Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.3 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện: Hồ Mai Tiến Đạt - 21180083
Trương Minh Bửu Châu - 21180003
Lớp: 11820101
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 Năm 2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KẾ TOÁN
Mã hoá:……… / K.KT
Ban hành lần: 01
Hiệu lực từ:
Trang/ tổng số trang: 2/
1
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA THỰC HIỆN CĐNC CỦA
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
MỨC ĐỘ
THAM
GIA
CÔNG VIỆC CỤ
THỂ
KÝ TÊN
1 Hồ Mai Tiến Đạt 21180083 100%
Nghiên cứu tài liệu,


so sánh và trình
bày
2 Trương Minh Bửu Châu 21180003 100%
Tìm kiếm thông
tin, đánh giá và
chỉnh sửa
Cộng 100%
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KẾ TOÁN
Mã hoá:……… / K.KT
Ban hành lần: 01
Hiệu lực từ:
Trang/ tổng số trang: 3/
1
NHẬT KÝ LIÊN HỆ VỚI GVHD
1.
Hồ Mai Tiến Đạt <> 03 thg
10
tới hongthien
Thư đã chuyển tiếp
Từ: Hồ Mai Tiến Đạt <>
Ngày: 13:56 Ngày 28 tháng 9 năm 2013
Chủ đề: Đề cương chi tiết: Hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp Việt
Nam!
Đến:
ThS.To Hong Thien <> 04 thg
10
tới tôi
làm đi em

2.
Hồ Mai Tiến Đạt <> 11 thg
11
tới hongthien
Em xin gửi thầy Phần 1 của Đề tài "HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM"
Rất mong nhận được nhận xét, đánh giá và góp ý của thầy để Đề tài hoàn thiện tốt hơn!
3
hong thien to <> 13 thg
11
tới tôi
nội dung ok rồi em. Luu y nếu dùng mail ngoài liên lạc thì em liên lạc qua mail trường nhé, chỉ
được phép liên lạc qua mail tdt khi nào em có mail tdt
3.
ThS.To Hong Thien
ok in ra nộp đi em
Nov 25
From: Hồ Mai Tiến Đạt
To:
Nov 25
CĐNC.docx (221.2
KB) Download | Remove
Em chào thầy. Em xin gửi thầy sơ bộ đề tài(file đính kèm): "HOÀN THIỆN
KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM". Do không
có nhiều thời gian và hiểu biết đầy đủ về đề tài nên đã chậm trễ trong
việc hoàn thiện đề tài. Rất mong được thầy nhận xét, đánh giá và góp ý
về đề tài một cách sớm nhất để em có thể hoàn thiện tốt hơn. Em xin
chân thành cảm ơn thầy!
4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5
MỤC LỤC
Chương 1. Lý luận chung về kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp 8
1.1. Ý nghĩa, mục đích của việc lập dự phòng trong doanh nghiệp 8
1.2. Qui định và trình tự kế toán các khoản dự phòng trong các doanh nghiệp Việt
Nam 10
1.2.1. Những qui định chung của Việt Nam về trích lập dự phòng trong các doanh
nghiệp 10
1.2.2. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 12
1.2.3. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 15
1.3. Kế toán các khoản dự phòng của Quốc tế 20
1.3.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 20
1.3.2. Dự phòng phải thu khó đòi 21
Chương 2. Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của
Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới 22
2.1. Đánh giá chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam 22
2.1.1. Một số ưu điểm 22
2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 23
2.2. Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và các nước
trên thế giới về dự phòng 25

2.3. Một số điểm giống nhau và khác nhau giữa lập dự phòng cũ và lập dự phòng
mới 26
2.3.1. Điểm giống nhau 27
2.3.2. Điểm khác nhau 28
Chương 3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện ché độ tài chính và kế toán
trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam 29
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo
6
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện:
- Hồ Mai Tiến Đạt – MSSV: 21180083
- Trương Minh Bửu Châu – MSSV: 21180003
Lời nói
1. Lý luận chung về kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp
1.1. Ý nghĩa, mục đích của việc lập dự phòng trong doanh nghiệp
1.2. Qui định và trình tự kế toán các khoản dự phòng trong các doanh nghiệp Việt
Nam
1.2.1. Những qui định chung của Việt Nam về trích lập dự phòng trong các doanh
nghiệp
1.2.2. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1.2.3. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
1.3. Kế toán các khoản dự phòng của Quốc tế
1.3.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1.3.2. Dự phòng phải thu khó đòi
2. Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt
Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới

