BÀI THI KẾT THÚC HỌC
Môn: Triết học Mác – Lênin
Đề tài: Sự vận dụng của Đảng về nội
dung “Qui luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất” ở Việt Nam hiện nay.
Họ và tên: Nguyễn Nhật Thành
1
MỤC LỤC
A.
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................3
B.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................4
1. Khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất...........................4
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất...................................................................................................7
II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA
QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................8
C.
1.
Trước thời kì đổi mới..............................................................................8
2.
Từ năm 1986 cho đến hiện nay..............................................................9
KẾT LUẬN...............................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................12
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người không bao giờ ngừng học hỏi, tìm tịi, phát triển. Từ đó, tư duy và
nhận thức của loài người ngày càng được củng cố, dẫn đến việc cải tiến về lực
lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất, và dưới sự vận động đó của loài
người trong xuyên suốt chiều dài lịch sử, sự thay đổi về phương thức sản xuất
bao giờ cũng là sự thay đổi mang tính cách mạng. Từ thời kì săn bắt, hái lượm
lạc hậu cho đến thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc về sản xuất. Mỗi
thời kì khác nhau lại có một phương thức sản xuất khác nhau. Mà phương thức
sản xuất lại chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất
định và quan hệ sản xuất tương ứng. Đây chính là quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: phương thức sản
xuất luôn luôn thay đổi để có thể phù hợp với tính chất của mỗi thời kì con
người phát triển.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn
tới nền kinh tế. Nếu có sự tổng hồ mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất sẽ là động cho lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến một nền kinh tế
phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất bị tụt lại phía sau sẽ kìm chân sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Dù tốt hay xấu thì sự tác động của quy luật
này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ đời sống xã hội.
Với những ý nghĩa to lớn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đem lại, vận dụng được quy luật trên
vào thực tế là một điều tối quan trọng. Tuy vậy, việc nắm bắt được nó khơng hề
đơn giản. Do đó, thơng qua việc nghiên cứu các chính sách, đường lối mà Đảng
nhà nước Việt Nam đã áp dụng hiện nay sẽ giúp mọi người có một cái nhìn
khách quan, đưa ra nhận xét chính xác và tìm ra phương hướng để có thể hồn
thiện hơn đường lối chính sách của Đảng.
3
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
a) Lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là toàn bộ năng lực thực tiễn áp dụng vào trong sản xuất để
phục vụ theo nhu cầu của con người và xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất
nói lên năng lực của con người trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất như
một phương tiện giúp con người sản xuất vật chất cho xã hội, đồng thời là thước
đo đánh giá năng lực của con người trong việc sản xuất của cải vật chất cho sự
phát triển của con người.
Trong đó lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Trong
đó người lao động chính là con người sử dụng khả năng của mình (tri thức, kinh
nghiệm, sự sáng tạo, kỹ năng) vào quá trình sản xuất. Người lao động vừa đóng
vai trị như chủ thể sáng tạo, vừa đóng vai trị là chủ thể tiêu dùng sản phẩm. Xu
thế hiện nay của toàn cầu là sự chuyển dời dần từ lao động cơ bắp sang lao động
trí óc do sự phát triển vượt bậc của máy móc và kỹ thuật tự động hóa. Về tư liệu
sản xuất, đây chính là điều kiện vật chất thiết yếu để có thể tổ chức hoạt động
sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Người lao động (con
người) sử dụng tư liệu lao động để tác động lên đối tượng sản xuất nhằm thay
đổi chúng thành những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của con người. Trong tư
liệu sản xuất, công cụ lao động đóng vai trị quan trọng nhất. Con người đi từ sự
cải tiến của công cụ sản xuất đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư
liệu sản xuất. Cơng cụ lao động chính là thước đo khả năng chinh phục tự nhiên
của loài người. Tuy đóng vai trị quan trọng như vậy nhưng như Lênin đã từng
viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là cơng nhân, người
lao động”, câu nói trên đã khẳng định rằng bản thân con người mới là nhân tố
quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất.
VD: Trước kia, xe ô tô được sản xuất chủ yếu bằng cách thủ công là công nhân
lắp ráp từng bộ phận vào để tạo ra một chiếc xe (lao động cơ bắp, chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm và kĩ năng), mất rất nhiều thời gian. Về sau, khi con người
4
nghiên cứu và phát triển máy móc (tư liệu sản xuất) liên tục đã tạo ra một hệ
thống sản xuất oto tự động, tiết kiệm được thời gian, đồng thời chỉ cần một số
người điều khiển máy móc hoạt động (lao động trí óc, sử dụng tri thức, kỹ năng
chủ yếu).
b) Quan hệ sản xuất
Trong quá trình sản xuất, con người cần có mối quan hệ với nhau (mối quan hệ
kinh tế - vật chất). Tổng hợp các mối quan hệ này được gọi là quan hệ sản xuất.
