Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn LỊCH sử VIỆT NAM đề tài PHẬT GIÁO và NHO GIÁO THỜI NGUYỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.71 KB, 21 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


BÀI TIỂU LUẬN MƠN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đề tài:
PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO THỜI NGUYỄN
Giảng Viên Phụ Trách: PGS.TS.Trần Thuận
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Can
Pháp danh: Trí Cường
Mã sinh viên: TX 6031
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chun ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


BÀI TIỂU LUẬN MƠN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đề tài:
PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO THỜI NGUYỄN
Giảng Viên Phụ Trách: PGS.TS.Trần Thuận
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Can
Pháp danh: Trí Cường
Mã sinh viên: TX 031
Lớp: ĐTTX Khóa VI


Chun ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Ngày….tháng…năm 2021

PGS.TS. Trần Thuận

MỤC LỤC



A MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Nho giáo là một học thuyết chính trị- xã hội ảnh hưởng sâu đậm đến chính sách cai
trị của nhiều nước phương Đơng, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, sau khi đánh
bại triều Tây Sơn, đất nước được thống nhất thì cũng chính là thời kỳ nhà Nguyễn

củng cố quyền lực khơng chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ tư tưởng
mang tính ý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã
hội. Ngầm với mục đích khẳng định vị thế và uy quyền của vương triều, vì lợi ích của
tầng lớp quý tộc, nhà Nguyễn đã tìm đến Nho giáo như một công cụ đắc lực cho việc
trị nước. Trong bối cảnh đó, Nhà Nguyễn ra sức chấn hưng Nho Giáo. Trong các đời
Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, Nho Giáo Việt Nam giữ vai trò độc tơn
trong xã hội, từ chính trị đến giáo dục.Bên cạnh đó thì Phật giáo thì triều Nguyễn cũng
đã tạo điều kiện cho Phật giáo và Đạo giáo phát triển. Trước hết là cuộc chấn hưng
Phật giáo đã được tiến hành ngay từ buổi đầu của thời Gia Long nói riêng và các
Hồng đế đầu triều Nguyễn nói chung .Đó cũng là lý do mà học viên chọn đề tài “Phật
giáo và Nho giáo thời Nguyễn” để làm đề tài tiểu luận của mình.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, tiểu luận dựa trên cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
đồng thời kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương
pháp: Logíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, hệ thống hoá, diễn
dịch, quy nạp… để nghiên cứu, phân tích và trình bày tiểu luận,từ đó đi đến kết luận
để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
3.Nội dung nghiên cứu:
Vì kiến thức hạn chế,học viên chỉ đi xâu nghiên cứu :
Một là: làm rõ mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục Phật giáo và
Nho giáo dưới triều Nguyễn .
Hai là: Vạch ra những đóng góp và hạn chế chủ yếu của nền giáo dục Phật giáo ,Nho
giáo triều Nguyễn.4.Bố cục tiểu luận:
Gồm 4 phần :
Mở đầu&Nội dung.Nội dung gồm 03 chương có 07 mục,06 tiểu mục.
Phần kết luận & Danh mục tài liệu tham khảo

5



A. NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH XÃ HỘI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - VĂN HĨA XÃ HỘI TRIỀU NGUYỄN
1.1. Điều kiện kinh tế triều Nguyễn
Phân tích bối cảnh lịch sử các triều vua Nguyễn cho thấy các chính sách kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội thời này có đặc điểm chung là bảo thủ, khép kín, chỉ giải
quyết những vấn đề trước mắt mà khơng có tầm nhìn lâu dài.,theo các chính sách
truyền thống: “Thiên địa bất biến, đạo diệc bất biến” để rồi “bế quan tỏa cảng”, “trọng
nông, ức thương”.Những vấn đề kinh tế với tư cách là cơ sở xã hội của nển giáo dục
Nho học triều Nguyễn thể hiện tập trung ở chế độ sở hữu ruộng đất, các chính sách
kinh tế như khuyến khích khẩn hoang, phát triển nơng nghiệp, chính sách trọng nông,
ức thương…. Dưới triều Nguyễn, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất đã phát triển
hơn các triều đại trước rất nhiều nhưng vẫn chưa chiếm ưu thế so với sở hữu Nhà
nước và trên danh nghĩa, nhà vua là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nước. Nhà
nước phong kiến triều Nguyễn cho phép ruộng tư phát triển nhưng vẫn duy trì chế độ
ruộng cơng nên q trình tư hữu hố ruộng đất bị kìm hãm. Trong các vương triều
Nguyễn, sở hữu tư nhân tiếp tục được duy trì trong sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của
nhà nước.Một xã hội với nền kinh tế thuần nơng, tự cấp tự túc, khép kín như thế cộng
với chế độ chính trị phong kiến trung ương tập quyền chun chế thì tự nó khơng thể
nảy sinh nhu cầu cải cách. Sự ra đời, tồn tại và phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất
là mặt năng động, phát triển của chế độ phong kiến, là xu hướng phát triển xã hội,
nhưng triều Nguyễn lại chủ trương, duy trì, mở rộng ruộng đất cơng phát triển các khu
vực quản lý trực tiếp của nhà nước, làng xã, khẳng định đó là bản chất của chế độ
phong kiến và sở hữu nhà nước là cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc bảo đảm cho ổn
định và tồn tại của chế độ phong kiến đó.Sau 1802, Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục một số
công việc từ thời các chúa Nguyễn trước để lại như việc khẩn hoang, mở rộng đất đai
canh tác, phát triển nơng nghiệp. Chính sách khai hoang trong giai đoạn sau này là
nhằm làm giàu cho giai cấp địa chủ và củng cố cơ sở xã hội của chính quyền.Triều

nguyễn và các nhà tư tưởng của triều đại này, chịu ảnh hưởng của Nho giáo luôn coi
dân là gốc nước, quan tâm đến đến vấn đề giáo dân và dưỡng dân. Thông qua Thập
huấn điều, Minh Mệnh chính yếu… các chiếu dụ, các chính sách khai hoang, lập ấp,
khuyến khích phát triển nơng nghiệp, nghề nơng… đã thể hiện được các chính sách
ni dân và dạy dân của triều Nguyễn. Triều Nguyễn thi hành các chính sách trọng
nơng, khuyến khích nhân dân chăm cày cấy với mục đích làm cho dân được no đủ,
giàu có, nước thịnh.
1.2. Điều kiện chính trị - văn hóa xã hội
Đường lối chính trị của triều Nguyễn có nguồn gốc từ các học thuyết Nho giáo, các
vua Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức, Thiệu Trị đều là những người am hiểu và sùng
bái Nho học. Nguyễn Ánh - Gia Long chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng, đề cao Nho
học. Minh Mệnh tiếp tục khẳng định và nâng cao hơn nữa vị trí của Nho giáo và Nho
học.Các nhà vua Nguyễn đều là những người trực tiếp truyền bá Nho học và đào tạo
Nho sĩ, dưới sự chỉ đạo của Minh Mạng, triều thần nhà Nguyễn xây dựng nên bộ
6


