Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ảnh hưởng của đại học covid19 đến nền kinh tế và các phản ứng chinh sách của chính phủ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.46 KB, 11 trang )

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ CÁC PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH
CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Chu Du*, ThS. Trần Đình Vân*
Nguyễn Thị Như Ngọc**
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của
tất cả các quốc gia theo những cách thức chưa từng có tiền lệ, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề
đến nền kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động xấu: các
ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh bị suy giảm mạnh mẽ, từ đó sức khỏe và đời sống người
dân cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Trong bối cảnh đó, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã quyết
liệt vào cuộc nhằm giảm thiểu những tác động xấu của đại dịch COVID-19, phục hồi sản
xuất - kinh doanh. Bài viết này khái quát những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền
kinh tế và các phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam trong đại dịch.
Từ khóa: Dịch COVID-19, nền kinh tế, phản ứng, chính sách
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng trầm trọng đến các khía cạnh của đời sống
kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trên phương diện kinh tế, các phản ứng
chính sách của các quốc gia trên thế giới áp dụng để kiểm soát dịch bệnh và kỳ vọng tiêu cực
trong nền kinh tế gây ra những tổn thức hết sức to lớn. Đại dịch COVID-19 đã khiến cho hoạt
động kinh tế gần như tê liệt hoàn toàn, thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, thậm chí cịn sâu
rộng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 - 2009. Bởi lẽ, trong bối cảnh các
nền kinh tế trên thế giới liên kết chặt chẽ với nhau, việc một quốc gia kiểm sốt được dịch
bệnh cũng khơng cho phép nền kinh tế của quốc gia đó có thể phục hồi khi mà dịch bệnh vẫn
còn diễn ra ở quốc gia khác.
Trường Đại học Cơng đồn
Cơng ty Cổ phần Chứng khốn HDB




KỶ YẾU H I TH O KHOA HỌC QUỐC GIA

Trong phạm vi nghiên cứu này, với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
đến kinh tế và phản ứng chính sách hiện nay của các quốc gia trên thế giới, để từ đó đưa ra
bài học kinh nghiệm và các phản ứng chính sách cho Chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế
những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế. Nghiên cứu này được kết cấu
thành ba phần: (i) ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến kinh tế và các phản ứng chính
sách hiện nay của các quốc gia trên thế giới; (ii) ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến
nền kinh tế và các phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam; (iii) các khuyến nghị
chính sách.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ VÀ PHẢN ỨNG
CHÍNH SÁCH HIỆN NAY CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các nền kinh tế trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến 7:57 tối theo giờ CET, ngày 16/3/2022,
trên tồn cầu đã có 460.280.168 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có
6.050.018 trường hợp tử vong. Tính đến ngày 12/3/2022, tổng số 10.712.423.741 liều vắc
xin đã được tiêm.
Hình 1. Tình hình đại dịch COVID-19 trên toàn cầu

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (2022)

Theo khu vực của WHO, tính đến 7:57 tối theo giờ CET, ngày 16/3/2022, ở châu Âu
đã có 189.964.699 trường hợp (cao nhất trong khu vực WHO); tiếp đến là châu Mỹ với
149.185.071 trường hợp; Đông Nam Á có 56.586.444 trường hợp; phía Tây Thái Bình Dương
có 34.575.245 trường hợp; Đơng Địa Trung Hải có 21.466.737 trường hợp và châu Phi có
8.501.208 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19.



KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Hình 2. Tình hình đại dịch COVID-19 theo khu vực

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (2022)

Kể từ khi virus SARS-CoV-2 lây lan trên diện rộng và chính thức trở thành đại dịch
tồn cầu (ngày 11/3/2020), cho đến nay, với sự biến đổi khó lường của virus SARS-CoV-2,
thế giới đã và đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Theo thống kê của Trường Đại
học Johns Hopkins (Mỹ): “Đa phần các quốc gia, ở cả năm châu lục, vẫn tiếp tục vật lộn
trong cuộc chiến kiểm sốt đại dịch lây lan. Tình hình cuối năm 2020 và đầu năm 2021
càng thêm phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng mới được cho là có khả năng phát tán
mạnh hơn trước”.
Dù thương mại tồn cầu vào cuối năm 2021 đã có sự bứt phá, đạt mức cao kỷ lục 28.500
tỷ USD trong cả năm, tăng 25% so năm 2020 và hơn 13% so mức trước dịch COVID-19
bùng phát, song lại đang đối diện đà giảm tốc vào đầu năm 2022 bởi “bóng ma” biến thể
Omicron vẫn phủ bóng khắp thế giới. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển (UNCTAD), xu hướng tích cực đối với thương mại quốc tế trong năm 2021 chủ yếu là
do giá hàng hóa tăng mạnh, trong khi các biện pháp kiểm sốt phịng ngừa dịch bệnh được
nới lỏng và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ nhờ các gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, những xu
hướng này có khả năng “giảm nhiệt” nên thương mại tồn cầu dự kiến sẽ trở lại “trạng thái
bình thường” trong năm 2022 (Trọng Đức, 2022).
2.2. Phản ứng chính sách của các quốc gia trên thế giới
Đại dịch COVID-19 là “cú sốc y tế” mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh tế
thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương
mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (Nguyễn
Quang Thuấn, 2020). Nhận thấy đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng mạnh mẽ lên chuỗi giá trị



KỶ YẾU H I TH O KHOA HỌC QUỐC GIA

toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi, các quốc gia trên thế giới đã phản ứng nhanh
chóng, áp dụng các chính sách cơ lập và cách ly, các chính sách kinh tế vĩ mơ để kiểm sốt
dịch bệnh, đảm bảo các mục tiêu về nhân lực, vật lực cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh;
nhu cầu thiết yếu của người dân; hạn chế những tổn thương do hoạt động sản xuất đình trệ
của doanh nghiệp nhỏ và vừa; duy trì tính thanh khoản của hệ thống tài chính; và hỗ trợ một
số ngành bị ảnh hưởng trực tiếp (hàng không, du lịch, bán lẻ…) bởi đại dịch.
Bảng 1. Phản ứng chính sách của các quốc gia trong phịng, chống dịch COVID-19
STT

Quốc gia

Chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

1

Trung Quốc

§ Gói kích thích tài khóa khoảng 1,3 nghìn tỷ RMB được § Cắt giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
thông qua, bao gồm: tăng chi tiêu cho công tác chống § Gói tái cấp vốn 800 tỷ RBM để ngân hàng
và kiểm soát dịch; sản xuất trang thiết bị y tế; giảm
cho các tập đoàn lớn vay.
thuế; đẩy nhanh việc giải ngân bảo hiểm thất nghiệp § Yêu cầu các tổ chức tài chính gia hạn đối với
và miễn đóng bảo hiểm xã hội.
các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa.


2

Hàn Quốc

§ Sử dụng 9,4 tỷ ngân sách bổ sung để chống dịch.
§ Gói hỗ trợ 38 tỷ USD cho doanh nghiệp nhỏ.

3

Nhật Bản

§ Sử dụng 1,8% - 2,7% ngân sách bổ sung để hỗ trợ § Giảm lãi suất cho vay đối với các tập đoàn
người lao động, cho vay doanh nghiệp nhỏ và hỗ trợ chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.
tiền mặt cho người dân.
§ 700 tỷ JPY chương trình mua trái phiếu.

4

Thái Lan

§ Gói 518 tỷ THB (3%) GDP) chi cho hoạt động y tế; phát § Giảm lãi suất từ 1,25% xuống 0,75%.
tiền và cho vay đối với 3 triệu người lao động ngoài hệ § Chương trình hỗ trợ vay vốn lưu động để các
thống an sinh xã hội; giảm thuế cho các doanh nghiệp
doanh nghiệp duy trì hoạt động.
vừa và nhỏ.
§ Nới lỏng các điều kiện trả nợ, cơ cấu lại nợ.