2.1. Đánh giá chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam
2.1.1. Một số ưu điểm
2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại
2.2. Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và các nước
trên thế giới về dự phòng
2.3. Một số điểm giống nhau và khác nhau giữa lập dự phòng cũ và lập dự phòng
mới (nếu có)
3.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện ché độ tài chính và kế toán trích lập dự
phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh là tất yếu và rất quyết liệt . Vì vậy khả năng xảy ra rủi ro trong
quá trình hoạt động của các doanh nghiệp là rất cao. Nhằm giúp doanh nghiệp có
nguồn tài chính để bù đắp khi rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp phải có các khoản
dự phòng. Các khoản dự phòng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp ở
nhiều phương diện khác nhau như kinh tế, tài chính, thuế.
Do đó việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất thiết thực giúp doanh
nghiệp hạn chế mức độ rủi ro và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục
đích của đề tài này là đi vào phân tích các khoản dự phòng trong doanh nghiệp từ
đó rút ra những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán
trích lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp Việt Nam. Quá trình phân tích
chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh. Kết cấu nội dung bao gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp
Việt Nam.
Phần 2: Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng
của Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới.
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán

trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án môn học, em đã được sự hướng
dẫn tận tình của Th.s Tô Hồng Thiên. Em xin trân trọng cảm ơn Th.s đã giúp em
hoàn thành đề án môn học này. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn, em
chưa thể đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của vấn đề. Vì vậy, em rất mong
nhận được ý kiến đánh giá và nhận xét của các thầy cô để giúp em nắm vững hơn
về vấn đề này.
8
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ
PHÒNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Ý nghĩa, mục đích của việc lập dự phòng trong doanh nghiệp.

- Trong môi trường cạnh tranh diễn ra quyết liệt giữa các doanh nghiệp
như hiện nay, công tác kế toán có vai trò quan trọng quyết định sự thành công
hay thất bại của các doanh nghiệp. Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp dựa vào các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác để
đề ra các quyết định định hướng hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vấn đề có tầm
quan trọng sống còn là các thông tin đưa ra trong báo cáo tài chính phải có độ tin
cậy cao và rõ ràng. Để đảm bảo điều đó, kế toán đưa ra các nguyên tắc dựa trên
các tiêu chuẩn, giả thiết, nguyên lý và khái niệm của kế toán.
- Một trong những nguyên tắc chính đang chi phối các quá trình kế toán là
nguyên tắc thận trọng. Nội dung chính của nguyên tắc thận trọng là phải đảm bảo
hai yêu cầu: Việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có chứng cớ
chắc chắn và việc ghi giảm vốn chủ sở hữu được ghi nhận ngay khi có chứng cớ
có thể (chưa chắc chắn). Như vậy để đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán,
ngay khi có khả năng xảy ra rủi ro có thể, doanh nghiệp cần tiến hành lập các
khoản dự phòng.
- Về bản chất, dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản
giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc
chắn.

- Việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được tiến hành vào thời điểm cuối
niên độ kế toán trước khi lập các báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp có
lập báo cáo tài chính giữa niên độ, nếu có biến động lớn về dự phòng, doanh
nghiệp có thể điều chỉnh số dự phòng từng loại (trích lập bổ xung hay hoàn nhập)
vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ (kỳ kế toán quý). Doanh nghiệp phải tiến hành
trích lập các loại dự phòng tại thời điểm cuối kỳ kế toán nếu: giá gốc ghi sổ kế
9
toán của hàng tồn kho, của các loại chứng khoán lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được; các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh
tế bị lỗ; các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi;…
- Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá,
từng loại chứng khoán bị giảm giá, từng khoản tổn thất đầu tư tài chính, từng
khoản nợ phải thu khó đòi.Sau đó kế toán phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự
phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng từng loại. Từ đó tiến hành đối chiếu, so sánh
với số dự phòng trích lập cuối kỳ kế toán trước đó còn lại chưa sử dụng hết để
xác định số dự phòng phải trích lập bổ sung hay hoà nhập.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cho kỳ kế toán tới bằng số dư khoản dự
phòng còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp không phải trích lập bổ sung dự
phòng, còn nếu số dự phòng cần phải trích lập cho kỳ kế toán tới cao hơn số dư
khoản dự phòng còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp phải trích lập bổ sung số dự
phòng còn thiếu. Ngược lại nếu số dự phòng phải trích lập cho kỳ kế toán tới
thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá còn lại chưa sử dụng, doanh nghiệp
phải hoàn nhập phần chênh lệch dự phòng không sử dụng đến.
- Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản
dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư
tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo qui định tại Thông tư số
228/2009/TT-BTC và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập
dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thì thực hiện
theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. Thành phần Hội đồng gồm: Giám
đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan và một số chuyên gia nếu

cần, Giám đốc doanh nghiệp quyết định thành lập hội đồng
- Dựa trên chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, vận dụng linh hoạt
trong điều kiện ở Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam đưa ra qui định về các
khoản dự phòng trong doanh nghiệp gồm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự
10
phòng nợ phảI trả (dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây lắp),
dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Theo thông tư số 228/2009/TT-BTC, khoản trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được ghi tăng giá vốn hàng bán, trích lập dự phòng phải thu khó
được ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với khoản dự phòng còn lại
không dùng đến của hàng tồn kho; phải thu khó đòi khi hoàn nhập được ghi tăng
thu nhập khác. Đây là những điểm khác biệt không đáng có giữa Chế độ tài chính
và Chế độ kế toán gây khó khăn cho người làm công tác kế toán.
- Kế toán các khoản dự phòng sử dụng các sổ sách và chứng từ sau:
+Sổ chi tiết các tài khoản (mẫu số S38 -DN)
+Sổ cái: Mẫu Sổ cái tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức sổ kế toán mà doanh
nghiệp áp dụng (Hình thức Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký - Sổ cái,
Nhật ký - chứng từ).
- Các chứng từ liên quan: Bao gồm các biên bản do Hội đồng thẩm định
của doanh nghiệp lập, các quyết định xử lý tổn thất, các quyết định của Toà án,
giấy chứng từ,…
1.2 Quy định và trình tự kế toán các khoản dự phòng trong các doanh
nghiệp Việt Nam.
1.2.1 Những qui định chung của Việt Nam về trích lập dự phòng trong doanh
nghiệp.
-Theo thông tư số 228/2009/TT_BTC, nhằm tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với các
quy định của luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, Bộ tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản

dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi đưa ra những quy
định chung như sau:
11
+ Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp hoạt
động theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên nước
ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoạt động theo luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam. Còn đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành
lập trên cơ sở các Hiệp định kí giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, nếu hiệp định có quy định về trích lập và sử
dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo
quy định của Hiệp định đó. Thông tư cũng đưa ra cách hiểu một số thuật ngữ dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất
các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải trả (dự phòng bảo hành sản phẩm
hàng hoá, công trình xây lắp), dự phòng trợ cấp mất việc làm.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của
các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có
thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
+ Các khoản dự phòng nêu trên được tính trước vào chi phí hoạt động kinh
doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính
để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh
doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hành hoá tồn kho, các
khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các
khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo
cáo tài chính.
- Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế
toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm
tài chính khác với năm dương lịch ( bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hằng
năm ) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

12
- Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa
niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài
chính giữa niên độ.
1.2.2 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm.
- Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm nguyên vật
liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất ; vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho (gồm cả
hàng tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời ứ
đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà
giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm
bảo điều kiện sau:
+ Các hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc
các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho
tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật
liệu này không bị giảm giá có thể không được trích lập dự phòng giảm giá
nguyên vật liệu tồn kho đó. Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá
=
13
Lượng vật tư, hàng hoá thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x
Giá gốc hàng tồn
kho theo sổ kế
toán
_ Giá trị thuần có