“Minh Mạng chính yếu”, thể hiện tư tưởng phục hồi đạo Nho và xuất phát từ các yếu
tố tích cực của nhà Nho để trị nước.
Thời Thiệu Trị, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với phương Tây đã cởi mở
hơn trước, thương mại được khuyến khích. Chính sách thuế khố, kiểm sốt nặng nề
và phức tạp, thậm chí năm 1834 Minh Mạng còn ra lệnh cấm nhân dân họp chợ do lo
sợ phong trào khởi nghĩa của nông dân lan rộng. Thương nhân ngoại quốc đến xin
thông thương đều bị từ chối. Điều đó khiến nước ta suy yếu, khơng đủ sức đương đầu
với những khó khăn, thách thức mới của thời đại.
Sang đời Minh Mạng, tính chất chuyên chế chính trị phát triển cao độ song song với
việc hạn chế quyền hành của các cấp địa phương.. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên
chế đó ngày càng xa rời thực tế, bảo thủ, cố chấp, kém hiệu lực rồi trở nên lạc hậu
trước những trào lưu canh tân và Âu hóa nửa đầu thế kỷ XIX. Sự đề cao các học
thuyết chính trị của Nho giáo như những chân lý tuyệt đối, vĩnh hằng đã đẩy triều

Nguyễn sa vào tình trạng bảo thủ cố chấp về mọi mặt, đặc biệt là quan hệ giao lưu với
văn hóa phương Tây. Nhận thức đánh giá Nho giáo như một công cụ thống trị về tư
tưởng, triều nguyễn sử dụng Nho giáo, đặc biệt trong việc củng cố vương quyền, tranh
thủ lòng dân, ổn định xã hội, với các nguyên tắc tam cương ngũ thường, đường lối
nhân chính, lý tưởng xây dựng một xã hội hịa mục và có kỷ cương. Gia Long cho
rằng Nho giáo chính là học thuyết duy nhất có khả năng đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, và ông đã đưa Nho giáo lên địa vị
quốc giáo.
Trong đời sống văn hóa – xã hội thời này, các hoạt động học thuật và khảo cứu Nho
giáo được duy trì thường xuyên, nhằm phục hưng và tôn sùng Nho học. Tự Đức dịch
sách Luận ngữ sang chữ Nôm để truyền bá tư tưởng Nho giáo sâu rộng trong nhân
dân. In ấn, phổ cập rộng rãi trong xã hội“Nhị thập tứ hiếu”, “Thập huấn điều” để giáo
hố, đơn nhân ln cho nhân dân. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nho sĩ, triều
Nguyễn hủy bỏ tất cả các chương trình giáo dục cấp tiến của vua Quang Trung, ngừng
việc sử dụng chữ Nôm, quay trở lại dùng chữ Hán và theo đuổi đường lối giảng dạy
Nho học Chữ Hán trở thành cơng cụ chính thức để truyền đạt tư tưởng, viết văn bản,
giao tiếp trong hàng ngũ quan lại, giới Nho sỹ.Theo như đánh giá của các học giả,
triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX “cũng là một nhà nước mạnh, nhưng nó trở thành
một thứ tai họa của dân tộc và nhân dân ta. Chính nó là cơng cụ đàn áp mọi xu hướng
tích cực trong nhân dân, chặn đứng làn sóng đấu tranh địi dân quyền, dân chủ ... Xã
hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX chứa đựng nhiều mâu thuẫn… Có những mâu thuẫn
triều Nguyễn đã giải quyết đúng hướng, tích cực, nhưng có những mâu thuẫn triều
Nguyễn đành chịu bất lực luẩn quẩn và bế tắc…, nên cuối cùng triều Nguyễn đã lâm
vào sự khủng hoảng toàn diện và triền miên dẫn đến đất nước bị xâm lược” [61,51].

7


Chương 2
VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ NHO GIÁO TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN

1.KHÁI QUÁT SỰ RA HÌNH THÀNH PHẬT GIÁO Ờ VIỆT NAM VÀ PHẬT
GIÁO TRƯỚC THỜI NGUYỄN
1.1. Khái quát sự hình thành Nho giá ở Việt Nam
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt
Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà
nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân
chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài lịch sử phù hợp
và dung hịa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo bản sắc Việt Nam nôm
na gọi là Việt Nho ... Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng
của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn
minh Trung Hoa gọi là Vùng văn hóa Đơng Á. Nho giáo từng bước định hình lối sống,
sinh hoạt, đạo đức, đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam. Một số tư tưởng của Nho
giáo vẫn đóng vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam tới ngày nay. Những khía cạnh
suồng sã và tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và tư tưởng hưởng thụ được cho là xung
đột với Nho giáo và làm xuống cấp đạo đức người Việt Nam ngày nay.
1.2. Khái quát Nho giáo trước triều Nguyễn
Thời Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, quá trình phát
triển Nho giáo ở Việt Nam trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng từ những thay đổi về
chính trị - xã hội của Trung Quốc. Những kiến thức của Nho sĩ Việt Nam chủ yếu dựa
vào lý thuyết của Nho giáo.
Từ thế kỷ XI trở đi, khi chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam được xác lập, Nho
giáo đã thể hiện được vai trò là hệ tư tưởng của quốc gia độc lập. Điều này được đánh
dấu bằng một số sự kiện sau: năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu tại
kinh thành Thăng Long, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền; năm
1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên là khoa thi Minh kinh bác học và Nho hoc tam
trường để chọn người dạy Nho học, tuyển chọn quan lại; năm 1076, nhà Lý cho xây
dựng Quốc tử giám, lúc đầu là trường dành cho con em quí tộc nhà Lý học tập; năm
1095, Lý Cao Tông mở kỳ thi Tam giáo…Đến thời Trần (1226-1400), do yêu cầu
củng cố chế độ phong kiến, bộ máy nhà nước cần được tăng cường, giáo dục – khoa
cử được tổ chức thường xuyên để đào tạo tầng lớp quan lại bổ sung vào bộ máy nhà

nước. Do vậy, Nho giáo có ảnh hưởng rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn đối với con người
và xã hội phong kiến Việt Nam so với trước đây. Đến Hồ Quý Ly,ông đã tạo ra
những điều kiện nhất định để độc tơn Nho học, Nho giáothơng qua các chính sách
giáo dục, các hoạt động học thuật như viết sách Minh đạo gồm 14 thiên bàn về Nho
giáo, phê phán Tống Nho, đề cao Chu Công hơn Khổng Tử, soạn sách “Thi nghĩa”
bằng chữ Nơm để đóng góp vào việc phổ biến nền văn hoá Nho học.Sau kháng chiến
chống quân Minh thắng lợi, Nho giáo được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng
như là một trong những công cụ chủ yếu để ổn định đất nước sau chiến tranh, đặc biệt
là trong việc tổ chức xây dựng và phát triển mơ hình nhà nước phong kiến khác thời
Lý - Trần – đó là mơ hình nhà nước qn chủ trung ương tập quyền.
Thời Lê Sơ, các vua Thái Tổ, Thái Tơng, Nhân Tơng đã có những cố gắng để đưa
Nho giáo thâm nhập sâu trong lĩnh vực chính trị, chi phối sâu rộng hơn trong đời sống
8


xã hội, vì lúc này, Nho giáo vẫn chưa thực sự trở thành hệ tư tưởng thống trị tuyệt đối
và hoàn toàn trong xã hội, chưa thực sự chi phối mạnh mẽ tới tập quán, lối sống của
nhân dân Thậm chí, ngay trong tầng lớp cầm quyền, Nho thuật, nho sĩ chưa được sùng
thượng. Điều này được ghi chép rất rõ trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều
hiến chương loại chí… Đến thời Lê Thánh Tơng (nửa cuối thế kỷ XV) với ảnh hưởng
và vai trò của ông, Nho giáo mới thực sự trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội,
thâm nhập, kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội và ngự trị trong các thể chế của nhà
nước.Dưới triều Lê Thánh Tông các tín ngưỡng dân gian cũng được hướng theo mục
đích “nhà nước hóa” và “Nho giáo hóa”. Các phong tục Truyền thống, lễ hội làng xã
cũng được nhà nước tổ chức nhằm làm cho người dân dễ dàng quen và chấp nhận trật
tự xã hội Nho giáo, tạm quên đi những mâu thuẫn, bức xúc trong đời sống thực tế. Có
thể nói, triều đại Lê Thánh Tơng, Nho giáo đã có vai trò lớn trong việc đưa xã hội
phong kiến Việt Nam phát triển cao và thịnh trị trong lịch sử quốc gia Đại Việt thời
phong kiến.
Tóm lại, dưới thời Nhà Lê, Nho giáo đã trở thành chỗ dựa duy nhất về mặt lý luận