5

Italy


§ Gói 1,5 tỷ EUR cho chống dịch.
§ Gói kích thích kinh tế 25 tỷ EUR.

6

Đức

7

Pháp

§ Gói 45 tỷ EUR (1,9% GDP) chi tiêu khẩn cấp.

8

Tây Ban Nha

§ Gói 17 tỷ EUR chi tiêu cơng.
§ Gói 100 tỷ EUR vay cho Nhà nước đảm bảo.

9

Mỹ

§ Sử dụng 2,2 nghìn tỷ USD để kích thích kinh tế.
§ Giảm lãi suất từ 1,25% xuống 0,75%.
§ Sử dụng 105 tỷ USD để đẩy mạnh cơng tác chống dịch § Gói 700 tỷ USD mua tài sản được đảm bảo.
và hỗ trợ người dân khám và điều trị bệnh do COVID-19. § Xây dựng chương trình nới lỏng định lượng
§ Mở khóa quỹ quốc gia 50 tỷ USD để sử dụng ứng phó khơng giới hạn.

với thảm họa quốc gia.
§ 8,3 tỷ USD chi cho y tế.

§ Giảm lãi suất liên ngành xuống 0,25%.

§ Theo chính sách tiền tệ chung của Ngân
hàng Trung ương châu Âu: 750 tỷ EUR
chương trình mua trái phiếu; 120 tỷ EUR
§ Gói kích thích tài khóa khoảng 1% GDP.
§ 25 tỷ EUR cho Ủy ban châu Âu để ứng phó với chương trình mua tài sản.
dịch bệnh.
§ 460 tỷ EUR để đảm bảo khả năng thanh tốn của
doanh nghiệp, thơng qua bảo lãnh nhà nước, nới lỏng
điều kiện tiếp cần tín dụng.

Nguồn: Tổng hợp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2020) và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020)


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Qua rà sốt ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế cũng như phản ứng chính
sách của các quốc gia cho thấy, các quốc gia trên thế giới đều ưu tiên cho hoạt động chống
dịch thơng qua việc sử dụng các chính sách tiền tệ, nguồn lực tài khóa để hỗ trợ, ngăn ngừa
đổ vỡ tài chính trong ngắn hạn và trực tiếp ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên, với
quy mơ kinh tế nhỏ và nguồn lực tài khóa hạn hẹp, các quốc gia gặp phải nhiều khó khăn,
giới hạn trong lựa chọn chính sách. Trong tình huống khẩn cấp, sự vận hành của các ngân
hàng thực phẩm có thể xem là một giải pháp giảm nhẹ thích hợp.
Hình 3. Tính hiệu quả của các chính sách kinh tế của Chính phủ


Nguồn: Lược dịch từ bài viết “COVID -19: Implications for business”
trên McKinsey và Phan Đặng Ngọc Yến Vân (2020)

Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế thế giới hiện đang giảm tốc và ảnh hưởng mạnh mẽ đến
tổng cầu kinh tế thế giới, tác động kinh tế của cú sốc y tế với đường cong miễn dịch khi có
và không ngăn chặn dịch bệnh.


KỶ YẾU H I TH O KHOA HỌC QUỐC GIA

Mặc dù chính sách ngăn chặn hạ thấp đường cong lây nhiễm nhưng làm sâu thêm đường
cong suy thoái của các quốc gia.
Hình 4. Tác động của các biện pháp ngăn chặn và không ngăn chặn

Nguồn: Mitigating the Covid Economic Crisis: Act Fast and Do Whatever It Takes,


3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ CÁC PHẢN ỨNG
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
3.1. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007,
cho đến nay, thông qua thương mại và đầu tư, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
Trong hơn thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng.
Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã thu hút 30.136 dự án FDI với tổng vốn đăng ký
đạt 358,53 tỷ USD… Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu, khủng hoảng nợ cơng song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:


ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

trưởng bình qn đạt gần 7%/năm; năm 2018 đạt 7,08% – cao nhất trong một thập kỷ qua.
Cùng với đó, thu nhập bình qn đầu người (GDP) cũng được cải thiện từ 730 USD (năm
2006) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương. Cơ cấu
kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ (P.V/
TTXVN, 2021).
Tuy nhiên, sự bùng phát dịch COVID-19 với ba cú sốc song hành: (i) cú sốc về y tế với
số ca nhiễm và tử vong tăng; (ii) cú sốc về kinh tế, bao gồm bên cầu tiêu dùng, đầu tư và bên
cung dự trữ nguyên liệu, chuỗi cung ứng; và (iii) cú sốc về kỳ vọng khi người dân và doanh
nghiệp bi quan trước triển vọng tương lai đã mang lại những thách thức chưa từng có cho nền
kinh tế Việt Nam với tác động liên tiếp trên diện rộng, từ những doanh nghiệp quy mô nhỏ
đến các tập đồn lớn đều bị cuốn vào vịng xốy đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bảng 2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021
Đơn vị: doanh nghiệp
Chỉ tiêu

Doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới

Doanh nghiệp tạm dừng
kinh doanh hoặc giải thể

Doanh nghiệp quay
trở lại hoạt động

2017

126.859


60.553

26.448

2018

131.275

90.651

34.010

2019

138.139

89.282

39.421

2020

134.941

101.700

44.100

2021


116.839

119.828

43.116

Năm

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, năm 2021, tổng số doanh
nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (quay trở lại hoạt động) là 159.955 doanh nghiệp
(giảm 10,7% so với năm 2020), trong đó có: 116.839 doanh nghiệp thành lập mới (giảm
13,4% so với năm 2020) và 43.116 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với
năm 2020); trung bình mỗi tháng có 13.330 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Bên cạnh đó, dịch bệnh kéo dài đã bào mòn sức lực của nhiều doanh nghiệp trong nước,
trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ. Theo số liệu
thống kê, có 119.828 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động, giải thể trong năm 2021, tăng
17,8% so với năm 2020; trong số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có tới 54.960 doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh (chiếm 45,9%), tức là chưa rời thị trường mà tiếp tục “đóng
băng” doanh nghiệp, chờ đợi thời điểm thích hợp để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.


KỶ YẾU H I TH O KHOA HỌC QUỐC GIA

Hình 5. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giai đoạn 2017 - 2021
Đơn vị: %
5


4.42
3.88

4
3
2

3.18
2.24

1.78

2.95
2

3.22

2.93
1.55

2.05

2.48

1.64

2.48
1.75

1

0

2017

2018

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn

2019

2020

2021

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến người lao
động đang làm việc trong hầu hết các ngành, nghề, trong đó có một số ngành có tỷ lệ lao
động bị ảnh hưởng lớn. Trong tổng số 9,1 triệu người chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch
COVID-19, có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản
xuất - kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn
việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập; cao nhất trong giai
đoạn từ năm 2011 cho đến nay, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị. Con số này
tăng cao trong đợt dịch bùng phát thứ tư năm 2021, khi các biện pháp giãn cách xã hội tiếp
tục được áp dụng nghiêm túc và triệt để.
Hình 6. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn các quý, giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: %


Nguồn: Thái Hoàng (2021)

Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp
muốn tồn tại phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả các biện pháp tinh giản biên
chế, tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời. Do đó, sau nhiều năm liên tục giảm, số
lao động phi chính thức tăng, dẫn đến tình trạng gia tăng trở lại tỷ lệ lao động việc làm phi
chính thức trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

