Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo trình Mỹ thuật cơ bản (Nghề: Thiết kế đồ họa - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 61 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: MỸ THUẬT CƠ BẢN
NGHỀ : THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
TRÌNH ĐỘ : TRUNG CẤP

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 12

2


LỜI GIỚI THIỆU
Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp, bao gồm các loại hình nghệ thuật tạo
hình chủ yếu là hội họa, đồ họa và điêu khắc, kiến trúc.
Mỹ thuật chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người
nhìn thấy được. Do đó người ta cịn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ
thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một cơng trình kiến
trúc.
Học xong môn này, sinh viên phải nắm được các vấn đề sau:


- Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các
tác phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của
mỹ thuật.
- Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua
các kỹ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao.
- Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong khơng gian ba chiều (tượng trịn)
hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi).
Ninh bình, ngày .. tháng …năm 2018
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên ThS. Nguyễn Bá Quân

3


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 3
MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
MÔ ĐUN: MỸ THUẬT CƠ BẢN...................................................................... 6
BÀI 1 ..................................................................................................................... 8
GIỚI THIỆU VỀ MỸ THUẬT .......................................................................... 8
1. Các yêu cầu mỹ thuật .................................................................................... 8
2. Đối tượng mỹ thuật ..................................................................................... 12
BÀI 2 ................................................................................................................... 15
HÌNH .................................................................................................................. 15
1. Hình và thể hiện hình .................................................................................. 15
2. Các nguyên tắc tổ chức hình ....................................................................... 16
BÀI 3 ................................................................................................................... 25
ĐƯỜNG .............................................................................................................. 25
1. Đặc tính của đường ..................................................................................... 25
2. Đường và các thành phần mỹ thuật............................................................. 26

BÀI 4 ................................................................................................................... 33
HÌNH DẠNG ..................................................................................................... 33
1. Xác định dạng.............................................................................................. 33
2. Nguyên tắc thiết kế...................................................................................... 34
3. Dạng và nội dung: ....................................................................................... 43
BÀI 5 ................................................................................................................... 45
MỨC ĐỘ ............................................................................................................ 45
1. Mối quan hệ về mức độ ............................................................................... 45
3. Giá trị của mức độ ....................................................................................... 53
BÀI 6 ................................................................................................................... 62
CHẤT LIỆU....................................................................................................... 62
1. Các mẫu chất liệu: ....................................................................................... 62
2. Chất trong không gian ................................................................................. 67
BÀI 7 ................................................................................................................... 71
MẦU SẮC .......................................................................................................... 71
1. Đặc tính của màu và cân đối màu ............................................................... 71
Màu cơ bản ...................................................................................................... 76
2. Ánh sáng ...................................................................................................... 78
BÀI 8 ................................................................................................................... 83
KHƠNG GIAN .................................................................................................. 83
1. Nhận thức khơng gian. ................................................................................ 83
2. Dạng chính của khơng gian ......................................................................... 87
3. Thuộc tính của không gian. ......................................................................... 89
4. Không gian và các yếu tố mỹ thuật khác. ................................................... 90
BÀI 9 ................................................................................................................... 91
NGHỆ THUẬT ĐA CHIỀU ............................................................................. 91
1. Điêu khắc..................................................................................................... 91
4



2. Thành phần của tác phẩm 3D. ..................................................................... 93
BÀI 10 ................................................................................................................. 98
NỘI DUNG VÀ PHONG CÁCH ..................................................................... 98
1. Một số mốc lịch sử mỹ thuật. ...................................................................... 98
2. Sáng tác nghệ thuật ................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 120

5


MƠ ĐUN: MỸ THUẬT CƠ BẢN
Mã mơ đun: MĐ 12
Thời gian thực hiện mô đun: 90 Giờ; (Lý thuyết: 27giờ; Thực hành, , thảo
luận, bài tập: 60 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
Vị tri, tính chất mơ đun:
- Vị trí: Mơn học được sắp xếp sau khi học các môn chung.
- Tính chất: Là mơn học cơ sở bắt buộc.
Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức: Trang bị cho người học kiến thức về tạo hình mỹ thuật,
kiến thức về đường, hình, khối và một số vấn đề mỹ thuật liên quan.
- Về kỹ năng: Biết cách tạo hình, sử dụng màu sắc hợp lý trong thực tế
cho việc lên ý tưởng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, quan
sát. Rèn luyện kĩ năng thể hiện các yếu tố mỹ thuật.
Nội dung mô đun:

Số
TT

1


2

3

4

Thời gian
Tên chương, mục

Tổng
số


thuyết

Bài 1: Giới thiệu về mỹ thuật

9

3

6

1. Các yêu cầu mỹ thuật

4

1


3

2. Các đối tượng mỹ thuật

5

2

3

Bài 2 : Hình

9

3

6

1. Hình và thể hiện hình

3

1

3

2. Các nguyên tắc tổ chức hình

6


2

3

Bài 3: Đường

9

3

6

1. Đặc tính của đường

2

1

2

2. Đường và các thành phần
mỹ thuật

3

1

2

3. Thể hiện đường


4

1

2

Bài 4: Hình dạng

9

3

5

1. Xác định dạng

2

1

1

2. Nguyên tắc thiết kế dạng

3

1

2


Thực hành Kiểm
bài tập
tra*
0

1

6


5

6

7

8

9

10

3. Dạng và nội dung

4

1

2


Bài 5: Mức độ

9

3

6

1. Mối quan hệ về mức độ

3

1

2

2. Thể hiện mức độ

3

1

2

3. Giá trị của mức độ

3

1


2

Bài 6: Chất liệu

9

2

7

1. Các mẫu chất liệu

5

1

3

2. Chất liệu và khơng gian

4

1

4

Bài 7: Màu sắc

9


2

6

1. Đặc tính của màu và cân đối
màu

4

1

3

2. Ánh sáng

5

1

3

1

Bài 8: Không gian

9

2


6

1

1. Nhận thức khơng gian

2

1

1

2. Dạng chính của khơng gian

2

0

2

3. Thuộc tính của khơng gian

3

1

1

4. Khơng gian và các yếu tố mỹ
thuật


2

0

2

Bài 9: Nghệ thuật 3 chiều

9

3

6

1. Điêu khắc

4

1

3

2. Thành phần của tác phẩm 3
chiều

5

2


3

Chương 10: Nội dung và
phong cách

9

3

6

1. Một số mốc lịch sử mỹ thuật

4

1

3

2. Sáng tác nghệ thuật

5

2

3

90

27


60

Tổng cộng

1

1

1

3

7


BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ MỸ THUẬT
MĐ 12-01
Giới thiệu:
Hội họa được xem là phần quan trọng nhất của Mỹ thuật, cũng là loại
hình nghệ thuật phổ biến nhất. Đây là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều
một cách trực tiếp, hay giải thích nơm na là người vẽ sử dụng màu và bút chì để
tơ lên một bề mặt láng (giấy, vải,...) để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật.
Người làm việc này còn được gọi là họa sĩ.
Kết quả của việc này là những tác phẩm hội họa được ra đời, hay người ta
còn gọi là tranh vẽ. Nói cách khác, hội họa là một hình thức để thể hiện ý tưởng
của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương
pháp (thuật) của họa sỹ.
Mục tiêu của bài:

- Hiểu được kiến thức cơ sở về mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật và các đối tượng
của mỹ thuật
- Hiểu được cách tạo bản vẽ
Nội dung chính:
1. Các yêu cầu mỹ thuật
Mục tiêu :
- Hiểu được kiến thức cơ sở về mỹ thuật,
- Hiểu được yêu cầu tạo yêu cầu mỹ thuật.
Định nghĩa mỹ thuật:
Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp, bao gồm các loại hình nghệ thuật tạo
hình chủ yếu là hội họa, đồ họa và điêu khắc, kiến trúc.
Mỹ thuật chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người
nhìn thấy được. Do đó người ta cịn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ
thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một cơng trình kiến
trúc.
Mỹ thuật bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác như:
+ Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các tác
phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của mỹ
thuật.
8


+ Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua
các kỹ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao.
+ Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong khơng gian ba chiều (tượng trịn)
hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm, là
khái niệm cơ bản nhất và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mỹ thuật
Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mỹ
thuật. Đặc biệt những xu hướng mỹ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập
niên 1960 bao gồm:

- Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art)
- Nghệ thuật Biểu diễn (Performance art)
- Nghệ thuật Hình thể (Body art)
- Nghệ thuật Đại chúng (Popart)
Các yêu cầu mỹ thuật:
Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm mỹ thuật
Hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất biện chứng
giữa cái chung và cái riêng, trong đó cái chung đã được cá biệt hóa, cái cá biệt
đã được khái quát hóa. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một cái riêng độc đáo, là sự
không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ
thuật khác nhau: hư cấu, tưởng tượng, ước lệ…
Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật, thơng thường nó được phân tích,
làm sáng tỏ ở khía cạnh phép biện chứng giữa lý tính và cảm tính, khách quan
và chủ quan, điển hình và khái quát. Việc nghiên cứu các cấp độ tồn tại của hình
tượng nghệ thuật là cơng việc hết sức quan trọng đối với việc làm rõ đặc trưng
của nghệ thuật. Bởi vì là cơ sở phương pháp luận để xem xét bất cứ khía cạnh
nào của hình tượng nghệ thuật, nhất là vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh
thần con người.
- Cấp độ tư tưởng của hình tượng nghệ thuật giúp chúng ta nhận thức
được quan niệm về nghệ thuật của các tư tưởng và trào lưu mỹ học khác nhau
trong lịch sử. Nhờ vậy, nghệ thuật ẩn dấu và bộc lộ trong mình những ý nghĩa
triết – mỹ sâu xa của hình tượng, cái mà hình tượng – nghệ thuật “vượt” ra khỏi
giới hạn tâm lý của chủ thể dưới góc độ cá nhân, khi quan niệm nghệ thuật được
nhận thức bằng toàn bộ sự phát triển của văn hóa mang tính tồn nhân loại.
- Cấp độ tâm lý của hình tượng nghệ thuật là cấp độ tình cảm và cảm xúc
nghệ thuật. Các tình cảm và cảm xúc tâm lý chứa đựng trong hình tượng nghệ
9


thuật thể hiện là thế mạnh riêng của sự phản ánh cuộc sống hiện thực. Bởi vì,

khơng có cảm xúc thì sẽ khơng có hình tượng trong bất cứ loại hình nghệ thuật
nào.
- Cấp độ vật chất của hình tượng nghệ thuật là cấp độ mà thiếu nó cũng
khơng thể có sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là những chất liệu vật
chất được sử dụng trong các các loại hình loại thể của nghệ thuật cũng như
ngơn ngữ, âm thanh, mầu sắc và sự kết hợp chúng để vật chất hóa hình tượng
trong nghệ thuật.
Sự phân chia các cấp độ của hình tượng nghệ thuật chỉ là ước lệ. Vì thực
ra hình tượng nghệ thuật là một chỉnh thể phản ánh thế giới hết sức mền dẻo,
uyển chuyển, người cảm thụ có thể cảm nhận được độ tinh tế, nơng sâu của nó là
tùy thuộc vào trình độ thẩm mỹ của mỗi con người. Chỉ có điều, các cấp độ đó
của hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc đi sâu vào các cung bậc
tình cảm – lý trí, chung – riêng trong đời sống tinh thần con người.
Nội dung của tác phẩm mỹ thuật:
Nội dung của tác phẩm mỹ thuật do đối tượng của tác phẩm mỹ thuật qui
định. Đó chính là quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực thông
qua tư tưởng và chủ đề của tác phẩm nghệ trong quá trình sáng tạo của người
nghệ sỹ.
Nội dung của tác phẩm mỹ thuật bao gồm hai yếu tố khách quan và chủ
quan. Yếu tố khách quan là các thuộc tính thẩm mỹ của cái đẹp, cái bi, cái hài,
cao cả trong cuộc sống được nghệ sỹ phản ánh vào tác phẩm theo chủ đề nhất
định. Nói một cách khác, đây chính là đối tượng của mỹ thuật. Cịn yếu tố chủ
quan là ý tưởng sáng tạo của người nghệ sỹ nói lên các xem xét, đánh giá và giải
quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của nghệ sỹ.
Tư tưởng của tác phẩm, trước hết là tư tuởng thẩm mỹ của nghệ sỹ được
thể hiện thông qua tác phẩm bằng các hình tượng nghệ thuật nhất định và cũng
qua đó cơng chúng nghệ thuật có thể cảm thụ, đánh giá được ý nghĩa tư tưởng
của tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật, tư tưởng của nghệ thuật gắn bó sâu sắc với
các quan niệm và tư tưởng xã hội, chính trị, đạo đức, tơn giáo.
Chủ đề của tác phẩm phải gắn liền với tư tưởng của tác phẩm thông qua

sự lựa chọn của người nghệ sỹ. Trong đó tư tưởng của tác phẩm được thể hiện
thông qua nhận thức, đánh giá, sáng tạo của nghệ sỹ trong cánh đặt vấn đề giải

