Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.07 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------------------------------

NGUYỄN VIẾT THOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------------------------------

NGUYỄN VIẾT THOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 834.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. NGUYỄN HOÀNG VIỆT

HÀ NỘI, NĂM 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi.
Các tài liệu được sử dụng trong công trình đều có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh
giá, nhận định trong công trình đều do cá nhân tôi nghiên cứu và thực hiện.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Thoan


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoàng
Việt Trường Đại học Thương mại đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành công trình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể Thầy, Cô giáo Trường
Đại học Thương mại đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý giá trong suốt hai năm học vừa qua và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những
người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Viết Thoan

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ


5

CCVC
CBNV
BHYT
BHXH
UBND
QLNN
CSSK
BN
BV
CNTT

YHCT
TTĐT
TTHC
CCHC
ATTP
TTBYT
DVYT
CSHT
CKI
CKII
NHS
KTV
VBQPPL
XPVPHC
KCB
TTYT
BS
SKND
DSĐH
COPD
HĐND
CT
XQ
H5N1/H7N9

Công chức viên chức
Cán bộ nhân viên
Bảo hiểm Y tế
Bảo hiểm xã hội
Ủy ban nhân dân

Quản lý nhà nước
Chăm sóc sức khỏe
Bệnh nhân
Bệnh viện
Công nghệ thông tin
Y học cổ truyền
Thôn tin điện tử
Thủ tục hành chính
Cải cách hành chính
An toàn thực phẩm
Trang thiết bị y tế
Dịch vụ y tế
Cơ sở hạ tầng
Chuyên khoa I
Chuyên khoa I
Nữ hộ sinh
Kỹ thuật viên
Văn bản quy phạm pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính
Khám chữa bệnh
Trung tâm y tế
Bác sỹ
Sức khỏe nhân dân
Dược sỹ đại học
Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
Hội đờng nhân dân
Computed Tomography
Chụp cắt lớp vi tính
X-Quang

Cúm A
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


6


7

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơ hình hệ thống tổ chức nhà nước hiện nay là phân chia quyền lực giữa
trung ương và địa phương theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: Các cơ sở y tế vừa
trực thuộc Bộ về quản lý chuyên môn y tế, vừa trực thuộc lãnh đạo địa phương về tổ
chức, nhân lực, tài chính…. Mơ hình này cịn được gọi là mơ hình Xô viết (Bộ thì
quản lý ngành dọc, địa phương quản lý ngành ngang). Song trùng trực thuộc thì chế
độ trách nhiệm phải được xác lập song trùng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định
trách nhiệm công vụ chưa rõ ràng, cụ thể, minh bạch nên khi có vấn đề xảy ra, việc
quy trách nhiệm công vụ không dễ. "Vừa qua, quá bức xúc trước cách quản lý của
một giám đốc sở, một Bộ trưởng cũng chỉ làm được một việc duy nhất là “dọa” sẽ
đề nghị cách chức. Trong một mô hình như vậy, quy trách nhiệm cho Bộ trưởng
khơng chỉ rất khó khăn, mà cịn rất khơng công bằng" . Như vậy, vấn đề đặt ra là
cần thiết phải luật hóa trách nhiệm công vụ để quy trách nhiệm tập thể, cá nhân (Bộ
trưởng, Giám đốc Sở, UBND…) một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch trên cơ sở
giám sát của nhân dân và các cơ quan chức năng theo mô hình tổ chức nhà nước đã
được Hiến định hiện nay.
Để xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng
yêu cầu chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng
cao của nhân dân đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc QLNN bằng
pháp luật, góp phần đưa các hoạt động y tế vào trật tự, kỷ cương, kỷ luật và phát

triển ổn định. Bên cạnh việc đưa pháp luật về y tế vào cuộc sớng, phải gắn thuyết
phục, động viên, khuyến khích các chủ thể tham gia giải quyết các vấn đề của lĩnh
vực y tế.
Phương pháp giáo dục, thuyết phục được áp dụng chủ yếu trên cơ sở đặc thù
của ngành y tế là nhân đạo, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người
nên phải đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng về hành nghề y trên cơ sở y đức, y
đạo. Đây là phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên
tục và nghiêm túc. Như đã phân tích về đặc trưng của các hoạt động y tế trên đây,


