Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.77 MB, 59 trang )

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG CỘNG
Mã chương: MH13-03
Giới thiệu:
Chương này giúp cho người học biết được các nguyên tắc bố cục mặt bằng, dây
chuyền công năng cũng như bố cụ hình khối của một số loại cơng trình cơng cộng điển
hình, phổ biến.
Mục tiêu:
- Trang bị cho học sinh các nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà công cộng;
- Hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của các loại nhà cơng cộng;
- Trình bày được nội dung,yêu cầu nhiệm vụ của từng loại nhà công cộng;
- Trình bày được cấu tạo và sự phối hợp giữa các bộ phận tạo thành nhà cơng
cộng;
- Trình bày được các ngun lý và các hình thức bố trí mặt bằng kiến trúc công
cộng;
- Thiết kế kiến trúc được một số nhà công cộng đúng nguyên lý thiết kế dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung chính:
1. Nguyên lý chung
1.1. Khái niệm
Nhà công cộng là loại nhà dân dụng được thiết kế xây dựng nhằm phục vụ các hoạt
động chuyên môn nghề nghiệp, hay để thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần
cũng như vui chơi giải trí của con người hay nói đúng hơn nó được sử dụng rộng rãi cho
nhiều người và nhiều loại cơng việc khác nhau. Đó là các loại nhà trẻ trường học, cửa
hàng, trung tâm cơng cộng, các văn phịng, cơ quan hành chính, bệnh viện, nhà ga, rạp
chiếu bóng.

Rạp xiếc ở Sôchi

Cung thể thao ở Roma
80



Cung văn hóa Sidney, Australia

81


Cảng hàng không Quốc tế Nội bài

Nhà làng của người Toraja vùng Toso

Nhà Rông Bana-KonTum

82


Mặt cắt ngang và mặt bằng của nhà Rơng Bana

Đình chèn, Hà nội

Đình Hương Canh, Vĩnh phú

Ga hàng khơng

83


Trung tâm thương mại New York

Tịa nhà Empire State. Mỹ


Nhµ hát Opera Th-ợng hải

Bảo tàng Bilbao, Tây ban nha

84


Nhà hát Sydney

Bảo tàng Lênin, TasKen

Sân vận động Sydney, Australia

Nhà hát lớn Hà nội

85


Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà nội

Cao ớc văn phịng, Hà nội

Nhà thờ Cửa Bắc, Hà nội

Đình Đình Bảng, Bắc ninh

Trung tâm Viễn thông Quốc gia, Hà nội
86

Bệnh viện K, Hà nội



1.2. Phân loại:

Do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đời sống lại luôn được nâng cao về mặt
vật chất và tinh thần, cho nên xã hội luôn luôn đẻ thêm ra những dạng kiểu nhà cơng
cộng có cơng năng mới hoặc làm cho các công năng sử dụng của các cơng trình cũ sốm
bị lỗi thời, mất hiệu quả và cần phải được đổi mới hoàn toàn, hoặc cải tiến thì mới có thể
phát huy được tác dụng kinh tế xã hội.
Để việc thiết kế các cơng trình công cộng ngày càng tốt hơn bảo đảm được các yêu
cầu của kiến trúc, phát huy được các hiệu quả kinh tế xã hội thì các cơng trình này cần
được phân loại, sắp xếp theo từng nhóm, theo các tiêu chí nhất định.
1.2.1. Dựa theo đặc điểm chức năng:
- Nhóm các cơng trình giáo dục và đào tạo: Bao gồm tất cả các loại nhà trẻ, trường
học mẫu giáo, các trường phổ thông cơ sở, trường đại học, các trung tâm dạy
nghề, các học viện.

87


-

Nhóm các cơ quan hành chính và văn phịng: Bao gồm trụ sở cơ quan từ thấp đến
cao, từ trung ương đến địa phương, các viện nghiên cứu, các viện thiết kế, các văn
phòng đại diện, các trung tâm giao dịch

-

Nhóm các cơng trình y tế: Các loại phịng khám, trạm y tế, các bệnh viện từ địa
phương đến trung ương, các trung tâm điều dưỡng, các loại nhà hộ sinh và phòng

khám đa khoa.

