoa Kì .................................................................................... 20
2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................... 20
2.3.2. Tác động của vấn đề bất bình đẳng đối với phát triển kinh tế ................. 23
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM KẾT
HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI PHÂN PHỐI THU NHẬP
CƠNG BẰNG........................................................................................................... 29
3.1. Những tồn tại và khó khăn hiện nay trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng
thu nhập của Hoa Kỳ ............................................................................................. 29


3.2. Phương hướng hành động và giải pháp đề xuất nhằm thực hiện mục tiêu tăng

trưởng kinh tế gắn liền với phân phối thu nhập công bằng ..................................... 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 32


LỜI MỞ ĐẦU
Tồn cầu hóa diễn ra như một xu hướng tất yếu, khách quan, vượt ra khỏi phạm
vi một quốc gia, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó vừa mang lại
cho ta những cơ hội mới để phát triển nhưng đồng thời đi kèm với nó cũng có khơng ít
khó khăn và thách thức. Và nền kinh tế hàng đầu của thế giới hiện nay, Hoa Kỳ, cũng
khơng nằm ngồi quy luật ấy. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và quy mô lớn trong nhiều
thập kỷ trở lại đây, Hoa Kỳ thực sự đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Tuy
nhiên, cùng với đó, nền kinh tế số một này cũng phải đối mặt với khơng ít trở ngại như
các vấn đề về bất ổn chính trị - xã hội, xung đột sắc tộc, tranh chấp tôn giáo,… và đặc
biệt là tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đang ngày càng trở nên trầm
trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, đề tài “Bất bình đẳng phân phối
thu nhập trong phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ” nhằm mục tiêu nghiên cứu một cách có
hệ thống các lý luận về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
đồng thời đem lại cái nhìn tổng quan về các lý thuyết, quan điểm khoa học thể hiện
mối quan hệ giữa nhân tố kinh tế - xã hội này với sự phát triển bền vững. Từ đó, bài
viết vận dụng các mơ hình vào phân tích những số liệu cụ thể nhằm phản ánh và nhận
định chính xác thực trạng, nguyên nhân và tác động của vấn đề bất bình đẳng thu nhập
đối với mục tiêu phát triển trong điều kiện thực tế hiện nay ở Hoa Kỳ. Để thực hiện
mục đích này, bài viết sẽ tập trung làm rõ các khái niệm, phạm trù kinh tế học liên
quan, đồng thời trình bày tình hình thực tế cũng như những phương hướng giải quyết
vấn đề theo tinh thần phương pháp luận phù hợp với tinh thần của các học thuyết cũng
như mô hình tăng trưởng hiện nay ở Hoa Kỳ.
Trong bài viết này, đề tài mong muốn thể hiện được khả năng kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, qua đó hy vọng góp một phần nào đó vào việc giải quyết các vấn đề
khó khăn cũng như những bất cập cịn tồn tại trong các chính sách và biện pháp nhằm

giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Hoa Kỳ, từ đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm để áp dụng phù hợp với thực tiễn nền kinh tế Việt
Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

1


1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về phát triển kinh tế
1.1.1. Khái niệm và nội hàm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình một nền kinh tế chuyển từ tình trạng trì trệ, lạc hậu,
tăng trưởng thấp, tỷ lệ nghèo đói và mất cơng bằng xã hội cao sang một nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng nhanh, có hiệu quả với các tiêu chí xã hội ngày càng được cải thiện.
Nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ đơn thuần là sự gia tăng về lượng, về quy mơ
của nền kinh tế thì phát triển kinh tế lại là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực dựa
trên sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành nền
kinh tế. Phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế, nhưng là tăng trưởng một
cách vượt trội do sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất lao động xã hội cao
hơn và cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả hơn. Sự phát triển kinh tế bao gồm:

 Sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ, thể hiện qua sự gia tăng

tổng mức thu nhập thực tế (GNI) hay thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita)
của nền kinh tế. Đây là điều kiện cần và cơ bản nhất để nâng cao mức sống của một
quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển. Đây là một nhiệm vụ

quan trọng, gắn chặt với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển quốc
gia. Bởi lẽ, tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa

phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất.

 Sự cải thiện ngày càng tốt hơn các vấn đề về tiến bộ xã hội và phát triển con

người.
Tóm lại, phát triển kinh tế mà đặc biệt là mục tiêu phát triển bền vững gắn liền và
có quan hệ mật thiết với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là
bước đi tất yếu của mọi sự vận động kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi
không ngừng.

1.1.2. Phát triển xã hội – một bộ phận cấu thành trong phát triển kinh tế
Tiêu thức thứ ba trong nội dung của phát triển kinh tế, đó là sự biến đổi ngày
càng tốt hơn các vấn đề xã hội, chính là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất trong
chiến lược phát triển quốc gia. Bởi lẽ, xét cho cùng thì đối với phát triển kinh tế, cái
đích hướng tới của nó chính là tiến bộ xã hội. Một mức sống vật chất cao và có thể
2


được tiếp cận một cách công bằng là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các khía cạnh
khác nhau của sự tiến bộ. Đánh giá về mức độ phát triển xã hội, có nhiều chỉ tiêu kinh
tế - xã hội khác nhau nhưng chủ yếu bao gồm hai nhóm chính:
Thứ nhất là nhóm các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu của con người bao gồm:

 Chỉ tiêu phản ánh mức sống: GNI/người, chỉ số phát triển con người (HDI),…

 Chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí: tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập

học các bậc, số năm đi học trung bình,…

 Chỉ tiêu về tuổi thọ bình qn và chăm sóc sức khỏe: tuổi thọ bình qn tính từ


thời điểm mới sinh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì sinh sản,…