8

dịch vụ y tế cũng có sự khác biệt so với các dịch vụ, hàng hóa thông thường khác.
Người bệnh thường phó mặc sức khỏe, bệnh tật của mình, tin tưởng vào thầy thuốc
và nhân viên y tế, kể cả mua thuốc chữa bệnh. Do đó, cần biểu dương kịp thời các
cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp BV, CS &
NCSKND bằng các hình thức khen thưởng thích hợp, tạo thành phong trào thi đua
trong toàn ngành y tế. Bên cạnh đó, mặt trái của phát triển kinh tế thị trường có
nguy cơ làm phai mờ giá trị đạo đức cao quí của người thầy thuốc như tinh thần,
thái độ phục vụ người bệnh, nhận tiền hoặc các lợi ích vật chất khác của người
bệnh, các hành vi cản trở hoặc gây khó khăn cho người hành nghề y, dược tư nhân...
Các hành vi trên đã và đang gây tác hại xấu đến uy tín của ngành y tế hoặc làm tổn
hại đến sức khoẻ, tính mạng của người dân. Bởi vậy, để hạn chế những bất cập này,
một mặt, các hoạt động y tế cần phải được pháp luật quy định hết sức cụ thể để
kiểm soát và ngăn chặn, đưa toàn bộ hoạt động này vào trật tự, kỷ cương, kỷ luật.
Mặt khác cần phải không ngừng giáo dục, nâng cao y đức vì nghề y là một nghề đặc
biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi công chức,
viên chức ngành y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực
chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của
Chủ tịch Hờ Chí Minh: “Người thầy th́c giỏi đờng thời phải là người mẹ hiền”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 19 bệnh viện
và trung tâm y tế tuyến huyện, 13 bệnh viện tư nhân và rất nhiều phòng khám tư
nhân hoạt động. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ Y tế, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh và các ban, ngành, trong những năm qua, ngành Y tế Nghệ An
đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cụ thể, trong năm, dù nhiều địa phương trong cả nước xảy ra các vụ dịch lớn nhưng
ở Nghệ An, nhờ chủ động phòng, chống nên không có dịch lớn, nguy hiểm xảy ra.
Ở tỉnh chỉ xuất hiện một số vụ dịch nhỏ nhưng đã kịp thời phát hiện sớm, bao vây,
khống chế. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngành Y tế đã thành lập Hội đồng
quản lý chất lượng ngành, tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, hội nghị chia sẻ
kinh nghiệm, hội thi 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Thời điểm


9

này, tất cả các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn toàn tỉnh đã thực sự
thay đổi tư duy trong việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện; chất
lượng khám chữa bệnh được cải thiện, sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế
cải thiện đáng kể.
Ở các đơn vị khám chữa bệnh, việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã giúp các đơn vị có nhiều biện
pháp tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư phát triển. Điều này đã giúp cho các đơn vị có
điều kiện nghiên cứu, ứng dụng thêm nhiều kỹ thuật mới như: Nối mạch máu thần
kinh, tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật nội soi
chuyên sâu các chuyên ngành tim mạch, ngoại, sản, tai mũi họng...
Thách thức trong công tác khám, chữa bệnh cũng không hề nhỏ. Cơ chế quản
lý của BHXH vẫn chưa đồng bộ trong quản lý, dẫn đến khó khăn trong quá trình
triển khai thực hiện thanh tốn cho người bệnh; phát triển chun mơn, kỹ thuật tại
các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến y tế cơ sở chưa tương xứng với nhu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân, nhất là khu vực miền núi; tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến

cịn cao, dẫn đến chi phí điều trị nhiều, tăng sử dụng quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm
y tế. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa
bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu, làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan các cơng trình trong nước
Về lĩnh vực quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh đã có nhiều
công trình nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua, điển hình như một số công
trình sau:
Theo Lưu Viết Tĩnh (2016), “Sở thích của người dân về gói quyền lợi bảo
hiểm y tế ở Việt Nam", đề tài nghiên cứu cấp bộ, viện khoa học Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, sử
dụng phép thử thống kê, áp dụng kỹ thuật thu thập và phân tích sớ liệu định tính,