88


-

Nhóm các cơng trình giao thơng: Các loại bến bãi đậu xe, đợi tàu, các ga sông, ga
biển, ga hàng khơng, ga xe lửa.

Ga hàng khơng của Hàn Qc

-

Nhóm các loại cửa hàng, xí nghiệp ăn uống: Các phịng trà, tiệm giải khát, tiệm cà
phê, nhà ăn công cộng.
89


-

Nhóm các cơng trình thương mại: Các cửa hàng bn bán, các cửa hàng bách hoá,
các trung tâm thương mại, các loại chợ và siêu thị.

Trung tâm thương mại phục vụ 1-1,5 nghìn dân
- Nhóm các cơng trình văn hố và biểu diễn nghệ thuật: Rạp chiếu bóng, nhà hát, câu lạc
bộ, thư viện, bảo tàng triển lãm.
90



91


92


-

Nhóm các cơng trình thể thao: Các loại sân bãi tập luyện, thi đấu các sân vận
động, khán đài, các dạng bể bơi, trung tâm thể thao, các học viện thể dục, các dạng
câu lạc bộ bơi thuyền.

93


-

Nhóm các cơng trình phục vụ đời sống: các loại nhà trọ, khách sạn, các cửa hàng
sửa chữa phục vụ may mặc, các cửa hàng cắt tóc, gội đầu và một số dịch vụ khác.

-

Nhóm các cơng trình giao liên: các loại nhà bưu điện từ địa phương đến trung
ương, các trung tâm phát thanh truyền hình, xưởng phim các dạng nhà ngân hàng,
các trung tâm xổ số, các nhà xuất bản.
Nhóm các cơng trình thị chính: Bao gồm các kiến trúc nhỏ trong công viên, các
trạm xăng, trạm cứu hoả, các nhà máy nước, các trung tâm xử lý nước thải, các
gara, các bến đỗ xe con, xe lớn trong thành phớ, các khu vệ sinh.
Nhóm các cơng trình tơn giáo và tưởng niệm: các loại đình, chùa, đền miếu, các
nhà tưởng niệm, lăng mộ, tượng đài.


-

-

94


Khu tâm linh của Hàn Quốc

Khu tâm linh Bái Đính

1.2.2. Dựa theo tính chất quy mơ xây dựng:
- Nhóm cơng trình có quy mơ xây dựng lớn: phổ cập ở nhiều nơi, thi công thiết kế
dựa vào những cấu kiện mẫu, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, thường có quy mơ
nhỏ hoặc trung bình, phục vụ ở các cơ sở địa phương: trường học, UBND các cấp,
bệnh viện.
- Nhóm các cơng trình đặc biệt: mang tính chất xây dựng cá thể, độc đáo với yêu
cầu cao về nghệ thuật kiến trúc và chất lượng tiện nghi sử dụng. Công trình được
thực hiện dựa trên các thiết kế cá biệt, các đơn đặt hàng cụ thể, được sử dụng các
vật liệu quý hiếm, trang trí nội thất hiện đại và đắt tiền, thể hiện sự độc nhất vô
nhị, biểu hiện được rõ nét những tiến bộ khoa học kỹ thuật đương thời và tính
truyền thống văn hố của đất nước: Nhà quốc hội, lăng mộ danh nhân, bảo tàng
quốc gia, ga hàng không, ga xe lửa lớn, trung tâm triển lãm về kinh tế quốc dân.
1.2.3. Theo đối tượng phục vụ và khai thác cơng trình:
a. Đối tượng sử dụng khép kín: Cơng trình chỉ nhằm phục vụ một đối tượng hạn chế
trong một lĩnh vực chuyên môn hạn hẹp hoặc chỉ cho các chun mơn có quan hệ
gần gũi với nhau: trường học, cơ quan nghiên cứu, trụ sở bộ.
b. Đối tượng phục vụ rộng mở: phải chú ý đến tổ chức các đại sảnh, phịng khánh tiết
khơng gian tiếp đón rộng rãi mời chào( theo kiểu kiến trúc mở). Đó là những cơng

