Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.58 KB, 39 trang )

Đề tài:
Phân tích tình hình tài chính của công
ty Cổ phần Kinh Đô
Thành viên nhóm:
• Nguyễn Hoài Nam
• Đặng Thị Linh Chi
• Nguyễn Thị Thùy Ngân
• Nguyễn Đắc Hoài Nam
• Nguyễn Thị Khánh Huyền
MỤC LỤC
NỘI DUNG 3
A. MỞ ĐẦU
I. Phương pháp nghiên cứu: 4
1. Mục đích: 4
2. Phương pháp: 4
3. Phạm vi: 4
4. Hạn chế: 4
II. Giới thiệu về công ty Kinh Đô:
1. Lịch sử hình thành và phát triển: 5
2. Lĩnh vực kinh doanh: 5
3. Vị thế của công ty: 6

B. PHÂN TÍCH VĨ MÔ
I. Phân tích kinh tế:
1. Lạm phát và lãi suất: 7
2. Tỷ giá hối đoái: 8
II. Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty: 8

C. PHÂN TÍCH NGÀNH
I. Cường độ cạnh tranh:
1. Số lượng các công ty: 9


2. Thị phần: 9
3. Năng lực tài chính: 11
4. Tăng trưởng thị trường: 11
5. Mức độ khác biệt sản phẩm: 12
6. Phân tích một số công ty đối thủ cạnh tranh chủ yếu: 13
II. Các rào cản: 15

D. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA SỐ LIỆU
I. Các BCTC của KDC được kiểm soát bởi công ty Ernst & Young: 15
II. Đánh giá của công ty kiểm toán Ernst & Young: 16

E. PHÂN TÍCH NGÀNH
I. Phân tích khái quát tình hình TC của công ty giai đoạn 2008 – 2010:
1. Phân tích khái quát tình hình TC qua BCKQKD 18
2. Phân tích khái quát tình hình TC qua BCĐKT 22
3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 27
4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD 29
II. Phân tích các chỉ số tài chính:
1. Hệ số đòn bẩy – Tỷ số tổng nợ: 30
2. Hệ số thanh toán: 31
3. Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: 33
4. Hệ số về hiệu suất hoạt động: 35
5. Hệ số sinh lời: 36
6. Hệ số giá trị thị trường: 38
7. Phân tích phương trình dupont: 39
III. Phân tích BC ngân lưu – BCLCTT (theo pp gián tiếp): 40
IV. Phân tích luồng tiền: 41

F. KẾT LUẬN 42
G. Bảng phân công trách nhiệm các thành viên trong nhóm 44

A. MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam biến đổi sâu sắc.
Thêm vào đó, việc Việt Nam ghi tên mình vào WTO tạo cho các doanh nghiệp đứng trước
những cơ hội và thách thức mới trong khi thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ,
chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính
chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức
kỹ lưỡng. Một trong điều quan trọng đối với một nhà đầu tư nào trước khi ra quyết định
đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tài chính, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư
nhận định tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, những rủi ro và triển vọng trong
tương lai của doanh nghiệp.
Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của doanh
nghiệp để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của
doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Phân tích tình hình tài
chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về
các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng đề xuất một số những
giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
I . Phương pháp nghiên cứu :
1. Mục đích: Trong những năm gần đây, thị trường tài chính không ngừng phát triển. Vì
vậy, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Kinh
Đô” nhằm giúp cho NĐT có cái nhìn tổng quan hơn về hình tình tài chính công ty Kinh
Đô trong những năm gần đây.
2. Phạm vi: Nghiên cứu công ty cổ phần Kinh Đô, Bibica, từ năm 2008 – 2010.
3. Phương pháp:
 Thu thập tài liệu
 Tổng hợp và phân tích
 Tỷ số
 So sánh