10

định lượng để tìm hiểu sở thích của người dân cung cấp những thông tin ban đầu
cho nhà hoạch định chính sách trong việc thiết kế lại gói quyền lợi BHYT trong xã
hội hiện tại để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người tham gia BHYT, từ đó
kêu gọi sự tham gia BHYT tiến tới BHYT toàn dân. Tuy nhiên cơng trình khơng đi
vào phân tích quản lý BHYT nói chung và quỹ BHYT nói riêng, đây là một khoảng
trống mà luận văn kế thừa.
Hà Giang Nam (2015), Quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa
khoa Sơn Tây, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Luận văn đã cho thấy, quản lý dịch vụ khám chữa bệnh là việc đảm bảo
chất lượng, kiểm soát chất lượng, cải thiện chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh của bệnh viện. Việc quản lý dịch vụ KCB có vai trò quan trọng, nó
đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và xã hội, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, giúp cho bệnh viện sử dụng hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện

qua đó nâng cao uy tín của bệnh viện, tạo sự phát triển bền vững cho các bệnh viện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ KCB tại bệnh viện bao gờm Chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quản lý dịch vụ khám chữa bệnh, cơ
chế quản lý và phương hướng phát triển của bệnh viện, quy mô và chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện, chất lượng các nguồn lực của bệnh viện, các tiến bộ trong
khoa học quản lý và trong y học, nhận thức và ứng sử của người bệnh.
Để tăng cường quản lý dịch vụ KCB tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây trong
thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau: i) Nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ công nhân viên. ii) Hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ khám chữa bệnh
như cải tiến quy trình khám bệnh, cải cách thủ tục hành chính. iii) Nâng cao chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất và mua sắm máy

móc trang thiết bị y tế, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ tiên tiến trong y học và đẩy
mạnh phát triển dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.
Nguyễn Thị Diệu Linh (2018), Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng Y
học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa khái niệm


11

YHCT, chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT, một số
mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ phổ biến hiện nay và lựa chọn mô hình đánh
giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT tại Bệnh viện YHCT tỉnh Nghệ
An. Phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng hoạt động khám chữa bệnh bằng
YHCT tại bệnh viện, những yếu tố tác động đến hoạt động khám chữa bệnh bằng
YHCT tại bệnh viện. Những kết quả mà bệnh viện đạt được cũng như những hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng
YHCT tại Bệnh viện.
1.2.2. Tổng quan các cơng trình ngồi nước

Tom Library (2008), "Chính sách xã hội thơng qua chương trình bảo hiểm y
tế", Translated by R.F.C Hull, Taylor & Francis e - Library, trong công trình, tác giả
đã hệ thống lại toàn bộ chính sách bảo hiểm y tế tiến bộ trong lịch sử và quá trình
quản lý BHYT, trong đó có quỹ BHYT, nêu bật vai trị của BHYT đới với sự phát
triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu quá rộng khiên cho hệ thống khoa
học không tập trung vào đối tượng cần nghiên cứu.
Magdalena BARBU & Marian NASTASE (2010), "Sức mạnh của quản lý
trong các dịch vụ y tế. Chúng ta có thể quản lý tốt hơn cho các dịch vụ y tế chất
lượng cao hơn và hiệu quả hơn không? ", Economyia. Quản lý Seria , Khoa Quản
lý, Học viện Nghiên cứu Kinh tế, Bucharest, Romania, tập. 13 (1), trang 140-147,
tháng 6. Trong tài liệu này, tác giả cho thấy, Dịch vụ y tế là dịch vụ quan trọng nhất
vì tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào chúng. Chất lượng và năng suất của họ có thể
đảm bảo một quốc gia giàu có và do đó kết quả kinh tế tốt. Việc cung cấp dịch vụ y
tế phụ thuộc vào nhân viên y tế và hơn thế nữa, vào việc quản lý trong lĩnh vực y tế
vì bất kỳ nguồn lực nào không được quản lý tốt hoặc không được quản lý hoàn toàn
chỉ là một mất, bất kể giá trị của nó. Do đó, quản lý là chìa khóa, phương pháp để
cách đạt được kết quả mong muốn. Cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng vào
nghiên cứu của chúng tôi để đạt được các dịch vụ y tế hiệu quả hơn nhằm chứng
minh chất lượng cao cho tất cả bệnh nhân. Chúng ta cần sử dụng và siết chặt toàn
bộ lực lượng của các công cụ quản lý để đạt được mục tiêu của mình: dịch vụ y tế