trình cần phục vụ tốt cho việc tiếp đón rộng rãi khách và dân: Các nhà bưu điện,
nhà ga, nhà hát, các sân vân động, các cửa hàng,.
c. Đối tượng vừa mở, vừa khép kín: Có những bộ phận đối nội dành riêng cho
những nhân viên nội bộ cơ quan, nhưng vẫn phải có chỗ tiếp dân, phục vụ đông
đảo quần chúng để đối ngoại: Khác sạn, thư viện lớn, bảo tàng triển lãm, viên
nghiên cứu và tư vấn thiết kế.
1.3.

Các bộ phận hợp thành kiến trúc cơng cộng:

Mỗi loại cơng trình cơng cộng có nội dung yêu cầu khác nhau, song căn cứ vào
tính chất sử dụng của từng bộ phận của cơng trình cơng cộng thì các cơng trình thường
gồm các bộ phận:
1.3.1. Khu trung tâm cửa vào
95


Bất kỳ nhà cơng cộng nào cũng có 1-3 cụm cửa vào tùy theo tính chất và quy mơ
của cơng trình.
Một khu cửa vào chính thường bao gồm các bộ phận:
Môn sảnh và tiền sảnh
Khu vực để mũ áo
Chỗ bán vé
Các phòng gắn liền trực tiếp với sảnh( thường trực, bảo vệ)
Phịng nhận cơng văn, giấy tờ, đóng dấu( phịng văn thư)
Phịng tiếp khách.
- Mơn sảnh và tiền sảnh:
Là bộ phận không gian đầu tiên khách gặp nếu đi từ ngồi vào, có một mặt tiếp
xúc với tiền sảnh. Có nhiệm vụ điều hịa mơi trường giữa trong và ngồi nhà, tránh cho
người sử dụng bị thay đổi đột ngột về nhiệt độ và ánh sáng( Đốivới nước ngoài thuộc xứ

lạnh, mơn sảnh thường là phịng nhỏ kín có hệ thống điều khơng và vách lồng kính xung
quanh. Các nước xứ nóng mơn sảnh thường là hiên trống, thống), Mơn sảnh thường cao
hơn cốt nền đất bên ngoài 45-60cm.
Tiền sảnh là khu không gian lớn nhất của cửa ra vào. Tiền sảnh sâu thường ở
trường học và bệnh viện, tiền sảnh nơng thường ở các cơng trình biểu diễn
+ Tiền sảnh các cơng trình nhà trẻ, trường học: cần tạo dáng Bố cục sao cho thân
thiết, vừa gần gũi, vừa ấm cúng Đốivới học sinh.
+ Đốivới các cơ quan hành chính, pháp luật: Tiền sảnh cần bề thế, trang trọng,
nghiêm túc.
+ Sảnh của nhà băng, khách sạn: Cần sang trọng lộng lẫy.
+ Những cơng trình giải trí, vui chơi: Sảnh cần phải linh hoạt, nghịch ngợm, sống
động, sảnh phải có mặt ngoài thật độc đáo, gây ấn tượng để thu hút người vào, nhấn
mạnh tổ hợp kiến trúc.
Tính cả diện tích cho quầy gửi mũ áo, những cơng trình có phịng phục vụ đơng
đảo quần chúng S= 0,25-0,35m2 tính cho một chỗ phục vụ trong phòng hay chỗ ngồi trên
khán đài. Những cơng trình có các phịng sử dụng khơng tập trung thì S= 0,150,2m2/người(trường học, bệnh viện)
Chiều cao nội thất sảnh không dưới 3,6m, hoặc cao 6-9m với nhiều biện pháp lấy
ánh sáng tự nhiên từ trên xuống rất độc đáo, không gian phong phú và ấn tượng.
Tiền sảnh làm nhiệm vụ giao hòa trung gian giữa nội thất và ngoại thất nên bảo
đảm điều kiện chiếu sáng tự nhiên tốt, có tầm nhìn thống. Vì thế phần tường tiếp giáp
với bên ngoài người ta hay sử lý bằng các mảng kính lớn suốt từ sàn lên trần.
Các bộ phận thường bố trí ở liền ngay tiền sảnh: phịng thường trực, văn phòng,
bảo vệ, quầy gửi mũ áo, quầy bán vé, căng tin, phịng hút thuốc…tuỳ theo tính năng cơng
trình.
Ở các nước nhiệt đối ẩm do mưa nắng nhiều, độ chênh lệch nhiệt độ không lớn
lắm, sảnh thường được thiết kế có mái hiên đón thống rộng (thay cho môn sảnh ở các
96