 Chỉ tiêu về dân số và việc làm: tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thất

nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nơng thơn,…
Thứ hai là nhóm chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng như: tỷ lệ hộ nghèo trong
xã hội, hệ số giãn cách thu nhập (Kuznets), tiêu chuẩn “40” (do World Bank đề xuất
năm 2002), đường cong Lorenz, hệ số GINI…
Một xã hội phát triển tồn diện địi hỏi khơng chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần
mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với công
bằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ một xã hội nào cũng đều phải quan tâm giải
quyết. Chính vì vậy, tăng trưởng nhanh và thực hiện phân phối thu nhập công bằng đã
trở thành mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia, khi mà
khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các nhóm dân cư ngày
càng gia tăng khiến cho thực trạng bất bình đẳng thu nhập hiện nay thực sự trở thành
một vấn đề nghiêm trọng và đáng báo động trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Lý luận chung về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
1.2.1. Những khái niệm cơ bản
Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù kinh tế
chung nhất của xã hội lồi người. Nói một cách khái quát, Phân phối có thể được hiểu
là hoạt động chia các yếu tố sản xuất bao gồm các nguồn lực đầu vào trong quá trình
sản xuất và các sản phẩm đầu ra của quá trình tái sản xuất xã hội.
Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản
phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập, là cách thức thu nhập quốc
dân của một nước chia cho các cơng dân nước đó. Thực tiễn cho thấy phân phối thu
3


nhập đóng vai trị quan trọng trong mọi xã hội cũng như các hình thái kinh tế vì nó hỗ

trợ cho hoạt động tiêu dùng và quá trình tái sản xuất xã hội, đảm bảo cho sự tồn tại của
loài người.
Hoạt động phân phối thu nhập trong thực tiễn bên cạnh thực hiện theo nguyên tắc
quyền sở hữu trong phân phối thu nhập, đòi hỏi phải xác định được cách thức phân
phối cho phù hợp. Trên thực tế, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn phân tích, có thể phân
loại hoạt động phân chia những sản phẩm đầu ra dưới hình thái thu nhập này bao gồm
phân phối theo đối tượng (cá nhân/ hộ gia đình) và phân phối theo chức năng (có
nghĩa là thu nhập quốc dân được chia cho các yếu tố sản xuất như thế nào).
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Một vấn đề nảy sinh từ quá trình phân phối thu nhập là sự chênh lệch giàu nghèo
trong xã hội. Thế nhưng, sự chênh lệch giàu nghèo ở mức độ như thế nào thì được coi
là “bất bình đẳng”. Xét một cách khách quan, bình đẳng về thu nhập là khi mọi người
đều nhận được những khoản thu nhập như nhau; còn xét về khái niệm mang tính chuẩn
tắc, phân phối thu nhập mang tính công bằng là khi mỗi người và mọi người nhận
được mức thu nhập hay hưởng thành quả kinh tế xứng đáng với khả năng, nỗ lực, trình
độ và mức độ sẵn sàng chịu rủi ro của mình.
1.2.2. Một số thước đo đánh giá sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập
trong phát triển kinh tế
Hệ số GINI
Để hỗ trợ đo lường phân phối thu nhập, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển
một số thang đo như đường cong Lorenz, hệ số GINI, hệ số Hoover, chỉ số Theil
(Atkinson), phương sai và hệ số biến thiên trong phân phối thu nhập,... Mỗi thước đo
đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng nhưng được sử dụng phổ biến và rộng rãi
nhất là hệ số GINI do nhà thống kê học người Ý, Corrado Gini (1992) đề xuất. Hệ số
GINI được xác định một cách đơn giản bởi tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường
cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình
đẳng tuyệt đối. Giá trị của hệ số GINI nằm trong từ khoảng 0 đến 1, giá trị càng cao thì
mức độ bất bình đẳng càng lớn. Những quốc gia có hệ số GINI từ 0,5 trở lên thì có
mức độ bất bình đẳng cao cịn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối cơng
bằng. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ số GINI để xem xét sự phân phối có cơng bằng hay

4


khơng phải hết sức thận trọng vì thước đo này có những giới hạn nhất định. Trước tiên,
trong thực tế nghiên cứu, do dữ liệu về thu nhập của người dân có thể được phản ánh
dưới dạng thu nhập danh nghĩa hoặc chi tiêu nên các nhà kinh tế đã phân biệt hai loại
hệ số GINI là hệ số GINI tính theo thu nhập và hệ số GINI tính theo chi tiêu. Ngồi ra,
các hệ số GINI thường khơng phản ánh mức chênh lệch tài sản thực giữa những nhóm
người dân trong quốc gia vì nó cơ bản được xác định dựa trên thu nhập ròng. Hơn nữa,
các quốc gia có cùng hệ số GINI có thể khác nhau về hình dạng của đường cong
Lorenz, do đó khác nhau về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt khác,
hệ số GINI suy cho cùng cũng chỉ có thể phản ánh phần có thể định lượng cịn những
khía cạnh khác trong phân phối thu nhập liên quan đến các vấn đề cơng bằng xã hội,
đói nghèo cần phải có những phân tích định tính hơn.
Đường Lorenz
Ngồi hệ số GINI, đường cong Lorenz cũng được sử dụng trong các nghiên cứu
về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Được xây dựng năm 1905 bởi
Coral Lorenz, nhà thống kê người Mỹ, đường Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của
tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng
dồn của các nhóm dân số đã biết, từ đó cho thấy mối quan hệ giữa các nhóm dân số và
tỷ lệ thu nhập tương ứng mà họ nắm giữ. Khoảng cách giữa đường bình đẳng tuyệt đối
(đường 450) và đường Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Trong
trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối cơng bằng thì bao nhiêu phần trăm dân
số sẽ có tương ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó, đường Lorenz sẽ trùng
với đường bình đẳng tuyệt đối. Đường Lorenz càng cách xa đường 450 thì mức độ bất
bình đẳng càng lớn, cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ
giảm đi.
Sử dụng đường cong Lorenz là một phương pháp đơn giản và dễ tiếp cận. Ngồi
ra, nó cịn thể hiện được một cách trực quan phân phối thu nhập và bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập. Tuy nhiên, đường cong Lorenz không cho phép so sánh trong

trường hợp các đường cong này cắt nhau.
Một số thước đo khác
Ngoài hai thước đo là hệ số Gini và đường cong Lorenz cịn có một số thước đo
khác như tỷ số Kuznets, tiêu chuẩn 40,... Tỷ số Kuznets so sánh tỷ trọng phần thu nhập
của 20% dân số giàu nhất với phần thu nhập của 60% dân số nghèo nhất. Tiêu chuẩn
5