4. Hạn chế:
 Thời gian nghiên cứu có hạn
 Số lượng từ được sử dụng có hạn
 Số liệu có sự chênh lệch và sai số nhất định do yếu tố chủ quan và khách quan
II. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Kinh Đô
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
CTCP Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm
Kinh Đô, được thành lập năm 1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một
xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m
2
với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng,
chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng
trong nước.
Năm 1999, công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập TTTM Savico -
Kinh Đô, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh
khác ngoài bánh kẹo. Công ty khai trương hệ thống Bakery đầu tiên, mở đầu cho một
chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này.
Tháng 9/2002, CTCP Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong
đó Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô góp 50 tỷ đồng.
Ngày 12/12/2005, 25 triệu cổ phiếu KDC của công ty chính thức giao dịch lần
đầu tại Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2008, Kinh Đô và công ty CBTP Thực Phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm, ký kết
hợp tác liên minh chiến lược toàn diện, Kinh Đô đầu tư vào Vinabico tham gia trực tiếp
quản trị và điều hành đánh dấu bước mở rộng sản xuất các sản phẩm thực phẩm và phục
vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Năm 2010, Công ty đã tiến hành sáp nhập với NKD và Kido, hai công ty liên
kết hoạt động cùng ngành. Hiện tại, KDC có 02 công ty con là CTCP Kinh Ðô Bình
Dương (KDC chiếm 80% vốn cổ phần) và CTCP Vinabico (KDC nắm giữ 51,2% vốn cổ
phần). Ngoài ra KDC sở hữu 49% vốn cổ phần của CTTNHH Tân An Phước hoạt dộng
trong lĩnh vực bất động sản. Vốn điều lệ của KDC năm 2010 là hơn 1.195 tỷ đồng. Trở

thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam.
2. Lĩnh vực kinh doanh:
a. Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
- Chế biến nông sản thực phẩm.
- Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, rau quả tươi sống.
- Dịch vụ thương mại.
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Bất động sản
b. Thị trường tiêu thụ chính:
Sản phẩm của DN chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150
nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước.
Sản lượng xuất khẩu sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm trên 20% tổng sản lượng tiêu
thụ, đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan,
3. Vị thế của công ty:
Hiện nay tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với thị
phần khoảng 20% vào năm 2004. Kinh Đô hiện cũng đang sở hữu một trong những
thương hiệu nổi tiếng. Lợi thế nổi bật của công ty so với những doanh nghiệp khác trong
cùng ngành là:
- Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, giá cả hợp
lý.
- Công nghệ sản xuất của Kinh Đô vượt trội so với các doanh nghiệp cùng
ngành.
- Sản phẩm của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay đổi
mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm khác biệt
của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là công thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà các
loại bánh kẹo của Kinh Đô có mùi vị hấp dẫn và riêng biệt. Đây chính là một lợi thế
cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả đối với những đối thủ trong ngành bánh kẹo có
công nghệ tương đương.
B. PHÂN TÍCH VĨ MÔ

I. Phân tích kinh tế
Giai đoạn 2007-2010 có nhiều biến động của KTTG cũng như của VN. Khủng hoảng
tài chính Mỹ năm 2007 đã lan rộng thành khủng hoảng KTTG với đỉnh điểm năm 2008.
Đến nay, KTTG nói chung và KTVN nói riêng đã đạt được nhiều biến chuyển tích cực.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 4,2% (các nước phát triển: 2,3%, các nước
đang phát triển: 6,3%). Thương mại thế giới năm 2010 tăng 13,5% (các nước phát triển:
11,5%, các nước khác: 16,5%). Ở VN, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 tăng 6,78% so
với năm 2009.
1. Lạm phát và lãi suất:
 Lạm phát:
Tỉ lệ lạm phát ở VN giai đoạn 2007-2010 ĐVT:%
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Tỉ lệ lạm phát bình quân năm 8.30 22.97 6.88 9.19
Tỉ lệ lạm phát tháng 12 so với cùng kì
năm trước
12.63 19.89 6.52 11.75
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê
VN)
Năm 2010 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị toàn thế giới đã ảnh hưởng
lớn đến các quốc gia trong đó có Việt Nam. Lạm phát trong năm 2010 là 11,75%, vượt
quá chỉ tiêu của Chính phủ đề ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của từng
doanh nghiệp, trong đó có Công ty Kinh Đô.
Lạm phát biến động lớn làm một số chi phí đầu vào của DN tăng, sức mua
người tiêu dùng giảm. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của FPT cũng như các DN
khác. Sẽ khó khăn cho các DN khi triển khai kế hoạch kinh doanh. Trong tình hình đó,
KDC đã tiến hành tối ưu việc quản lý vòng quay vốn để giảm thiểu thiệt hại và tăng hiệu
quả kinh doanh.
 Lãi suất:

Lãi suất tăng cao đang gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế - các DN không chỉ
gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn còn phải trả một chi phí rất cao cho những khoản
vay. Trong một thời gian dài, các NHTM duy trì mức lãi suất cho vay cao (có lúc là 19%)
khiến dòng vốn của các doanh nghiệp rất khó khăn. Hơn nữa, xu hướng biến động lãi suất
vẫn không ổn định nên các DN khó tính toán mức vốn huy động phù hợp.
2. Tỷ giá hối đoái:
Trong giai đoạn 2007-2010, trên thị trường Ngân hàng tỷ giá dao động khá mạnh,
tăng từ 16.119USD/VND ~ 19.000USD/VND (có thời điểm vượt 20.000USD/VND) gây
khó khăn trực tiếp đến việc nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ,….
Mặt khác, sốt ngoại tệ ở các NHTM cũng ở mức cao, các DN khó có thể huy động
vốn ngoại tệ từ các NHTM mà phải mua ngoại tệ tại thị trường tự do với mức cao hơn
nhiều. Tuy nhiên, với mức tăng tỷ giá khiến cho việc xuất khẩu phần mềm có phần thuận
lợi hơn. Như vậy, biến động tỷ giá ít nhiều ảnh hưởng đến đầu vào và ra cho hoạt động
SXKD của công ty Kinh Đô.
II. Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty:
Công ty Kinh Đô chính thức kích hoạt hoạt động kinh doanh theo thể chế hóa tổ
chức vận hành (institutionalization) để tối ưu hóa, đồng bộ hóa và minh bạch hóa các
hoạt động kinh doanh, đầu tư sao cho cả tổ chức đạt được chiến lược tăng trưởng
(growth) một cách nhanh nhất (fast), bền vững nhất (sustainable) và hiệu quả nhất
(efficient).
CTCP Kinh Đô còn có những mục tiêu hướng tới trong tương lai:
- Tập trung phát triển các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao, doanh thu lớn, và lợi
nhuận cao.
- Giành thêm thị phần bằng việc mở rộng và đầu tư toàn diện vào hệ thống phân
phối và thâm nhập sâu hon nữa vào thị truờng nội địa
- Củng cố hệ thống quản lý
C. PHÂN TÍCH NGÀNH
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong
quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng
cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ

đồng, tăng 5,43% so với năm 2008. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ
uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai
đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10% .
I. Cường độ canh tranh trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo:
1. Số lượng các công ty:
Tham gia thị trường hiện nay, có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất có tên tuổi.
Ngoài Kinh Đô, có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như: Bibica, Haihaco, Biscafun,
Vinabico, Hữu nghị, Hải Châu,… Ngoài ra, còn không ít các cơ sở sản xuất bánh kẹo vừa
và nhỏ khác cũng đứng vững trên thị trường. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập thị
trường, các công ty nước ngoài cũng đang xâm nhập nhanh chóng vào Việt Nam, đây có
thể coi là những đối thủ rất mạnh đối với không chỉ riêng Kinh Đô mà cả các công ty
trong nước khác trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo.
2. Thị phần:
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm
sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị
truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại
mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Cụ thể:
Công ty
Thị phần (%)
2009 2010(*)
Kinh Đô 20 28
Hải Hà 6.5 6.5
Biên Hòa 7 8
Cơ sở khác 36.5 37.5
Nhập khẩu 30 20
Tổng cộng 100 100
(*)Sau khi sáp nhập thêm KIDO và NKD
Thị phần của thị trường bánh kẹo
Công ty Số lượng nhà phân phối Điểm bán lẻ Khu vực phân phối
KDC 200 75000 Từ Quảng Bình trở vào

NKD 46 18000 Từ Hà Tỉnh trở ra
OrionViệt Nam 229 78292 Cả nước
BBC 75 50000 Cả nước
HHC 100 Cả nước
Hữu Nghị 100 45000 Cả nước
Bảng thống kê (2009)
Năm 2010, sau khi đã sáp nhập lại các công ty con, sản phẩm của Kinh Đô có mặt gần
như khắp cả nước. Kinh Đô còn hướng đến các thị trường nước ngoài. Đây có thể coi là
cơ sở cho việc phát triển sản phẩm và thị phần cho công ty.
3. Năng lực tài chính:
So với các đối thủ cùng ngành, Kinh Đô đang dẫn đầu về năng lực tài chính:
Công ty Chỉ tiêu (2009) (tỷ đồng)
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
Kinh Đô 4247.601 2418.02 1529.3555 522.943
Hải Hà 192 118 460.4 20.4
Bibica 737 523 627 57.3
4. Tăng trưởng thị trường:
- Với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam được coi là một trong những nước đầy tiềm
năng phát triển trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ.
Theo nghiên cứu của Công ty Tổ chức và điều phối IBA dự báo, sản lượng bánh kẹo tại
Việt nam đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn và tổng doanh thu toàn ngành đạt
27.000 tỷ đồng.
Năm 2008 2009 2010 2011
Doanh thu (tỷ đồng) 13000 16000 20000 23000
- Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ trong giai đoạn 2008-2012 dự đoán đạt khoảng
114,71%, cao hơn các nước khác trong khu vực.
5. Mức độ khác biệt về sản phẩm:
Có thể nói, sản phẩm của Kinh Đô đa dạng bậc nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo. Hiện
nay. Công ty đang sản xuất 7 nhóm sản phẩm: bánh cookies, bánh crackers, bánh quế,
bánh snack, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp, kẹo cứng mềm và chocolate.

