Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giáo trình Mỹ thuật cơ bản (Nghề: Thiết kế đồ họa - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 59 trang )

BÀI 6
CHẤT LIỆU
MĐ 12-06
Giới thiệu:
Trong nghệ thuật đồ họa chất là một đặc trưng của ngơn ngữ tạo hình và là
yếu tố chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của người họa sỹ. Khi sáng tác mỗi họa
sỹ có một cách thể hiện riêng khi thì chú trọng yếu tố này, lúc thì thiên về yếu tố
kia để biểu lộ, tư tưởng, tình cảm của mình. Điều đó dẫn đến sự khác nhau đặc
trưng về cách nhìn nhận và cảm giác trước sự vật và hiện tượng, làm nảy sinh
những tư tưởng và phong cách riêng trong quá trình sáng tác, đem lại sự phong
phú cho mỗi tác phẩm và là khơi nguồn của nhiều trường phái khác nhau trong
việc hình thành tác phẩm
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các kiến thức cơ sở về chất liệu sản phẩm và bề mặt của hình .
- Trình bày được các nguyên tắc đặc tính của chất liệu.
Nội dung của bài:
1. Các mẫu chất liệu:
Mục tiêu :
- Hiểu được các kiến thức cơ sở các mẫu chất liệu .
Trong nghệ thuật đồ họa chất là một đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình và
là yếu tố chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của người họa sỹ. Khi sáng tác mỗi
họa sỹ có một cách thể hiện riêng khi thì chú trọng yếu tố này, lúc thì thiên về
yếu tố kia để biểu lộ, tư tưởng, tình cảm của mình. Điều đó dẫn đến sự khác
nhau đặc trưng về cách nhìn nhận và cảm giác trước sự vật và hiện tượng, làm
nảy sinh những tư tưởng và phong cách riêng trong quá trình sáng tác, đem lại
sự phong phú cho mỗi tác phẩm và là khơi nguồn của nhiều trường phái khác
nhau trong việc hình thành tác phẩm. Những yếu tố này tổ chức lại theo một kết
cấu nào đó tạo nên một không gian đồ họa và biểu hiện thông qua ba hiệu quả:
tả chất, diễn chất và tạo chất.

62




Thành phố mới, vải bố, 100x135cm – Phạm Kim Quyên

Chiều thôn dã- 2009, (đề là) khắc gỗ, 86x86cm, Nguyễn Thị Sao

Vượt trọng điểm, (đề là) khắc gỗ, 55x78cm, Phạm Hùng Cường

63


Tập bơi, (đề là) khắc gỗ, 60x90cm, Dương Thị Quang Sắc

Quá tải, nho mài, 75x200cm, Dương Văn Chung

Dương gian, lụa tổng hợp, 80x80cm, Nguyễn Thị Huệ

64


Trang điểm- 2009, tempera trên gỗ, 115x140cm, Nguyễn Thùy Hương

Ban nhạc đồng nát, đồng, 200x260x200cm, Phạm Ngọc Lâm

Hóa thạch sống, tổng hợp, 70x20x20cm, Vương Văn Thạo

65


Nghiêng bóng ơng bù nhìn, giấy bồi, 120cm, Lê Lạng Lương


Con người, sắt, 40x97x120cm, Khổng Đỗ Tuyền
Chất và sự biểu hiện của Chất trong nghệ thuật đồ họa:
Chất của chất liệu, là cái tạo nên vật thể hay chính là những thuộc tính cơ
bản của sự vật, cái làm cho sự vật này khác với sự vật kia và chất cảm hay là sự
cảm nhận về Chất của chất liệu một yếu tố không thể thiếu trong sáng tác và
cảm thụ nghệ thuật.
Sự phát triển phong phú của các chất liệu mỹ thuật hiện nay
Ngày nay chúng ta chứng kiến tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của
đời sống xã hội. Mỹ thuật đương nhiên bị và được tác động tồn diện từ nội dung
đến hình thức. Tất nhiên cịn phải kể đến những sáng tạo vơ bờ bến của các họa
sỹ và nhà điêu khắc. Trước đây phải nghiền bột mầu với dầu lanh làm sơn dầu,
nhổ lông lợn làm bút vẽ hay tận dụng mặt sau của mấy tờ inrơnêơ mà ký họa…
Nay thì mọi họa phẩm nhiều khơng kể xiết.
Bây giờ có nhiều họa phẩm có thể thay thế nhau mà người xem nếu không
tinh thông sẽ khó lịng phân biệt. Ví dụ trong triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc
66