40 đánh giá phần thu nhập của 40% dân số nghèo nhất được sở hữu, do World Bank đề
xuất năm 2002. Theo chỉ tiêu này, có ba mức độ bất bình đẳng cụ thể: tình trạng rất
mất bình đẳng nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 12%, tương đối bình đẳng nếu con số này dao
động trong khoảng từ 12% đến 17% và nếu tỷ lệ này lớn hơn 17% thì có nghĩa là mức
độ bình đẳng cao trong phân phối thu nhập và tài sản. Đây là một chỉ tiêu tương đối
chính xác và đáng tin cậy trong việc đo lường và đánh giá mức độ bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập giữa các tầng lớp và lực lượng lao động, từ đó làm cơ sở để đề ra
những giải pháp và chính sách phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.3. Một số lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng thu nhập
1.3.1. Mơ hình chữ U ngược của Simon Kuznets
Được Simon Kuznets đưa ra từ thực nghiệm vào năm 1955, lý thuyết này nghiên
cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập. Mơ hình dùng tỷ số giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất
trong tổng dân số so với tỷ trọng thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự
bất bình đẳng. Thơng qua các kết quả nghiên cứu và số liệu quan sát thu thập được,
Kuznets đã đưa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ gia tăng ở giai đoạn ban đầu và
giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng hơn và nền kinh tế đã đạt
tới một trình độ phát triển cao hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ này trên đồ thị thì sẽ có
dạng chữ U ngược. Vì vậy, lý thuyết này còn được gọi là giả thiết chữ U ngược. Lý
giải nguyên nhân của hiện tượng đảo ngược này, Kuznets cho rằng đó là do các yếu tố
liên quan đến cầu. Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu thực hiện cơng nghiệp hố, cơng nghệ

và thể chế thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ
thấp vai trị của lao động khơng có kỹ năng. Sau đó, kỹ thuật mới liên tục xuất
hiện cịn thể chế thì thay đổi chậm hơn. Nhờ đó, thu nhập của đại bộ phận lao động
(chuyên môn kém) cũng được cải thiện bởi vai trò của yếu tố nhân lực trong cơ cấu
sản phẩm lại được chú trọng.
Tuy nhiên, mơ hình chữ U ngược của Kuznets vẫn cịn có những hạn chế nhất
định. Trước hết, nó chưa giải thích được ngun nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất
bình đẳng trong quá trình phát triển cũng như phạm vi khác biệt giữa các nước về xu
thế thay đổi này khi áp dụng các chính sách khác nhau nhằm tác động vào tăng trưởng
6


và bất bình đẳng. Đồng thời mơ hình cũng chưa trả lời được câu hỏi cho các nước
đang phát triển là: Liệu các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất
bình đẳng tăng lên trong q trình tăng trưởng kinh tế hay khơng, và các nước này có
thể trơng đợi rằng bất bình đẳng sẽ tự giảm đi khi tăng trưởng đạt tới một mức độ nhất
định hay khơng? Đây có lẽ vẫn là một vấn đề còn cần phải tranh cãi và thảo luận một
cách nghiêm túc trên nhiều diễn đàn kinh tế để có thể đi đến kết luận cuối cùng.
1.3.2. Mơ hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis
Dưới dạng tổng qt, mơ hình này cũng nhất trí với Kuznets về giả thiết chữ U
ngược. Nhưng khơng chỉ có vậy, mơ hình cịn giải thích được ngun nhân của xu thế
này. Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng
quy mơ sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực
này ngày càng tăng nhưng tiền cơng của cơng nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu.
Như vậy, trong khi mức tiền công của cơng nhân khơng thay đổi thì thu nhập của các
nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân
đưa lại. Ở giai đoạn sau, sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa được thu
hút hết vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao động trở thành
yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải
tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng.

Theo A.Lewis, sự bất bình đẳng về thu nhập không chỉ là kết quả của tăng trưởng
kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để có tăng trưởng. Sự bất bình đẳng ở đây cũng
có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn. Và
họ là những người sử dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra nguồn tích lũy mở rộng sản
xuất. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đối lập cho rằng một mức độ phân phối lại hợp lý
thực sự có thể tăng cường tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, rõ ràng
là với các nước đang phát triển, trong trường hợp này, việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tư. Hay nói cách khác, có thể kết
hợp giữa cơng bằng với tăng trưởng kinh tế.
1.3.3. Mơ hình tăng trưởng đi đơi với bình đẳng của H.Oshima
H.Oshima cho rằng có thể hạn chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của
tăng trưởng. Trước hết, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải
7


thiện ngay từ giai đoạn đầu, do việc tập trung phát triển khu vực nơng thơn dựa trên
chính sách cải cách ruộng đất, sự trợ giúp của Nhà nước về giống, kỹ thuật đồng thời
việc mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nơng thơn (vốn
là khu vực có thu nhập thấp nhất trong xã hội) được tăng dần. Tiếp đó là quá trình cải
thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mơ lớn và xí nghiệp quy mơ
nhỏ ở thành thị, cũng như giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nơng thơn. Q trình
này có thể chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên
do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng được lợi thế về quy mơ và có điều kiện áp dụng kỹ
thuật mới. Sau đó, do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kỹ thuật mới tăng
lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng cách về thu nhập giảm dần, tình trạng bất bình
đẳng được cải thiện.
Theo H.Oshima, tiết kiệm sẽ tăng lên ở tất cả các nhóm dân cư, kể cả các nhóm
có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập dần dần thỏa mãn được các khoản chi; khi đó họ bắt
đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tư trước đó và tiếp tục đầu tư phát triển sản
xuất và đầu tư giáo dục – đào tạo cho con em họ.

1.3.4. Mơ hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của World Bank
World Bank cho rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đơi với bình đẳng và giải quyết
các vấn đề phúc lợi để đảm bảo trong quá trình tăng trưởng, cùng với thời gian, phân
phối thu nhập dần dần được cải thiện, hoặc ít nhất là khơng xấu đi.
Theo phân tích của World Bank, ngun nhân cơ bản của tình trạng bất cơng
trong phân phối thu nhập của các cá nhân ở hầu hết các nước đang phát triển là do sự
bất công trong vấn đề sở hữu tài sản. Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận được
hơn 50% thu nhập là vì 20% này có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn
lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai, thậm chí cả vốn nhân lực. Từ đó, tổ chức
này đề xuất một số chính sách, biện pháp chiến lược nhằm cải thiện tối đa tình hình
này. Thứ nhất là phân phối lại tài sản thông qua những cách thức như cải cách ruộng
đất, tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người, tín dụng nơng thơn, chính sách tiêu
thụ nơng sản, chính sách công nghệ. Thứ hai là phân phối lại từ tăng trưởng. World
Bank đã đưa ra đánh giá dựa trên chỉ tiêu như: 1% tăng trong GDP làm giảm bao
nhiêu % số người nghèo để giám sát xem tăng trưởng có đi đơi với xóa đói giảm nghèo
và giảm tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hay khơng.
8


Có thể nói, thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hiện nay thực sự
đã trở thành một thách thức lớn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của nhiều
quốc gia trên thế giới. Đánh giá về tác động của hiện tượng này, cố vấn đặc biệt của
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc về hoạch định chiến lược phát triển sau năm 2015, bà
Amina Mohammed, đã phát biểu và cảnh báo rằng: Bất bình đẳng thu nhập thực sự là
mối nguy lớn đang “làm suy yếu các nền dân chủ và hủy hoại hy vọng về các xã hội
hịa bình và phát triển bền vững”.

2. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH KINH TẾ VÀO PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ BẤT
BÌNH ĐẲNG VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ Ở HOA KỲ

2.1. Bối cảnh nền kinh tế Hoa Kì trong giai đoạn hiện nay
Trong ngơi đền của các học thuyết kinh tế, có một câu nói cách ngơn khá nổi
tiếng: “Khi Hoa Kỳ hắt hơi, Nhật và châu Âu cũng cảm lạnh”. Câu nói này khơng phải
là khơng có cơ sở. Như một cỗ xe tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình
đầy hiểm trở, nền kinh tế Hoa Kỳ (hay Mỹ) đã thoát hiểm một cách êm đềm trong
những cơn khủng hoảng kinh tế - tài chính trên phạm vi tồn cầu, những sự kiện chính
trị, chiến tranh và diễn biến khủng bố phức tạp trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu
thế kỷ XXI. Theo thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ hiện đang
chiếm khoảng gần 20% tổng GDP của toàn thế giới. Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã
và đang duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và
có tầm ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tồn cầu hóa phát
triển mạnh mẽ một cách đáng kinh ngạc, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác
động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt
không chỉ với các thách thức đến từ bên trong mà cịn cả những thách thức đến từ bên
ngồi. Nhưng dù sao đi nữa, nhắc đến Hoa Kỳ, chúng ta ai cũng biết rằng, ta đang nói
về nền kinh tế số một của thế giới.
Không phải ngẫu nhiên mà nền kinh tế Hoa Kỳ đã giữ vững vị thế hàng đầu thế
giới trong khoảng một thế kỷ trở lại đây, bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ của các
cường quốc kinh tế khác như Nhật, EU hay gần đây nhất là Trung Quốc. Có thể nói,
sức mạnh nội tại của kinh tế Mỹ được cộng hưởng từ ưu thế vượt trội trên nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, đó dường như vẫn chưa phải là nhân tố mang tính quyết định khi mà
9


càng ngày những ưu thế này càng bị các quốc gia khác thu hẹp khoảng cách, như đã và
đang diễn ra. Có lẽ, chính khả năng tự làm mới mình, biết rút ra bài học và đứng lên
sau mỗi lần khủng hoảng khốc liệt, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, mới là
nhân tố thúc đẩy, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn cho quốc gia có tuổi đời còn non trẻ
này. Sự phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng sau cuộc đại khủng hoảng tài chính năm
2008 là một minh chứng tiêu biểu cho nội lực phi thường ấy. Trong giai đoạn từ năm

2000 đến năm 2014, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hoa Kỳ liên tục tăng, thu nhập
bình quân đầu người (GNI per capita) luôn ở mức cao (trên 30,000 USD). Riêng chỉ có
năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã làm GNI của Mỹ
giảm khoảng 2.78% so với năm 2008. Tuy nhiên, ngay sau đó, nền kinh tế Mỹ đã phục
hồi và tăng trưởng trở lại, nhưng với tốc độ chậm dần. Nhưng nhìn chung, quy mô của
nền kinh tế luôn giữ vững ở mức tương đối cao thậm chí có năm rất cao (khoảng 16.77
tỷ USD vào năm 2013).

TĂNG TRƯỞNG GNI BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
USD $

CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000-2014
70000
60000
50000
40000

Hoa Kỳ

30000
20000
10000
0
2000

2002

2004

2006


2008

2010

2012

2014

(Nguồn: World Bank)
Với mức thu nhập bình quân đầu người cao và một nền kinh tế tăng trưởng đều
đặn, liệu mức sống của người dân Mỹ có được phát triển một cách tồn diện và đồng
đều? Trên thực tế, mặc dù nhiều người Mỹ có sự bảo đảm về kinh tế và một số người
đã tích lũy được rất nhiều của cải, nhưng cịn một số lượng đáng kể - đặc biệt là các bà
mẹ không chồng cùng con cái họ - tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó. Chênh lệch về
của cải, tuy không cao như một số quốc gia khác, nhưng cũng lớn hơn so với rất nhiều
nước có trình độ phát triển tương đồng. Chất lượng mơi trường vẫn cịn là một vấn đề
10


đáng lo ngại. Một số lượng đáng kể người Mỹ chưa có bảo hiểm y tế. Sự già đi của thế
hệ đông đảo những người sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế
giới thứ hai báo trước một gánh nặng đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe và lương
hưu quốc gia vào đầu thế kỷ XXI. Sự hội nhập kinh tế toàn cầu mang đến những bất
ổn nhất định bên cạnh các lợi thế. Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế tạo truyền
thống sa sút, quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn và dường như không thể đảo ngược
được trong buôn bán với nhiều nước. Tất cả đặt ra cho nền kinh tế hàng đầu thế giới
này những thách thức to lớn mà những biện pháp và chính sách giải quyết dài hạn là
những yếu tố cần thiết nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Theo thống kê của chương trình Phát triển con người của Liên Hiệp Quốc

(UNDP), Mỹ đứng ở vị trí thứ 5 trong xếp hạng chỉ số phát triển con người. Chỉ số
phát triển con người (Human Development Index - HDI) là một trong những chỉ tiêu
kinh tế - xã hội tổng hợp, là thước đo thành tựu trung bình của một quốc gia, được
dùng làm căn cứ phổ biến để đánh giá, so sánh trình độ phát triển của các quốc gia trên
thế giới.