Việc thiết lập và duy trì những mối quan hệ trên là thiết yếu để có thể trao đổi
những sản phẩm hay kết quả lao động giữa người với người, nhưng những mối
quan hệ được tạo nên như một lẽ thiết yếu để đảm bảo nhu cầu tự nhiên của con
người. Vì vậy quan hệ sản xuất do con người tạo nên nhưng sự hình thành và
phát triển thì lại là khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí của bất kì ai.
VD: Trong một xưởng may, nếu các công nhân may mỗi người làm một kiểu,
khơng có sự phối hợp giữa các công nhân cũng như không ngheo theo hướng
dẫn của quản lý, thì tại đây đã khơng tồn tại mỗi quan hệ nào giữa người với
người ( quan hệ sản xuất) thì khơng thể sản xuất quần áo một cách hiệu quả.
Dựa vào tính chất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có thể nhận xét
rằng: nếu coi lực lượng sản xuất tượng trưng cho mặt tự nhiên của sản xuất, thì
quan hệ sản xuất chính là mặt xã hội của sản xuất.
Quan hệ sản xuất gồm có 3 mặt:
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
Quan hệ tổ chức lao động sản xuất
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: mối quan hệ giữa người với người
trong việc sở hữu tư liệu sản xuất. Đây là mối quan hệ cơ bản, đóng vai trò quan
trọng, nắm vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác bởi vì chỉ khi có
5
trong tay phương tiện vật chất của quá trình sản xuất mới có thể quản lý sản xuất
và phân phối sản phẩm.
Trong các hình thái kinh tế xã hội mà con người đã trải qua tồn tại 2 loại hình sở
hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất là: Sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Sở
hữu cơng cộng được hình thành từ thuở sơ khai khi còn săn bắt thú rừng và hái
lượm hoa quả,.. Và mọi tư liệu sản xuất đều là tài sản chung của cả cộng đồng,
vì vậy mối quan hệ xã hội ở loại hình này chủ yếu là hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Qua q trình lao động, tích lũy kinh nghiệm thì trình độ lao động và tay nghề
của con người ngày càng một nâng cao. Cùng với việc trong xã hội thời đó bắt
đầu có sự phân chia các công việc đặc thù, chăn nuôi và trồng trọt phát triển mà
hiện tượng dư thừa sản phẩm bắt đầu xuất hiện. Một số cá nhân giữ làm của
chung và từ đó xuất hiện sự phân chia giàu nghèo. Khi này loại hình sở hữu
cơng cộng dần biến mất và thế chỗ cho nó là sở hữu tư nhân. Do đặc thù của loại
hình sở hữu trên là quyền tư hữu tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay nhóm người
thiểu số nắm quyền lực mà không phải thuộc về số đơng nên hình thành sự bất
bình đẳng.
Quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất: đây là mối quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc tổ chức. Trong 3 mặt của quan hệ sản xuất đây là mối quan hệ
có vai trị quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng mỗi
nền sản xuất; có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nền sản xuất của
xã hội.
Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động: đây là mối quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc phân phối sản phẩm lao động. Mối quan hệ này có tác động
trực tiếp đến lợi ích đến con người; có thể đẩy nhanh tốc độ và nhịp điệu của sản
xuất nhưng đồng thời cũng có thể làm chậm lại, kìm hãm sự phát triển của toàn
xã hội.
Xem xét từng mặt quan hệ về tính chất đặc điểm sự liên hệ giữa các mối quan hệ
với nhau ta có thể rút ra kết luận rằng: trong ba mặt quan hệ của quan hệ sản
xuất đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản
xuất là quan hệ giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất. Đồng thời quan hệ
6
sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội là sự khác nhau về bản chất và có tính chất đối
lập.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
a) Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, như ta đã biết là hai mặt cấu thành nên
phương thức sản xuất, luôn luôn tác động qua lại biện chứng cho nhau. C.Mác
đã từng viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có
những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức
những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển
nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ”. Sự thống nhất và liên tục
tác động lẫn nhau đã hình thành nên quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực
lượng sản xuất biến đổi trước theo nhu cầu của con người cố gắng tạo ra những
cơng cụ lao động thuận tiện, mất ít sức hơn để sử dụng. Lực lượng lao động sản
xuất đóng vai trị hình thành, quyết định nên quan hệ sản xuất mới khi quan hệ
sản xuất đó trở nên lỗi thời, khơng cịn bắt kịp với tính chất của lực lượng sản
xuất, nếu khơng quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất: Do tính
chất độc lập tương đối nên quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Đó chính là sự phù hợp biện chúng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
định hướng xu hướng phát trển của nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phát triển
của sản xuất, gia tăng năng suất. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần
chúng lao động. Tùy thuộc vào việc có phù hợp hay khơng, nó tạo ra những điều
7
kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế. Tuy vậy
cần chú ý với sự kìm hãm chỉ diễn ra trong những giới hạn và điều kiện nhất
định.