6. Phân tích một số công ty đối thủ cạnh tranh chủ yếu:
* HAIHACO: là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô với qui mô tương đương về thị
phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.
• Thế mạnh cạnh tranh của Hải
Hà:
 Sau gần 50 năm hoạt động và
phát triển, cho đến nay, HHC đã từng
bước khẳng định được thương hiệu và vị
trí của mình trên thị trường nội địa.
 Khác với các công ty lớn
khác trong cùng ngành như KDC và
BBC, sản phẩm bánh kẹo của HHC chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng bình
dân, do đó, mức độ cạnh tranh của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành là
khá thấp.
 Dòng kẹo chew của HHC luôn giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu
trên thị trường.
 Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
 Mặt khác các sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn luôn có chất lượng đồng đều, ổn
định nên được người tiêu dùng đặc biệt là ở miền Bắc rất ưa chuộng. Thị phần của
HAIHACO ở thị trường này rất lớn.
• Khó khăn:
 Mặt hàng bánh qui & cracker chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại
của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
 Chi phí nguyên vật liệu (đường, sữa bột, bột mỳ, và gluco) chiếm 65-70% giá
thành sản phẩm, trong đó đường là nguyên liệu chiếm tới 25% tổng chi phí nguyên liệu
đầu vào của các sản phẩm kẹo Hải Hà. Trong khi HHC không thể điều chỉnh ngay giá
bán ra sản phẩm trong ngắn hạn, việc giá nguyên vật liệu biến động sẽ ảnh hưởng tới kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

* BIBICA: Trên thị trường bánh kẹo trong
nước, bánh kẹo Bibica xếp thứ 2 sau đối thủ
cạnh tranh lớn nhất là Kinh Đô, đây cũng là
đối thủ chính của Bibica tại khu vực phía
Nam.
• Thế mạnh của Bibica:
 Đối với nguồn nguyên liệu đầu vào,
đặc biệt là mặt hàng đường, BBC có lợi thế
hơn các công ty khác trong cùng ngành vì
có quan hệ mật thiết với công ty Đường
Biên Hòa. Chính vì vậy, BBC nắm bắt khá kịp thời biến động ảnh hưởng tới giá đường,
cũng như giảm thiểu đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho.
 BBC là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được Viện Dinh Dưỡng Việt Nam
chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng.
 Hơn nữa, BBC được sự hậu thuẫn của đối tác chiến lược và cũng là cổ đông lớn
nhất, Lotte Confectionery từ quý 2/2008 về công nghệ, tính chuyên nghiệp trong bán
hàng, tiếp thị, nghiên cứu phát triển và quản lý tài chính. Và BBC khá dễ dàng trong
việc nhập khẩu sản phẩm của Lotte, cũng như xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc và
sang các nước mà tập đoàn này có hệ thống kênh phân phối.
• Khó khăn:
 Do hầu hết hệ thống máy móc công nghệ của BBC đều nhập khẩu từ nước ngoài,
nên công ty đang phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lớn. Việc tăng lên của tỷ giá như
giai đoạn vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí khấu hao, dẫn tới tăng chi phí
sản xuất và giảm lợi nhuận của của Công ty.
 Hiện nay, các sản phẩm của BBC đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm
cùng loại và cán sản phẩm thay thế như trái cây, và nước uống trái cây.
II. Các rào cản:
Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO đồng thời tình hình kinh tế thế giới và trong
nước nhiều biến động tạo nên nhiều rào cản và thách thức cho ngành sản xuất bánh kẹo
nói chung và công ty Kinh Đô nói riêng:

* Đối với ngành bánh kẹo:
- Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó có thể chống đỡ trong môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại.
- Giá bột mì và đường, những nguyên liệu chính sẩn xuất bánh kẹo đang có xu
hướng tăng vào cuối năm 2010 và đầu 2011 do nguồn cung hạn chế, điều này sẽ làm tăng
giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm tăng nhanh trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng
chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- VND có xu hướng ngày càng giảm giá nên sẽ có những tác động nhất định đến
giá thành sản phẩm do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu đầu vào như bột mì,
đường, hương liệu, và một số chất phụ gia khác.
* Đối với công ty Kinh Đô:
- Một số dòng sản phẩm của Công ty có sự tăng trưởng chậm lại và dần đánh mất
thị phần vào tay các đối thủ khác (ví dụ như bánh mỳ công nghiệp ).
- Công ty còn phải đối mặt với một số rủi ro như: sự biến động của giá cả nguyên
vật liệu đầu vào, rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng, rủi ro do dịch bệnh (cúm gia
cầm )
- Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty khá lớn, do đó sự biến động của thị
trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của Công ty.
D. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA SỐ LIỆU
I. Các báo cáo tài chính của KDC được kiểm toán bởi công ty Ernst & Young :
- Ernst & Young là công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế,
giao dịch tài chính và tư vấn. Trên toàn thế giới, công ty chúng tôi có 130.000
nhân viên cùng đoàn kết chia sẻ các giá trị chung và cam kết không lay chuyển về
chất lượng. Chúng tôi tạo sự khác biệt thông qua việc hỗ trợ nhân viên, khách
hàng và cả cộng đồng phát huy tối đa tiềm năng của mình.
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ernst & Young Việt Nam là công ty kiểm toán
quốc tế đầu tiên thành lập tại Việt Nam, cam kết đem đến cho khách hàng trong
nước và quốc tế các dịch vụ kiểm toán, kế toán, thuế và tư vấn có chất lượng cao
nhất, và tham gia tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam qua
việc cung cấp dịch vụ cho ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong nước.

- Country Managing Partner: Trần Đình Cường
II. Đánh giá của công ty kiểm toán Ernst & Young :
Theo ý kiến của công ty kiểm toán Ernst & Young thì: xét trên mọi phương diện
trọng yếu, các báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính
của Tập đoàn Kinh Đô cũng như kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của
Tập đoàn, phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt nam và các quy định hiện hành áp
dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt
Nam.
Qua những giới thiệu về công ty kiểm toán Ernst & Young ta có thể thấy các ý
kiến đánh giá của công ty kiểm toán là đáng tin tưởng. Mặt khác, với số lượng cổ đông
nước ngoài lớn cho thấy sự uy tín của công ty trên thị trường. Trong các báo cáo thuyết
minh tài chính được công ty giải trình rõ ràng. Về vấn đề chênh lệch lợi nhuận sau kiểm
toán năm 2008 đã được Tổng giám đốc Kinh Đô giải trình rõ ràng trước ban quản trị và
các cổ đông. Do đó các số liệu mà Kinh Đô cung cấp là đáng tin cậy.
E. PHÂN TÍCH NGÀNH
Các Báo cáo Tài chính của DN
Bảng 1: Bảng Cân đối kế toán Công ty Kinh Đô trong giai đoạn 08 – 10
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN năm 2010 năm 2009 năm 2008
Tài Sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền 672,316 984,611 206,808
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 161,660 518,184 584,291
Các khoản phải thu ngắn hạn 1,018,355 825,183 489,407
Hàng tồn kho 434,328 162,476 181,656
Tài sản ngắn hạn khác 42,877 19,621 12,271
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,329,537 2,510,074 1,474,434
Các khoản phải thu dài hạn 612 22,553 31,059
Tài sản cố định 937,725 656,085 787,519
(Giá trị hao mòn lũy kế) -572,940 -274,861 -218,131
Bất động sản đầu tư 29,165 N/A N/A

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,209,978 994,535 673,385
Tổng tài sản dài hạn khác 104,720 32,318 17,012
Lợi thế thương mại 428,128 32,036 N/A
TỔNG TÀI SẢN 5,039,864 4,247,601 2,983,410
Nợ Phải Trả
Nợ ngắn hạn 1,033,997 1,637,574 663,885
Nợ dài hạn 151,454 134,757 172,041
Tổng Nợ 1,185,452 1,772,331 835,926
Nguồn Vốn
Vốn chủ sở hữu 3,738,215 2,413,130 2,075,923
Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A
Tổng Nguồn Vốn 3,738,215 2,413,130 2,075,923
Lợi ích của cổ đông thiểu số 116,198 62,140 71,561
TỔNG NGUỒN VỐN 5,039,864 4,247,601 2,983,410
Bảng 2: Bảng BC KQKD Công ty Kinh Đô trong giai đoạn 2008 – 2010
I.
Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2010
1. Phân tích khái quát tình hình TC qua BCKQKD:

Bảng phân tích:
Kết Quả
Kinh Doanh
năm
2008
năm
2009 năm 2010
Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09
Số tiền % Số tiền
Doanh Thu Thuần 1,455,768 1,529,355 1,933,634 73,587 5.05 404,279
Giá Vốn Hàng Bán 1,085,980 1,023,963 1,248,244 -62,017 -5.71 224,281