12

có thể truy cập đầy đủ chất lượng. Tình hình khủng hoảng trên toàn thế giới hiện
nay khiến chúng ta nghĩ rằng sau khi làm việc và thực phẩm, ngay cả các dịch vụ y
tế (cũng là một điều cơ bản sau tất cả) có thể trở thành một chiếc xe sang trọng cao
cấp mặc dù điều này không bao giờ xảy ra. Do đó, chúng tôi phải làm bất cứ điều gì
cần thiết để cải thiện cách điều hành các tổ chức y tế để chất lượng dịch vụ y tế của
họ sẽ tốt hơn và tốt hơn và năng suất sẽ ở mức cao hơn. Quản lý y tế nên có một

mục tiêu giúp bệnh nhân có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe của họ càng sớm
càng tốt và tốt nhất có thể.
BURNEY, Nadeem A. & ALENEZI, Mohammad & HAMADA, Salwa & ALMUSALLAM, Nadia (2019), " Nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc y tế công cộng và
tư nhân: Bằng chứng từ Kuwait ," economia Internazionale / Kinh tế quốc tế ,
Camera di Commercio di Genova, tập. 72 (1), trang 107-138. Tác giả cho biết, Nhu
cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ chăm sóc y tế (MCS) đưa ra một thách thức
chính sách lớn đối với các cơ quan y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, khi
họ cố gắng quản lý các nguồn lực cho hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe. Trong khi tài liệu thực nghiệm về đề tài này bao trùm cả các nước phát triển
và các nước đang phát triển, một khu vực bị lãng quên hoặc thiếu hiểu biết là các
nước xuất khẩu dầu của Trung Đông, một khu vực khác với các nước khác về kinh
tế xã hội. -Đặc điểm dân số. Bài viết này nghiên cứu các yếu tố quyết định nhu cầu
MCS ở Kuwait bằng cách ước tính mơ hình hai phần cho các dịch vụ ngoại trú dựa
trên dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia đình về việc sử dụng các cơ sở chăm sóc
sức khỏe (HCF) ở nước này. Vì dữ liệu về việc sử dụng HCF được biết là bị ảnh
hưởng bởi phạm vi hạn chế, giá trị 0 và độ lệch, trước khi ước tính mơ hình, các thử
nghiệm đã được tiến hành để xác định sự hiện diện của sự phân tán q mức trong
dữ liệu và chọn phân phới thích hợp của biến phụ thuộc cho phần thứ hai của mô
hình. Ngoài ra, thử nghiệm đã được thực hiện để xác định xem sự khác biệt về các
hệ sớ ước tính giữa các nhóm dân số có ý nghĩa thống kê hay không. Những phát
hiện của nghiên cứu dự kiến sẽ giúp các nhà chức trách ở Kuwait cũng như các nền
kinh tế xuất khẩu dầu mỏ khác có chung đặc điểm kinh tế xã hội và nhân khẩu học
và trải nghiệm các xu hướng tương tự trong nhu cầu MCS trong việc xây dựng


13

chính sách phát triển hệ thớng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học trên đã tiếp

cận tìm hiểu công tác quản lý dịch vụ khám chữa bệnh từ nhiều góc độ, khía cạnh
khác nhau; nghiên cứu, phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản
lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập, các đơn vị
khám chữa bệnh.
Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc
đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên chỉ tập trung
nghiên cứu về dịch vụ y tế và quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh nói
chung mà cịn ít tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về công tác về quản lý nhà
nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt chưa
có công trình nào nghiên cứu cụ thể là tác về quản lý nhà nước đối với dịch vụ
khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy các nghiên cứu khác nhau
về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu cũng như tính
chất vĩ mơ hơn, tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã
công bố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của ḷn văn.
Các cơng trình nghiên cứu trên tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau cho thấy
công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB là rất
quan trọng và cần thiết. Vì vậy để tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn về quản lý nhà nước đối
với dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn
trong công trình luận văn này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý quản lý
nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn một tỉnh, thành phớ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám
chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám


14


chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh (tổ chức, số lượng, chất lượng dịch
vụ,…) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: giới hạn nghiên cứu tại các bệnh viện công lập cấp
tỉnh.
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu được thu thập từ các
nguồn trong giai đoạn từ 2018-2020.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám
chữa bệnh trên địa bàn tỉnh/thành phố để xây dựng khung nghiên cứu về khám chữa
bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn sử dụng nghiên cứu
được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và phân tích các số liệu, báo cáo của các
bệnh viện trên địa bàn tỉnh, từ đó so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho
việc đề xuất các giải pháp .
Thu thập tài liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2020 về quản lý nhà nước đối với
dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
* Phương pháp khảo sát và chuyên gia:
Sử dụng phương pháp chuyên gia để có được các ý kiến, đánh giá khách quan
về thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, các ý kiến tư vấn về các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại đơn vị. Tác giả đã phỏng vấn 30 người trong khoảng thời gian từ 10/04/2020
đến 10/10/2020. Tất cả đều là các bác sĩ, các nhà quản lý y tế có kinh nghiệm có trình
độ chuyên môn lành nghề.