cho nhà nước phong kiến tập quyền; những học thuyết của Nho giáo được xem như
khuôn vàng thước ngọc; những giáo lý Nho giáo trở thành luật lệ mang tính chuẩn
mực đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ thịnh vượng, rực rỡ nhất
của Nho giáo Việt Nam.
2. Đặc điểm Nho giáo dưới triều Nguyễn
Thứ nhất, Nho giáo triều Nguyễn góp phần đào tạo ra đội ngũ quan lại phục vụ một
cách trung thành, tận tụy cho giai cấp thống trị.Triều Nguyễn tiếp nhận mơ hình đào
tạo quan lại của các triều đại trước, đặc biệt theo mơ hình giáo dục được hoàn thiện từ
triều Lê, nối tiếp truyền thống đào tạo người ra làm quan bằng con đường giáo dục
khoa cử, sau khi đánh bại được nhà Tây Sơn công việc trước tiên của vua Gia Long là
xây dựng một bộ máy quản lý Nhà nước với một đội ngũ quan lại trung thành, tài cán
làm rường cột. Việc tuyển bổ những người thực sự có tài năng xuất sắc và sử dụng
được cái tài của họ là việc rất hệ trọng đối với sự thịnh suy của đất nước. Việc thi cử
được các vua triều Nguyễn dùng làm phương tiện để phát hiện nhân tài và tuyển chọn
quan lại, nhưng trong thực tế khơng ít những người tài giỏi lại khơng đỗ cao, thậm chí
cịn khơng qua bất kỳ một cấp thi tuyển nào. Chẳng hạn, trường hợp của Phan Huy
Chú làm quan dưới triều Minh Mệnh, hay Vũ Văn Giải được các vua Gia Long, Minh
Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức sử dụng. Mặt khác cũng khơng ít người do khn phép của
trường quy hoặc vì những lý do nào đó khơng được học hành, thi cử. Đối với những
người này, nhà Nguyễn đã có những biện pháp tiến cử, bảo cử người hiền lương, tài
đức nhằm mục đích thu hút họ tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.
Thứ hai, giáo dục Nho giáo triều Nguyễn góp phần đào tạo ra những nhân tài cho đất
nước.Sang thế kỷ XIX, cùng với sự tái xuất hiện chế độ phong kiến trung ương tập
quyền trong phạm vi cả nước là sự phục hồi địa vị độc tôn của Nho học. Triều Nguyễn
đã tổ chức thi đều đặn các kỳ thi Nho học để chọn nhân tài. Mặt khác họ nghiên cứu
và sử dụng các yếu tố vốn được xem là tích cực của đạo Nho để dạy thần dân. Minh
Mạng là ông vua tiêu biểu cho việc này. Vua bảo với bộ Lễ rằng: “Quốc gia đặt Quốc
tử giám là để ni dưỡng nhân tài, nên chọn những người có đức vọng về văn học làm
thầy dạy, cịn chương trình giảng dạy cũng nên chước lượng mà bàn”[69,83], “Đường
lối làm cho thịnh trị, tất phải thành tựu nhân tài trước, mà phương pháp thành tựu phải


9


bồi dưỡng từ trước mới được. Trẫm tự khi cầm quyền chính đến nay, lấy sự dưỡng dục
nhân tài làm cần kíp” [69,85].
Thứ ba, giáo dục Nho giáo triều Nguyễn chứa đựng những giá trị tích cực và những
hạn chế.Nho học triều Nguyễn là giai đoạn cuối cùng của Nho học Việt Nam. Nếu như
Nho học Việt Nam trong một số triều đại trước ít nhiều có tính chất tích cực và lỗi
thời. Vì lỗi thời, nên Nho học triều Nguyễn đã thất bại trong việc ổn định trật tự xã hội
và thất bại hoàn toàn trước thử thách của lịch sử. Giáo dục nho giáo triều Nguyễn đã
để lại trong các thế hệ học sinh nhà trường phong kiến nhiều truyền thống tốt đẹp:
hiếu học, tôn sư trọng đạo, liêm chính và thương người. Song nền giáo dục ấy cũng đã
đào tạo ra những lớp người bảo thủ, xa rời thực tế, lạc hậu trước thời cuộc, trước
những biến cố đang từng ngày từng giờ đe doạ sự mất còn của dân tộc. Mặc dù còn
những hạn chế lịch sử song nền giáo dục triều Nguyễn vẫn luôn là một bộ phận quan
trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Nền giáo dục ấy đã để lại cho
chúng ta những bài học kinh nghiệm góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước.
Bảng 2: CÁC KHOA THI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802-1884
(Thi hương [1] Thi hội [2] Thi đình [3])
Số người đỗ đạt

Số khoa thi

Tổng số
TS các

Triều vua

Thi hương


Gia Long
1802-1819

3 khoa

Minh Mạng
1820-1840

Thi hội

Thi đình

Ân khoa

Tú tài

C.nhân

P.bảng

loại

255

8 khoa

6 khoa,

05 khoa


số người
dự thi là

(46 TS)

người
đỗ đạt
255

02

619

20

103

742

640

31

113

784

1864


157

91

2.112

3.378

208

307

3.893

cử nhân

phó bảng

tiến sĩ

người

969

Thiệu Trị
1841-1847

5 khoa

5 khoa,


03 khoa

số người
dự thi

(34 TS)

03

Hội 955
người

Tự Đức
1848-1883

17 khoa

03 khoa,

11 khoa

số người
dự thi là

(TS:61,
PB:121)

03


19 khoa

08 khoa

990
người

33 khoa

14 khoa

đỗ đạt
Dự thi:2.914 người

10


3. Một số nhà Nho giá tiêu biểu thời Nguyễn
Cuối thế kỷ XIX có khơng ít những nhà Nho u nước mà tên tuổi còn được ghi lại
trong sổ sách vì khí phách anh dũng chống ngoại xâm như Nguyễn Hữu Hn ( cử
nhân, thủ khoa 1832), Hồng Diệu (phó bảng 1853), Tống Duy Tân (tiến sĩ 1875),
Phan Đình Phùng (tiến sĩ, đình nguyên 1877), Nguyễn Thiện Thậu (cử nhân 1871),
Phạm Bành (cử nhân 1869)...Vào cuối đời nhà Nguyễn, có xuất hiện ba sĩ tử thi đậu
“tam nguyên”, đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, hội đình. Đó là Tam Nguyên Yên Đổ
Nguyễn Khuyến (1835-1909), Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San (1840-1878),
Tam Ngun Đơn Thư Vũ Phạm Hàm (1864-1906). Bên cạnh đó, dưới triều Nguyễn
xuất hiện mơt số các bậc tôn sư, những thầy giáo nổi tiếng như: Nhữ Bá Sĩ, Phạm Hội,
Vũ Tơng Phan, Lê Đình Diên, Nguyễn Đức Đạt, Ngơ Văn Dạng…trong đó tiêu biểu
nhất là Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Tộ và Bùi Dương Lịch.Bùi Dương Lịch
(1758-1828) đậu Hoàng giáp khoa Đinh Mùi 1787, là một nhà Nho uyên bác, học