Lợi Nhuận Gộp 369,789 505,393 685,390 135,604 36.67 179,997

Kết Quả Kinh Doanh năm 2010 năm 2009 năm 2008
Doanh Thu Thuần 1,933,634 1,529,355 1,455,768
Giá Vốn Hàng Bán 1,248,244 1,023,963 1,085,980
Lợi Nhuận Gộp 685,390 505,393 369,789
Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính 242,453 -8,807 313,379
Trong đó: Chi phí lãi vay 42,458 43,758 52,364
Chi phí bán hàng 347,589 164,175 133,178
Chi phí quản lý doanh nghiệp 141,635 112,090 121,882
Tổng Chi phí hoạt động 731,677 267,458 568,439
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 663,953 63,854 118,538
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
617,667 301,789 -80,112
Lợi nhuận khác 21,364 257,840 19,566
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 673,993 572,309 -61,689
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN 95,381 49,366 -1,087
Lợi ích của cổ đông thiểu số 56,040 42,419 24,714
Tổng Chi phí lợi nhuận 151,421 91,785 23,627
Lợi nhuận sau thuế TNDN 522,572 480,524 -85,316
Chi phí hoạt động 568,439 267,458 731,677 -300,981 -52.95 464,219 173.57







Chi phí tài chính 313,379 -8,807 242,453 -322,186 -102.81 251,260 2852.96
Trong đó: Chi phí
lãi vay 52,364 43,758 42,458 -8,606 -16.43 -1,300
Chi phí bán hàng 133,178 164,175 347,589 30,997 23.27 183,414 111.72
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 121,882 112,090 141,635 -9,792 -8.03 29,545

Tổng doanh thu hoạt
động tài chính 118,538 63,854 663,953 -54,684 -46.13 600,099 939.80

Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh -80,112 301,789 617,667 381,901 -476.71 315,878 104.67

Lợi nhuận khác 19,566 257,840 21,364 238,274 1217.80 -236,476

Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế -61,689 572,309 673,993 633,998 -1027.73 101,684


Chi phí thuế TNDN -1,087 49,366 95,381 50,453 -4641.49 46,015
Lợi ích của cổ đông
thiểu số 24,714 42,419 56,040 17,705 71.64 13,621

Tổng Chi phí lợi nhuận 23,627 91,785 151,421 68,158 288.48 59,636
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp -85,316 480,524 522,572 565,840 -663.23 42,048
Đánh giá tình hình Hoạt Động Kinh Doanh
Cơ cấu sản phẩm của KDC
cung cấp cho thị trường đa dạng

về chủng loại và mẫu mã. Hiện
Công ty đang chiếm lĩnh thị
trường nội địa với 4 nhóm sản
phẩm chính là bánh trung thu,
bánh quy, bánh craker và bánh
bông lan với thị phần tương ứng
là 75%, 25%, 34% và 29%. Về mặt cơ cấu doanh thu theo dòng sản phẩm, 4 dòng sản
phẩm mang lại doanh thu chính là bánh quy (28%), bánh bông lan (21%), bánh
cracker (21%) và bánh mỳ (19%).
Về cơ cấu doanh thu, 90% doanh thu đến từ hoạt động sản xuất, hoạt động kinh
doanh bất động sản mới bắt đầu mang lại doanh thu và thu nhập đáng kể từ năm 2010.
Doanh thu thuần của KDC trong năm 2009 đạt 1.527 tỷ đồng, tăng 4,9% so với
năm 2008, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra ở mức 1.747 tỷ đồng;
lợi nhuận trước thuế đạt 583
tỷ đồng, vượt 10,4% so với
kế hoạch đã điều chỉnh là
530 tỷ đồng. Đáng chú ý là
trong khoản lợi nhuận này
có khoảng 255 tỷ đồng thu
nhập bất thường từ việc
đánh giá lại khu đất tại quận
Thủ Đức để góp vốn thành lập công ty Tân An Phước nhằm phát triển dự án bất động
sản. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này khó có thể được duy trì trong năm 2010.
Trong năm 2010, mảng sản xuất bánh kẹo sẽ mang lại nguồn doanh thu ổn định cho
công ty, đặc biệt là doanh thu mùa Trung Thu và Tết Nguyên Đán (chiếm khoảng 60%
tổng doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty). KDC còn có một khoản doanh thu
không nhỏ đến từ mảng bất động sản (dự án An Phước dự kiến sẽ đóng góp khoảng 68 tỷ
đồng vào lợi nhuận). Do đó, doanh thu của KDC trong năm 2010 sẽ đạt 1,933 tỷ đồng,
tăng 26% so với 2009. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì các dự án bất
động sản sẽ mang lại nguồn doanh thu ổn định cho KDC trong ít nhất 3 năm nữa.