15


16

Đề xuất phiếu điều tra các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện để có
được các đánh giá và ý kiến của khách quan về quản lý nhà nước đối với dịch vụ
khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng điều tra khảo sát: bệnh nhân
đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An. Tổng số phiếu điều tra khảo
sát: 110 phiếu trong đó 100 phiếu là bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, 10
phiếu là bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Thời gian tiến hành điều tra: từ
ngày 10/04/2020 đến ngày 15/07/2020.
* Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp thớng kê trong việc phân tích các dữ liệu thu thập được
từ phỏng vấn và các phiếu điều tra thu thập được. Từ các điểm yếu và nguyên nhân,
luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ
khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với dịch
vụ khám chữa bệnh trên địa bàn một tỉnh, thành phố;
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh trên
địa bàn tỉnh Nghệ An;
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
đối với dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


17


CHƯƠNG 1.
MỘT SỔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN
MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh
1.1.1.1. Khám bệnh, chữa bệnh
Khám bệnh và chữa bệnh là hai nội dung quan trọng, nó liên quan trực tiếp
đến sức khỏe, sinh mạng của con người. Với tính chất quan trọng của nó, Đảng và
Nhà nước đã có những chính sách cụ thể quy định rõ ràng về khám bệnh và chữa
bệnh để qua đó công tác khám bệnh và chữa bệnh đạt được hiệu quả cao nhất, hạn
chế những trường hợp rủi ro về sức khỏe cho người dân.
Theo điều 2, chương I của luật số 40/2009/QH12 Luật Khám bệnh, chữa bệnh
ngày 23/11/2009 của Quốc Hội có quy định:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử người bệnh, thăm khám thực
thể, khi cần thiết thì chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng
và chỉ định phương pháp điều trị đã được công nhận (Quốc hội, 2009).
Chữa bệnh là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế đã
được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc,
phục hồi chức năng cho người bệnh (Quốc hội, 2009).
Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Với tính chất quan trọng của cơng tác khám bệnh và chữa bệnh, Đảng và Nhà
nước ta luôn xác định (i) ưu tiên bớ trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh,
chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức
khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng
bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (ii)Tăng cường phát triển
nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã



18

hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế
độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội không khó
khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. (iii)Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh. (iv) Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong
khám bệnh, chữa bệnh. v) Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám
bệnh, chữa bệnh (Quốc hội, 2009).
Luật khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua là một sự kiện hết sức
quan trọng, đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về khám bệnh, chữa
bệnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong
giai đoạn đổi mới hệ thớng y tế hiện nay, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành
công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Luật khám bệnh, chữa bệnh về cơ bản đã đạt được các mục đích đặt ra, đó là
bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng
khám bệnh, chữa bệnh; giảm phiền hà cho người bệnh; nâng cao tính sẵn có trong
việc tiếp cận các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển
y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh và là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối
quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.1.2 Dịch vụ khám chữa bệnh
Dịch vụ khám chữa bệnh là một dịch vụ mang tính đặc thù riêng trong lĩnh
vực y tế. Có thể coi dịch vụ khám chữa bệnh là một loại hình của dịch vụ y tế. Dịch
vụ khám chữa bệnh bao gồm dịch vụ khám bệnh khi có yêu cầu của cộng đồng hoặc
cá nhân và dịch vụ chữa bệnh đối với cộng đồng và cá nhân khi được phát hiện là
có bệnh cần chữa trị và có thể chữa trị bằng các biện pháp kỹ thuật, thủ thuật có
trong ngành y (Bộ Y Tế, 2013a).
Như vậy có thể hiểu một các khái quát nhất về dịch vụ khám chữa bệnh là toàn

bộ các hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh nhằm khám bệnh và chữa bệnh cho