CHỈ SỐ HDI CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN
2006 - 2013
0.92
0.915
0.91
0.905
HDI
0.9
0.895
0.89
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


2013

(Nguồn: UNDP)
Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy HDI của Hoa Kỳ tăng liên tục qua các năm từ
2006 đến 2013. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, trước cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới năm 2007 – 2009, chỉ số HDI của Mỹ ln ở vị trí thứ 4, thậm chí có năm còn
đứng thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng mang tính tồn cầu với
những tổn thất nặng nề đối với nền kinh tế, vị trí của Mỹ đã tụt bậc. Một nguyên nhân
11


mà chúng ta không thể không kể đến và cũng là vấn đề lớn mà nền kinh tế hàng đầu
thế giới này đang phải đối mặt, đó chính là bất bình đẳng thu nhập.
Mặc dù mức thu nhập bình quân cao nhưng khoảng cách của sự chênh lệch thu
nhập ở Mỹ tăng vọt trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc đại suy thối hậu
khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, đã tạo nên một thách thức thực sự, dẫn tới việc
tăng trưởng thấp hơn và hiệu quả giảm sút. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD), thu nhập bình quân của 10% người giàu nhất nước Mỹ gấp
14 lần thu nhập bình quân của 10% người nghèo nhất nước Mỹ. Khoảng cách này cịn
có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới, làm cản trở sự phát triển của nền kinh
tế Mỹ và gây ra những hậu quả sâu rộng về xã hội – chính trị. Chính vì vậy, bất bình
đẳng thu nhập được coi là một trong những trở ngại to lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tiến trình phát triển hiện nay mà khơng chỉ Hoa Kỳ mà cịn rất nhiều quốc gia khác
đang phải đối mặt.
2.2. Đánh giá thực trạng vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong phát triển
kinh tế ở Hoa Kì
Đã từ lâu chúng ta thường được nghe nói đến cụm từ “Giấc mơ Mỹ” để ám chỉ
bình đẳng về cơ hội trong xã hội Hoa Kỳ. Bình đẳng về cơ hội đơn giản được hiểu là
mọi cá nhân về cơ bản đều có khả năng tiếp cận cơ hội thành công bất kể nền tảng gia
đình là như thế nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, “Giấc mơ Mỹ” phần nào đang bị đe doạ

nghiêm trọng bởi tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia
tăng ở Hoa Kỳ, đặc biệt là giữa nhóm 1% dân số nắm giữ hầu hết tài sản xã hội và
99% dân số còn lại.
Với tư cách là một trong những nền kinh tế hàng đầu, nước Mỹ đứng thứ 10 trên
thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm (có điều chỉnh để phản ánh ngang
giá sức mua ở các nước khác), đứng sau Thụy Điển, Thụy Sĩ, Singapore, Quatar,
Maccao, Na-uy, Đan Mạch, Australia và Luxemboug nhưng đứng cao hơn tất cả các
nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, sự phân phối thu nhập tại Mỹ cũng mang tính bất
bình đẳng nhất trong số tất cả các nền kinh tế lớn. Thậm chí, nó còn đang trở nên
nghiêm trọng hơn qua nhiều thập kỷ. Vào năm 2010, theo số liệu của Ngân hàng thế
giới World Bank, tỷ trọng thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất cả
nước đã chiếm tới 46% tổng thu nhập của toàn nước Mỹ, trong khi đó, thu nhập của
12


nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm có 4.7%. Riêng nhóm 1% đứng đầu đã có thu
nhập chiếm khoảng 12% tổng thu nhập toàn quốc, tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ này vào
những năm 1960 - 1970. Nhận định một cách khái quát về tình trạng này, chúng ta có
thể thấy khoảng cách giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối của Hoa
Kỳ năm 2010 là tương đối lớn, phản ánh mức độ bất bình đẳng khá cao trong phân
phối thu nhập xã hội ở nền kinh tế đươc cho là phát triển bậc nhất này. Bên cạnh đó,
sự thay đổi trong tỷ trọng thu nhập của từng nhóm dân cư cũng có những khác biệt và
chênh lệch đáng kể. Nếu như nhóm 20% dân số giàu nhất chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong tổng thu nhập quốc dân, từ 42.6% vào năm 1990 lên 46% vào năm 2010,
tăng khoảng 1.08 lần thì tỷ trọng thu nhập của 20% dân số nghèo nhất lại có sự sụt
giảm nhẹ từ 5.5% xuống còn khoảng 4.7% trong giai đoạn này, tuy chỉ giảm gần 1%
nhưng so với tỷ trọng vô cùng nhỏ bé trong tổng thu nhập trên cả nước thì con số này
lại có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhóm dân cư này. Vậy đâu là lý do giải thích
cho sự chuyển biến đáng lo ngại trên? Quan điểm phổ biến nhất là lực lượng lao động
thuộc nhóm dưới có trình độ giáo dục và kỹ năng thấp hơn nhóm đứng đầu. Đồng thời,

những thay đổi công nghệ và sức ép cạnh tranh do lực lượng lao động trả cơng thấp
trong nền kinh tế tồn cầu khiến cho người lao động thuộc nhóm này tại Mỹ phải chịu
nhận mức thu nhập và phúc lợi thấp, khiến cho hố sâu thu nhập ngày càng trầm trọng.

Đường Lorenz của Hoa Kỳ năm 2010
Thu nhập cộng dồn (%)

100
80
60
Equality

40

Lorenz
20
0
0

20

40

60

80

100

Dân số cộng dồn (%)


(Nguồn: World Bank)
Trong giai đoạn 1990 - 2010, mức độ bất bình đẳng thu nhập của Hoa Kì thể hiện
qua hệ số GINI tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần, từ
0.3491 năm 1990 lên 0.3802 vào năm 2010, tăng khoảng 1.09 lần, phản ánh tình trạng
13


bất bình đẳng đang ngày một nới rộng, đồng nghĩa với việc đời sống của các tầng lớp
dưới trong xã hội Mỹ khơng những khơng được cải thiện mà cịn khó khăn hơn trong
mối tương quan với tầng lớp thượng lưu giàu có.

Hệ số GINI của Hoa Kỳ giai đoạn
1990 - 2010
0.4
0.38
0.36
0.34
0.32
0.3
1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010

(Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD)
Chỉ số này tăng mạnh vào những năm 1990 - 1994 với mức tăng là 4.73% sau đó
có sự sụt giảm dần trong giai đoạn 1994 - 2001 từ con số 0.3656 xuống cịn 0.3599 với
tốc độ trung bình đạt khoảng 0.2%/năm. Từ năm 2001, GINI của Hoa Kỳ đột ngột
tăng trở lại, lên tới 0.3835 vào năm 2006 sau một đợt suy giảm sâu vào năm 2004 và
tiếp tục tăng cho đến 2010 nhưng với tốc độ chậm dần. Điều này chứng tỏ tình trạng
bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư vẫn chưa có chiều hướng được cải thiện mặc dù
chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp nhằm hạn chế và kìm hãm tình trạng này. Tuy