nước xứ lạnh). Hình thức hiên sảnh ở đây rất phong phú tuỳ theo giải pháp kết cấu của

cơng trình và đặc điểm sử dụng của nó.
Thiết kế sảnh, sảnh tầng, hành lang (giao thông ngang), không gian chuyển tiếp
phải đảm bảo lưu thơng trong cơng trình và tính đến khả năng thốt người ra khu vực an
tồn khi có sự cố.
Trong nhà và cơng trình cơng cộng, sảnh được tính tốn theo chỉ tiêu diện tích từ
0,2 m2/người đến 0,3 m2/người.
Chiều rộng hành lang được tính tốn theo u cầu thốt hiểm, phịng cháy và đảm
bảo u cầu sau:
+ Với hành lang bên: không nhỏ hơn 1,8 m;
+ Với hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chỗ gửi mũ áo, chỗ bán vé
Được tổ chức dưới dạng những quầy gửi dạng hở nằm ngay trong không gian sảnh,
quầy thường dùng mặt bằng 50cm, cao 90-100cm hoặc Bố trí thành buồng riêng gắn với
sảnh, phần diện tích dành cho khu vực gửi mũ áo là 0,04-0,1m2/chỗ.
Độ dài quầy Đốivới cơng trình biểu diễn, văn hóa tiêu chuẩn trung bình 50 người/m
dài quầy. Phịng sảnh bình thường 3-4m dài. Đốivới sảnh phục vụ 800 người trở lên phải
có ít nhất 10m dài quầy.
+ Cửa bán vé: Các cơng trình văn hóa biểu diễn cần chú ý đến khu vực bán vé và
kiểm soát vé ngay tại khu vực cửa vào. Mỗi cửa cần diện tích 1,2-1,5m2.
Sức chứa phịng khán giả: 500-800 chỗ/3 cửa
800-1500 chỗ/4 cửa
1500-2000 chỗ/5 cửa
Trên 2000 chỗ có 6 cửa
Các cửa bán vé cách xa nhau trên 1,2m
Quầy bán vé thường cao 1000, mặt quầy rộng khoảng 300, trên quầy là vách kính
có lưới thép bảo vệ, cửa bán vé chỉ rộng 300, cao 200 sát với mặt quầy.
- Các phịng phụ khác
Thường trực, bảo vệ: diện tích khơng q 6m2
Phịng chờ của khách 14-24m2
Tùy từng cơng trình mà tiền sảnh cịn có khu vệ sinh, phịng điện thoại, phịng tiếp

nhận cơng văn, phịng hướng dẫn khách với diện tích theo yêu cầu cụ thể.

97


Tổ chức khơng gian tiền sảnh với mái đón( Mơn sảnh)