thể thực hiện được
của hàng tồn kho
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu
hồi) là giá gốc (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và
chi phí tiêu thụ (ước tính) mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính
cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi
tiết .Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản
phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở
dang việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức
giá riêng biệt. Phần dự phòng không sử dụng đến khi hoà nhập được ghi tăng thu
nhập khác.
- Đối với vật tư hàng hoá đã trích lập dự phòng nhưng còn tồn đọng do hết
hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng như:
dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư, hàng hóa khác
phải huỷ bỏ doanh nghiệp phải lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị
huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải
huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá tri
thiệt hại thực tế. Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu
hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi
do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù do thanh lý hàng hoá). Hội đồng
quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc hội đồng thành viên
(đối với doanh nghiệp có hội đồng thành viên), Tổng giám đốc, Giám đốc (đối
với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị), chủ doanh nghiệp căn cứ vào
Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng
để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng hóa như trên, quyết định xử lý tránh
14
nhiệm những người liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật. Giá trị tổn thất thực tế
của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù
đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được

hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
- Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 ”Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Kết cấu
và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến.
Bên Có: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho kỳ kế toán tới.
Dư có: dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn.
- Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tiến hành như sau:
- Cuối kỳ kế toán (quý, năm) tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
cần trích lập cho kỳ tới. Nếu số dự kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải
trích lập cho kỳ tới kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán:
Nợ TK159 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
không dùng đến.
Có TK 632: ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập cho kỳ kế
toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích
bổ sung vào giá vốn hàng bán bằng bút toán:
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ
Có TK 159 (chi tiết từng loại): trích bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn
kho
- Trong kỳ kế toán tiếp theo, các đối tượng đã trích lập dự phòng giảm giá
từ cuối kỳ trước (từng loại hàng tồn kho) nếu đã sử dụng (đã bán hay đã sử dụng
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp vốn …) khoản dự phòng giảm giá đã
lập được phải được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán. Cụ thể khi xuất dùng
15
hay xuất bán cac loại hàng tồn kho đã lập dự phòng giảm giá, kế toán ghi các bút
toán:
Bút toán 1: phản ánh giá gốc của hàng tồn kho đã sử dụng
Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng bán nếu đã tiêu thụ hoặc

Nợ TK tập hợp chi phí (621,627,641,642….) ghi tăng chi phí hoạt động
sản xuất - kinh doanh (nếu sử dụng cho sản xuất -kinh doanh), v.v….
Có TK liên quan (151,152,153,155,156,…) giá gốc ghi sổ của hàng tồn
kho đã sử dụng trong kỳ.
Bút toán 2: Hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của số hàng tồn kho đã
sử dụng trong kỳ:
Nợ TK 159 (chi tiết từng loại): hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
- Cuối kỳ kế toán tiếp theo tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho còn lại với số dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán
hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước.
1.2.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
• Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số
tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng,
cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
- Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải
xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
16
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các
công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị
các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
• Phương pháp lập dự phòng:
- Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn
của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi,
kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1
năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm
vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,
đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án
hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để
trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp
tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn
cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
• Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích
lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích
lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập.
17
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu
khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần
chênh lệch.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu
khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản
lý doanh nghiệp.
• Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về

giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn
vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của
cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về
việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với
người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc
đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ
trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa
phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
• Xử lý tài chính:
18
- Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch
giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra
thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia
tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).
- Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh
nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính
(nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của
doanh nghiệp.
- Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn
phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế
toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử
lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu
hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch
toán vào thu nhập khác.
- Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải

lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị
của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế
(sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên
bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng
kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức
hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy
tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến
thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của
doanh nghiệp.
19
• Thẩm quyền xử lý nợ:
- Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội
đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc,
Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các
bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải
thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp
luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.
- Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, kế
toán sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Tài khoản này có kết
cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên nợ:
Phản ánh số dự phòng phải thu khó đòi đó sử dụng trong kỳ;
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi không dùng đến.
Bên có:
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho kỳ kế toán tới.
Dư có:

Dự phòng phải thu khó đòi hiện còn.
- Bên cạnh việc theo dõi chi tiết theo từng khoản dự phòng phải thu khó đòi,
kế toán cần phải phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi theo thời gian
(dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng phải thu dài hạn khó đòi). Cách
thức kế toán dự phòng phải thu khó đòi tiến hành như sau:
+ Cuối kỳ kế toán (quý, năm), tiến hành so sánh số dự phòng phải thu khó
đòi đó trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng phải thu khó đòi cần trích
lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kế toán phải hoàn nhập cho kỳ tới, kế toán phải
hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán:
Nợ TK139 ( chi tiết từng khoản): hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 6429 (6426): Ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
20
+ Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập cho kỳ kế toán
tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán ký bổ
sung vào chi phí quản lý doanh nghiệp bằng bút toán:
Nợ TK 642(6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
Có TK 139(chi tiết từng khoản): trích bổ sung dự phòng phải thu khó đòi.
+ Trong kỳ kế toán tiếp theo, các đối tượng đó trích lập dự phòng phải thu
từ cuối kỳ trước (từng khoản phải thu khó đòi) nếu đã thu hồi hay xử lý xoá sổ
thì khoản dự phòng phải thu khó đòi lập được dùng để bù đắp trong trường hợp
phát sinh tổn thất không đòi được (nếu có) nếu không đủ sẽ ghi tăng chi phí quản
lý doanh nghiệp. Ngược lại số dự phòng phải thu đã lập nếu không dùng đến
hoặc không dùng hết của những đối tượng này phải được hoàn nhập (ghi giảm
chi phí quản lý doanh nghiệp ). Cụ thể khi thu hồi hay có quyết định xử lý xoá sổ
kể cả trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi được bán cho công ty mua, bán
nợ, nếu số thiệt hại không thu hồi được lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đó
lập, căn cứ vào các hóa đơn chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan(111, 112, …): số tiền đã thu hồi (nếu có).
Nợ TK 139 (chi tiết từng khoản): số thiệt hại không thu hồi được hay
khoản nợ khó đòi đó xử lý xoá sổ được bù đắp bằng dự phòng phải thu khó đòi

đó lập của chính những khoản đó (tối đa không quá mức dự phòng đã lập).
Nợ TK 642 (6426): ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp số thiệt hại
không thu hồi được hay xử lý xoá sổ lớn hơn số dự phòng phải thu đã lập.
Có TK 131, 138, 331 … tổng số các khoản phải thu đã thu hay xử lý xoá
sổ.
+ Nếu số thiệt hại không thu hồi được nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó
đòi đó lập, căn cứ vào các chứng cứ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111,112 …): số tiền đã thu hồi (nếu có).
Nợ TK 139 (chi tiết từng khoản ): số thiệt hại không thu hồi được nay xử
lý xoá sổ được ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi đó lập của những khoản đã
thu hồi hay xoá sổ.
21
Có TK 131,138, 331, ….: Tổng số các khởan phải thu đã thu hay xử lý xoá
sổ.
+ Đồng thời, số dự phòng phải thu khó đòi đó lập còn lại của những khoản
phải thu khó đòi đó thu hồi hay xử lý xoá sổ trong kỳ phải được hoàn nhập bằng
bút toán:
Nợ TK 139 (chi tiết từng khoản): hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi
còn lại không dùng đến.
Có TK 642 (6426): giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Cuối kì kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự phòng phải thu khó đòi
còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập
hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước.
1.3. Kế toán các khoản dự phòng của Quốc tế
1.3.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Vào cuối niên độ kế toán nếu thấy hàng tồn kho có khả năng giảm giá thì
kế toán tiến hành lập dự phòng.
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng - chi phí kinh doanh
Có TK 39 C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
- Sang năm sau, nếu có hàng đã được lập dự phòng bị xuất bán thì kế toán

hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi và lợi tức kinh doanh
- Cuối niên độ kế toán sau, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới
và tiến hành điều chỉnh:
+ Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ
cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh.
+ Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ
cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu:
22
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng - chi phí kinh doanh
Có TK 39C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
+ Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ
cuối niên độ truớc thì kế toán hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
Có TK 781: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh
doanh
1.3.2 Dự phòng phải thu khó đòi:
- Vào cuối niên độ, kế toán tiến hành phân loại khách hàng thành khách
hàng bình thường và khách hàng khó đòi. Sau đó kế toán tiến hành lập dự phòng
đối với khách hàng khó đòi. Trình tự kế toán tiến hành như sau:
+ Trước hết, kế toán tiến hành chuyển nợ khách hàng:
Nợ TK 461N: Khách hàng khó đòi
Có TK 411C: Khách hàng bình thường
+ Sau đó, kế toán lập dự phòng cho số nợ khó đòi:
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh
Có TK 491C: Số nợ khó đòi * khả năng bị mất (%)
+ Sang năm sau, nếu đòi được nợ thì kế toán hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng
Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh

+ Nếu mất nợ chắc chắn thì phản ánh số nợ bị mất rồi tiến hành hoàn nhập.
- Cuối niên độ kế toán sau, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới
rồi tiến hành điều chỉnh:
+Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối
niên độ trước thì không phải điều chỉnh.
+ Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ
cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh
23
Có TK 491C: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng
+ Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ
cuối niên độ trước thì kế toán hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng
Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh
doanh
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KẾ
TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CỦA VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Đánh giá chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng củaViệt
Nam
2.1.1. Một số ưu điểm.
- Thông tư số 228/2009/TT-BTC mà Bộ Tài chính đã ban hành vào ngày
07/12/2009 với mục đích nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp Việt Nam là Thông tư mới nhất cụ thể chi tiết về kế toán các khoản
dự phòng tại doanh nghiệp gồm 2 khoản dự phòng được nêu ở trên được trích
trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho
doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế
hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá
trị vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên
thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu

hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại.
24
- Bên cạnh đó chế độ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam
vẫn còn những vấn đề tồn tại. Đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Riêng đối với các loại vật tư, nguyên vật liệu thì mục đích mua của doanh nghiệp
rõ ràng là để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán, vì
vậy sẽ có những loại vật tư, nguyên vật liệu đóng vai trò chính phục vụ quá trình
sản xuất kinh doanh và sẽ có những loại đóng vai trò là vật liệu phụ.
- Do đó việc tiến hành đánh giá giá trị của toàn bộ những vật tư, nguyên
vật liệu trên thực tế là điều không khả thi nếu doanh nghiệp có quá nhiều vật tư.
Hơn nữa việc đánh giá giá trị của các vật liệu phụ là điều không cần thiết nếu
như loại vật liệu đó giảm giá không đáng kể, vì điều này rất gây tốn kém về công
sức và tiền của.
- Ngoài ra nếu đối tượng lập dự phòng chỉ là những loại vật tư, hàng hoá
đã giảm giá trên thị trường nói chung mà không nói rõ là giá mua hay giá bán thì
sẽ dẫn đến sự vận dụng không nhất quán trong thực tiễn. Bởi lẽ trên thị trường
hoạt động kinh doanh tất yếu phải có sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán và
sự chênh lệch này rất đáng kể. Giá mua và giá bán không thể xác định chung mà
còn phải tuỳ thuộc vào đối tượng lập dự phòng.
- Theo chế độ kế toán hiện hành thì trị giá thuần của hàng tồn kho dùng
làm cơ sở tính dự phòng là giá mà doanh nghiệp có thể bán được vật tư, hàng hoá
và giá này đã bao gồm cả chi phí bán hàng. Nhưng theo chuẩn mực kế toán quốc
tế số 02 về hàng tồn kho thì để tính ra mức dự phòng đối với các vật tư, hàng hoá
tồn kho, giá được sử dụng là giá bán nhưng không phải là giá bán gộp mà là giá
trị thuần tuý có thể thực hiện được, tức là giá bán ròng - giá bán được trên thị
trường trừ đi chi phí bán hàng. Như vậy là nếu theo chế độ kế toán Việt Nam
hiện hành thì mức trích lập dự phòng tính ra có thể không chính xác vì nó đã bao
gồm cả chi phí bán hàng. Nếu khoản chi phí này nhỏ thì việc ảnh hưởng có thể

không đáng kể nhưng nếu khoản chi phí này tương đối lớn thì nó sẽ ảnh hưởng
đến tính chính xác của mức trích lập dự phòng.
25

×