nhiên, nhìn chung, với mức GINI trung bình ln dao động trong khoảng từ 0.3 đến
0.4 đơn vị thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Hoa Kỳ vẫn ở
ngưỡng tương đối thấp. So sánh với nhiều quốc gia có trình độ phát triển tương đương
trong khối OECD, chỉ số GINI của Mỹ luôn ở mức cao, đến năm 2011 đã vươn lên
đứng thứ nhất trong nhóm G7 và thứ hai trong tồn khối khi chỉ xếp sau Chile với tỷ lệ
là 0.503. Thậm chí, đối với nhiều quốc gia có trình độ phát triển kém hơn rất nhiều
như Cam-pu-chia hay Pakistan thì tỷ lệ này cũng chỉ duy trì ở mức thấp (dưới 0.3 đơn
vị) thể hiện mức độ bình đẳng cao hơn rất nhiều so với con số xấp xỉ 0.4 của Hoa Kì.
Những minh chứng này đã nói lên một thực tế rằng nền kinh tế phát triển cao không
đồng nghĩa với việc người dân nước đó được hưởng nhiều thành quả của phát triển
14


kinh tế và phúc lợi xã hội. Hệ quả là càng ngày càng có nhiều người dân Mỹ phải sống
trong cảnh nghèo khổ, thất nghiệp và vơ gia cư.

Mơ hình chữ U ngược của Hoa Kì
0.4
0.39

GINI

0.38
0.37
0.36
0.35
0.34
0

10


20

30

40

50

60

70

80

GDP per capita

(Nguồn: World Bank)
Nếu đặt quá trình phát triển của Hoa Kì những năm gần đây trong một cái nhìn
tổng quan thì có thể thấy, giữa tình trạng bất bình đẳng và quy mơ tăng trưởng kinh tế
hiện nay ở quốc gia này có những mối tương quan nhất định. Dựa vào các số liệu chéo
giai đoạn 1990 - 2010, ta có thể nhận định rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở phần dốc
lên trong mơ hình chữ U ngược của Simon Kuznets. Điều này có nghĩa là trong giai
đoạn này, bất bình đẳng về thu nhập sẽ gia tăng cùng với tăng trưởng kinh tế khi mà
lợi ích của sự phát triển vẫn chưa được lan tỏa rộng rãi do hậu quả nặng nề của các
cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây cũng như những hạn chế trong các chính sách phát
triển. Như vậy, một nền kinh tế tăng trưởng cao như hiện nay của Hoa Kỳ không đồng
nghĩa với việc người dân nước đó được hưởng nhiều thành quả của phát triển kinh tế
và phúc lợi xã hội. Hay nói cách khác quy mô tăng trưởng ấy vẫn là chưa đủ để tạo
nên một bước ngoặt thực sự nhằm cải thiện tình trạng bất bình đẳng đang ngày một

sâu sắc.
Mặc dù là nền kinh tế số một thế giới song không phải tất cả các bộ phận dân cư
Mỹ đều được hưởng thành quả của sự phát triển kinh tế. Một bộ phận lớn dân cư ở
tầng lớp dưới đang ngày càng nghèo đi một cách tương đối. Sự giãn cách thu nhập
giữa 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất ngày một lớn hơn với xu hướng
15


đi lên của các hệ số qua từng năm, đặc biệt trong giai đoạn 1990 - 2010, đã thể hiện
một thực tế ngày càng bất bình đẳng hơn trong xã hội.

Hệ số giãn cách thu nhập của Hoa Kì
giai đoạn 1990 - 2010
12
10
7.98

8.52

8.90

8.50

1994

1997

2000

10.15


9.79

2007

2010

9.02

8
6
4
2
0
1990

2004

(Nguồn: World Bank)
Dựa vào đồ thị trên, ta có thể nhận thấy sự gia tăng rõ rệt trong hệ số giãn cách
giai đoạn 1990 - 2010, từ 7.98 đơn vị (năm 1990) lên 9.79 đơn vị (năm 2010), tương
ứng với mức tăng 22.7%. Tuy nhiên, xu hướng này cũng có những biến động nhất
định phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Từ năm 1990 đến năm
1997, hệ số giãn cách thu nhập của Mỹ tăng mạnh, với mức tăng lên tới 0.92 đơn vị,
tương ứng 11.5%. Lý giải cho hiện tượng này xuất phát từ sự tan rã hai cực khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc và một lượng lớn dân nhập cư tràn từ các nước thuộc tầm ảnh
hưởng của Soviet cũ tìm đến Mỹ như một nơi lánh nạn và phát triển cuộc sống mới, đã
tạo sự sụt giảm chung trong tầng lớp nghèo nhất. Trong khi đó thì ở tầng lớp giàu nhất,
họ lại được hưởng lợi mạnh từ sự tan cực này cũng như sự phục hồi từ các nước Châu
Âu, điển hình là Anh, khi nền kinh tế của Anh phát triển mạnh như một hệ quả của sự

bùng nổ về việc tư hữu hóa các doanh nghiệp dưới thời Margaret Thatcher. Tầng lớp
giàu nhất ngày càng giàu thêm nhờ sự ổn định trong nền kinh tế cũng như việc Mỹ trở
thành sức mạnh lớn nhất trên toàn thế giới khiến quan hệ giao thương ngày càng ủng
hộ cho phía Mỹ và các đồng minh. Do đó, khoảng cách giữa tầng lớp giàu nhất và
nghèo nhất càng dãn rộng khi tỷ lệ thất nghiệp không ngừng gia tăng và túi tiền người
dân ngày càng eo hẹp.

16


Giai đoạn 1997 - 2000 chứng kiến một sự sụt giảm nhẹ trong hệ số giãn cách.
Mức giãn cách đã giảm 0.4 điểm đơn vị, tụt sâu hơn so với tình hình năm 1994, tương
ứng với mức giảm là 4.54%. Vào cuối thế kỷ XX, sự bùng nổ của các công ty IT cũng
như sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ thơng tin làm giá cổ phiếu của nhóm ngành
này tăng rất mạnh khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng theo một cách rất thiếu ổn
định. Và đến cuối năm 2000 thì khối bong bóng này bắt đầu bùng nổ, làm cho các chỉ
số chứng khoán Mỹ sụt giảm rất sâu khiến cho rất nhiều tài sản của tầng lớp 20% giàu
nhất này bốc hơi nhanh chóng. Đồng thời khủng hoảng nợ của Nga cũng như khủng
hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1997 - 1998 khiến tình hình thu nhập của tầng lớp
giàu nhất này ngày càng tệ hơn. Trong khi đó, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của cơng
nghệ, các chính sách an sinh tốt hơn và sự giao thương ngày càng lớn hơn thì mức thu
nhập của tầng lớp 20% nghèo nhất, vốn chỉ là lao động chân tay hay vơ gia cư, lại có
sự tăng nhẹ với mức tăng khiêm tốn là 0.2 đơn vị tương ứng là 3.87%, qua đó thu hẹp
phần nào khoảng cách giàu nghèo.
Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, tình hình lại có những chuyển biến theo
chiều hướng khơng mấy khả quan với sự gia tăng đột ngột trở lại của hệ số giãn cách
thu nhập, thậm chí năm 2007 đã đạt đến ngưỡng 10.15 đơn vị. Sự nối tiếp của các
chính sách nới lỏng trong việc cho vay cũng như ủng hộ quá trình phát triển các doanh
nghiệp để tận dụng tối đa công xưởng Trung Quốc, lúc này đã mở cửa đón chào các
doanh nghiệp nước ngồi, tạo sự đối lập rõ rệt trong xã hội Mỹ cũng như tiềm ẩn các

