Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sự vận dụng của Đảng về nội dung “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.55 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN
Họ và tên: Đặng Vân Thủy
MSSV: 462935

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................1
1. Phương thức sản xuất.............................................................................................1
2. Khái niệm, cấu trúc của lượng lượng sản xuất.......................................................1
2.1. Khái niệm lực lượng sản xuất.............................................................................1
2.2. Cấu trúc của lực lượng sản xuất..........................................................................2
3. Khái niệm, cấu trúc của quan hệ sản xuất..............................................................2
3.1. Khái niệm quan hệ sản xuất................................................................................2
3.2. Cấu trúc của quan hệ sản xuất.............................................................................2
4. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
....................................................................................................................................2
4.1. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất................................................3
4.2. Quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại với lực lượng sản xuất.........................3
5. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất...............................................................................4
II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ NỘI DUNG QUY LUẬT Ở VIỆT NAM......5


1. Sự vận dụng của Đảng trước thời kì dổi mới (trước năm 1986)............................5
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế ở giai đoạn trước thời kì đổi mới........................5
1.2. Những sai lầm trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phát
triển phù hợp với trình độ sản xuất ở giai đoạn trước thời kì đổi mới.......................5
2. Sự vận dụng của Đảng sau thời kì đổi mới cho đến hiện nay (sau năm 1986)......6
2.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1968).....................................................6
2.2. Giai đoạn hiện nay..............................................................................................7
KẾT LUẬN..............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................11


MỞ ĐẦU
Kể từ khi ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của thế giới, triết học
Mác – Lênin đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội. Tại Việt Nam, ý thức được tính triết lí của triết học Mác – Lênin,
Đảng ta đã vận dụng chủ động, sáng tạo nhiều nội dung, phương pháp biện chứng,
quy luật… của bộ môn khoa học này vào lý luận nhận thức và thực tiễn trên con
đường xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Điển hình trong đó là quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật này có tác
động quan trọng đến nền kinh tế và việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực
lượng sản xuất luôn là yếu tố tất yếu của một chế độ xã hội, nền kinh tế quốc gia.
Với mong muốn được hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, cũng như sự ảnh hưởng quy luật này đến nền kinh tế xã hội nước
nhà, tôi xin lựa chọn đề tài: Sự vận dụng của Đảng về nội dung “Quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” ở Việt Nam hiện
nay.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Phương thức sản xuất
Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi hình thái kinh tế xã hội được đặc trưng bởi một

phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá
trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người1.
2. Khái niệm, cấu trúc của lượng lượng sản xuất
2.1. Khái niệm lực lượng sản xuất
Khi người lao động và tư liệu sản xuất kết hợp để tạo ra sức sản xuất và năng
lực thực tiễn để cải biên giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã
hội thì được coi là lực lượng sản xuất. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
được biểu hiện qua lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất chính là sự khái qt
khả năng con người có thể thay đổi tự nhiên theo nhu cầu bằng sức mạnh của mình.
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
1


2.2. Cấu trúc của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất xem xét trên cả hai mặt: mặt kinh tế - kỹ thuật (tư liệu
sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động). Người lao động là con người có
tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá
trình sản xuất của xã hội. Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức
sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.
3. Khái niệm, cấu trúc của quan hệ sản xuất
3.1. Khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất vật chất 2. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của
quá trình sản xuất.
3.2. Cấu trúc của quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan
hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau và quan hệ về phân phối
sản phẩm lao động. Trong ba quan hệ này thì quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản
xuất là quan trọng nhất, quy định hai quan hệ còn lại.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong

việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Quan hệ về tổ chức và quản lý
sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân
công lao động. Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập
đoàn người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội.
4. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy
định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử. Khái quát
thực tế này, C. Mác khẳng định: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình,
con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ
- tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát
triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ”3. Trong đó, lực lượng
sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
3 C. Mác & Ph. Ăng-ghen, C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập (2004), tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật

2


lực lượng sản xuất. Sự tác động lẫn nhau này được thể hiện bằng quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
4.1. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất, sự vận động và phát triển lực lượng
sản xuất giữ vai trò quyết định sự bắt đầu, phát triển và biến đổi của quan hệ sản
xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, được phát triển và vận
động không ngừng do nhu cầu của con người ngày một nâng cao. Con người sẽ tìm
cách cải tiến tư liệu sản xuất. Phạm vi đối tượng lao động càng được khai thác mở
rộng, gia tăng năng suất, hiệu quả. Trong khi đó, quan hệ sản xuất là hình thức xã
hội của q trình sản xuất, có tính ổn định và tĩnh tại tương đối. Vậy nên, lực lượng
sản xuất quyết định quan hệ sản xuất trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng

này.
Sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo động lực cho
q trình sản xuất phát triển có hiệu quả, năng suất cao. Khi sự phát triển của lực
lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định thì sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ
sản xuất hiện có và xuất hiện yêu cầu tất yếu phải xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời
thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
4.2. Quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại với lực lượng sản xuất
Tuy bị quyết định bởi lực lượng sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất có tính độc
lập tương đối nên có sự tác động ngược trở lại mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất có thể tác động trở lại bởi nó là mối quan hệ vật chất quan trọng
nhất – quan hệ kinh tế. Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực
lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: thúc đẩy hoặc kìm hãm.
Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất sẽ phát
triển đúng hướng, thịnh vượng; năng suất lao động tăng; mở rộng thì trường; tiếp
thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại. Điều này tiếp tục đạo
động lực và thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, khi lực
lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì sẽ mâu thuẫn gay gắt với
quan hệ sản xuất hiện có. Lúc ấy, quan hệ sản xuất lạc hậu sẽ trở thành rào cản cho
lực lượng sản xuất phát triển, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Từ đó phát sinh
3


yêu phải xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là quy luật cơ bản, phổ biến, chi phối sự vận động của xã hội lồi người và
khơng ngừng phát triển. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, vận động theo chiều hướng từ phù hợp đến
không phù hợp, đến phù hợp mới ở trình độ cao hơn. Quá trình này lặp đi lặp lại

trong lịch sử tạo ra quá trình vận động phát triển của phương thức sản xuất. Sự phù
hợp giữa quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan và tất
yếu của nền sản xuất. Sự phù hợp này quy định mục đích và tạo điều kiện giúp thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
5. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có ý nghĩa phương pháp luận vơ cùng quan trọng:
Thứ nhất, việc nhận thức đúng đắn quy luật này giúp cho khả năng nắm bắt
quan điểm, hoạch định đường lối, chính sách trở nên chính xác hơn; là cơ sở khoa
học để nhận thức rõ sự đổi mới trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự
đổi mới trong tư duy kinh tế.
Thứ hai, để phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất,
trước hết là phải nâng cao chất lượng người lao động và cải tiến công cụ lao động;
phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba, khi quan hệ sản xuất lạc hậu khơng cịn phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất thì cần phải có những cuộc cải cách, đổi mới ; mà cao
hơn là một cuộc cách mạng chính trị để giải quyết mâu thuẫn. Muốn xóa bỏ một
quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.

4


II. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ NỘI DUNG QUY LUẬT Ở VIỆT NAM
1. Sự vận dụng của Đảng trước thời kì dổi mới (trước năm 1986)
1.1. Khái quát về tình hình kinh tế ở giai đoạn trước thời kì đổi mới
Giai đoạn này, chúng ta vẫn còn là một nước nơng nghiệp lạc hậu, trình độ
của lực lượng sản xuất yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật không được đảm bảo, đội
ngũ cán bộ quản lý không được đào tạo bài bản. Đảng ta đã chủ trương chú trọng

khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa; thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao
cấp. Mặc dù đã huy động được sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc,
nhưng kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp. Việc áp dụng mơ
hình này thực chất đã tạo ra nhiều sai lầm, nảy sinh tiêu cực và đưa đất nước rơi
vào khủng hoảng trầm trọng. Mà nguyên nhân chính ở đây chính là việc xác lập
quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
không phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước.
Trước tình hình khó khăn ấy, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung
ương khoá IV đã rút ra nhận định: nhiều chủ trương trước đây của Đảng cịn mang
nặng tính chủ quan nóng vội, thiếu căn cứ thực tiễn. Hội nghị Trung ương 8 khoá V
(tháng 6/1985) đánh dấu bước đột phá bằng chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, thực hiện hạch toán kinh doanh
xã hội chủ nghĩa, thừa nhận sản xuất hàng hoá và các quy luật của sản xuất hàng
hoá4.
1.2. Những sai lầm trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất
phát triển phù hợp với trình độ sản xuất ở giai đoạn trước thời kì đổi mới
Thứ nhất, chưa hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất;
cường điệu quan hệ sản xuất mà coi nhẹ việc phát triển lực lượng sản xuất. Vai trò
của kinh tế tư nhân là động lực phát triển kinh tế, lại đi xoá bỏ loại hình kinh tế này.
Vội vàng biến nền kinh tế quốc dân thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngay khi lực
lượng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu.
Thứ hai, quan hệ sản xuất không được nhận thức trong một chỉnh thể, muốn
nhanh chóng thiết lập chế độ cơng hữu; coi sở hữu tư nhân nằm ngoài bản chất của
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập I, II) (2021), Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật

5



chủ nghĩa xã hội và cần phải nhanh chóng xố bỏ. Không xem trọng quan hệ tổ
chức – quản lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của người lao động.
Thứ ba, chủ quan, duy ý chí trong việc chủ trương phân bố lực lượng lao
động; không chú ý tới chất lượng nguồn nhân lực và yếu tố vật chất của lực lượng
sản xuất. Duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan
hệ hàng hoá – tiền tệ, cơ chế thị trường.
Thứ tư, trong những ngành sản xuất khác nhau, những vùng miền khác nhau
với trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều lại muốn tạo ra một quan hệ sản
xuất nhất loạt như nhau.
2. Sự vận dụng của Đảng sau thời kì đổi mới cho đến hiện nay (sau năm
1986)
2.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1968)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là mốc son quan trọng đánh
dấu cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, trong đó có sự đổi mới nhận thức và vận
dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại
hội đã nghiêm khắc nêu ra rằng nguyên nhân chủ quan của tình hình khó khăn,
khủng hoảng là do những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng
và Nhà nước: "Những sai lầm nói trên là sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính
sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện". Để khắc phục sai lầm, Đại
hội VI đã đề ra 5 mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó mục tiêu
thứ ba là: “xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”, “trong mỗi bước đi của quá
trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
tạo ra lực lượng sản xuất mới; trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình
thức và quy mơ mới thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển”5.
Đây là bước đánh dấu sự nhận thức mới của Đảng ta về vấn đề cải tạo quan
hệ sản xuất, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa; là cơ sở cho việc hoạch định đường lối phát triển của đất nước trong
những nhiệm kỳ tiếp theo của Đảng.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47 (1986), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật

6


2.2. Giai đoạn hiện nay
2.2.1. Những thành quả kinh tế trong giai đoạn hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2021)
diễn ra trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều sự thay đổi do ảnh hưởng
trực tiếp từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Tại đại hội lần này, Đảng đã khẳng
định: “tiếp tục nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản
xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”6.
Sau 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
ngoạn mục, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây
dựng, phát triển đất nước. Để đạt được thành tựu ấy, sự nhận thức đúng và vận
dụng chính xác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất giữ vai trò quan trọng.
Đầu tiên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật liên
quan đến đổi mới, gia tăng chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhà nước. Những chính
sách này đã góp phần tạo thêm động lực cho người lao động, giải phóng tiềm năng
của sản xuất. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phát triển mạnh mẽ và ngày
càng thu hút nguồn vốn; mở rộng hợp tác thương mại với quốc tế. Năm 2020, dù
trong bối cảnh đại dịch, nước ta vẫn thu hút tổng vốn đầu vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ
USD7. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng và
hiệu quả hơn. Năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi đối với khối doanh
nghiệp nhà nước đã tăng lên (đạt 83,5% so với 30% vào năm 2012), vượt tỷ lệ của
khối doanh nghiệp tư nhân (47%), kể cả khối doanh nghiệp FDI (54,4%)8.
Hơn nữa, Đảng và Nhà nước còn chủ trương chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế sâu rộng, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao. Chúng ta tiếp thu
những thành tựu về về kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ, văn minh thế giới.