98


Kiến trúc khu cửa vào nhà cơng cộng
1.3.2. Các phịng làm việc

99


Nghiên cứu về cơng năng một phịng làm việc để đáp ứng tốt nhất cho một cơng
năng nhất định, vì vậy việc nghiên cứu không gian kiến trúc cần phải bắt đầu từ việc tìm
hiểu đặc thù hoạt động cơng năng rồi từ đó xác định khơng gian và chất lượng mơi
trường.
a. Lớp học, phịng thí nghiệm, giảng đường:
- Trong các trường phổ thông trung học, lớp học là tế bào kiến trúc chính tạo nên
nhà trường. Lớp học thường được phiên chế từ 32-40 học sinh
+ Chỉ tiêu kinh tế; 1,1-1,4m2/1hs
+ Kích thước bàn: 1,1-1,2m
+ Diện tích lớp: 48-54m2, chiều cao H ≥ 3,3m
+ Hình dáng chủ yếu là hình vng hoặc chữ nhật
+ Lớp chỉ được mở một cửa ở phía đầu lớp để đảm bảo giữ trật tự, kỷ luật cho lớp,
ánh sáng phải đều vì vậy nên mở cửa sổ kiểu băng là hợp lý hoặc lấy ánh sáng từ trên
xuống, từ trái qua phải. Tránh mất tập trung các cửa sổ mở ra phía hành lang, sân trường

phải cao 1,2m. Bục giảng cao 200-400, lớp dài hơn 12m phải có độ dốc.
- Các phịng thí nghiệm thường lấy chỉ tiêu diện tích là 1,6-2,8m2/chỗ tùy loại
phịng. Các phịng thí nghiệm trong trường phổ thơng thường có diện tích là 66-72m2.
Các lớp này được gọi là các lớp luân phiên vì thầy ở lại lớp học sinh ln phiên đến.
Các phịng thí nghiệm phải có một buồng chuẩn bị thí nghiệm ở đầu lớp diện tích 1624m2.
Phịng thí nghiệm mở cửa ở 2 đầu lớp, ánh sáng tốt, diện tích cửa sổ lấy sáng lớn hơn
diện tích cửa sổ thơng thường.
b. Văn phịng:
Là các phịng bàn giấy trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, mỗi nhân viên văn
phịng thường có một bàn làm việc gắn liền 1-3 ngăn tủ có kèm thêm một ngăn kéo để tư
liệu và một ghế tựa, ánh sáng có thể là cục bộ hoặc phân Bố đều.
Chỉ tiêu diện tích một nhân viên văn phòng:
S= 3,5-4m2/bàn( tập thể lớn làm việc)
S= 4,5-5,5m2/bàn( cho tập thể nhỏ làm việc)
Ngồi diện tích riêng phải Bố trí diện tích chung để Bố trí tủ tư liệu và hồ sơ.
Phòng làm việc cá nhân dùng cho giám đớc và phó giám đớc, những nhà nghiên
cứu cao cấp, giáo sư có diện tích 16-24m2. Phịng giám đớc, phó giám đốc nên đặt gần
phịng họp hoặc giao ban, phải Bố trí thêm một phịng họp nhỏ tiếp khách diện tích: 2430m2 gắn liền với phịng giám đớc, bên cạnh đó phải Bố trí phịng thư ký trước khi vào
phòng giám đớc(S= 8-16m2).
Các văn phòng hay được thiết kế theo kiểu nhóm tập thể nhỏ từ 6-10 nhân viên, có
khi lên đến hàng trăm người có chỗ làm việc kiểu tạo thành từng nhóm, chỉ được ngăn
chia không gian hoạt động cá nhân bằng các vách thấp di động trong khơng gian lớn( tiêu
chuẩn diện tích 3,5-6,5m2)
c. Phịng sinh hoạt nhóm cho nhà văn hóa, câu lạc bộ
100


Trong các câu lạc bộ và nhà văn hóa thường có hai khu vực chính:
+ Khu vực biểu diễn: Bao gồm khối phòng khán giả và sân khấu; khối sảnh bán
vé- giải lao sẽ được nghiên cứu riêng.