Doanh thu từ hoạt động chính
của KDC mang tính chất mùa vụ
trong năm. Doanh thu thường tăng
mạnh vào quý 3 trùng với khoảng
thời gian tết Trung thu và là thời điểm
lượng tiêu thụ sản phẩm của KDC
mạnh nhất trong năm. Ngoài ra thời
điểm tết Nguyên đán cũng là mùa
vụ kinh doanh của Công ty. Quý
2/2010, Công ty có kết quả hoạt động kinh doanh không được tốt, do đây không phải là
mùa vụ tiêu thụ sản phẩm của Công ty, ngoài ra do doanh thu tài chính giảm 94% so với
quý trước, trong khi chi phí tài chính tăng do đây là thời điểm Công ty phải trích lập dự
phòng đầu tư dài hạn cổ phiếu Eximbank, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng 14% và 40% so với quý trước.
Chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu (66%), trong
đó chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Hiện tại, giá đường thế giới đang có xu
hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh
của Công ty.
Trong cơ cấu chi phí hoạt động, chi phí
tài chính chiếm tỷ trọng tương đối cao trừ quý
3 hàng năm, thì chi phí bán hàng luôn chiếm
tỷ trọng cao do Công ty đẩy mạnh hoạt động
marketing sản phẩm để tăng doanh thu trong
vụ tiêu thụ sản phẩm chính. Chiến lược kinh
doanh của Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo hướng mở rộng
cả chiều rộng và chiều sâu thông qua các giao dịch M&A.
2. Phân tích khái quát tình hình TC qua BCĐKT:
Bảng phân tích:
BẢNG CÂN ĐỐI

KẾ TOÁN
năm
2008
năm
2009
năm
2010
Chênh lệch
10/09
năm
2008
năm
2009
năm
2010

Số tiền % Tỷ trọng (%)
TÀI SẢN
So với tổng tài sản
Chênh
lệch
10/09
Tài sản ngắn hạn
1
Tiền và các
khoản tương
đương tiền
206,808 984,611 672,316 -312,295
-
31.72

6.93 23.18 13.34 -9.84
2
Các khoản đầu
tư tài chính ngắn
hạn
584,291 518,184 161,660 -356,524
-
68.80
19.58 12.20 3.21 -8.99
3
Các khoản phải
thu ngắn hạn
489,407 825,183 1,018,355 193,172 23.41 16.40 19.43 20.21 0.78
4 Hàng tồn kho
181,656 162,476 434,328 271,852 167.32 6.09 3.83 8.62 4.79
5
Tài sản ngắn hạn
khác
12,271 19,621 42,877 23,256 118.53 0.41 0.46 0.85 0.39

Tổng tài sản
ngắn hạn
1,474,434 2,510,074 2,329,537 -180,537 -7.19 49.42 59.09 46.22 -12.87

Tài sản dài hạn
1
Các khoản phải
thu dài hạn
31,059 22,553 612 -21,941 -97.29 1.04 0.53 0.01 -0.52
2 Tài sản cố định

787,519 656,085 937,725 281,640 42.93 26.40
15.4
5
18.61 3.16
3
(Giá trị hao
mòn lũy kế)
-
218,131
-
274,861
-
572,940
-
298,079
108 -7.31 -6.47 -11.37 -4.90
4
Bất động sản đầu

N/A N/A 29,165 29,165 100.00 0.00 0.00 0.58 0.58
5 Các khoản đầu
tư tài chính dài
673,385 994,535 1,209,978 215,443 21.66 22.57 23.4
1
24.01 0.59
hạn
6
Tổng tài sản dài
hạn khác
17,012 32,318 104,720 72,402 224.03 0.57 0.76 2.08 1.32

7
Lợi thế thương
mại
91,283 32,036 428,128 396,092 1236.40 0.00 0.75 8.49 7.74

Tổng tài sản dài
hạn
1,382,127 1,462,666 2,137,388 674,722 46.13 46.33
34.4
4
42.41 7.97

TỔNG TÀI SẢN
2,983,410 4,247,601 5,039,864 792,263 18.65 Tỷ trọng (%)

NGUỒN VỐN
So với tổng
Nguồn vốn
Chênh
lệch

Nợ Phải Trả
1 Nợ ngắn hạn
663,885 1,637,574 1,033,997 -603,577 -36.86 22.25
38.5
5
20.52 -18.04
2 Nợ dài hạn
172,041 134,757 151,454 16,697 12.39 5.77 3.17 3.01 -0.17
Tổng Nợ