10


quyết vấn đề do chủ đề đặt ra và ngược lại chủ đề làm cho tư tưởng thêm sâu
sắc, tư tưởng phát triển chủ đề.
Tư tưởng và chủ đề là hai yếu tố của nội dung nghệ thuật trong quá trình
sáng tạo của nghệ sỹ. Tư tưởng khơng thể bộc lộ ngồi chủ đề và chủ đề khơng
thể thể hiện nếu khơng có tư tưởng. Nhưng trong tác phẩm mỹ thuật khơng chỉ
có một chủ đề, mà có chủ đề chính hoặc thêm nhiều chủ đề phụ. Cũng vì vậy mà
trong một tác phẩm nó có thể có rất nhiều chủ đề chính.
Hình thức của tác phẩm mỹ thuật:
Hình thức là cách thể hiện nội dung của tác phẩm mỹ thuật. Nội dung và
hình thức của một tác phẩm mỹ thuật là mặt thống nhất qui định lẫn nhau. Hình
thức là tổ chức, là cơ cấu bên trong của nội dung tác phẩm. Cho nên, hình thức
là cách thể hiện nội dung và cách thức thể hiện đó bao gồm hai đặc điểm cơ bản.
Một là nội dung của tác phẩm thể hiện bằng gì; hai là nó được thể hiện như thế
nào?
Để vật chất hoá và khách thể hoá nội dung của tác phẩm mỹ thuât, cần
phải sử dụng những phương tiện vật chất kỹ thuật, đó là phương tiện tạo hình –
biểu hiện mà nghệ sỹ dùng để thực hiện ý đồ sáng tác của mình. Để xây dựng
hình thức cho một tác phẩm mỹ thuật thì nghệ sỹ có thể chỉ sử dụng một vài
phương tiện vật chất – kỹ thuật phù hợp với những loại hình nghệ thuật nhất
định và nó chỉ thành yếu tố của hình thức tác phẩm khi chúng được sắp xếp, tổ
chức thành kết cấu, thành những nội dung nhất định trong tác phẩm mỹ thuật.
Mỗi một loại hình của mỹ thuật đều có một hệ thống các phương tiện tạo
hình biểu hiện riêng như là ngơn ngữ đặc trưng của mình.
Ngồi những yếu tố vật chất kỹ thuật, ngôn ngữ, chất liệu để tạo hình –

biểu hiện tác phẩm cịn có sự liên kết chúng lại để tạo thành bố cục của tác phẩm
phản ánh nội dung của nó. Hình thức của tác phẩm khơng chỉ là tạo dáng bên
ngồi, mà cịn là cơ cấu bên trong của nội dung. Chính vì vậy, yếu tố quan trọng
và phổ biến của hình thức tác phẩm là bố cục, tức là cấu trúc bên trong của tác
phẩm để thơng qua đó bộc lộ nội dung như sự phân bố, sắp xếp các bộ phận của
tạo hình – biểu hiện theo một hệ thống nhất định.
Xây dựng bố cục, tức là tìm thủ pháp và giai pháp thích hợp với tư tưởng
nhằm thể hiện nội dung của tác phẩm một cách tốt nhất có hiệu quả nhất và cũng
vì vậy nếu như bố cục không phù hợp sẽ làm phần quan trọng của nội dung hoặc
không thể hiện đúng nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
11


Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm mỹ thuật
Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất và đều có vị trí quan trọng
đối với giá trị của tác phẩm mỹ thuật. Bởi chúng đều là cơ sở cho sự tồn tại
trong tính hiện thực của một tác phẩm mỹ thuật. Trong đó nội dung qui định
hình thức; mặt khác tính chất đa dạng, phong phú và mức độ hồn thiện hay
khơng hồn thiện của hình thức lại qui định mức độ hồn thiện hay khơng hồn
thiện của nội dung.
Khi khẳng định vai trị quyết định của nội dung đối với hình thức, thì hình
thức cũng có tính tích cực đối với nội dung, khi xem xét tính phù hợp hoặc
khơng phù hợp của nó có bộc lộ đầy đủ nội dung hoặc cũng có thể làm sai lệch
nội nội dung của tác phẩm mỹ thuật. Do vậy, một tác phẩm mỹ thuật có giá trị
thẩm mỹ cao không chỉ do nội dung tư tưởng tiến bộ, phản ánh đúng chân lý
khách quan của cuộc sống mà cịn do hình thức nghệ thuật hồn thiện, hồn mỹ
của nó.
Tính tích cực của hình thức nghệ thuật vốn là sức mạnh tiềm ẩn của trong
ngôn ngữ đặc trưng mang tính đa dạng, phong phú của các loại hình, loại thể của
nghệ thuật và cả những chất liệu vật chất – kỹ thuật được sử dụng trong thủ