2010: Acrylic có thể thay thế sơn dầu, sơn TOA mà cứ bảo là sơn mài, composit
giả đồng, giả gỗ, giả gốm, mảng màu lụa mà cứ thẳng tưng, ke tắp vì in lưới rồi
mới tơ thêm màu nhịe, hay khắc gỗ mà khơng cần bản khắc vì chỉ cần vẽ bút
xóa lên nền giấy đen, sau đó phơi chụp lên lưới…
Đây là nghệ thuật, miễn đẹp là được. Với nghệ sỹ thì đẹp, độc đáo và
mang thơng điệp là mục đích tối thượng, bất cần phân vân về lý thuyết hay chất
liệu.
2. Chất trong không gian
Mục tiêu :
- Hiểu được các kiến thức cơ sở các mẫu chất liệu trong không gian .
Thông thường mọi thứ vật chất trong khơng gian đều có một hình thù

nhất định và thơng qua hình thù và màu sắc đó, có thể biết được nó thuộc
thể chất gì. Chất rắn hay chất lỏng, chất thơ hay chất mịn. Q trình tự thân của
sự vật ln biểu hiện ra vẻ bên ngồi như yếu tố nhận biết nhất định.
Mỗi chất đó được cảm nhận thơng qua thị giác, sự tinh tế của thị giác
có thể phát hiện rất nhiều trạng thái vật chất khác nhau, nó đưa những
thơng tin chính xác về các loại chất của sự vật, đặc điểm bề mặt, các trạng
thái của nó, cũng như phân biệt vật này với vật khác. Khơng những thế cịn
biết về trọng lượng, mùi vị hay hương sắc của sự vật đó. Đó là thứ cảm giác đã
được di truyền và tích tụ từ bao đời nên dễ dàng cảm nhận được mọi thứ trong
thiên nhiên cả về màu sắc và hình dạng, ngay khi khơng có sự vật trước mắt
cũng có thể hình dung ra được.
Chất trong nghệ thuật đồ họa
- Chất trong tranh nói chung và trong nghệ thuật đồ họa nói riêng
cũng xuất phát từ chất của không gian tạo sự hấp dẫn, quyến rũ người họa sỹ,
thôi thúc họ phải cầm bút tái tạo lại những thứ chất đó lên mặt tranh bằng tất cả
cảm xúc và sự hiểu biết miễn sao cho người xem một cảm giác như thật về chất
trong thiên nhiên. Nếu chất trong thiên nhiên là thể chất, chất loại thì chất trong
nghệ thuật đồ họa lại khác, cũng lấy cảm hứng từ thiên nhiên tái tạo lại các dạng
vật chất ấy nhưng bằng chính sự uyển chuyển của ngơn ngữ đồ họa đó là chấm,
nét, mảng. Nếu như hội họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một
cách trực tiếp và mang tính độc bản thì đồ họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt
hai chiều một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật in và mang tính nhân bản. Do
vậy chất trong nghệ thuật đồ họa có phần khơng phong phú bằng hội họa và
67


khơng có sự va đập trực tiếp về mặt thị giác như trong nghệ thuật hội họa song
nó cũng đủ tạo nên những hiệu quả chất cảm vô cùng phong phú khiến người
xem không khỏi hứng thú đến ngưỡng mộ khả năng tuyệt vời ấy được tạo nên
bởi bàn tay, khối óc, tình cảm người nghệ sỹ. Hiệu quả ấy khơng có gì khác là

sự tái hiện chất bằng sự kết hợp các tương quan màu sắc, sáng tối, đậm nhạt mà
cụ thể trong đồ họa là tương quan mật độ của chấm, nét và khơng phải hình thể
là cái hấp dẫn, mà chính là mật độ của chấm và nét tạo ra hình thể mới là sức
hấp dẫn của hình thể.
Trong khơng gian, dưới tác dụng của ánh sáng, các vật thể hầu như đều có
màu. Màu sắc của chúng hết sức phong phú nên khi dùng màu để tả chất, ta dễ
dàng đạt được một hiệu quả như thực. Thậm chí các chất của màu sắc cịn có
khả năng đánh lừa con mắt người xem. Nhưng đối với nghệ thuật đồ họa mà
ngơn ngữ chính của nó là đường nét thì điều đó khơng hẳn là như vậy. Trong
nghệ thuật tranh khắc thường chỉ có hai màu đen và trắng, còn các độ trung gian
được quyết định bởi chính mật độ của nét, nếu có dùng màu cũng dùng rất hạn
chế. Cho nên khi dùng đường nét để diễn tả chất, họa sỹ ln chú ý đến tính chất
và cấu trúc của vật thể, tìm những đặc điểm chung nhất, điển hình nhất của
chúng hoặc sử dụng phương pháp tả chất khác có hiệu quả cao tức là đặt chất nọ
cạnh chất kia, nếu hai chất có cấu trúc và tính chất đối lập chúng sẽ tơn nhau lên.
Tả chất được sử dụng với cả đối tượng hữu hình và cả đối tượng vơ hình.
Ví như khi nhìn thấy sự vật là gỗ hay là vải trong tác phẩm đây chính là sự tả
chất và thủ pháp tả như thế nào tùy thuộc vào mỗi người. Việc tả chất hoàn toàn
dựa trên sự tương phản của nét. Những nét ngang bằng, sổ thẳng, những nét
cong, thanh mảnh nếu đặt nó trong sự vận động khác nhau và thay đổi chiều
hướng sẽ cho cảm giác về sự tương phản của chất. Đường nét chắc chắn khơng
phải chỉ có biểu hiện bởi đường bao và mặt khối, đồng thời nó còn biểu hiện sức
sống mà họa sỹ đem lại cho hình thể. Cho nên, đường nét có thể tơ đậm, có thể
chồng chất, có thể đứt rồi nối, lại có thể như vẽ mà khơng vẽ. Tất cả những điều
đó nói lên rằng, đường nét khơng chỉ là phương tiện ghi chép mà là một yếu tố
có sức mạnh biểu hiện nghệ thuật đặc biệt trong nghệ thuật đồ họa. Như vậy,
thơng qua những yếu tố biểu đạt chính của ngôn ngữ đồ họa là đường nét, chấm,
màu sắc người họa sỹ đã đưa lên tranh đủ loại chất thể bằng sự kết hợp các
tương quan trên. Có chất cứng, có chất mềm mại, óng ả, có chất thơ thiển, chất
khơ rịn hầu như khơng có thứ gì mà nghệ thuật đồ họa không thể tái hiện được.