rộng hiểu nhiều,ông không chỉ học sâu các sách vở kinh truyện mà còn nghiên cứu cả
sách khoa học khác nữa để có thể “cách vật trí tri”. Khi viết các sách “giáo khoa”, “địa
chí”, ơng đã ứng dụng những kiến thức đó một cách sáng tạo và có ý nghĩa tiến bộ
nhất định. Ơng là người kiên quyết đấu tranh chống lại các tôn giáo, ý thức hệ Phật
giáo, Đạo giáo cũng như tệ mê tín dị đoan. Ơng cũng soạn cuốn sách giáo khoa dưới
nhan đề “Bùi gia huấn hài” (Sách dạy trẻ trong gia đình họ Bùi), khi ơng dạy học ở
Thăng Long, nhằm dạy cho trẻ những kiến thức phổ thông như tóm tắt những kiến
thức cơ bản về việc sinh ra trời, đất, người, vật, giới thiệu lược sử Bắc quốc, những sự
tích nước Việt, truyền thống đạo học và cuối cùng cuốn sách đề ra phương pháp học
tập của trẻ em. Thực ra đây là những kiến thức đã được các bậc tiên Nho đã viết trong
nhiều sách vở, Bùi Dương Lịch chọn lọc, sắp xếp lại, đặt thành những câu vần đối
nhau bằng trắc xen kẽ gồm 2000 câu, mỗi câu 4 chữ để dạy cho trẻ đễ học. Với 800
trang sách trong đó phần lớn là lời nguyên chú của tác giả. Qua đó thể hiện Bùi
Dương Lịch là người có học vấn uyên bác, tư duy sâu sắc, thiết thực và khoa học.
Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú đánh giá cuốn sách là đã
“lược chép được đại yếu các sách tử sử và tính lí, lời gọn, ý rộng”.
Người thứ hai được coi là nhà trí thức yêu nước và là một nhà tư tưởng giáo dục lỗi
lạc dưới triều Nguyễn là Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại
làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định thuộc vùng Đồng
Nai. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng
động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy
khơng vì thế mà bng xi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng
gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn
Đình Chiểu. Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ
ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa
Việt Nam. Một con người tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam trong thời kỳ đất nước
đầy biến cố, đau thương, nhưng vô cùng vĩ đại.
Người thứ ba được coi là một nhà cải cách giáo dục Việt Nam, những đề nghị cải
cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ đã ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu nước, tiến bộ

như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…, họ sẽ là
những người trực tiếp kế thừa và phát triển. Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 và mất
năm 1871, ông là người rất thơng minh, khi cịn học ở trường, ơng theo học chữ Hán
11


và khơng thích từ chườn khoa cử. Về sau ơng trở thành thầy giáo dạy chữ Hán cho
chủng viện xã Đồi, Nghệ An. Ơng có dịp đi rất nhiều nơi và thu lượm được nhiều
kiến thức tiên tiến, nắm bắt được những biến đổi lớn lao trên thế giới, đặc biệt là về
khoa học, công nghệ… Trong năm 1861, ông đề xuất nhiều cải cách mạnh mẽ trên
nhiều lĩnhvực nhằm đổi mới đất nước. Chỉ tính từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn
Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức 43 bản điều trần, đề cập một cách có hệ thống tới
hàng loạt vấn đề cấp thiết nhất của Tổ quốc đứng trước nguy cơ mất còn ngày một
ngày hai sẽ tới. Thế mà trước sau tất cả các đề nghị đó - những bản đề nghị có thể nói
được viết bằng máu và nước mắt, bản đề nghị cuối cùng được Nguyễn Trường Tộ viết
ngay trên giường bệnh, khi tử thần đang chờ ngoài cửa - đều vấp phải sự thờ ơ, lãnh
đạm từ vua Tự Đức xuống tới các quan lại trong triều ngồi nội. Thậm chí trước thái
độ kiên trì của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức có lần nổi nóng, đã có lời quở trách
vừa chủ quan, vừa thiển cận. Một trong những đề nghị cải cách quan trọng đó là đề
nghị cải cách giáo dục, đóng góp đặc biệt giá trị đối với sự phát triển tư tưởng giáo
dục ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Nguyễn Trường Tộ cũng mạnh dạn đề bạt với triều đình nhà Nguyễn thiết lập một
nền hệ thống trường phổ thông và trường chuyên nghiệp theo kiểu phương Tây, để
mau chóng đào tạo nhân tài cho đất nước. Ông cũng đưa ra đề nghị biên soạn phổ biến
khoa học kỹ thuật, cử người đi du học nước ngoài, mời các vị giáo sư giỏi ở các nước
phương Tây vào giúp đỡ giảng dạy, đồng thời có chính sách khen thưởng kịp thời đối
với những người thi vào các khoa học thực nghiệm… Ơng cịn đề nghị thay chữ Hán
bằng chữ quốc âm trong giảng dạy và học tập, bởi vì dùng ngơn ngữ dân tộc thì có thể
“bớt được nửa cơng phu trí óc”, dùng nó để “học những việc thiết thực về đời sống”
sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho đất nước. Trong khi chưa tìm mẫu sự mới, theo

ơng: có thể cải tiến chữ viết trên cơ sở lấy chữ Hán làm gốc rồi đọc theo quốc âm mà
không cần giải nghĩa.

12


Chương 3
VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
1.KHÁI QUÁT SỰ RA HÌNH THÀNH PHẬT GIÁO Ờ VIỆT NAM VÀ PHẬT
GIÁO TRƯỚC THỜI NGUYỄN
1.1. Khái quát sự hình thành phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công
nguyên theo đường hải và đường bộ. Những vết tích đầu tiên được được ghi nhận với
truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Đầu công nguyên, Luy
Lâu (Bắc Ninh) là thủ phủ của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan
trọng. Các dấu tích của Phật giáo tại Việt Nam được ghi nhận qua các truyền thuyết
như Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của
Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189[1], Phật giáo hình thành nên hệ
thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp.[2].Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ
Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt"[1], từ đó chữ "Bụt" được
dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của
Phật giáo Nam truyền được địa phương hóa, Bụt được dân gian hóa coi như một vị
thần cứu giúp người tốt. Sau này, vào thế kỷ thứ IV - V, do ảnh hưởng của Phật giáo
nhà Hán, Trung Quốc mà từ "Bụt" bị thay thế dần bởi từ "Phật".Phật giáo ăn sâu, bám
rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến thời nhà Đinh - Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo
phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong
cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào
giai đoạn suy thoái. Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo
Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này khơng có nhiều kết quả.
Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của phong trào chấn hưng Phật giáo của các

nước, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với
các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hịa và Thiện Chiếu [3].
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
•Từ đầu cơng ngun đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển
rộng khắp;
•Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh;
•Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thối;
•Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn chấn hưng.
1.2. Khái quát Phật giáo trước triều Nguyễn
Đạo Phật vào cuối thời nhà Trần đã bị lạc gốc suy đồi, đến khi Hồ Quý Ly cướp
ngôi nhà Trần (1400) và chỉ trong 7 năm ngắn ngủi, quân Minh mượn cớ điếu phạt
phù Trần diệt Hồ để xâm lược nước ta, nên đạo Phật càng trở nên suy đốn.Quân xâm
lực Minh đã ra sức cướp bóc, vơ vét tài sản đất nước. Phần lớn chùa chiền, hầu hết
kinh sách, đồ tự khí bị giặc đốt phá và chúng mang bắt về nước cùng với những người
có tài đức như văn nhân nghệ nhân, lương y, các tăng sĩ… khiến cho đất nước tiêu
điều và Phật giáo cũng cùng chung số phận.Năm 1427, vị anh hùng dân tộc Lê Lợi,
sau 10 năm kháng chiến đã đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành độc lập
dân tộc và lên ngôi vua lập nên nhà Hậu Lê.Nhà Hậu Lê chỉ độc tôn Nho giáo, coi
thường và hạn chế Phật giáo, cho nên Phật giáo trước đã lạc gốc, nay lại càng tệ hại
hơn và gần như tàn lụi.Nhà hậu Lê làm vua vừa đúng 100 năm, đến năm 1527 thì bị
13


Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Những người trung thành với nhà Hậu Lê khơng chịu
theo họ Mạc, bèn tìm con cháu họ Lê tôn lên làm vua ở vùng Thanh Hóa, lập nên nhà
Lê Trung hưng chống lại nhà Mạc ở miền Bắc. Lịch sử gọi giai đoạn này là thời kỳ
Nam Bắc Triều, kéo dài đến 60 năm (1527-1592, khi họ Mạc bị diệt).Giúp nhà Lê
trung hưng diệt họ Mạc, rồi hai họ công thần là Trịnh và Nguyễn lại tranh giành quyền
lực, chống đối nhau. Họ Trịnh mạnh thế hơn nên đàn áp họ Nguyễn, ức hiếp vua, tự
xưng là Chúa và nắm quyền cai trị, vua Lê chỉ làm vì. Người của họ Nguyễn là

Nguyễn Hồng sợ bị hại liền tìm cách lánh đi, xin chúa Trịnh cho vào trấn thủ miền
biên địa là Thuận Hóa ( Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam ngày nay). Vào được
Thuận Hóa (1558), Nguyễn Hàng ra sức mở mang xây dựng cơ nghiệp lâu dài. Đến
khi thế lực đã mạnh mẽ, Họ Nguyễn cũng xưng Chúa ra mặt chống đối họ Trịnh. Hai
họ đánh nhau liên miên suốt 45 năm ( 1627-1672) bất phân thắng bại bèn lấy sông
Gianh làm ranh giới chia nước làm hai miền: miền Bắc thuộc vua Lê chúa Trịnh gọi là
Đàng Ngoài, miền Nam thuộc chúa Nguyễn nắm giữ gọi là Đàng Trong. Đấy là thời
kỳ lịch sử Việt Nam gọi là Trịnh-Nguyễn phân tranh.Năm 1771, Đàng Trong do
Trương Phúc Loan chuyên quyền làm nhiều điều xằng bậy khiến nhân dân ta thán nên
ba anh em Nguyễn Nhạc- Nguyễn Lữ -Nguyễn Huệ ở ấp Tây Sơn ( Bình Định) khởi
binh chống lại họ Nguyễn. Đến năm 1777 thì diệt được chú Nguyễn ( chỉ trừ người
cháu của chúa là Nguyễn Ánh chạy thoát được, về sau khôi phục lại cơ nghiệp lập ra
nhà Nguyễn). Năm 1786, tây Sơn lại diệt được họ Trịnh. Hai năm sau, Nguyễn Huệ
lên ngôi, đại thắng quân Thanh xâm lược, mở ra trang sử huy hoàng của đất nước với
triều đại Tây Sơn, nhưng chỉ 14 năm sau thì bị Nguyễn Ánh phục thù tiêu diệt lấy lại
đất nước. Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra triều Nguyễn (1802) – Gia Long Nguyên
niên.Về phần đạo Phật, tuy bị lụn bại suy đồi dưới thời Hậu Lê, nhưng đến thời Lê
Trung hưng và Trịnh-Nguyễn phân tranh thì lại có dun khởi sắc. Sở dĩ được như vậy
là lúc này ở Đàng Ngồi có một số danh tăng từ Trung Quốc (lánh nạn nhà Mãn
Thanh) sang du hóa mở thêm mất phái Thiền tơn ( như ngài Tri Giáo Nhứt Cú mở
phái Tào Động, thiền sư Chuyết Chuyết truyền phái Lâm Tế…) lại thêm xuất hiện một
số danh tăng VIệt Nam tích cực hoằng pháp, đồng thời các chúa Trịnh cũng có phần
ủng hộ đạo Phật,. cho trùng tu xây dựng lại nhiều chùa chiền, đúc tượng, thỉnh kinh…
Nhờ vậy mà đạo Phật ở Đàng Ngồi đã được phục hưng dần trở lại.Cịn ở Đàng Trong
thì các chúa Nguyễn bắt đầu mở nước dựng nghiệp nên rất ngưỡng mộ sùng trọng và
bảo hộ đạo Phật, đặc biệt là chúa Nguyễn Phúc Chu, vị Chúa thứ sáu thường gọi là
Quốc Chúa, là một Phật tử thuần thành, quy y thọ giới đã tích cực hộ pháp, công đức
to lớn bậc nhất; đồng thời lúc này cũng có nhiều nhiều danh tăng người Hoa nhập Việt
hành hóa, danh tiếng và ảnh hưởng rộng khắp, nhất là Tổ sư Nguyên Thiều. Nhờ vậy,
trong thời gian hơn 200 năm, đạo Phật ở Đàng Trong được mở mang nhanh chóng trở

nên hưng thịnh, phát triển đến tận miền Nam.Nhưng từ khi Tây Sơn khởi nghĩa (1771)
đến lúc Nguyễn Ánh phục quốc (1802), suốt 30 chiến tranh, phần lớn chùa chiền bị
tiêu hủy, chuông tượng kinh sách bị hư hoại, Tăng già phải ly tán, nhà Tây Sơn cũng
không mấy thiện cảm với Phật giáo cho nên đạo Pháp lại lần nữa trở nên đình đốn.
2. Đặc điểm Phật giáo dưới triều Nguyễn
Thứ nhất, triều đình quan tâm đến phát triển cơ sở thờ tự. Triều Nguyễn đã cho xây
dựng nhiều cơ sở chùa chiềng mới, đồng thời cho tu bổ, trùng tu những ngơi chùa cũ,
vì theo Minh Mạng “những danh lam thắng tích ta khơng có quyền để chúng tàn rụi,
mất hết dấu tích khơng lưu lại cho thế hệ mai sau”. Triều đình đã cho trùng tu chùa
14