+ Khu vực sinh hoạt nhóm: Với các lớp học, xưởng thực tập cho nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau như hội họa, văn học, điêu khắc, kịch hát, tin học…đây là những
phòng có diện tích từ 24-80m2. Kiến trúc của các phịng này tương tự như các lớp học,
phịng thí nghiệm. Tùy từng công năng cụ thể mà áp dụng các chỉ tiêu diện tích.
Một số chỉ tiêu: + Các phịng sinh hoạt có tính chất n tĩnh: 1,7m2/chỗ
+ Các phịng kỹ thuật và xưởng: 2m2/chỗ
+ Các phòng hợp xưống, hòa tấu dàn nhạc: 1,5m2/chỗ
+ Các phịng sinh hoạt kịch nói: 2m2/chỗ
+ Các phịng học hát, đàn, thủ cơng mỹ nghệ: 6m2/chỗ( một phịng chỉ có 2-3 chỗ)
+ Các phịng xưởng vẽ, nặn: 2m2/chỗ
+ Các phòng đọc sách thư viện: 1,5m2/chỗ
+ Phòng hội thảo, tiếp khách: 1,5-2m2/chỗ
+ phòng giảI khát của câu lạc bộ: 1,3-1,5m2/chỗ
Thơng thường các bước gian của các phịng từ 3,6-4,5m. độ sâu của phòng thường
5,4-6,4m
1.3.3. Phòng quần chúng:
Phải có khả năng tiếp nhận cùng một lúc trên 300 người
Các phịng khán giả có sức chứa N≥ 300 chỗ, thường hay gắn liền với bục giảng,
sân khấu nông( dưới 4m) để treo màn ảnh hoặc với sân khấu sâu( trên 6m) để có thể bểu
diễn văn nghệ.
Các gian thể thao lớn hay khơng có khán đài: thường gắn liền với hệ thống các
phòng phục vụ cho vận động viên, trọng tài và huấn luyện viên trong các trung tâm thể
dục thể thao, sân vận động, nhà thi đấu.
Các gian triển lãm, phòng trưng bày lớn ở viện bảo tàng
Các đại sảnh, phòng đợi, phòng ăn.
* Cơ sở để thiết kế:
- Nghiên cứu về công năng:
Xác định số lượng người sử dụng đồng thời.
Xác định đặc tính hoạt động
Xác định điều kiện và thơng số về vi khí hậu cho từng loại hình hoạt động

Chọn hình thức buồng phịng thích hợp với mỗi loại chức năng.
- Đảm bảo các điều kiện cao cho chất lượng hoạt động của phịng.
Nhìn tốt, nhìn rõ cho mọi khán giả trong các khơng gian tập trung đông người.
Chỗ ngồi thoải mái không chéo lệch.
Nghe tốt thời gian âm vang hợp lý, năng lượng âm vừa đủ, chống ồn hiệu quả.
- Yêu cầu về an tồn cho đám đơng khi có sự cớ:
101


Tạo điều kiện cho việc ra vào chỗ ngồi một cách nhanh chóng và an tồn. Khi thiết kế
phải thiết kế hành lang, lới thốt đủ rộng để có thể thốt người trong thời gian cho phép
của phịng hỏa cứu hỏa, nghiên cứu khoảng cách xa tới đa của cửa thoát, tổ chức vách
ngăn che lửa.
- Thẩm mỹ và sức biểu hiện nghệ thuật cao của các không gian nội thất phòng lớn.
* Phòng khán giả:
- Dùng để tập trung đông người, hoạt động chủ yếu là để ngồi xem biểu diễn.
Khán giả được ngồi trên ghế ngồi và được tập hợp thành các khu ghế ngồi. Giữa các khu
ghế là các lối thoát, tỷ lệ giữa các lối thoát thường từ 0,29-0,34 tổng diện tích sàn phịng
khán giả
- Nếu sức chứa phòng khán giả N<600 chỗ, lấy 0,75-0,85m2/chỗ
- Nếu sức chứa phòng khán giả N=600-1200, lấy 0,7-0,75m2/chỗ
- Nếu sức chứa của phịng N> 1200, lấy 0,65-0,7m2/chỗ
- Hình dáng phịng tốt về mặt âm thanh phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Tận dụng được lượng âm thanh có ích trong phòng: Đốivới âm thanh trực tiếp,
âm tắt dần rất nhanh vì vậy phịng khán giả phải phù hợp với tính định hướng của nguồn
âm. Đốivới âm phản xạ, Tận dụng triệt để lượng âm thanh phản xạ bổ xung cho âm trực
tiếp trong vòng 50mms đến sau âm trực tiếp để tăng độ rõ và độ to mà không gây tiếng
dội
+ Chất lượng âm chỗ ngồi trong phòng đều gần như nhau: Trường âm phải phân
Bố đều, mức âm ổn định trong phòng là gần như nhau, nền dốc bậc tốt hơn nền dốc thoải,