68


Mỗi họa sỹ có cảm nhận riêng và tự tìm ra phương pháp riêng để tái hiện
sự vật đã ghi nhận được bằng những thủ pháp, có thể là mơ phỏng, diễn tả lại
hoặc tạo ra những hình ảnh như thật. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người luôn
là một chủ đề hấp dẫn của các họa sỹ. Họ dùng mọi phương pháp tái hiện nó
theo cách của họ. Người thích vẽ sần sùi thơ ráp, người thích cái lồi lõm, người
lại đi vào cái tinh vi tỉ mỉ, chi tiết. Từ đó họ khai thác, phát triển để diễn tả theo
hướng của họ. Người thiên về mảng nét, người thiên về hình khối, người lại
dùng chấm để diễn tả các chất đó theo cách cảm nhận, tố chất, tình cảm của họa
sỹ đối với sự vật.
Tả chất nói một cách khác chính là khả năng bắt chước sự vật một cách
tinh tế, phân tích phần ngồi của ánh sáng và chất, cho cảm giác về vật liệu rõ từ
đó gợi sự thấu hiểu nhiều hơn cảm xúc. Qua tả chất, sự phong phú của tự nhiên
với cái nhìn, sự cảm thụ tinh tế của người nghệ sỹ đã mang lại giá trị thẩm mỹ
cao cho tác phẩm.
- Diễn chất thực chất là biểu lộ sự sáng tạo giữa tự nhiên và thể chất
thông qua cách vẽ nhằm diễn đạt trạng thái nội tâm và bộc lộ khí chất của người
họa sỹ. Giúp các họa sỹ không cần phải mượn hình tượng mà cảm xúc ln trào
qua nét bút trong từng khoảnh khắc, nghệ thuật không thể hiện cái nhìn thấy,
ngược lại phải làm cho người ta thấy cái khơng nhìn thấy được. Trong sáng tạo
nghệ thuật nhân tố khí chất của người nghệ sỹ và thái độ riêng tư của họ đối với
cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí quyết định mức độ thành cơng của
tác phẩm. Khí chất chính là năng lực biểu hiện tính cách, là tính khí mang bản
chất con người có mơi trường hình thành, ni dưỡng và phát triển. Trong hoạt
động sáng tạo nghệ thuật, khí chất là yếu tố quyết định phong cách của người
họa sỹ và phân biệt họ với người khác.
Diễn chất cũng là diễn tả, biểu diễn, gây cho người xem sự liên tưởng về
một chất nào đó như mưa, hơi nước, mây, việc gợi sự cảm nhận là có cái đó thì

gọi là Diễn. Trong nghệ thuật đồ họa việc diễn chất càng đòi hỏi cao hơn và tinh
tế hơn rất nhiều. Diễn chất cho thấy cảm thiên về chuyển động của thủ pháp như
đường xúc của dao, sự linh động của mũi dao trong khắc khắc gỗ, thấy cả tốc
độ, nhịp điệu, sự ngừng nghỉ của cơng việc khắc, nếu vẽ nó chính là đường bút
hay bút pháp. Như vậy, việc dùng nét để diễn tả và nắm bắt được những đặc
điểm nào đó thì đó chính là Diễn chất.

69


- Vai trò của chất và sự biểu hiện của chất trong nghệ thuật rất quan
trọng. Việc làm sống lại chất liệu hay năng lực còn lại của người nghệ sỹ chính
là yếu tố chất cảm, là sự biểu hiện của chất thông qua việc tả chất, diễn chất và
tạo chất. Địi hỏi người sáng tác cần phải có một tay nghề vững vàng, am tường
chất liệu cũng như khả năng biểu cảm của chất, mới chuyển tải được đời sống
nội tâm vào tác phẩm.
Chất đã đem lại sức biểu cảm cho tác phẩm dù là hội họa hay đồ họa, nó
khơng chỉ đem lại giá trị thẩm mỹ, thể hiện sự cảm nhận tinh tế thiên về bề mặt
mà nó thể hiện sự sáng tạo, những sắc thái biểu lộ tình cảm, tư tưởng của người
nghệ sỹ.