3.2. Các phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến kinh tế - xã hội
tất cả các quốc gia và hiện vẫn cịn diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt
Nam đã áp dụng nhiều biện pháp tài khóa nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc
cho các hộ gia đình khơng có thu nhập do mất việc làm hoặc mất thu nhập từ cơng việc tự do.
Bảng 3. Chính sách của Chính phủ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch COVID-19
Chính sách hỗ trợ

Ngân sách
(tỷ đồng)

Gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp

180.000

Loại hình hỗ trợ và đối tượng thụ hưởng

• Hỗn nộp thuế và hỗn nộp thuế sử dụng đất và tiền thuê nhà… đối với các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng trong hơn 30 tiểu ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ.
• Giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong năm 2022.
• Giảm 50% mức thuế bảo vệ mơi trường đối với nhiên liệu bay.

Các khoản vay với lãi suất bằng 236 - 1.000 • Doanh nghiệp có 100 lao động trở lên, ít nhất 30% lao động phải nghỉ luân phiên cộng
0 để trả lương cho công nhân
dồn từ một tháng trở lên.
• Doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cần vay vốn để trả lương cho người lao động.
• Doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên và ít nhất 10% nghỉ việc; hoặc khơng có nguồn
tài chính để trả lương cho người lao động và phải chấm dứt hợp đồng lao động với
người lao động.
Gói bảo trợ xã hội

Giảm giá điện

>100.000

• Trợ giúp tiền mặt trong 03 tháng (tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020); người có cơng
với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động chính thức bị mất việc nhưng khơng
đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, lao động phi chính thức (đối với một
số loại việc làm phi nơng nghiệp) bị mất việc làm; hộ kinh doanh có doanh thu hằng
năm dưới 100 triệu đồng ngừng hoạt động…
• Tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên tử vong do dịch COVID-19.
• Hỗ trợ tiền lương, phụ cấp với người tham gia chống dịch bị mắc COVID-19.
• Hỗ trợ bữa ăn cho người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”.
• Dùng 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động.

11.000


• Giảm 10% giá điện (tháng 4 - 6/2020) đối với tất cả các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Giảm tiền thuê đất, thuê
mặt nước

• Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết
định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức
thuê đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản xuất - kinh doanh do ảnh hưởng của dịch
COVID-19.

Giảm lãi suất vay ngân hàng

• Các ngân hàng giảm lãi suất, miễn và giảm phí dịch vụ giao dịch, các doanh nghiệp
cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đủ điều kiện vay với lãi suất 4,5% - 5%/năm
(thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi).

Gói tín dụng của các ngân
hàng thương mại

285.000

• Các khoản vay đối với các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng nhất
nhưng cần vốn để phát triển sau đại dịch COVID-19, trong các khu vực: nuôi trồng
thủy sản, nông nghiệp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điện… Các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng nặng cũng có thể vay nếu chứng minh được khả năng trả nợ.