19

con người khi họ có yêu cầu mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn
tại dưới dạng vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn các yêu cầu của con người về chăm sóc
sức khỏe.
Dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm cả việc ứng dụng khoa học và kỹ thuật y
khoa theo cách thức nào đó để tới đa hóa lợi ích về sức khỏe mà không làm gia tăng
các rủi ro tương ứng do ứng dụng các kỹ thuật này. Dịch vụ khám chữa bệnh là một
dịch vụ y tế mà cá nhân và cộng đồng sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức
khỏe mong muốn và phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại (Bộ Y Tế, 2013a).
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm hai thành phần: chất lượng
chuyên môn, kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng chun mơn, kỹ tḥt là
sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh và chất lượng chức năng bao
gờm các đặc tính như cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách
thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh.
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh và nhu
cầu nhất định của nền kinh tế, xã hội được thể hiện ở các mặt như nhu cầu của
người bệnh, chính sách kinh tế, xã hội, chính sách giá cả, lực lượng lao động, khả
năng về công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, bảo vệ môi trường
(Bộ Y Tế, 2013a).
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử
dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Vì vậy cũng giống như những loại dịch
vụ khác, dịch vụ khám chữa bệnh cũng mang trong mình đầy đủ những đặc điểm
chung của dịch vụ đó là: tính vơ hình (hay phi vật chất); tính khơng đờng nhất; tính
khơng thể chia cắt được; tính khơng lưu giữ được (Nguyễn Văn Bách, 2012).
Bên cạnh những đặc điểm chung đấy, dịch vụ khám chữa bệnh còn mang
những đặc điểm riêng biệt mà khơng có dịch vụ nào có đó là: tính khơng thể đốn

trước được; dịch vụ y tế là “hàng hóa cơng cộng” và mang tính ngoại lai; dịch vụ y
tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự
mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên
cung (cơ sở y tế); sự bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử
dụng dịch vụ; đối tượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (người bệnh) có tác động


20

rất lớn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (Nguyễn Văn Bách, 2012).
Thứ nhất tính khơng thể đốn trước được của dịch vụ khám chữa bệnh được
thể hiện ở chỗ: Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ở các mức độ khác nhau. Chính vì khơng dự đốn được thời điểm mắc bệnh nên
thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế khơng lường trước được.
Tính khơng thể đốn trước được có thể xuất phát từ phía người bệnh – người
tiêu dùng. Nhưng không phải chỉ thế, cả phía nhà chun mơn, những người cung
ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phải đương đầu với sự “khơng đốn trước
được”. Thơng thường, với một bệnh cụ thể các thầy thuốc có những phương thức
điều trị rất khác nhau và phương thức điều trị này lại thay đổi theo thời gian và
chẳng ai có thể đoán trước được một cách chắc chắn rằng bệnh nhân sẽ tiến triển
như thế nào với phương thức mà họ dùng cho bệnh nhân (Nguyễn Văn Bách, 2012).
“Khơng đốn trước được” rất hay xảy ra khi sử dụng một loại thuốc mới và
càng hay xảy ra khi áp dụng một kỹ thuật phẫu tḥt mới. Để hạn chế tính “khơng
đốn trước được” thì một mặt người ta phải kiểm soát chặt chẽ thị trường, mặt khác
người ta lại cho phép những người hành nghề được ra quyết định theo ý họ (Nguyễn
Văn Bách, 2012).
Thứ hai là đặc điểm của dịch vụ khám chữa bệnh là “hàng hóa cơng cộng” và
mang tính chất “ngoại lai”. Khái niệm “ngoại lai” ở đây là lợi ích không chỉ giới
hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền
cũng được hưởng các lợi ích này (Ví dụ điển hình về tính chất ngoại lai là đới với

các bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng. Khi một người mắc bệnh sởi hay cúm thì
khơng chỉ họ mắc bệnh mà họ cịn có nguy cơ truyền bệnh cho người thân, bạn bè,
hàng xóm, Khi đó điều trị khỏi các bệnh này thì không chỉ có bản thân họ mà
những người xung quanh họ cũng được hưởng lợi ích từ việc chữa trị đó) (Nguyễn
Văn Bách, 2012).
Thứ ba dịch vụ khám chữa bệnh là loại hàng hóa mà người sử dụng (người
bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý
muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người bệnh