70


BÀI 7
MẦU SẮC
MĐ 12 -07
Giới thiệu:
Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp
của 3 tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng dài hạn

từ trí nhớ lưu lại q trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội và ngắn hạn bởi
các hiệu ứng ánh sáng của phông nền.
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về màu sắc, dải màu và kỹ thuật pha trộn
màu.
- Trình bày được các nguyên tắc đặc tính của mầu sắc.
Nội dung của bài:
1. Đặc tính của màu và cân đối màu
Mục tiêu :
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về màu sắc, dải màu và kỹ thuật pha trộn
màu.
Đặc tính của màu sắc:
Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp
của 3 tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng dài hạn
từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội và ngắn hạn bởi
các hiệu ứng ánh sáng của phông nền.
Màu sắc của một tia ánh sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở
mắt người. Màu sắc của các vật thể là màu sắc xuất phát từ chúng.
Màu sắc được phân thành 8 loại:
- Màu nóng (Hot)
- Màu lạnh (Cold)
- Màu ấm (Warm)
- Màu mát (Cool)
- Màu sáng (Light)
- Màu sậm (dark)
- Màu nhạt (Pastel)
- Màu tươi (Bright)
71



MÀU NĨNG
Màu nóng là màu đỏ bão hồ trên vịng trịn màu, đó là màu đỏ cờ được
pha bởi màu đỏ và vàng
Màu nóng tự nó phản chiếu và lơi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường
dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh
nó.
MÀU LẠNH
Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.
Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
MÀU ẤM
Trong màu ấm ln có sự hiện diện của màu đỏ.Màu ấm được tạo ra do
sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và
màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.
Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …Màu ấm như thân thiện,
đón chào người xem.Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của
mặt trời bình minh hoặc hồng hơn.
MÀU MÁT
Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh. Nó khơng giống như màu lạnh
bởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá
cây; lục lam…Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.Màu
mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa
xuân. Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
MÀU SÁNG
Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹ
nhàng trong sáng. Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với
vàng nhạt. Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì
mức độ thay đổi sắc độ màu giảm.Màu sáng làm tâm hồn trở nên thoải mái, thư

thái và buông lỏng.
MÀU SẬM
Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.Màu sậm làm khoảng
không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm làm tăng tính
72


nghiêm trang, đứng đắn. Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn
tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản
nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.
MÀU NHẠT
Pastel là tông màu phấn nhạt của của mọi gam màu khác nhau. Sự xuất
hiện của gam màu pastel trên bất kỳ vật dụng hay thiết kế nào cũng đem đến
hình ảnh rất đỗi tinh khiết và nhẹ nhàng.
Những gam màu pastel được yêu thích nhiều nhất thường là hồng, xanh
dương, xanh lá, vàng, cam...Những gam màu này khi được sử dụng trong thiết
kế website đã mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái và có chút hồi cổ.
Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ
mềm mại, lãng mạn và lơ đãng. Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam
sáng và hồng tối nhạt. Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm
đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ
sương. Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội
thất.
MÀU TƯƠI
Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc. Sự tươi thắm của màu sắc
được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu tươi chứa các sắc
màu xanh; đỏ; vàng và cam. Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng
cáo chú ý.
Lý thuyết pha màu:

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố:
- Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
- Màu sắc mơi trường chung quanh.
10 ngun tắc phối màu cơ bản :
1/ Phối màu không sắc (Achromatic) Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen,
trắng và xám.
2/ Phối màu tương tự (Analogous) Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn
màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
3/ Phối màu chói (Clash) Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải
hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
73


Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh
dương nằm bên trái màu bổ sung.
4/ Phối màu bổ sung (Complementary) Dùng các màu đối diện nhau trên
vịng trịn màu.
Ví dụ: Vàng – Tím. Xanh dương – Cam.
5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic) Dùng một màu chính kết hợp với
những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
6/ Phối màu trung tính (Neutral)
Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.
7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)
Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.
8/ Phối màu căn bản (Primary)
Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.
9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.
Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.
b. Trình tự pha màu
Trước hết, để có thể phối trộn màu sắc, người pha màu phải nắm được vài
cách pha trộn những màu sắc đơn giản nhất.
Ví dụ: - màu đỏ cờ (quốc kỳ) được tạo bởi màu đỏ M và màu vàng Y
- màu xanh lá cây được tạo bởi màu xanh C và màu vàng Y;

74


Để chuẩn hoá tỷ lệ trong pha trộn màu sắc, người ta phân các sắc độ của
màu theo hình dưới đây:

Tỷ lệ pha trộn được đánh số từ 0 đến 100, là tỷ lệ tương quan với những
màu khác trong hỗn hợp pha trộn.
Hình dưới đây là minh hoạ tỷ lệ pha trộn 1 số màu :

1. Ví dụ 1: pha màu German vàng
ở đây hình các ơ màu to hay nhỏ thể hiện 1 cách tương đối tỷ lệ phối trộn.

Nguyên tắc pha theo màu có sẵn là phải xác định màu đó gần với màu gì
trong vịng trịn màu cơ bản.
75


Ở đây màu German Yellow nhìn rất gần với màu cam.
Bước 1: pha màu cam (hơi ngả về vàng) bằng cách lấy màu vàng và pha với 1 tỷ

lệ nhỏ hơn màu đỏ cánh sen.
Bước 2,3,4: thêm những màu xanh, đen, trắng để tăng giảm độ đậm nhạt đến khi
nào ta có được màu ưng ý.
2. Ví dụ 2: pha màu Russian Green