mối nguy hiểm lớn về một nguy cơ vỡ bong bóng tài chính lần thứ hai khi các chính
sách nới lỏng quá mạnh cũng như các điều kiện cho vay ngày càng kém đi. Tầng lớp
giàu nhất ngày càng giàu thêm khi có mức tăng là 0.7 đơn vị tương ứng là 1.52%.
Trong khi đó, do sự chuyển dịch các nhà máy sang Trung Quốc đang đạt đỉnh điểm
làm cho việc làm trong tầng lớp nghèo nhất ngày càng hạn hẹp lại cộng với những
chính sách an sinh không hiệu quả đã khiến thu nhập của họ giảm sút. Tuy nhiên, sau
cuộc khủng hoảng toàn diện do sự đổ vỡ của thị trường bất động sản 2008 - 2009, nhờ
việc tổng thống Obama tăng cường các chính sách an sinh xã hội kèm theo việc giảm
lãi suất cho vay gần về 0% và các chính sách “Made in USA” nhằm phục hồi nền kinh
tế mà hố sâu ngăn cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư cũng được thu hẹp lại phần
nào. Biểu đồ dưới đây sẽ giúp ta có một cái nhìn khách quan hơn về những biến động
trong thu nhập thực tế của từng nhóm dân số thời kì này.
17


(Nguồn: Tổng cục thống kê Hoa Kỳ)
Trong những năm 1990 – 2010, thu nhập của top 5% dân số giàu nhất nước Mỹ
tăng 74.9%, vượt ngưỡng 750,000 USD vào năm 2009. Tuy nhiên, cũng trong khoảng
thời gian đó, nhóm 20% dân số nghèo nhất lại chứng kiến một sự sụt giảm sâu trong
thu nhập thực tế với mức giảm tương đối lớn, khoảng 12,1%, lớn hơn rất nhiều lần so
với sự biến động cùng chiều trong thu nhập của 20% tiếp theo trong dân số. Điều này
hoàn toàn trái ngược với xu hướng ở giai đoạn trước đó khi tất cả các nhóm dân cư đều
có sự gia tăng đáng kể trong thu nhập thực tế, trong đó mức tăng trưởng về thu nhập
của nhóm 20% dân cư này thu được là lớn nhất. Năm 2000, 40% dân số có mức thu
nhập thấp nhất chiếm 16,1% tăng trưởng thu nhập quốc gia. Con số này vào năm 2010
là 15,1% - giảm 1%. Theo tiêu chuẩn 40 do World Bank đề xuất, tỷ lệ này nằm trong
ngưỡng 12 – 17%, có nghĩa là nước Mỹ đang ở ngưỡng tương đối bất bình đẳng về thu
nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ tăng trưởng thu nhập của nhóm dân cư này đang có xu
hướng ngày càng giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại, báo động khả năng chạm đáy
12% , chạm ngưỡng rất bất bình đẳng.

Bản thân nền dân chủ Mỹ đã chứa đựng bất bình đẳng thu nhập và vách ngăn
giàu nghèo lớn, song giữa các bang trong nước cũng có sự cách biệt. Càng những bang
giàu có và phát triển như New Mexico, California, New York,… thì hệ số giãn cách
thu nhập càng lớn. Học thuyết của Solow chỉ ra rằng sự thiếu hụt nguồn vốn ở các nơi
nghèo hơn sẽ khiến dịng vốn từ các nơi giàu có hơn đổ về đây nhằm tận dụng lợi thế
về giá trị cận biên cũng như hưởng lợi từ việc năng suất lao động tăng lên. Sau đó, sản
lượng cân bằng trên khắp đất nước sẽ kéo theo xu hướng tương tự trong tiền lương.
18


Tức là, khi dòng vốn được tự do lưu chuyển, nơi càng nghèo thì lại càng có tốc độ phát
triển nhanh. Trong suốt thế kỷ trước, học thuyết này tỏ ra đúng đắn khi chênh lệch thu
nhập của người dân Mỹ đã được thu hẹp đáng kể. Thậm chí, những bang nghèo như
Alabama đã bắt kịp với những nơi giàu có như California với tốc độ tăng trưởng đáng
khâm phục.

Hệ số giãn cách thu nhập giữa một số bang
của Mỹ giai đoạn 2008 - 2010
12
9.9
10

9.8

9.5

9.3

9.2


8.6

8.3

8

8.2

7.8

7.6

6
4
2
0

(Nguồn: Tổng cục thống kê Hoa Kỳ)
Tuy nhiên, trong 30 năm qua, quá trình này đột ngột bị ngắt quãng. Thu nhập của
các vùng nghèo hơn khơng cịn khả năng bắt kịp những vùng giàu có. Có lẽ dịng
người di cư chính là ngun nhân của sự thay đổi này. Xu hướng di cư đã thay đổi sau
năm 1980 khi người dân Mỹ khơng cịn di chuyển đến những nơi giàu có như San
Francisco, New York hay Boston. Thay vào đó, những bang có thu nhập ở mức trung
bình như Phoenix và Florida là sự lựa chọn mới. Người lao động có trình độ thấp
(dưới Đại học) đang dần dần rời khỏi các bang có thu nhập cao. Vấn đề ở đây không
phải là họ không thể tìm được việc làm với thu nhập cao mà là sự chênh lệch sức mua,
giá cả quá đắt đỏ vượt ra ngồi khả năng chi tiêu của nhóm dân cư này.
Có thể nói, nước Mỹ đã trở thành một quốc gia không phải “công lý dành cho
mọi người”, mà đúng hơn là sự thiên vị dành cho người giàu và cơng lý dành cho ai có
đủ tiền mua nó. Với tình trạng bất bình đẳng đang ngày một gia tăng như hiện nay, Mỹ

khơng thể coi bản thân mình là một miền đất hứa như trước. Nhưng như vậy khơng có
nghĩa là: Đã q muộn để khơi phục lại “Giấc mơ Mỹ”.
19