Từ đó, cải tiến, hiện dại hố lực lượng sản xuất và củng cố, hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới. Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác với hơn 70
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập I, II ), Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật
7 PGS, TS. Mai Trung Dũng, Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới đất nước (2021) , Cổng TTĐT tỉnh Phú
Thọ
8 Vũ Văn Hà, Xây dựng, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay (2020) , Tạp chí Cộng
sản

7


nước là thị trường xuất khẩu của ta. Chúng ta đã thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển
khai hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu
Âu (EVFTA), thúc đẩy ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) 9.
Điều này đã xúc tiến mạnh mẽ cho thương mại và đầu tư, khai thác hiệu quả các cơ
chế hợp tác quốc tế, khoa học – cơng nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiến
bộ.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp để thực
hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Cơ cấu lao động đã có sự
chuyển đổi tích cực, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt
hơn các mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Năng suất lao động đã được tăng lên rõ rệt. Trong khi giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ
tăng năng suất lao động bình quân là 4,3%/năm thì ở giai đoạn 2016 – 2020, con số
này đã tăng lên 5,8%/năm.
Đặc biệt, ở giai đoạn hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu
cực đến toàn thế giới đã gần 3 năm, khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới
suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng liên
tục, năm 2020 tăng 5,1%, năm 2021 tăng 22,6%. Năm 2020, trong khi kinh tế thế

giới suy thối, tăng trưởng âm gần 4%, thì kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng
2,91% - một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy
nhiên, do diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp với những biến thể mới ở nước
ta, tăng trưởng kinh tế 2021 nước ta chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm
qua. Để trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Đảng và Nhà nước cần thực hiện những
chương trình phục hồi kinh tế bền vững, phù hợp với thực tiễn và thực thi hiệu quả.
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém cần khắc phục
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã được trong việc vận dụng quy luật,
chúng ta cần phải thấy rằng vẫn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, xuất hiện những mâu
thuẫn mới, sự không phù hợp mới giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đã có những bước phát triển rất quan trọng sau
nhiều năm đổi mới. Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới vẫn chưa hết lúng
túng và còn những hạn chế. Chúng ta chưa chú ý đồng bộ trong xây dựng, hoàn
9 35 năm đổi mới: Bước phát triển ngoạn mục của nền kinh tế (2021), Trang TTĐT Hội đồng lý luận Trung ương

8


thiện các mặt của quan hệ sản xuất, có xu hướng thay đổi chế độ sở hữu tư liệu sản
xuất hơn là cải tiến quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm lao
động.
Tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo” nhưng trên thực tế chưa làm được điều này. Tại Hội nghị Trung ương 5 khố
XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “…thời điểm tháng 10 năm 2016
chỉ còn 718 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp
Nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà
nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền
kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp
nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Khơng ít

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thốt, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những
dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân
hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân” 10. Từ thực trạng này, ta
thấy được nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa về chế
độ sở hữu, cách thức quản lý sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền
kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm và đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP. Song
các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều bất lợi về cạnh và nguồn vốn khi đa số chỉ là
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù có tiềm năng vơ cùng lớn, nhưng kinh tế tư nhân
chưa được tạo điều kiện để phát triển lớn mạnh hơn. Đối lập với khu vực kinh tế tư
nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần
đầu tư vào lĩnh vực có cơng nghệ trung bình, ít đầu tư vào các lĩnh vực có cơng
nghệ cao, nơng nghiệp.
Những hạn chế, yếu kém của các thành phần kinh tế trong quan hệ sản xuất
đã làm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Những vấn đề này xuất phát từ
cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan.