Màu này gần với màu xanh lá cây cơ bản.
Bước 1: Tạo ra màu xanh lá cây cơ bản
Bước 2: thêm màu đỏ để làm trầm màu xuống và màu có ánh nâu.
Bước 3: thêm chút đen vào làm màu tối đi đến độ giống như màu mẫu.
Màu cơ bản
1. Pha màu cơ bản
Có 3 màu chính: đỏ, xanh dương, vàng. Từ ba màu này, tùy theo tỉ lệ pha trộn có
thể tạo ra được tất cả các màu cịn lại trong bảng màu.
Có 2 nhóm màu:
- Màu dương: RGB red green blue – đỏ, xanh dương, xanh da trời. Pha 3 màu
này với nhau sẽ được màu trắng.
- Màu âm: CMYK – cyan magenta yellow black – xanh da trời, đỏ cánh sen,
vàng, đen. Pha 4 màu này lại với nhau sẽ có màu đen.

76


Đen và trắng là màu vơ sắc vì chỉ làm màu sắc đậm nhạt tự thân chứ
không làm biến đổi tính chất của màu nên khơng có tính hồ sắc.
Có 3 nguyên tắc pha màu chính:
- Vàng + đỏ= cam
- Xanh dương + vàng= lục
- Xanh dương + đỏ= nâu (tím)
Tùy theo tỉ lệ giữa các màu trên, cộng với việc điều chỉnh đậm nhạt tự
thân -> tạo ra các màu khác.

Cần luyện pha Đen Trắng trước để luyện mắt nhìn đậm nhạt và tập phân
bổ đậm nhạt trong bố cục. Thực hành dùng bài Đen Trắng làm chuẩn và lắp màu
theo sắc độ của đen trắn
Một số màu hay pha:
Xanh lá = 1 phần xanh dương (bluesky) + 5 phần vàng
Cam = 1 phần đỏ cờ + 5 phần vàng
Rêu = 5 phần xanh dương + 25 phần vàng + 1 phần đỏ
Đỏ đô = 10 phần đỏ cờ + 1 phần xanh bluesky
Tím nho = 5 phần đỏ cờ + 1 phần xanh bluesky
Nâu chocolate = 5 phần đỏ + 3 phần xanh bluesky
Bảng màu và cách phối màu:

77


- Phối màu tương tự (analogous scheme): Dùng ba màu liền nhau trên
vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
- Phối màu chỏi (clash scheme): dùng các màu bên phải hoặc bên trái của
màu bổ xung trên vòng tròn màu. Vd: màu bổ sung của màu đỏ là màu xanh lá.
Như vậy, màu chỏi là màu xanh dương, nằm bên trái màu bổ sung.
- Phối màu đơn sắc (monochromatic scheme): dùng một màu chính kết
hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
- Phối màu trung tính (neutral scheme): Dùng một màu chính rồi phối với
màu sáng hơn hoặc sậm đen.
- Phối màu căn bản (Primary scheme): Dùng ba màu chính căn bản: đỏ –
vàng – xanh
- Phối màu bổ sung cấp thứ hai (secondary scheme): Dùng một màu
chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ: xanh lá cây nhạt – tím –
cam.
- Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary scheme): Dùng một màu chính

rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Vd: đỏ cam – xanh tím – và vàng xanh.
Hoặc lục lam – vàng cam – đỏ tím … tất cả các màu đó cách đều nhau trên vòng
tròn màu.
2. Ánh sáng
Mục tiêu :
Hiểu được các kiến thức cơ bản về ánh sáng.
- Mầu sắc của bất kỳ vật thể nào đều phụ thuộc vào loại ánh sáng phản xạ
từ vật thể tác động tới mắt.
- Mầu sắc của vật thể phụ thuộc vào loại ánh sáng chiếu vào vật thể và
từng mầu riêng biệt có trong ánh sáng đó, sau đó được phản xạ lại từ bề mặt vật
78


thể tới mắt. Nếu nguồn sáng chiếu vào bề mặt vật thể thiếu một vài mầu nào đó
thì ánh sáng phản xạ lại từ bề mặt của vật thể ấy cũng sẽ thiếu những mầu đó.
- Mầu thực của vật thể chỉ được nhận biết chính xác khi được chiếu sáng
bởi ánh sáng trắng tiêu chuẩn- sự cân bằng mầu sắc ở mức tiêu chuẩn.
- Ánh sáng trắng là sự trộn lẫn các loại ánh sáng mầu, mỗi loại là một mầu
nguyên chất, ánh sáng trắng là hỗn hợp của các loại ánh sáng mầu. Tuy nhiên tỷ
lệ của hỗn hợp các loại ánh sáng mầu tạo nên ánh sáng trắng trong các điều kiện
chiếu sáng khác nhau là rất khác nhau. Một trong những cách để miêu tả sự khác
biệt này là sử dụng khái niệm nhiệt độ mầu. Thang nhiệt độ mầu có bậc thấp
nhất ứng với mầu đỏ, và tăng dần qua các mầu: cam, vàng, trắng, lam. Nguồn
sáng càng ngả về lam thì nhiệt độ mầu càng cao và càng ngả sang mầu đỏ thì
nhiệt độ mầu càng thấp.
Ánh sáng trắng được tổng hợp khi ánh sáng mầu trong quang phổ phản
hồi lại qua một thấu kính hội tụ. Nhưng nếu một phần của quang phổ được phát
ra, thì hỗn hợp mầu của nó sẽ dựa trên mầu bù (mầu phụ) của nó. Thí dụ khi
mầu xanh lá cây được phát ra (bên phải) thì ánh sáng phản hồi là mầu đỏ tươi,
mầu bù của mầu xanh.