II.
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA
QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Trước thời kì đổi mới
Trước kia, nước ta vẫn còn là một nước nghèo, lạc hậu, lực lượng sản xuất còn
rất thấp kém, hơn hết còn liên tục bị các nước lớn tấn cơng nên nước ta khơng có
thời gian để có thể phát triển lực lượng sản xuất.
Do vậy, ngay sau khi nước ta giành được lại chính quyền về tay mình, nhận thức
được đặc điểm của một nhà nước nơng nghiệp lạc hậu, tồn tại nhiều hình thức sở
hữu, cùng với việc muốn theo đuổi hình thái chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tiến
hành nhiều thay đổi lớn. Đầu tiên, với việc xác lập 2 hình thức sở hữu là sở hữu
toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể. Cùng với 2 hình thức sở hữu mới
được xác lập là 2 thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh và thành
phần kinh tế hợp tác xã. Đảng ta đã chọn con đường ngược lại với chủ nghĩa tư
bản, không chủ trương đặt ra sở hữu tư nhân và không chủ trương phát triển
thành phần kinh tế tư nhân. Tất cả những thay đổi này đã đẩy quan hệ sản xuất
lên quá cao. Về tổ chức quản lý, Đảng ta thiết lập mơ hình kinh tế kế hoạch hố
tập trung bao cấp. Điều này đã vơ tình đã đặt nhiều gánh nặng lên bộ máy nhà
nước, tất cả đều nhận chỉ đạo của cấp trên xuống mà khơng dựa vào tình hình
thực tế.
Những thay đổi trên tuy có mục đích là tốt và thực chất ban đầu đã đem lại một
số thành tựu đáng kể trong thời kì chiến tranh, song vì trong chỉ đạo thực hiện
còn chưa nhất quán, những sai sót trong chính những chính sách mà đã nảy sinh
nhiều tiêu cực cần phải sửa chữa. Do quan hệ sản xuất bị đặt lên quá cao mà đã
8
trái với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, đã khiến cho cả nước ngày càng đi vào khủng hoảng: kinh tế thì kiệt
quệ, nghèo đói tăng cao,.... Về pháp lý tư liệu sản xuất thì trên lý thuyết thuộc sở
hữu toàn dân, người lao động nắm quyền chi phối và định đoạt tư liệu sản xuất
và sản phẩm mình làm ra nhưng thực tế chỉ là làm việc để lấy lương, cùng với
việc lương bổng cũng chưa hợp lý nếu so với công sức người lao động. Dần dần
dẫn tới mất đi tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị kinh tế, sản xuất kém hiệu
quả nhưng trách nhiệm lại khơng thuộc về ai, chỉ có một số người được quyết
định đặc quyền đặc lợi.
2. Từ năm 1986 cho đến hiện nay
Xét trong bối cảnh, điều kiện đất nước và xu thế của thời đại lúc đó thì tiến lên
chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn. Tuy vậy, do nước ta trải qua thời kỳ quá
độ cùng với việc cịn chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý nhà nước
lúc đó do phải liên tục chiến đấu với các thế lực thù địch nên cịn gặp phải một
số khó khăn trong khoảng thời gian trước năm 1986.