tránh sử dụng các mảng tường, trần lồi lõm có diện tích lớn vì dễ tạo ra tiêu điểm âm, lúc
này âm chỉ men theo tường rất bất lợi.
Người ngồi trước nghê âm thanh khô hơn do thiếu âm phản xạ, pahỉ chú ý khi
thiết kế bằng sự hỗ trợ của mảng tường và trần.
+ Tránh hiện tượng âm có hại do hình dáng phịng gây ra:
Hiện tượng tiêu điểm âm, làm cho trường âm phân bố không đều. Mặt cong lõm
trên trần nguy hiểm nhất khi bán kính cong bằng chiều cao của phịng, khi đó tiêu điểm
âm rơi đúng vào vùng chỗ ngồi của khán giả. Nếu bán kính cong bé hơn 2 lần chiều cao
của phịng thì tiêu điểm âm ít nguy hiểm hơn.
Hiện tượng tiếng dội: Do âm phản xạ từ một bề mặt nào đó đến chem. quá 50mms
mà cường độ âm còn ở trên giới hạn cho phép, làm cho âm nghe đứt quãng. Nguyên nhân
do thời gian âm vang phòng quá lớn, hoặc tia phản xạ đến quá chậm., do 2 mặt tường
song song nhau có khả năng phản xạ cao, sóng âm sẽ phản xạ trùng lặp nhiều lần giữa 2
mặt tường gây nên. Để khắc phục cần chú ý Bố trí vật liệu hút âm.
+ Mặt bằng hình chữ nhật: Năng lượng âm phân Bố đều đặn, âm khơ khan vì
khơng có tia phản xạ. Đốivới khơng gian lớn, khu vực phịng ngồi, góc nhìn, nghe hạn
chế thường bị cắt để trở thành phòng chữ nhật có vát góc.
Kết cấu và thi cơng mặt bằng hình chữ nhật đơn giản, không gian cân xứng
nghiêm chỉnh. Thường áp dụng cho các phịng có quy mơ nhỏ và vừa.
102


Đốivới loại phòng này để khắc phục của phần khối tích thừa (á= 35-450), ngay
trước sân khấu cần tạo ra các vách trang âm để rút ngắn cự ly phản xạ.
N= 300 chỗ , R= 12m
R là bề rộng phòng,
N= 400, R= 15m
N là sức chứa phòng
N= 500-600, R= 18m
+ Mặt bằng hình chng:

áp dụng cho các phịng có sức chứa N= 800-1200 chỗ. Được kết cấu trên cơ sở của hình
chữ nhật, kết cấu đơn giản, phản xạ âm tốt.
+ Mặt bằng hình quạt:
áp dụng khi N> 1200 chỗ
+ Mặt bằng hình lục lăng: N>1500 chỗ. Tăng diện tích sử dụng để tạo sức chứa
lớn, đảm bảo tỷ lệ chỗ ngồi tốt nhiều.
+ Mặt bằng hình trịn, ơvan, hình trứng, hình móng ngựa: N> 2000 chỗ. Loại
phịng này khơng địi hỏi chất lượng âm thanh cao, có u cầu nhìn rõ, nghe rõ là chính.

103


* Gian triển lãm, phòng trưng bày trong bảo tàng và nhà triển lãm:
Chú ý đến điều kiện nhìn rõ.
- Vật trưng bày phải nằm trong trường nhìn, bảo đảm khoảng cách xa hợp lý.
- Đặc điểm chiếu sáng vật phẩm trưng bày.
- Lưu tuyến trong bảo tàng triển lãm: Hợp lý, rõ dàng, mạch lạc.
104


×