- Ánh sáng trắng bị phân tích bằng một lăng kính tạo thành dải quang phổ
(từ đỏ đến tím). Trong quang phổ, mầu được xếp theo thứ tự từ đỏ đến tím. Ánh
sáng cực tím (ultraviolet) và hồng ngoại (infrared) nằm ngồi khu vực quang
phổ, mà mắt người khơng nhìn thấy.

Trong quang phổ ánh sáng trắng, mầu được xếp theo thứ tự từ đỏ đến tím.
Năm 1666, Isaac Newton (1642-1727 ) nhà vật lý vĩ đại người Anh đã bị hấp
dẫn khi ông quan sát hiện tượng các tia mặt trời chiếu xuyên qua một lăng kính.
79


Những nghiên cứu của ông đã dẫn tới một nhận định rằng mầu sắc tồn tại được
là do tác động qua lại của ánh sáng lên vật chất.
Thực vậy, mỗi tia sáng tới đều bị khúc xạ bởi một lăng kính. Điều đó có
nghĩa rằng tia khúc xạ đi lệch hướng so với tia tới, tức là tia chiếu ra hồn tồn
khác so với nơi nó chiếu vào. Ánh sáng mặt trời bị “lệch hướng” khi đi qua lăng
kính để tỏa ra một chùm ánh sáng gồm 7 mầu chính của quang phổ, đó là các
mầu: đỏ, cam, vàng, lục, lam,chàm, tím. Newton kết luận rằng, ánh sáng là sự
pha trộn của các loại ánh sáng mầu, mỗi loại là một mầu nguyên chất và qua
lăng kính các mầu này bị phân tích thành những tỷ lệ số lượng khác nhau, trong
đó tia đỏ là ít nhất, tia tím chiếm tỷ lệ nhiều nhất, còn các mầu khác chiếm tỷ lệ
trung bình. Ơng nhận thấy khi trộn các mầu trong quang phổ rồi chiếu ánh sáng
của nó tới một tiêu điểm thấu kính, ơng nhận được ánh sáng trắng. Và bằng cách
chọn ra một vài mầu trước khi hỗn hợp với các mầu khác, ông nhận được một
hỗn hợp mầu. Nhưng mầu này khác xa so với mầu quang phổ.

Màu sắc của vật chất trong thiên nhiên phụ thuộc vào ánh sáng tác động.
Những gì Newton khám phá đã khẳng định mầu sắc của bất cứ vật gì trong thiên
nhiên đều phụ thuộc vào loại ánh sáng tác động vào mắt. Điều này phụ thuộc
vào loại ánh sáng chiếu vào một vật thể và các mầu riêng biệt trong ánh sáng đó,

mà bề mặt của một vật thể phản xạ lại, hấp thụ hoặc truyền đi. Nếu nguồn sáng
chiếu vào bề mặt của một vật thể thiếu một vài mầu nào đó, thì ánh sáng phản xạ
lại từ bề mặt của vật thể ấy cũng sẽ thiếu những mầu đó. Nhưng mầu “thực” của
mặt phản xạ - mầu sắc đó phụ thuộc vào mức độ ánh sáng trắng tiêu chuẩn.
80


Nếu tỷ lệ mầu phản xạ xấp xỉ với sự cân bằng có trong ánh sáng mặt trời
(với mầu lục, lam nổi trội và tỷ lệ các mầu khác xếp thứ tự như trong quang
phổ) thì bề mặt đó xuất hiện mầu trắng – nhưng nếu có một tỷ lệ mầu đỏ nhiều
hơn được xếp cuối cùng trong quang phổ của ánh sáng mặt trời, thì khi đó bề
mặt vật thể sẽ có một sắc đỏ nhất, nếu các mầu xanh có khuynh hướng nổi trội
hơn trong ánh sáng phản xạ, thì bề mặt vật thể có sắc lam.

Sự hấp thụ và phản xạ màu sắc trong ánh sáng
Sự cân bằng mầu sắc của quang phổ để tạo ra những mầu sắc đặc biệt rất
phức tạp. Nhưng rõ ràng bề mặt của một vật thể nào đó được biểu thị mầu rõ nét
thì bề mặt đó phải được quan sát dưới ánh sáng trắng, đó là những mầu đích
thực phản xạ từ ánh sáng chiếu lên nó và hấp thụ mạnh các mầu khác. Nếu là
mầu đen thì nó đang hấp thụ hoàn toàn tất cả các mầu trong quang phổ.
Vật chất không chỉ hấp thụ một số năng lượng ánh sáng chiếu vào chúng
mà nó cịn phát ra ánh sáng của các mầu khác nhau. Và những vật chất này được
gọi là “phát quang”. Chẳng hạn viên ngọc rubi sẽ hấp thụ sắc xanh trong ánh
sáng và phát ra sắc đỏ.
Ánh sáng là một thứ vật chất thay đổi theo sức nóng hấp thụ. Năm 1800,
Willliam Herschel (1750- 1848), nhà vật lý người Anh đã khám phá ra thành
phần khơng nhìn thấy được trong ánh sáng mặt trời bởi tác động sức nóng của
nó lên nhiệt kế. “Thành phần khơng nhìn thấy đó”, nằm ngồi vùng tia đỏ ở cuối
81



cùng trong dãy quang phổ. Vì vậy, Herschel đặt tên là tia hồng ngoại. Có một
loại phim đặc biệt thích ứng với loại tia này. Loại phim này dùng để chụp ban
đêm, khơng cần ánh sáng.