Thiên Tôn (Quảng Trị), Tam Thai (Quảng Nam), các chùa trên núi Ngũ Hành Sơn (Đà
Nẵng), dựng chùa Long Phước (Quảng Trị), chùa Thánh Duyên (Huế), chùa Giác
Hoàng (Huế), chùa Vĩnh An (Quảng Nam), chùa Khải Tường (Gia Định,… Có chùa
lại được vua Minh Mạng cho xây dựng từ sự cảm kích đối với một vị thiền sư chân tu.
Trường hợp chùa Sắc tứ Bát Nhã ở Phú Yên là một ví dụ. Đến Thiệu Trị cũng đã thực
hiện trùng tu các chùa như: Thiên Mụ, Hoàng Ân, Long Quang, Diệu Đế, bốn ngôi
chùa này đều ở Huế,… Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều văn bia ở chùa cũng đã
chứng minh được là ngồi sự tích cực của triều đình thì việc tu sửa và dựng mới chùa
ở các vùng quê cũng phát triển. Do đó, chùa chiền dưới thời Minh Mạng, nhờ đó mà
đã phát triển nhanh chóng, nhiều ngơi cổ tự có giá trị về mặt văn hóa lịch sử được
trùng tu, bảo tồn, tránh được nguy cơ mai một do những tác động không mong muốn
từ thời tiết và con người. Và có thể nói rằng: “ phần lớn các ngôi chùa đều được xây
dựng dưới thời nhà Nguyễn và những ngôi chùa nào được xây dựng trước đó, thì nhờ
được trùng tu dưới thời Nguyễn mà tồn tại cho tới đến nay”[5].Quốc tự là nơi truyền
bá Phật giáo mang tính quốc gia, là những ngơi chùa do triều đình trực tiếp xây dựng,
tái thiết và quản lí sử dụng. Vì vậy mà những ngơi chùa này có nhiều quan tâm và hậu
đãi. Theo đó các Tăng sĩ ở Quốc tự được miễn thuế khóa, sưu dịch, được cấp lương
bổng hằng tháng để chi dùng, cấp pháp phục, gạo muối,... Theo từng cấp bậc tăng sĩ

mà chế độ phân chia nhiều ít khác nhau. Hành động trên cũng chính là sự thừa nhận
và ủng hộ Phật giáo phát triển trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc. Đặc biệt, phần
lớn Quốc tự ở ngay tại Kinh đơ Huế - điển hình là chùa Thiên Mụ nơi có số đơng dân
chúng mến mộ Phật giáo. Từ đó, triều đình có thể thu phục được lịng dân, tạo được
lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân, góp phần ổn định đất nước.
Thứ hai, triều đình coi trọng nghi lễ Phật giáo. Ngoài việc chu cấp kinh phí cho việc
trùng tu hoặc tơn tạo chùa chiền thì các Hồng đế triều Nguyễn cịn cấp kinh phí phục
vụ cho các đại lễ trai đàn, sai quân lính tới để giúp mọi việc. Điển hình, “một số triều
đình nhà Nguyễn, khi lên ngơi, ngồi việc tổ chức đại lễ đăng quang trong hồng
thành, cịn tổ chức đại lễ trai đàn”[6]. Và trong các Lễ trai đàn, triều đình thường cho
bắn “62 phát súng lệnh”, việc bắn súng lệnh trong Lễ trai đàn đã một lần nữa khẳng
định vị trí quan trọng của nghi lễ này trong hoạt động lễ tiết của triều đình.
Thứ ba, triều đình xiết chặt mặt quản lí, có thể thấy rằng thái độ của triều Nguyễn
đối với Phật giáo là rất cởi mở. Nhưng không phải chính vì sự cởi mở mà khơng chú
trọng về mặt quản lý. Triều Nguyễn đã luôn thể hiện quyền lực thực sự của mình với
bất cứ ai muốn lợi dụng thái độ cởi mở đối với Phật giáo để mưu lợi riêng. Chính vì
thế dưới thời Minh Mạng hạn chế việc các tăng sĩ tham gia vào việc triều chính. Triều
đình cũng có những quy định nghiêm khắc và cứng rắn đối với các trường hợp hoạt
động mê tín trong Phật giáo.Đối với Việt Nam, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một
tơn giáo mà nó cịn là thành tố quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt
từ trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Và việc phát triển Phật giáo là một
biện pháp tốt cho việc xây dựng và củng cố vương quyền. Bên cạnh chính sách độc
tơn Nho giáo thì vua Minh Mạng đã thể hiện tính kế thừa và sáng tạo trong chính sách
đối với Phật giáo xem Phật như một tư tưởng bổ sung cho Nho giáo.Còn với Đạo
giáo, triều đình cũng quy định về điều kiện được phép tu hành như: “Về độ tuổi, ngoại
trừ những trường hợp đặc biệt được các bậc chn tu xác nhận xác nhận, cịn nói chung
thì người muốn xuất gia tu hành (nhất là nam), phải từ năm mươi tuổi trở lên; Về ý
nguyện, phải thực sự xuất phát từ lòng mộ đạo; Về tư cách, phải đảm bảo là người có
15



thể giữ được đạo hạnh lâu bền trong suốt cả đời tu hành; Về hiểu biết, phải được trang
bị các tri thức nhất định về giáo lí”[7]. Từ đó, chúng ta thấy rằng đội ngũ tu hành được
thanh lọc, những kẻ lợi dụng đền miếu và Đạo quán để lẫn trốn sự truy đuổi của xã hội
hoặc chối bỏ trách nhiệm và bổn phận của mình đều lần lượt bị buộc phải hồn tục.Vị
trí của các bậc chân tu dần dần được khẳng định và đề cao. Và cũng từ đây khơng gian
và khơng khí tơn nghiêm của hầu hết các đền miếu và Đạo quán trên khắp cả nước
cũng dần dần được khơi phục, nhiều giá trị triết lí của Đạo giáo lại tiếp tục có cơ hội
để có thể thẩm thấu đến nhận thức của các tầng lớp xã hội, hàng loạt đền miếu và Đạo
quán ở nhiều địa phương khác nhau đã được triều đình cho trùng tu, tồn tạo hoạc xây
dựng thêm, có khi chu cấp tồn bộ hoặc một phần kinh phí để tiến hành.
Trong xã hội, có hai xu hướng tiếp cận các triết lí: giản dị hóa và thiết thực hóa các
khái niệm hàm súc và uyên thâm. “Trong tình cảm cũng như nhận thức của xã hội,
ngoài thế giới hiện hữu của con người cịn có một thế giới siêu nhiên, đấy là ma quỷ
và thánh thần. Với thế giới siêu nhiên đó, chỉ các Thầy cúng, các Pháp sư mà đặc biệt
là những Đạo sĩ cao tay ấn mới có khả năng và có quyền được giao tiếp, thậm chỉ là
cịn có thể tham gia điều khiển. Chỉ họ mới có thể hơ phong và hốn vũ, triệu thiên
tướng và thúc thiên binh, trừ tà và yếm quỷ, diệt âm khí và khơi mạch đại cát cho
thiên hạ”. Điều đáng nói ở đây, đức tín hiện hữu hiện mạnh mẽ. Xu hướng tuyệt đối
hóa đức tin đã tạo cơ hội thuận lợi cho hiện tượng mê tín dị đoan phát triển mạnh mẽ.
Triều đình cịn phong sắc thần như Hạ Đẳng, Trung Đẳng, Thượng Đẳng với các kiêm
hiệu.Những đền miếu và Đạo quán tiêu biểu do triều đình trùng tu, tồn tạo hoặc xây
dựng như: Đền Bạch Hổ (đền anh Cọp hay đền Ca Hổ) ở Quảng Ngãi, thờ thần là con
Cợp trắng, tương truyền rất nhân từ với dân làng. Đền Thượng ở Ninh Bình, thờ Đinh
Tiên Hồng. Miếu Hỏa Thần ở Hà Nội, thờ Thần lửa,..
3. Một số nhà Phật giáo tiêu biểu thời Nguyễn
Ở Bắc có Hịa thượng Tịch Truyền, trú trì chùa Vân Trai, tu hành tinh tấn, giới đức
cẩn mật. Ngài tịch năm 1816; đệ tử của Ngài là Hòa thượng Chiếu Khoan, tu hạnh đầu
đà, đệ tử theo học rất đơng.Hịa thượng Phúc Điền, trú trì chùa Liên Tơn ( Hà Nội).
Ngài có cơng lớn trong việc bảo tồn sử liệu Phật giáo. Ngài đã biên soạn khắc in sách

Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục. Ngài lại khai sơn chùa Thiên Quang mà
sau này Hòa thượng Phổ Tịnh- đệ tử ngài Chiếu Khoan đã trú trì.Hịa thượng Thanh
Đàm, trú trì chùa Bích Động ( Ninh Bình) là đệ tử của ngài Đạo Nguyên thuộc môn
phái Chân Nguyên. Ngài đã viết sách Pháp Hoa Đề Cương, Tâm Kinh Trực Giải.Hòa
thượng Thanh Nguyên, năm 1820 đã viết bài tựa tán dương sách Pháp Hoa Đề Cương
của ngài Thanh Đàm.Hịa thượng An Thiền trú trì chùa Đại Giác (Bắc Ninh) có soạn
sách Tam Giáo Thơng Khảo.
Ở miền Trung, có một số danh tăng khơng những được quần chúng ngưỡng mộ mà
các vua nhà Nguyễn cũng rất kính trọng.Hịa thượng Mật Hoằng ( q Bình Định)
thuộc phái Nguyên Thiều, trước hành đạo ở vùng Gia Định. Năm 1815, vua Gia Long
mời Ngài về kinh đô ban cấp bằng tăng cang và thỉnh trú trì chùa Quốc Ân. Ngài đã
trùng tu hai tổ đình Quốc Ân và Thập Tháp.Hòa thượng Phổ Tịnh ( quê Quảng Nam)
thuộc chi phái Liễu Quán. Năm 1808, bà Hiếu Khương Hoàng Hậu thỉnh Ngài trú trì
chùa Thiên Thọ ( Báo Quốc). Ngài tịch năm 1816.Hòa thượng Nhất Định ( Nhất
Điện), người Quảng Trị, là đệ tử xuất sắc của Hòa thượng Phổ Tịnh. Vua Gia Long
mời Ngài trú trì chùa Báo Quốc. Năm 1833, vua Minh Mạng mời Ngài trú trì chùa
Linh Hựu. Năm 1839, vua lại thỉnh làm tăng cang chùa Giác Hoàng. Năm 1843, Ngài
16


xin từ chức tăng cang rồi lên núi ở làng Dương Xuân thượng dựng thảo am tu hành
gọi là An Dưỡng Am (sau là chùa Từ Hiếu). Ngài có tiếng chí hiếu với mẹ già. Ngài
tịch năm 1848. Ba đệ tử xuất sắc của Ngài là các Hòa thượng: Lương Dun, Cương
Kỹ và Linh Cơ nối gót tơn sư hoằng truyền đạo pháp.Hòa thượng Diệu Giác ( quê
Quảng Trị), đệ tử của ngài Nhất Định, trú trì tăng cang chùa Diệu Đế, trùng tu chùa
Huệ Lam, Báo Quốc, Kim Tiên. Ngài tịch năm 1896. Hòa thượng Tâm Tịnh ( khai sơn
chùa Tây Thiên – một trong những người khởi xướng phong trào chấn hưng Phật
giáo) là một trong những đệ tử xuất sắc của Ngài.

Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong

dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn
Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" thuộc loại chùa Tổ
- Một số danh tăng hành đạo ở miền Nam, có thể kể đến:
Hịa thượng Liễu Thơng (sinh năm 1753 tại Thanh Hóa). Ngài du phương hoằng hóa ở
Gia Định, khai sơn chùa Phụng Sơn, tu hành ở đây cho đến lúc tịch ( năm 1840).
Hòa thượng Viên Quang, xuất thân từ chùa Thập Tháp Di Đà, là sư huynh của ngài
Mật Hoằng. Ngài trú trì chùa Tập Phước ở Gia Định ( dựng vào đời chúa Nguyễn
Phúc Khoát). Ngồi ra cịn có ngài Viên Ngộ dựng chùa Lan Nhã (1808), ngài Phước
An lập chùa Hưng Long (Gia Định-1794), ngài Đạo Thông trùng tu chùa Long Hoa
(dựng từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát và được vua Gia Long ban sắc tứ).
Tóm lại, có thể nói rằng, tiếp tục một tín ngưỡng đã có hàng nghìn năm và qua đó
duy trì một truyền thống văn hố Phật giáo mang màu sắc văn hố Phật giáo Việt Nam
thì về cơ bản, Phật giáo thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã chuyển tải được
điều đó. Dưới thời các chúa Nguyễn, Phật giáo đã nhanh chóng xác lập sự hiện diện
của mình qua ngôi chùa, qua các thiền sư; từ thiền sư Trung Hoa đã chuyển sang
người Việt từ thế hệ truyền thừa kế tiếp. ở giai đoạn đầu, do các thiền sư đến và đi,
17


khơng trụ lại lâu dài, nên sự phát triển có gián đoạn. Các dòng phái Phật giáo, đa số
đều do thiền sư Trung Hoa xướng xuất bài kệ, chỉ có dòng Liễu Quán là của thiền sư
Việt Nam. Dòng Chúc Thánh phổ biến mạnh ở miền Trung, nhưng ở Nam bộ, đa số
chùa theo dịng Đạo Bổn Ngun, vì tổ đình Giác Lâm đã là trung tâm hoằng pháp
mạnh mẽ ở thế kỷ 18, đào tạo nhiều thế hệ đưa về trụ trì khắp các chùa ở Nam bộ.
Phật giáo dưới triều Nguyễn nhuốm nhiều màu sắc không giống nhau và thậm chí khá
khác biệt ở hai mơi trường “quan quyền” và “dân dã”. Phật giáo dưới triều Nguyễn để
lại một số thành quả đáng ghi nhận về kiến trúc, mỹ thuật qua việc tạo dựng, trùng tu
các ngôi chùa dưới thời này. Ở mỗi miền đã có được những đặc trưng riêng. Đường
nét và kiến trúc đó đương nhiên đã xuất phát từ những nghệ nhân đầy tài năng và tấm
lòng đến với Phật giáo, để lại trong tác phẩm của mình, gởi lại cho người sau sự rung