Sau khi rút kinh nghiệm từ sai lầm trước, nước ta đã thực hiện chính sách mới
từng bước thay đổi đất nước để đạt được mục tiêu đề ra. Tại Đại hội lần thứ VI,
trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta
đã phê phán bệnh chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, “đã có
những biểu hiện nóng vội, muốn xố bỏ ngay thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, chú trọng cải
tạo mặt sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết vấn đề tổ chức
và phân phối”. Từ những gì rút ra được sau những sai lầm trên, cũng trong Đại
hội lần thứ VI của Đảng, Đảng đã tiến hành một loạt những chính sách nhằm
thay đổi từng bước đất nước, dẫn dắt đất nước phát triển đạt tới mục tiêu đã đề
ra. Đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất thông qua việc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ,làm cơ sở vững chắc từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
xã hội. Ngồi ra, như ta đã biết thì người lao động mới là chủ chốt trong lực
lượng sản xuất, vì vậy Đảng nhà nước ta đã đẩy mạnh phát triển về y tế và giáo
dục đào tạo, nhằm mục đích nâng cao phát triển đời sống nhân dân, giúp bồi
dưỡng cho người lao động về sức khỏe, trí lực, trình độ tay nghề. Tư liệu sản
9
xuất tuy đã phát triển hơn nhưng vẫn tồn tại khơng đồng đều trong sở hữu tư
liệu, dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Trong suốt q trình đổi mới Ðảng ta khơng ngừng tìm tịi, phát triển nhận thức
về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên tổng thể và đối
với từng yếu tố cấu thành của quan hệ sản xuất. Ðó là một quá trình vận động,
phát triển liên tục về nhận thức thông qua lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Công cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn:
1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế
quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời
sống KTXH và giải phóng sức sản xuất.
Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì
trệ, suy thối, đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thối,
tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu
hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình qn tăng
8,2%/năm; giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng 13,3%/năm; nông
nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm.
Giai đoạn 2006 - 2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%.
Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế
hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp
hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng
vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải
ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 16%. GDP bình quân đầu người đạt
1.168 USD, chỉ số HDI đã liên tục tăng cao.
Đến gần đây tại đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021) diễn ra trong bối cảnh toàn
cầu đang chịu sự tác động rất lớn tù cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, cùng
với ảnh hưởng lên toàn thế giới từ đại dịch Covid – 19, đã mang lại không ít
thách thức đối với sự phát triển của đát nước ta. Đảng ta khơng vì vậy mà bỏ
cuộc, tiếp tục kiên định với con đường đã chọn, vận dụng sáng tạo lý luận chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, đặc biệt là vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp của quan hệ
10
sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sao cho phù hợp với
thực tiễn ở Việt Nam. Thực hiện đúng được những điều này sẽ giúp ta một bước
gần hơn với mục tiêu đến giữa thế kỉ XXI, Việt Nam phát triển trở thành một
nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao.
Cho đến nay, Việt Nam đã có những phát triển đáng kể về mọi mặt: cơ sở vật
chất các ngành như giáo dục, khoa học cơng nghệ, văn hóa,... đã và đang ngày
càng được chú trọng phát triển. Chất lượng giáo dục đào tạo cũng đã được cải
thiện, Đảng ta vẫn ln tìm cách để thay đổi để sao cho phù hợp với tình hình
của đất nước. Đời sống của nhân dân được cải thiện, đặc biệt là đời sống của
người dân tộc thiểu số cũng được cải thiện một cách rõ rệt. Toàn bộ những thành
tựu kể trên đều nhờ Đảng và Nhà nước vận dụng khôn khéo quy luật về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. KẾT LUẬN
Có thể khẳng định Đảng và nhà nước ta đã vô cùng nhạy bén, chú ý đến tình
hình đất nước để có thể được ra các chính sách phù hợp trong thời đại hiện nay,
và điều đó càng khẳng định hiệu quả khơng thể chối cãi của việc vận dụng quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất của nước ta
trong thời kì đổi mới. Ngồi ra, thơng qua việc phân tích cách Đảng đã vận dụng
quy luật này trong thực tiễn, ta cũng có thể rút ra một số bài học vô cùng quý giá
và có ích cho cơng cuộc phát triển đất nước sau này.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương III: Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình Triết học Mác – Lênin
( dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị)”, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia sự thật, 2021, trang 287 – 305.
2. Hùng Lê (2020), “Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất của Đảng”, truy cập ngày
09/03/2022, .
3. Ths. Lê Hữu Lợi – Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở (2021), “Quá trình đổi
mới nhận thức của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất qua các kỳ Đại hội”, truy cập
ngày 08/03/2022, />/trang-chu/trang-tin-chi-tiet/!
ut/p/z0/fcxBC4IwGMbxrLF49jcTOdR8JIVlBToLjHn0rdkZm1S3z6Runb
83h4sMAlFkZO0EoLH93JWIzkmSrckmDLa8yAKSFvkpPu4PlO8CnGP
xfzAwHUcRYqFGozVL4vLHmrPPtxgWk91YLo5wCdPib664M9M24E2
yrmlagkTaKs699am0T6JGeecao1CEjcoZFGDah5JROmFSrYinCqG7zdR
fQBjcOdD/#gsc.tab=0
4. ThS.Đỗ Thị Thảo và ThS.Nguyễn Thị Phong Lan – Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), “Những thành tựu cơ bản về
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay”, truy cập
ngày 09/03/2022, />
12