835,926 1,772,331 1,185,452 -586,879 -33.11 28.02
41.7
3
23.52 -18.20

Nguồn Vốn
1 Vốn chủ sở hữu
2,075,923 2,413,130 3,738,215 1,325,085 54.91 69.58
56.8
1
74.17 17.36
2
Nguồn kinh phí
và quỹ khác
N/A N/A N/A 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
2.1. So sánh sự biến động qua giai đoạn 2008 - 2010:
2.1.1 Phân khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy qua 3 năm tổng tài sản của doanh nghiệp tăng
lên đều với chênh lệch khá lớn. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
 Các khoản đầu tư ngắn hạn giảm mạnh do các khoản tiền sụt giảm, DN đang
giới hạn quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền giảm đã làm giảm khả năng
thanh toán tức thời của công ty. Bên cạnh đó hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng chứng
tỏ sản phẩm của doanh nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc công tác
quản lý hàng tồn kho và chính sách bán chịu chưa hợp lý.
 Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây có thể là chính sách cho nợ của
công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn, phù hợp với bối cảnh thị
trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Tuy nhiên điều này chứng tỏ việc bán chịu hàng
hóa lớn dần cũng như công tác thu hồi nợ của công ty chưa hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn

đến cơ cấu tài sản của công ty năm 2010. Nếu không thu hồi được vốn, công ty có thể sẽ
mất khả năng thanh toán.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định năm 2009 giảm đi 130 tỷ
nhưng đến năm 2010 đã tăng so với năm 2009 là 674 triệu đồng, tăng 46,13 xét về mặt tỷ
trọng đã tăng 7.97%. Đầu tư dài hạn tăng đều trong giai đoạn 2008 – 2010. Năm 2010
đánh dấu sự mở rộng vào lĩnh vực BĐS ĐT (cụ thể là dự án căn hộ An Phước và SJC
Tower) với 29,165 triệu đồng. Các khoản đầu tư dài hạn khác tăng lên rất nhiều so với
năm ngoái (đạt 224,03%). Nhưng đáng kể đến nhất là lợi thế thương mại – thương hiệu
của công ty (TSCĐVH) đã được nâng lên tầm cao mới, tăng vọt 396,092 triệu đồng tức
1236,4%. Đó là thành quả lớn lao đáng ghi nhận, và có xu hướng tăng lên trong tương
lai. Cho thấy cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực
sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự
gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
2.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp từ năm 2008 đến 2010 đăng tăng lên đều
Nợ phải trả: Ta có thể thấy nợ phải trả năm 2009 lớn hơn trong năm 2008 đến hơn
900 triệu đồng do tăng đáng kể khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó, nợ phải trả trong năm
2010 giảm so với cùng kì năm 2009. Mức giảm này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong
tổng nguồn vốn giảm 18,2%. Nguyên nhân chính của sự biến động này là do các khoản
vay ngắn hạn giảm mạnh.
Nguồn vốn chủ sở hữu. Qua
bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn
vốn chủ sở hữu tăng mạnh chủ yếu là
do tăng vốn huy động từ cổ đông.
Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng, thể hiện tính chủ
động cao trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu
(24.21%) chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả (89.74%), đây là dấu hiệu không
tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố

trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ
trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái
quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh
nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp
lý và hiệu quả hay không.
Phân tích sự cân đối giữa tài sản (trừ khoản phải thu) và nguồn vốn.
Chỉ tiêu TS NV Chênh lệch
Năm 2010 4,021,509 5,039,864 1,018,355
Năm 2009 3,422,418 4,247,601 825,183
Năm 2008 2,494,003 2,983,410 489,407
Kết quả phân tích thể hiện tổng lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp trang
trải cho hoạt động kinh doanh và còn thừa vốn. Lượng vốn thừa này bị các đơn vị khác
chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng,
tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký quỹ, ký cược,… Qua bảng phân tích, lượng vốn
thừa có xu hướng tăng lên, điều này đồng nghĩa với lượng vốn bị chiếm dụng của doanh
nghiệp ngày càng tăng. Như đã phân tích trong phần tài sản, kết quả này là do doanh
nghiệp mở rộng chính sách bán chịu, nhằm tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường.
Tuy nhiên nếu quá lạm dụng chính sách này tức chính sách bán chịu của doanh nghiệp
quá dễ dàng, doanh nghiệp có thể bị lâm vào tình trạng thu hồi nợ kém, ảnh hưởng xấu

×