cảm sâu xa. Từ đường nét kiến trúc cho đến sự bài trí bên trong ngơi chùa, đặc biệt là
những ngơi chùa ở miền Nam, giai đoạn dưới triều Nguyễn quả đã có những đặc trưng
riêng, từ những Phật điện vắng vẽ trước kia, nay đã có nhiều tượng hơn (tượng Tam
Thế, Cửu Long, Tứ Thiên Vương, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Âm, Ngọc
Nữ, Kim Đồng…) Nếu như việc xuất hiện nhiều động đắp bằng đất (đó là hình ảnh
của hang núi, mà mỗi hốc của hang đều được phân định rõ ràng vị trí cao thấp cho các
vị Phật, Bồ Tát và Thiên thần… của các chùa ở phía Bắc như Chùa Láng Hà Nội,
Chùa Thổ Hà – Hà Bắc thì ở miền Nam, đã có sự chuyển hóa, đơn giản hơn. Thập
điện chỉ là hệ thống gồm 10 vị vua, được đặt đối xứng ở chính điện, mỗi bên 5 vị. Bên
cạnh sự đổi mới về điện thờ, một hệ thống kinh sách cũng được sưu tập và khắc in. Có
những người có ý thức chuyên làm việc này, có những ngơi chùa chun phụ trách
việc khắc in và tàng trữ các ván in như chùa Đại Giác (Biên Hoà), Giác Lâm, Giác
Viên ở Gia Định, Vạn An ở Đồng Tháp… Những kinh kệ, những giới luật, những phổ
hệ, những truyền đăng, những kể hạnh… được in ra với khối lượng lớn. Vượt tất cả
các triều đại trước đó, những kinh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Dược Sư, Địa Tạng,
Tam thiên Phật danh, Đại du dà… Những “lục” như Thiền uyển tập anh ngữ lục, Kế
Đăng lục, Tam Tổ thực lục… đều được in ra trong thời kỳ này1. Chỉ tính riêng tại
chùa Giác Lâm, một hệ thống kinh sách đã được đưa từ tổ đình Thập Tháp Di Đà
(Bình Định) vào, một số lại được trùng khắc và tạng bản tại chùa như quyển Tông
phái ký do Bổn Quả biên tập, nay vẫn còn lưu giữ tại chùa.
Dưới triều Nguyễn, ở Nam bộ, chùa do dân lập phát huy được vai trò hoằng pháp
trong người dân, đa số là chùa làng. Những ngôi chùa được sắc từ gắn liền với địa
điểm được Nguyễn ánh trú ngụ trong thời gian lánh nạn Tây Sơn. Do nhu cầu của cư
dân vùng đất mới cần thầy cầu an khi đau ốm và cầu siêu khi có người thân qua đời,
nên Phật giáo Đàng Trong và dưới triều Nguyễn mang nét đặc thù, có sự hiện diện
đơng đảo của các ứng phú sư (thầy cúng đám) mà ít chú trọng vào giáo lý thâm sâu
của đạo Phật. Dù rằng bên cạnh lễ cúng vẫn cịn những bùa chú, bói tốn, thậm chí cả
đồng bóng nữa, nhưng những người bình dân đón nhận đạo Phật, đón nhận những tư
tưởng vốn gần gũi nhưng sâu xa của Phật giáo như lòng từ bi, tính ăn hiền ở lành, lịng
vị tha… Những tư tưởng đó thâm nhập vào họ, ít nhiều cũng đã góp phần đem lại cho

xã hội triều Nguyễn một sự cân bằng nhất định. Những hoạt động Phật giáo của triều
Nguyễn nhằm chấn chỉnh lại xã hội, cũng như cho chính bản thân Phật giáo là những
việc làm tương đối tích cực, khơng xuất phát từ tư tưởng đả kích hay bài xích Phật
giáo. Có thể nói rằng những thành quả mà Phật giáo dưới triều Nguyễn đạt được một
phần xuất phát từ những chấn chỉnh đó. Nó đã góp phần vào việc hình thành một nền
18


văn hóa Phật giáo của triều đại và làm cho triều đại đó khác biệt hẳn so với các triều
đại trước. Tuy nhiên, có những điều cần được nhắc nhớ như một bài học về việc cũng
cố và duy trì tinh thần chánh pháp của Phật giáo mà nếu thiếu nó thì tinh thần Phật
giáo sẽ suy đồi. Đó là sự thiếu sót về đạo hạnh của tầng lớp tăng sĩ, sự xa rời giới luật
và chánh pháp, không lấy tổ quốc và dân tộc làm lý tưởng hướng đến, mà dùng Phật
giáo như một công cụ phục vụ cho thiểu số, của triều Nguyễn.

19


C.KẾT LUẬN
Theo dòng lịch sử, trong thế kỉ XVI- XVIII, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền
Đàng Trong và Đàng Ngoài với sự hiện diện của chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Sau đó,
khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan các thế lực phong kiến cát cứ, xóa bỏ ranh giới sông
Gianh, nhưng cũng nhiều nguyên nhân đất nước không thể thống nhất. Mãi đến năm
1802, đất nước mới thống nhất hoàn toàn dưới sự cai trị của Gia Long (hậu duệ chúa
Nguyễn đánh thắng quân Tây Sơn), vương triều nhà Nguyễn được thành lập, đất nước
thống nhất.Văn hóa nước ta trong thời kì loạn lạc này cũng có nhiều biến đổi. Nho
giáo tuy vẫn còn được các thế lực phong kiến sử dụng làm quốc giáo, nhưng vị trí độc
tơn như thời Lê Sơ thì khơng thể cịn. Bởi vì “Dân nghèo sống dưới sự áp bức bóc lột
của thế lực phong kiến suy tàn khơng biết tìm cách gì mà thốt khỏi cảnh khổ (ngồi
sự khởi nghĩa), đành phải cầu Thần cầu Phật giảng phúc giải họa”, “trong giai cấp

thống trị, trước nguy cơ của chế độ phong kiến, người ta rất lo sợ nên cũng trông
mong vào sự “cứu hộ cứu nạn” của Phật”[4]. Do đó, Phật giáo trong thời kì này phát
triển so với thời Lê Sơ. Tuy nhiên, Phật giáo thời kì này chỉ cốt cầu cứu khỏi cảnh khổ
hiện tại. Theo học giả Đào Duy Anh nhận xét, “nghề thầy chùa thầy cúng, phù thủy
pháp sư rất phát triển. Trải qua những cuộc cơ cận loạn ly, một số trí thức thơn q
vào ở chùa để tìm chỗ dung thân yên ổn, trong khi đó, một số đơng dân nghèo vào làm
nơ tỳ để kiếm ăn”, “Bài cung oán ngâm thể hiện bọn đại q tộc Đường ngồi khơng
đặt tin tưởng vào đạo trị quốc của nhà nho nữa mà quay sang tìm an ủi ở Phật giáo và
Đạo giáo. Ở Đường Trong, bọn quí tộc cũng đua nhau làm chùa rất nhiều. Cơ hồ mỗi
nhà đại q tộc đều có một hai sở chùa riêng. Tình trạng suy đốn của Phật giáo Đường
trong được bộc lộ rõ ràng trong truyện Sãi sãi”.
Hiện nay, “Giáo dục, đào tạo còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa phù hợp có
nhiều tiêu cực trong dạy, học, thi cử… Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành
động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoa
học, văn hóa, thơng tin, thể thao nhiều thiếu thốn. Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực
hiện khai hóa các lĩnh vực này triển khai chậm [27,154]. Vì vậy, đưa giáo dục đi lên
khơng phải áp dụng một cách máy móc những mẫu có sẵn của phương Tây vào áp
dụng ở nước ta mà phải có kế thừa của truyền thống nhưng kế thừa phải rút ra những
giá trị tinh hoa, phải phát huy những yếu tố tích cực và tiếp thu có chọn lọc những yếu
tố tiên tiến, chỉ có như vậy mới sớm đưa đất nước ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi
mới giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chú thích:
[1]. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Thuận hóa 1999, tập I
[2]. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp tại đồng bằng Bắc bộ.
[3]. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử Luận, Nhà xuất bản Văn Học 1979, tập III.

[4]. Đào Duy Anh. (2013). Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX. Hà Nội:
NXB. Khoa học xã hội, tr.449
[5]. Nguyễn Khắc Thuần. (2007), sđd, tr.947.
[6]. Nguyễn Khắc Thuần. (2007), sđd, tr.945.
[7.] Nguyễn Khắc Thuần. (2007), sđd, tr.991.
Sách :
1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX (quyển
thượng) Tập san Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2.Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương (tái bản), Nxb. Tổnghợp Đồng
Tháp.
3. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Văn hố –Thơng tin,
Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2005), Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự thể
hiện của nó ở Việt Nam ( Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Luận án Tiến sỹ Triết
học.
Báo chí và website trên mạng:
1. Dương Thị Giàu, Trần Hoàng, Võ Thị Thúy Quyên,Đăng tải: Tử Minh vào
2/11/2018
08:30:00
SA,Truy
cập:30/01/2021,
/>2. Tiến sĩ Trần Hồng Liên (Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ), Đăng
tải:19/10/2020,Truycập:30/01/2021, />
21



×