10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng
Trung ương Đảng

9


Ở mặt khách quan, đây là lần đầu tiên có việc chuyển cơ chế từ tập trung
quam liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên Đảng
và Nhà nước phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không thể tránh khỏi sai lầm.
Về mặt chủ quan, công tác nghiên cứu lý luận, kết luận từ thực tiễn về quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong
các nghị quyết của Đảng đã khẳng định các chủ trương, quan điểm tuy nhiên vẫn
còn nhiều ý kiến trái chiều trong thực tiễn. Vì vậy dẫn đến thực hiện nghị quyết,

chính sách cịn thiếu nhất qn, đồng bộ khơng kiên quyết; hiệu quả kinh tế bị suy
giảm. Hơn nữa, Đảng còn chậm trễ trong tư duy phát triển kinh tế - xã hội và thay
đổi phương thức lãnh đạo. Nghiêm trọng hơn, có hiện tượng một số cán bộ, đảng
viên rơi vào suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; suy giảm năng lực,
phẩm chất và uy tín.
KẾT LUẬN
Có thể nói, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật cơ bản, phổ biến, chi phối sự vận động của xã hội lồi
người và khơng ngừng phát triển. Đảng ta đã ngày càng nhận thức và vận dụng
đúng đắn hơn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy đường lối
đổi mới của Đảng là phù hợp với quy luật khách quan, có ý nghĩa lịch sử to lớn
trong chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất
cập khi nhận thức và vận dụng quy luật trong đường lối, chính sách của Đảng. Điều
này cần được tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện hơn. Thơng qua việc tìm hiểu sự
vận dụng của Đảng ta về nội dung quy luật này, ta nhận thức được nguyên nhân cốt
lõi để mỗi nền kinh tế vận động một cách trơn tru, có hiệu quả. Từ đó, đảm bảo sự
nhận thức đúng và vận dụng nội dung quy luật vào thực tiễn đời sống.
Do những hạn chế về mặt nội dung và hình thức của một bài tiểu luận, cũng
như về kĩ năng và kinh nghiệm của tác giả, bài luận nhất định vẫn cịn nhiều nhược
điểm, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy/cơ bộ
mơn để bài luận được hoàn thiện hơn.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phịng Trung ương Đảng

2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển năm 2011)
II. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ
1. 35 năm đổi mới: Bước phát triển ngoạn mục của nền kinh tế (2021), Trang
TTĐT Hội đồng lý luận Trung ương
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021), Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật
3. C. Mác & Ph. Ăng-ghen, C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập (2004), tập 13,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
(tập I, II) (2021), Nxb. Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 47 (1986), Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật
6. Mai Ngọc, Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại
dịch (2021), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
7. Mai Trung Dũng, Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới đất nước
(2021), Cổng TTĐT tỉnh Phú Thọ
8. Nguyễn Ngọc Chuẩn, Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật sự
phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất trong chủ nghĩa xã hội - giá trị và những luận điểm cần bổ sung, phát
triển (2019), Tạp chí Triết học
9. Nguyễn Trọng Tuấn, Nhận thức và vận dụng qui luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước
ta thời kì đổi mới (1996), Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học, Đại học
Quốc gia Hà Nội

11


10.PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, Nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa lực lượng

sản xuất và quan hệ sản xuất từ thực tiễn Việt Nam (2020), Tạp chí Lý luận
chính trị
11. PGS, TS. Vũ Văn Hà, Xây dựng, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà
nước trong điều kiện hiện nay (2020), Tạp chí Cộng sản
12.ThS. Lê Hữu Lợi, Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta trong việc giải
quyết mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
qua các kỳ Đại hội (2021), Trường Chính trị An Giang
13.ThS. Phạm Bá Thịnh & ThS. Nguyễn Thị Duyên, Vận dụng quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (2016), Trường Chính trị Thanh
Hoá
14.TS. Lê Minh Nghĩa, Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ( phần 1 & phần 2) (2019),
Trang Thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương
15.TS. Lê Thị Chiên, Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề
bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay (2021), Tạp chí
Cộng sản

12



×