pháp của nghệ thuật. Để diễn tả tính nhậy cảm, tinh tế nhất trong thế giới tình
cảm của con người thơng qua năng lực phản ánh của thính giác thì có lẽ âm nhạc
là thích hợp hơn cả; nhưng ngược lại nếu miêu tả tính khơng gian, sinh động cụ
thể về thế giới của màu sắc thông qua năng lực phản ánh của thị giác thì khơng
có gì sánh bằng hội họa. Trong sáng tạo nghệ thuật, bao giờ nghệ sỹ cũng đi từ
nội dung đến hình thức, xuất phát từ nội dung.
2. Đối tượng mỹ thuật
Mục tiêu :
- Hiểu được về các đối tượng mỹ thuật,
- Hiểu được yêu cầu tạo yêu cầu mỹ thuật.
Hội họa
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để
tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật.
Thông thường, công việc này do họa sỹ thực hiên. Kết quả của cơng việc đó là
các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những
loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một
12


ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử
dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.
Đồ họa
Đồ họa là một lĩnh vực truyền thơng trong đó thơng điệp được tiếp nhận
qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh
cho các vấn đề truyền thông.
Trong mỹ thuật công nghiệp, đồ hoạ là mơn xử lý hình ảnh trên ngơn ngữ
tạo hình là tín hiệu số, qua các thiết bị như máy tính, máy ảnh số, máy quay
phim số. Từ các yếu tố có thể bố cục tạo hình trên máy tính, người ta tạo ra một
bố cục cân đối hồn chỉnh.
Điêu khắc

Điêu khắc là tác phẩm nghệ thuật ba chiều được tạo ra bằng cách tạo hình
hoặc kết hợp vật liệu như kim loại, đá, thủy tinh, hoặc gỗ. Vật liệu cũng có thể
được sử dụng như đất sét, dệt may, nhựa, polyme và các kim loại nhẹ nhàng
hơn. Thuật ngữ này đã được mở rộng để cơng trình điêu khắc bao gồm cả không
gian âm thanh, ánh sáng, không gian hư ảo và không gian tâm linh.
Các nhà điêu khắc làm việc bằng cách loại bỏ như khắc, hoặc họ có thể
được lắp ráp như hàn, làm cứng như đúc. Trang trí bề mặt bằng sơn có thể được
áp dụng. Điêu khắc đã được mô tả như là nghệ thuật tạo hình cơng nghiệp vì nó
liên quan đến việc sử dụng các vật liệu có thể được đổ khn hoặc điều chế. Sản
phẩm thu được là tác phẩm điêu khắc.
Điêu khắc là một hình thức quan trọng của nghệ thuật công cộng. Một bộ
sưu tập nghệ thuật điêu khắc trong một khu vườn có thể được gọi là một khu
vườn điêu khắc.
Kiến trúc
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không
gian, lập hồ sơ thiết kế các cơng trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức
chun ngành kiến trúc, ngồi cơng tác thiết kế cơng trình có thể tham gia vào
rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô
thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất,
thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng cơng nghiệp.
Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu
thực tế thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến

13


trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các cơng trình kiến trúc có chung
những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử.
Kiến trúc hiện đại đi theo xu hướng tôn sùng công nghệ và vật liệu mới,
công năng sử dụng, và năng lực sáng tạo cá nhân, do đó các cơng trình kiến trúc

hiện đại thường khơng có nhiều liên hệ đến văn hóa bản địa.
Sự khơ cứng, vơ tính của kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ trong
những năm 1970s khiến trào lưu kiến trúc hậu hiện đại ra đời. Công nghệ và vật
liệu mới vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong kiến trúc hậu hiện đại, mà áp dụng
chúng một cách khôn ngoan đầy cảm xúc hơn, nhằm nhấn mạnh các đặc thù của
cơng trình và mối liên hệ của cơng trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội
xung quanh.

14


BÀI 2
HÌNH
MĐ 12-02
Giới thiệu:
Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thơng qua thị giác rồi sau đó
chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó
đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận.
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được kiến thức cơ sở về hình trong các tác phẩm mỹ thuật
- Trình bày được các ngun tắc tổ chức hình.
Nội dung chính:
1. Hình và thể hiện hình
Mục tiêu:
- Hiểu được kiến thức cơ sở về hình trong các tác phẩm mỹ thuật Khái
niệm về hình ảnh
Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thơng qua thị giác rồi sau đó
chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó
đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận.
Thể hiện hình ảnh