Hình ảnh chụp từ phim hồng ngoại
Đối với những vật thể trong suốt, mầu sắc vẫn được tỏa sáng. Khi ánh
sáng chiếu qua một vật trong suốt, thì một phần mầu trong suốt trơng giống như
mầu của tia phản xạ cũng giống như tia tới (tia chiếu). Vấn đề đặt ra là tại sao nó
khơng phản xạ và hấp thụ một tổ hợp mầu và phát ra những mầu còn lại, là do
ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy qua một vật trong suốt, từ bất cứ hướng nào vừa
bị phản xạ, lại vừa phát ra.

82


BÀI 8
KHƠNG GIAN
MĐ 12 – 08
Giới thiệu:
Trường nhìn của mắt người thường bao gồm các yếu tố phức hợp, khác
nhau về hình dáng, kích thước, màu sắc hoặc phương hướng. Để có thể cảm
nhận tốt hơn cấu trúc một trường nhìn, con người có khuynh hướng tổ chức các
thành tố vào hai nhóm đối nghịch nhau. Những thành tố xác định được nhận
thức như những hình ảnh, những thành tố phủ định cung cấp một phơng nền cho
hình ảnh đó.
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về khối và khơng gian trong tác phẩm mỹ
thuật.
- Trình bày được các ngun tắc đặc tính của khơng gian.

Nội dung của bài:
1. Nhận thức không gian.
Mục tiêu :
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về khối và không gian trong tác phẩm mỹ
thuật.
Trường nhìn của mắt người thường bao gồm các yếu tố phức hợp, khác
nhau về hình dáng, kích thước, màu sắc hoặc phương hướng. Để có thể cảm
nhận tốt hơn cấu trúc một trường nhìn, con người có khuynh hướng tổ chức các
thành tố vào hai nhóm đối nghịch nhau. Những thành tố xác định được nhận
thức như những hình ảnh, những thành tố phủ định cung cấp một phơng nền cho
hình ảnh đó.
Nhận thức của con người về một tổ hợp phụ thuộc vào cách con người
phân tích sự tương tác giữa những thành tố xác định và các thành tố phủ định
trong trường nhìn của mình.
Ví dụ: Những hình ảnh, những yếu tố xác định thu hút sự chú ý của mắt
người không thể tồn tại nếu khơng có sự tương phản với phơng nền. Những hình
ảnh và phơng nền ln là những yếu tố tương phản nhau. Chúng cùng tạo nên
một thực thể không tách rời-sự hợp nhất của các yếu tố tương phản. Tùy thuộc
vào việc chúng ta nhận thức những yếu tố xác định, mối quan hệ ảnh-nền giữa
hình thể và khơng gian có thể bị đảo ngược.
83


Khi đặt một hình ảnh hai chiều lên mặt giấy, nó sẽ ảnh hưởng đến khoảng
giấy xung quanh. Khi đặt một hình thể ba chiều sẽ bộc lộ rõ ràng khối khơng
gian xung quanh nó để thiết lập vùng ảnh hưởng. Các tuyến tố ngang, đứng, và
các cách thức tổ chức các tuyến này sẽ thiết lập các kiểu loại khơng gian khác
nhau.
Khái niệm Khơng gian: là một thuộc tính của vật chất thể hiện ở độ lớn
của nó từ vơ cùng bé tới vơ cùng lớn, và là hình thức tồn tại của tất cả những

dạng vật chất.
Việc nhận biết không gian vật chất phải nhờ đến các cơ quan thụ cảm cảm
nhận những tác động của vật mang thơng tin về khơng gian đó. Thơng thường,
khơng gian này được nhận biết bằng thị giác, mà thị giác thì cảm nhận ánh sáng
– vật mang thông tin.
Khái niệm và ý nghĩa của tư duy không gian hai chiều trong mỹ thuật