21

có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu
hoàn toàn do thầy thuốc quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi
điều trị, ở một chừng mực nào đó, người chữa cho mình chứ không chủ động lựa
chọn được phương pháp điều trị. Mặt khác, do dịch vụ khám chữa bệnh là loại hàng
hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng vẫn phải
khám chữa bệnh (mua). Đặc điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác,
đó là đối với các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều
giải pháp lựa chọn, thậm chí tạm thời khơng mua nếu chưa có khả năng tài chính
(Nguyễn Văn Bách, 2012).
Thứ tư là sự bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng
dịch vụ. Như trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các
chỉ định điều trị trong khi đó thầy thuốc có rất nhiều tri thức, thơng tin về chuẩn đốn,
về điều trị so với bệnh nhân, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các
quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ khám chữa bệnh (cầu do
cung quyết định). Không chỉ có thế, kể cả động cơ để phát hiện ra thông tin của thầy
thuốc và bệnh nhân cũng khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân làm
cho người thầy thuốc muốn cởi mở và chân tình với bệnh nhân. Đối lập với chiều
hướng đó, những lợi ích vật chất có khi khiến thầy thuốc đi vào con đường khác. Nói

một cách đơn giản là thầy thuốc trong trường hợp này sẽ lừa dối bệnh nhân để kiếm
tiền. Và khi đó bệnh nhân không thể nói lời “Không” vì bệnh nhân rất tin tưởng vào
thầy thuốc và đối với bệnh nhân thì chữa khỏi bệnh là điều mong muốn số một. Vì vậy
nếu vấn đề này khơng được kiểm sốt tớt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía
cung ứng, đẩy cao chi phí khám chữa bệnh (Nguyễn Văn Bách, 2012).
Đặc điểm riêng thứ năm là đối tượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (người
bệnh) có tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thể hiện ở việc
người bệnh có hợp tác tốt với y bác sỹ hay không? Để việc khám chữa bệnh cho
bệnh nhân được tốt thì y bác sỹ cần có sự phối hợp của người bệnh, nếu người bệnh
có hợp tác tớt với y bác sỹ (ví dụ khi khám bệnh bệnh nhân miêu tả một cách chi
tiết, cụ thể rõ ràng những triệu chứng mà mình mắc phải hay thói quen sinh hoạt


22

của bản thân) sẽ giúp rất nhiều cho bác sỹ trong việc chuẩn đốn bệnh cho bệnh
nhân. Cịn nếu bệnh nhân hợp tác không tốt, họ chỉ miêu tả một cách qua loa, điều
này sẽ gây khó khăn cho bác sỹ trong việc chuẩn đốn bệnh. Hay bệnh nhân khơng
thực hiện đầy đủ những điều bác sỹ dặn như chế độ ăn, uống thuốc, sẽ dẫn đến việc
điều trị kém hiệu quả và điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh (Nguyễn Văn Bách, 2012).
1.1.1.3 Quản lý dịch vụ khám chữa bệnh
Quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là việc áp dụng các phương
pháp quản lý để qua đó đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
của bệnh viện thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của bệnh
viện. Bênh cạnh đó, việc quản lý dịch vụ khám chữa bệnh còn nhằm mục đích hạn
chế những sai phạm và tiêu cực trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
và đội ngũ y bác sỹ (Bộ Y tế, 2013a).
Quản lý dịch vụ khám chữa bệnh không nằm ngoài các quy luật chung của các
phương pháp Quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là việc áp dụng các

phương pháp quản lý để qua đó đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh của bệnh viện thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của
bệnh việnquản lý nói chung. Tuy nhiên với đặc điểm riêng biệt của dịch vụ khám
chữa bệnh thì việc quản lý nó cũng mang một số đặc thù riêng. Như vậy, quản lý
dịch vụ khám chữa bệnh là việc đảm bào chất lượng, kiểm soát chất lượng, cải
thiện chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.
Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo chất lượng là cốt lõi của quản trị chất lượng , bao
gồm một đảm bảo sao cho người mua hàng có thể mua một sản phẩm, dịch vụ với lòng
tin và sự thoải mái là có thể sử dụng một thời gian dài. Đảm bảo chất lượng giống như
một lời hứa hoặc hợp đồng với khách hàng về chất lượng (Bộ Y tế, 2013a).
Đảm bảo chất lượng dịch vụ KCB Là tổng thể các hoạt động được thực hiện
để thiết lập các tiêu chuẩn và để theo dõi và cải thiện kết quả làm việc sao cho dịch
vụ khám chữa bệnh được cung cấp có hiệu quả và an toàn nhất có thể. Đảm bảo
chất lượng được thực hiện thông qua hệ thống quản lý chất lượng và các hoạt động