Khi lồi người chưa có chữ viết, con người đã biết dùng lối vẽ làm
phương tiện thông tin. Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động vật
được khắc lên vách đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết. Từ tranh
chuyển sang chữ viết là một q trình trừu tượng hố, sau dần người ta lược bỏ
các chi tiết cụ thể, phức tạp, dung các đường nét đơn giản làm kí hiệu ghi lại
ngơn ngữ ,mở rộng thông tin cho con người .
Cùng với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến. Điều này thật dễ hiểu, bởi
con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại và mở rộng tri
thức. Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy” ảnh đã ra đời để đáp ứng nhu
cầu này. Khơng bằng lịng với những tấm ảnh bình thường con người muốn
những hình ảnh đó phải thực sự sống động ghi lại những hành động việc làm,
hiện tượng sự kiện diễn ra một cách thực tế nhất. Từ đây hình ảnh đã bắt đầu ra
đời. Nó đã đáp ứng một phần khơng nhỏ u cầu nhìn, quan sát của lồi người.
Như vậy, hình ảnh đã trở thành một loại hình ngơn ngữ -ngơn ngữ hình ảnh. Nó
có khả năng thơng tin chính xác một nội dung mang tính vật chất nhất định. Khả
15


năng thơng tin bằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn của con mắt người, giúp con
người hiểu mình đầy đủ hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn.
Lịch sử phát triển của hình ảnh đã ghi nhận: Hình ảnh chuyển động lần đầu
tiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Đó là vào năm 1895 khi
anh em nhà Luymiê cho chiếu bộ phim “Chuýên xe lửa đến ga” hình ảnh đồn
tàu chuyển động khiến cho người xem tưởng đó là đồn tàu thật sự và hốt hoảng
chạy ra khỏi chỗ ngồi.
2. Các nguyên tắc tổ chức hình
Mục tiêu:
- Hiểu được kiến thức cơ sở về nguyên tắc tổ chức hình.
- Biết cách tổ chức quan sát hình.
Cân bằng

Một trong số các ngun tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc
Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải
thực hiện tốt yếu tố cân bằng.
Nó là gì và làm thế nào là nó đạt được trên một bề mặt phẳng? Để trả lời
câu hỏi này, chúng ta phải nghĩ về một tác phẩm ba chiều của nghệ thuật. Nếu
các phần không thể cân bằng hoặc được giữ, chúng sẽ đổ. Đối với hình ảnh tạo
ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế hay một bức tranh sơn dầu cùng
một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng
thực tế, các nghệ sĩ cần phải tạo ra một ảo giác về sự cân bằng, được gọi là cân
bằng thị giác.

Trong cân bằng thị giác, mỗi khu vực của bức tranh cho thấy một trọng
lượng hình ảnh nhất định, một mức độ nhất định nhẹ hoặc nặng.
Ví dụ: màu sáng có trọng lượng nhẹ hơn so với màu tối. Màu rực rỡ ảnh
hưởng thị giác nặng hơn màu sắc trung tính trong cùng khu vực. Màu sắc ấm
như màu vàng có xu hướng mở rộng diện tích về kích thước, trong khi màu lạnh
như màu xanh có xu hướng giữ diện tích, trong suốt ảnh hưởng thị giác ít nặng
hơn các khu vực mờ đục.
16


Trong nguyên tắc cân bằng có hai dạng: Cân bằng đối xứng và Cân bằng
bất đối xứng.
Cân bằng đối xứng:
Đây là dạng cân bằng phổ biến trong tự nhiên. Chia ra bởi một trục giữa
và khơng có sự khác biệt trong hai bên.
Cân bằng bất đối xứng
Cân bằng bất đối xứng được sử dụng hầu hết trong các thiết kế và các tác
phẩm nghệ thuật.
Bất đối xứng cân bằng là khi cả hai bên trục trung tâm là không giống

nhau, nhưng vẫn xuất hiện để lại cùng trọng lượng thị giác. Nó là một sự "cảm
thấy" cân bằng hoặc cân bằng giữa các bộ phận của một thành phần hơn là thực
tế. Nếu các nghệ sĩ có thể cảm nhận, đánh giá và ước tính các yếu tố khác nhau
và trọng lượng thị giác, điều này sẽ cho phép tạo sự cân bằng tổng thể.

Chúng ta có thể sử dụng các yếu tố, màu sắc, kích thước, hình dáng,
khơng gian, số lượng, sắc độ để tạo nên Cân bằng bất đối xứng.

Trong thiết kế đồ họa bắt buộc phải có sự cân bằng.