84


Khi người cổ đại khởi đầu việc sáng tạo mỹ thuật với những hình vẽ
trên vách hang động, họ đã sử dụng khơng gian hai chiều. Trong khơng gian đó,
chiều sâu của sự vật không được lưu ý tới, hay nói đúng hơn là khơng được biểu
đạt một cách chính xác. Các vật thể ở xa thường được vẽ phía trên các vật thể ở
gần, nhưng kích cỡ của chúng vẫn tương đương nhau thay vì tỷ lệ theo vị trí
trong tranh.
Khác với Nhật và Trung Quốc, hội họa dân gian cổ Việt Nam vận dụng
rất ít khơng gian ba chiều. Các nghệ nhân Việt cổ thậm chí hầu như khơng có ý
thức cố gắng tả bóng để làm nổi bật hình khối các vật thể trong tranh. Trái lại,
họ tìm cách phẳng hóa sự vật. Những sự vật vốn dĩ khơng phẳng trong đời sống,
khi vào hình họa được cách điệu hóa để trở nên phẳng một cách hợp lý theo ý
thức thẩm mỹ của người sáng tạo. Biểu tượng chim lạc trên các mặt trống đồng
cổ là một ví dụ.
Tư duy khơng gian hai chiều trên bề mặt trống đồng cổ, trong tranh dân
gian Đông Hồ, và tranh Hàng Trống ngày nay là những di vật phản ánh một
dịng chảy có cội nguồn sâu xa, và có thể phần nào phản ánh một số tố chất
trong tâm hồn người sáng tạo. Thứ nhất, do không được mô tả hình khối nên tất
cả các sự vật trong tranh dễ bị có cảm giác thiếu chiều sâu và trở nên căng cứng
trên bề mặt tác phẩm. Người nghệ nhân chỉ được phép vận dụng các nét rạch ròi,
sắc cạnh trên các mặt phẳng. Điều này địi hỏi tính chính xác rất cao. Mỗi nét là

một câu trả lời thẳng thắn dứt khốt, có hoặc khơng. Ở đây khơng có chỗ cho
những bóng mờ với vai trị làm mềm hóa ấn tượng về vật thể, giúp thỏa hiệp với
mắt nhìn của người xem. Thứ hai, khơng mơ tả hình khối sự vật cũng có nghĩa
là người nghệ nhân bớt bị ràng buộc vào ý thức cố gắng mô tả hiện thực một
cách chính xác. Tùy vào mục đích, điều này có thể tốt, cũng có thể khơng tốt.
Nếu mục đích của người nghệ sỹ là biểu đạt tình cảm hay quan niệm thẩm mỹ –
những sự vật trừu tượng cao – thì việc cố gắng mơ tả chính xác vẻ bề ngồi của
sự vật rất có thể trở thành một gánh nặng, làm phân tán năng lượng và tư tưởng
của người nghệ sỹ, ngăn cản họ tự do biểu đạt nội tâm sâu kín bên trong.
Lịch sử Nghệ thuật Hiện Đại của phương Tây đã dạy chúng ta bài học
về giá trị của tự do trong tư tưởng sáng tạo. Những người nghệ sỹ trường phái
Ấn Tượng đã tìm thấy tự do vì họ biết chối bỏ ý thức mơ tả chính xác vẻ bề
ngồi của hiện thực. Thay vào đó họ tập trung vẽ những ấn tượng nhằm biểu đạt
tình cảm chân thành của mình. Điều thú vị là, những nghệ sỹ Ấn Tượng như
85


Van Gogh hay Pissaro từng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tranh khắc gỗ Nhật Bản,
mà một trong những điểm khác biệt lớn nhất của chúng với hội họa đương thời
phương Tây chính là ở tính chất khơng gian hai chiều. Tư duy vềkhơng gian hai
chiều chính là dun do sâu xa khởi nguồn cho sự tự do, phóng khống và tính
chiêm nghiệm cơ đọng sâu sắc trong hội họa phương Tây Hiện Đại. Sự chuyển
hóa trong tư duy mỹ thuật này được minh chứng thuyết phục trong bức Vũ Điệu
(1910) nổi tiếng của Henri Matisse.

Vũ điệu của Henri Matisse (1910)
Lựa chọn Khơng gian hai chiều chính là một cách để người nghệ sỹ từ bỏ
thế giới nhìn thấy được trong hiện thực để đổi lấy khả năng tự do biểu đạt sự
phong phú, phức tạp của sự vật. Cũng giống như ở bức Vũ Điệu của Matisse,
chúng ta có thể thấy rằng bức tranh Hàng Trống vẽ Đám Cưới Chuột không bị

ràng buộc bởi yêu cầu phải phân biệt giữa sự vật ở xa và ở gần, hoặc tính logic
của hình họa khi quan sát từ một vị trí cố định nào đó. Khơng gian trong bức
Đám Cưới Chuột là một khơng gian có tính trừu tượng cao.
Nó khơng mô phỏng lại một không gian cụ thể trong hiện thực. Tính cách
điệu cao, gợi nhiều hơn tả, khiến người xem dễ dàng liên tưởng tới một không
gian xã hội, khơng gian văn hóa, thay vì một khơng gian vật thể nào đó.
Tương tự như vậy, ở các bức tranh thờ, ví dụ như tranh Ngũ Hổ, khơng
gian hai chiều rất phù hợp để biểu đạt cho không gian tâm linh có tính khái qt
cao. Đây cũng chính là điểm tương đồng giữa tranh thờ Hàng Trống với tranh
thờ ở những nền văn hóa tâm linh phát triển mạnh mẽ, như Ấn Độ hay Tây
Tạng. Qua đó thì thấy rằng tư duy không gian hai chiều không hẳn đơn thuần là
biểu hiện của sự lạc hậu về kỹ thuật, mà gắn liền với những giá trị tinh thần độc
đáo riêng.
Không gian 3 chiều
86


×