23

dự phịng khác, như phân tích các sai sót và các tác động để xác định các sai sót
tiềm tàng dựa trên kinh nghiệm khám chữa bệnh trong quá khứ và cho phép thiết kế
lại để loại bỏ những sai sót đó trong tương lai (Bộ Y tế, 2012).
Kiểm soát chất lượng: Bao gờm kiểm sốt chất lượng và kiểm soát chất lượng
toàn bộ nhằm phát hiện và ngăn ngừa sai sót, thông qua việc kiểm tra, xem xét một
phần hoặc toàn bộ các yếu tố liên quan tới quá trình thực hiện dịch vụ khám chữa
bệnh trước khi dịch vụ được cung cấp (Bộ Y tế, 2013a).
Cải thiện chất lượng: Là khái niệm mở rộng của nội dung bảo đảm chất lượng
trong đó đảm bảo chất lượng có phạm vi hẹp và chỉ phát hiện sai sót trong khi cải
thiện chất lượng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng. Cải thiện chất lượng là
một nội dung của Quản lý chất lượng (Bộ Y tế, 2013a).
Quản lý chất lượng: Bao hàm tất cả các hoạt động được tổ chức để chỉ đạo, kiểm

sốt và phới hợp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện. Các hoạt
động này bao gờm cả việc xây dựng chính sách về chất lượng và đặt ra các mục tiêu
chất lượng. Quản lý chất lượng cũng bao hàm cả lập kế hoạch về chất lượng, kiểm soát
chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải thiện chất lượng. Trong cung ứng dịch vụ khám
chữa bệnh, quản lý chất lượng tạo ra khuôn khổ chung giúp các cơ sở cung ứng dịch vụ
tổ chức, kiểm soát và liên tục cải thiện tất cả các khía cạnh của cung ứng dịch vụ khám
chữa bệnh (Bộ Y tế, 2013a).
1.1.3. Hệ thống Y tế Việt Nam
Hệ thống quản lý dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm các cơ quan quản lý Nhà
nước, bệnh viện và người dân.

Cục Quản lý khám bênh, chữa bệnh (Bộ Y tế)
Sở Y tế

Bệnh viện
Khám bênh, chữa bệnh

Người dân


24

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống quản lý dịch vụ khám chữa bệnh
1.1.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh
Nhà nước quản lý dịch vụ khám chữa bệnh thơng qua các chính sách, quy định
về khám chữa bệnh. Theo Luật số Luật số 40/2009/QH12 của Quốc hội : Luật khám
bệnh, chữa bệnh có quy định:
- Chính phủ thớng nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
khám bệnh, chữa bệnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa
bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ
thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy
phép hoạt động;
+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực;
hướng dẫn việc luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành
nghề giữa các nước; hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợp tác chuyên gia,


25

chuyển giao kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước
về khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh là cục quản lý chuyên ngành, thuộc Bộ Y tế.
Theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 08/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám,

chữa bệnh thuộc Bộ Y tế có quy định như sau: thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp
luật về công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa,
giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trong cả nước.
1.1.3.2. Bệnh viện
Bệnh viện là cơ quan thực thi, đồng thời cũng là cơ quan quản lý dịch vụ
khám chữa bệnh. Sự quản lý của bệnh viện đối với các dịch vụ khám chữa bệnh bao
gồm quản lý các nguồn lực (nhân lực, vật lực) quản lý các quy trình, trình tự, các
danh mục khám chữa bệnh trong danh mục đăng ký, chất lượng của các dịch vụ
khám chữa bệnh,
Đối với các bệnh viện công lập hiện nay đang thực hiện chính sách tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đới
với các đơn vị sự nghiệp. Ng̀n tài chính chủ yếu để nâng cao đời sớng cán bộ viên
chức chủ yếu có hai nguồn thu lớn: nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước cấp và
ng̀n thu một phần viện phí (qua cơ quan BHXH) và từ bệnh nhân
Như vậy có thể thấy Bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý có
hiệu quả các dịch vụ khám chữa bệnh của mình. Các cơ quan quản lý Nhà nước là
người đưa ra các chính sách, quy định chung nhất về khám chữa bệnh, còn bệnh
viện là cơ quan thực thi và đảm bảo các chính sách, quy định đó được thực hiện
theo đúng trình tự đã được đề ra.


×