2.3. Nguyên nhân và tác động của vấn đề bất bình đẳng thu nhập đối với quá
trình phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ
2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng
Từ những năm 1970, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Mỹ và
nhiều khu vực khác trên thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khoảng cách thu
nhập và chất lượng cuộc sống giữa người giàu và người nghèo ngày một nới rộng hơn.
Nhưng nguyên nhân do đâu mà thực trạng này lại có những diễn biến phức tạp và lan
rộng mạnh mẽ đến vậy. Các cuộc thảo luận trên nhiều diễn đàn kinh tế - chính trị cho
đến nay đã phát hiện ra một số nhân tố: đồng lương tối thiểu thực tế ngày càng bị xói
mịn, đàm phán của cơng đồn và thương lượng tập thể ngày càng yếu ớt, tồn cầu hóa
diễn ra mạnh mẽ cộng với sự cạnh tranh của lao động lương thấp ở các nước nghèo,
bên cạnh đó cịn là vấn đề thay đổi công nghệ và sự chuyển dịch nhu cầu tuyển dụng
đến những vị trí cao cấp và lao động phổ thông mà bỏ qua tầng lớp ở giữa. Dường như
nguyên nhân nào cũng đúng, cũng có những cơ sở và lập luận riêng của mình, tuy
nhiên có một vài ngun nhân cơ bản đóng vai trị là nhân tố cốt lõi trực tiếp dẫn tới
thực trạng đáng quan tâm này.
Nguyên nhân khách quan
Nhìn chung, hệ thống thị trường cho phép tạo ra một sự bất bình đẳng về thu
nhập ở cấp độ cao bởi vì nó là phần thưởng cho những cá nhân dựa trên sự đóng góp
của họ hay nguồn lực mà họ sở hữu để tạo tổng sản phẩm quốc nội cho xã hội. Chính
vì vậy, bản chất kinh tế theo cơ chế thị trường, một nét rất đặc trưng của nền kinh tế
Mỹ, đã dẫn đến sự bất bình đẳng khơng chỉ trong phân phối thu nhập từ tài sản mà
còn cả trong phân phối thu nhập từ lao động.
Trước hết, trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân
được phân phối theo sở hữu các nguồn lực. Tùy theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người

có được cũng như việc định giá các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng có
ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân. Cách thức phân phối như vậy được gọi
là phân phối theo sở hữu nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản. Theo
Thomas Piketty, tác giả cuốn “Tư bản trong thế kỷ 21”, “Tài sản thực sự là thứ được
phân phối rất không đồng đều”. Hiện nay tại Mỹ, top 10% dân cư có thu nhập cao nhất
chiếm khoảng 70% của cải xã hội, một nửa trong số đó thuộc về top 1% dân số, 40%
tiếp theo – những người thuộc "tầng lớp trung lưu" sở hữu 1/4 tổng tài sản mà phần
20


nhiều trong đó thuộc hình thức sở hữu bất động sản, và một nửa còn lại của dân số chỉ
sở hữu khoảng 5% tổng số tài sản trên cả nước. Đây thực sự là một cách biệt rất lớn,
đẩy tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng trở nên trầm trọng. Trên thực tế, thu
nhập từ tư bản có thể tập trung nhiều hơn so với bản chất của tư bản bởi lẽ những
người có khối tài sản lớn thường có xu hướng kiếm được phần lợi nhuận nhiều hơn so
với người có vốn nhỏ. Một số lợi thế này bắt nguồn từ quy mô của nền kinh tế, nhưng
phần lớn là bắt nguồn từ thực tế rằng, các nhà đầu tư rất lớn có nhiều cơ hội tiếp cận
mở rộng đầu tư hơn các nhà đầu tư với quy mơ trung bình và nhỏ.
Thu nhập từ cơng việc về bản chất ít tập trung hơn so với thu nhập từ của cải.
Trong hình ảnh cách điệu của Piketty về Mỹ ngày nay, top 1% người giàu kiếm được
khoảng 12% thu nhập của tất cả lao động, top 9% người giàu tiếp theo sau kiếm được
23%, tầng lớp trung lưu thu được khoảng 40%, và nửa dưới kiếm được khoảng 1/4 thu
nhập từ lao động. Nhưng có một điều chưa nói đến, đó là sự ra đời của thu nhập từ tiền
lương rất cao. Đầu tiên, đây là sự thật về các thành phần thu nhập hàng đầu. Khoảng
60% thu nhập của top 1% ở Mỹ ngày nay là thu nhập lao động. Chỉ khi đứng vào top
10 của 1% thì thu nhập tư bản mới bắt đầu chiếm ưu thế. Thu nhập của top 100 của
1% là 70% từ phần tư bản. Có thể nói, sự thu nhập từ tài sản luôn cao hơn thu nhập từ
lao động và khoảng cách này đang ngày càng tăng, kéo theo sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh đó, góp phần dẫn tới thực trạng bất bình đẳng thu nhập đang ngày một

gia tăng hiện nay còn phải kể đến nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính sự phát triển
khơng đồng đều giữa các vùng, các khu vực, giữa thành thị và nông thôn xuất phát từ
sự khác nhau về đặc điểm địa lý, lãnh thổ, dân cư cũng như phương thức sản xuất, sinh
hoạt. Điều đặc biệt phải kể đến đó chính là sự khác biệt trong phân bổ dân số ở Hoa
Kỳ với phần lớn cơ cấu là dân nhập cư, từ đó dẫn tới sự phân hóa các khu vực kinh tế
khác nhau trên tồn lãnh thổ. Chính đặc điểm này đã mang đến cho Hoa Kỳ nguồn tri
thức, nguồn vốn, lực lượng lao động dồi dào mà không tốn chi phí đầu tư ban đầu. Dân
cư Hoa Kỳ có sự phân bố khá rõ ràng trên phạm vi toàn lãnh thổ: giảm ở khu vực
Đông Bắc, tăng ở miền Nam và khu vực ven Thái Bình Dương. Ở những khu vực này,
với đặc điểm tự nhiên thuận lợi cũng như những chính sách đầu tư phát triển mạnh của
chính phủ đã hình thành nhiều trung tâm cơng nghệ cao, tận dụng nguồn tài nguyên
phát triển kinh tế, vì thế thu nhập cũng cao hơn rất nhiều. Trong khi đó, vùng trung
21


×