Bữc bữa tiệc cuối cùng của Davinci là ví dụ mẫu mực về yếu tố Cân Bằng
trong nghệ thuật
Tương phản
17


Sau nguyên tắc Cân bằng thì nguyên tắc Tương phản cũng là một nguyên
tắc cần chú ý cho thiết kế đồ họa.
Tương phản trong nghệ thuật và thiết kế xảy ra khi hai yếu tố liên quan là
khác nhau. Quá nhiều điểm giống nhau của các thành phần trong thiết kế sẽ trở
thành đơn điệu. Nói cách khác việc sử dụng tương phản q ít có thể gây ra một
thiết kế nhạt nhẽo và nhàm chán. Mặt khác quá nhiều tương phản có thể là khó
hiểu.
Tương phản xảy ra ra khi sử dụng cùng lúc Màu sắc (Nóng – Lạnh),
Đường nét ( Thẳng – cong, ngang- đứng v.v.), Hình khối (Đặc – rỗng, Lớn –
nhỏ), Hình dạng (Vng – Trịn), Chất liệu (Mịn – thô ráp) Nhịp điệu (Nhanh –
Chậm), Không gian (rộng – hẹp), Đồng nhất – Khác biệt, Hướng v.v. Để có sự
tương phản màu sắc cần hiểu vòng tròn màu. Trong vòng tròn màu, hai màu
nắm đối diện nhau tạo nên tương phản mạnh nhất.


Tương phản về hình khối – người thiếu nữ và bóng của người này.

Tương phản về chất liệu được sử dụng khá phổ biến trong nhiếp ảnh
18


Tác phẩm này hiện diện tương phản về sắc độ và đường nét (cột chống và
sợi xích)
Tương phản và Cân bằng cần sự phối hợp chặt chẽ. Có thể sử dụng tương
phản theo một số quy luật kinh điển như Golden Ratio với các tỉ lệ: 1:414,
1:618.
Chuyển động
Chuyển động là con đường đôi mắt của chúng ta theo khi chúng ta nhìn
vào một tác phẩm nghệ thuật.. Mục đích của Chuyển động là tạo ra sự thống
nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi dùng mắt để theo dõi.
Nó có thể đạt được bằng cách sử dụng sự nhịp điệu, sắp xếp, nét bút v.v.
Chuyển động quan hệ cộng tác với nhau bằng liên kết các thành phần khác nhau
của một tác phẩm với nhau.
Bằng cách sắp xếp các yếu tố thành phần theo một cách nào đó, một nghệ
sĩ/ nhà thiết kế kiểm soát sự chuyển động của mắt của người xem trong và xung
quanh các thành phần với các bức tranh/ thiết kế.

Yếu tố chuyển động trong nhiếp ảnh.

19


Vangogh là một trong những họa sĩ bậc thầy về sử dụng nét bút tạo sự
chuyển động trong các tác phẩm.


Sắp xếp các yếu tố có chủ ý nhằm tạo sự liên lạc, chuyển động gắn kết
trong một tác phẩm.
Nhấn mạnh
Nhấn mạnh là sự nhấn mạnh của một khu vực cụ thể tập trung hơn là trình
bày một mê cung của các chi tiết quan trọng tương đương.

Trong nghệ thuật và đặc biệt trong thiết kế Nhấn mạnh là một nguyên tắc
không thể thiếu của mỗi thiết kế, mỗi tác phẩm. Chúng ta có thể dùng các
nguyên tắc Cân Bằng bất đối xứng, Tương phản, Chuyển động, để tạo nên nhấn
mạnh nổi bật cho một đối tượng, cho một thông điệp muốn truyền tải.

20


Ví dụ về Nguyên tắc nổi bật với việc sử dụng màu nóng (mặt trời), màu
lạnh (khung cảnh). Đồng thời dịng sơng tạo thành đường dẫn hướng mắt người
xem vào yếu tố nổi bật nhất.
Một cách để đạt được nhấn mạnh là tạo ra trung tâm của sự quan tâm, hay
còn gọi là một tâm điểm. Một khu vực trung tâm là khu vực mà mắt có xu
hướng tập trung vào đó. Nó là trọng tâm của sự chú ý của người xem.

Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Trong tác phẩm này xuất hiện
Chuyển động từ tay thiếu nữ, tới bơng hoa, tớ gương mặt, rơì tới bờ vai, rồi lại
chạy tới tay, tạo thành một vòng khép kín. Khiến gương mặt ghé vào bơng hoa
thành trung tâm nổi bật của tác phẩm.
Cách thứ hai để tạo ra sự nhấn mạnh là bằng cách tương phản yếu tố
chính với các vật khác, hoặc nhấn mạnh có thể được tạo ra bởi một thay đổi đột
ngột về hướng, kích thước, hình dạng, kết cấu, giai điệu, màu sắc hoặc đường
nét.
Đồng nhất


21


Đồng nhất là nguyên tắc phổ biến trong thiết kế hiện đại. Nguyên tắc này
yêu cầu người thiết kế sử dụng những yếu tố, đối tượng, màu sắc giống nhau
xuyên suốt trong các tác phẩm của mình.
Sự đồng nhất đạt được khi tất cả các khía cạnh của thiết kế bổ sung cho
nhau không phải là cạnh tranh cho sự chú ý. Nó phục vụ để tăng cường mối
quan hệ giữa các yếu tố thiết kế và liên quan đến các chủ đề chính được thể hiện
trong tác phẩm.
Ví dụ sử dụng tối đa 2-3 loại font, 2-3 màu sắc, khơng q 2-3 layout cho
một thiết kế của mình Đồng nhất cũng là 1 nguyên tắc của việc thiết kế những
Bộ nhận diện thương hiệu (BIS)

Đồng nhất là mối liên kết giữa các yếu tố khác nhau trong nghệ thuật và
thiết kế. Đồng nhất hoàn thành khi tạo ra: Đồng nhất tạo cảm giác riêng tư –
Đồng nhất cung cấp cho các yếu tố xuất hiện một cảm giác chúng thuộc về
nhau.
Một số cách để tạo sự đồng nhất cho tác phẩm là: Làm chúng giống nhau.
Tạo sự liên tục. Sắp xếp có liên kết và Đặt gần nhau.
Nhịp điệu
Nhịp điệu xuất hiện rất phổ biến trong đời sống. Có thể thấy trong những
bài hát, những hàng gạch, những hoa văn lặp đi lặp laị, những hàng cây bên
đường, những dãy nhà v.v.
Nhịp điệu chính là sự nhắc lại (đều, nhanh- chậm, dày đặc – thưa thớt)
một cách có chủ đích các hình dạng, hình khối, màu sắc.

22



Sử dụng Nhịp Điệu tốt giúp bạn truyền tải cảm xúc của mỗi thiết kế, mỗi
tác phẩm.

Tỉ lệ
Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa, so sánh giữa hai hay nhiều
yếu tố trong một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp
xếp, sắc độ, …, nghĩa là tỷ lệ.
Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt chung
trong một bức tranh. Mối quan hệ này được cho là hài hòa khi một tỉ lệ mong
muốn tồn tại giữa các yếu tố.

Dùng Tỉ lệ tốt là cách sử dụng các yếu tố, các nguyên tắc nghệ thuật một
cách phù hợp để tạo sự Cân Bằng. Tỉ lệ chuẩn chúng ta được nghe tới khơng gì
khác ngồi các Golden Ratio quen thuộc.

23


Trong nghệ thuật Tỉ lệ nằm trong mắt các họa sĩ, có có một cảm quan
nghệ thuật siêu việt để nhận ra các tỉ lệ thích hợp về màu sắc, hình khối, khơng
gian… để sử dụng phù hợp
Trong thiết kế Tỉ lệ được thông qua Golden Ratio, thông qua Hệ thống
lưới. Sử dụng tỉ lệ theo những nguyên tắc đã có khiến bạn có sự chuyên nghiệp,
chuẩn mực trong mỗi thiết kế đồ họa của mình.
Đơn giản
Đơn giản trong nghệ thuật, còn được gọi là nền kinh tế thị giác hoặc thiết
kế tối thiểu. Là bỏ qua tất cả các cần thiết hoặc bỏ các yếu tố quan trọng không,
và chi tiết mà khơng thực sự đóng góp vào bản chất của các thành phần tổng thể
nhằm nhấn mạnh những gì là quan trọng.


24


BÀI 3
ĐƯỜNG
MĐ 12-03
Giới thiệu:
Đường nét có vai trị quan trọng trong bố cục để xây dựng tác phẩm. Khi
ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét
có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và khơng bắt buộc phải
liên tục.
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được kién thức cơ sở về đường, nét và phương pháp xác định đường
trong tác phẩm mỹ thuật
- Trình bày được các nguyên tắc đặc tính của đường.
Nội dung chính:
1. Đặc tính của đường
Mục tiêu :
- Hiểu được kién thức cơ sở về đường, nét và phương pháp xác định đường
trong tác phẩm mỹ thuật
Vai trị của đường nét:
Đường nét có vai trị quan trọng trong bố cục để xây dựng tác phẩm. Khi
ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét
có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và khơng bắt buộc phải
liên tục.

Đường và tính chất của đường nét:

25



×