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả



KỶ YẾU H I TH O KHOA HỌC QUỐC GIA

Có thể thấy, các chính sách điều hành vĩ mơ của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng tới sức
đề kháng (khả năng chịu đựng) của nền kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Đặc biệt, các phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam đến nền kinh tế quyết định khả
năng phục hồi nhanh chóng hay khơng khi dịch bệnh được kiểm sốt. Tuy nhiên, xét trên thực
tế, các gói hỗ trợ vừa khơng đủ lớn vừa không đủ rộng về phạm vi để bảo vệ các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và người dân, người lao động có hồn cảnh khó khăn khỏi bị mất
thu nhập do phong tỏa và giãn cách xã hội. Điều này địi hỏi Chính phủ Việt Nam phải xây
dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn nhằm ứng phó với
tình hình đại dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Để khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, đảm bảo phục
hồi nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần định hướng và ban hành các chính sách, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, ưu tiên chính sách hướng vào đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, các hàng
hóa thiết yếu cho người dân; phịng, chống sự lây lan của dịch bệnh. Mặc dù đây là ngành ít
chịu ảnh hưởng nhất nhưng các doanh nghiệp cung ứng cần phải được giám sát chặt chẽ và
có biện pháp phù hợp để tránh không xảy ra những đứt gãy trong sản xuất và cung ứng. Đồng
thời, các thiết bị y tế (khẩu trang, máy trợ thở, thuốc, giường bệnh) cần được ưu tiên gia tăng
sản xuất và cung ứng trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
Thứ hai, các chính sách cần tập trung vào cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả
năng chống đỡ của các doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội như: Ngân hàng Nhà nước
cần sẵn sàng “bơm thêm” thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, giảm lãi suất cho vay. Các
giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm
bảo tính kịp thời và hiệu quả. Khi dịch bệnh được kiểm soát, các phản ứng chính sách nên
mang tính “hỗ trợ” để khắc phục những tiêu cực của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua.
Thứ ba, các chính sách cần tập trung kích thích tổng cầu, chủ yếu thơng qua tăng đầu tư
của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, tránh lạm dụng chính sách tiền tệ gây ra bất ổn kinh tế vĩ

mô trong dài hạn; cần giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định.
Thứ tư, cần có các chính sách tiền tệ nới lỏng các điều kiện tín dụng, hỗn chi trả nợ, miễn
lãi, giảm lãi, cho phép tái cơ cấu lại nợ để cải thiện tính thanh khoản và khả năng chịu đựng
của daonh nghiệp cho tới khi giải quyết được khó khăn.
Thứ năm, cần có các chính sách tài khóa như: hỗn thuế phí, miễn giảm thuế phí, hỗn
hoặc miễn đóng bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là doanh
nghiệp nhỏ và vừa.


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Khi các chính sách tài chính hoặc tài khóa truyền thống khơng đủ hỗ trợ khả năng thanh
tốn của doanh nghiệp thì cần có các can thiệp tài khóa trực tiếp từ Chính phủ (mua lại nợ,
tăng sở hữu vốn nhà nước...) để tránh tối đa sự đổ vỡ của doanh nghiệp.
Thứ sáu, cần có các chính sách đặc biệt quan tâm đến các đối tượng lao động tự do và
người lao động mất việc kéo dài có thể tạm thời kéo dài thời gian hưởng bảo hiểm thất
nghiệp, các hộ gia đình cần có những hỗ trợ tài chính để duy trì cuộc sống tối thiểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (2021), “Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm
2021”, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, />vn/tin-tuc/598/5732/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-12-va-nam-2021.aspx
IMF (2020), Policy Respones to COVID-19, last retrived on April 1st, 2020, from http://
www.imf.org/en/Topics/imf-and-covid19/Policy-Respones-to- COVID-19
Nguyễn Quang Thuấn (2020), “Tác động của đại dịch COVID-19 và một số giải pháp
chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới”, Tạp chí Cộng sản, đăng ngày 23/9/2020,
truy cập lần cuối ngày 17/3/2022, />Phan Đặng Ngọc Yến Vân (2020), “Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh
tế và phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, đăng ngày
15/5/2020, truy cập lần cuối ngày 17/3/2022, />tac-dong-cua-dai-dich-COVID-19-doi-voi-nen-kinh-te-va-phan-ung-chinh-sach-cuachinh-phu-viet-nam-71707.htm
P.V/TTXVN (2021), “Bước chuyển mình của kinh tế Việt Nam sau hơn một thập kỷ gia

nhập WTO”, Tạp chí Tài chính, đăng ngày 10/11/2019, truy cập lần cuối ngày 16/3/2022,
/>P.V/TTXVN (2022), “10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam”,
Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam, đăng ngày 01/01/2022, truy cập lần cuối
ngày 16/3/2022, />Thái Hoàng (2021), “Quý I/2021 vẫn còn 91 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi COVID-19”, Thời báo Ngân hàng, đăng ngày 16/04/2021, truy cập lần cuối ngày
16/3/2022, />


×