Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.29 KB, 47 trang )

CHƯƠNG 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Mã chương: MH21.05
Mục tiêu:
- Nhận biết được vị trí quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế, đồng thời giải thích được việc Nhà nước quản lý điều tiết hoạt
động kinh doanh trong từng thời kỳ thông qua sắc thiếu này.
- Trình bày được những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Xác định được doanh thu tính thuế, chi phí được trừ để tính ra được thu nhập
chịu thuế trong từng thời kỳ.
- Biết áp dụng thuế suất đúng quy định cho các loại hình doanh nghiệp.
- Làm đúng bài tập và tính ra đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho
ngân sách Nhà nước.
Nội dung chính
1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.1. Khái niệm
Là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
1.2. Đặc điểm
Là sắc thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập những người có vốn đóng
góp trong cơng ty, có tính chất điều tiết sản xuất kinh doanh. Tính chất trực thu
được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.
Đặc điểm của tính trực thu là việc đánh thuế có tính đến khả năng của người nộp
thuế. Tuy nhiên, thuế TNDN thường không sử dụng thuế suất lũy tiến mà sử
dụng thuế suất đồng nhất.
Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hoặc nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ
khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải chịu thuế.
Là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ
hoạt động đầu tư như : lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp
vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do
vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.


Tuy là thuế trực thu song thuế thu nhập cá nhân không gây phản ứng mạnh
mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân.

61


1.3. Nguyên tắc thiết lập của thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp
Việc bỏ sót nguồn thu khơng chỉ ảnh hưởng tới NSNN mà cịn vi phạm
nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên khi thiết kế thuế tùy theo mục
đích quản lý của Nhà nước mà vẫn có những khoản thu nhập khơng hoặc chưa
nằm trong phạm vi điểu chỉnh của thuế.
b. Thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế
- Xác đinh nghĩa vụ nộp thuế theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn
phát sinh thu nhập. Một doanh nghiệp coi là cơ sở thường trú ở nước nào thì sẽ
bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập bất kể phát sinh trong hay ngoài nước.
Thoe nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập thì một doanh nghiệp bị đánh thuế
vào khoản thu nhập nếu phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp có
thường trú hay khơng thường trú. Các nước cần có quy định cụ thể để tránh đánh
trùng thuế.
- Thu nhập phải bằng tiền hoặc tính ra tiền ghi nhận trong kỳ tính thuế
- Thu nhập xác định dựa trên doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi
phí gắn liền với doanh thu.
c. Nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế
- Chi phí được trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra
thu nhập của doanh nghiệp.
- Là các khoản thực chi và có căn cứ hợp pháp.
- Là khoản chi có mức trả hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường hoặc các
định mức kinh tế kỹ thuật.
- Khoản chi phải có tính thu nhập hơn là tính vốn.

d. Quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế
Do tính chất phức tạp của các khoản thu, có những khoản thu một năm
hoặc nhiều năm mới thu được nên việc quy định thời gian của các khoản thu có
tính ước định sao cho việc tính tốn đơn giản, đảm bảo cơng bằng giữa đối
tượng nộp thuế, đảm bao nguồn thu cho ngân sách và tính khả thi của việc đánh
thuế. Thông thường thời gian là năm tài chính, năm Dương lịch.
e. Xác định mức thuế suất hợp lý
Do thuế bị chi phối bởi các chính sách kinh tế của Nhà nước từng thời kỳ,
việc thiết kế thuế suất bao gồm có thuế suất phổ thơng và ưu đãi, các trường hợp
miễn, giảm thuế. Mục tiêu nhằm khuyến khích các nhà đầu tư từng ngành nghề
nhất định.
62


1.4. Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần
đảm bảo cơng bằng xã hội.
- Là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và có
xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Xuất phát từ yêu cầu quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong
từng thời kỳ thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế,
thuế suất, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế, Nhà nước thực hiện các mục tiêu
quản lý kinh tế vĩ mô.
2. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1. Đối tượng nộp thuế
- Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật doanh
nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, luật
đầu tư..

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngồi cơng lập có sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
+ Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
(doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ tại Việt Nam khơng theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp hoặc có thu
nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ tài
chính, trừ trường hợp các doanh nghiệp này có hoạt động chuyển nhượng vốn
thì thực hiện nộp thuế theo luật thuế TNDN.
2.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế TNDN
- Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nơng nghiệp có thu nhập từ sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
- Hộ gia đình, cá nhân nơng dân sản xuất nơng nghiệp có thu nhập từ sản
phẩm trồng trọt, chăn ni, ni trồng thuỷ sản, trừ hộ gia đình và cá nhân nơng
dân sản xuất hàng hố lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản.
63


2.3. Căn cứ tính thuế
2.3.1. Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp trừ đi phần trích lập quỹ KH&CN
Thuế TNDN
phải nộp
Thu nhập
tính thuế
Thu nhập
chịu thuế


=

(Thu nhập tính - Phần trích lập quỹ )
thuế
KH&CN

Thu nhập
chịu thuế

=
=

- (

x

Thuế suất thuế
TNDN

Thu nhập được
Các khoản lỗ
+
)
miễn thuế
được kết chuyển

Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế


-

Chi phí được
trừ

+

Thu nhập chịu
thuế khác

- Thu nhập chịu thuế bao gồm Thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kể cả hoạt động ở nước ngồi
- Kỳ tính thuế: Được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh
nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định
theo năm tài chính áp dụng.
a. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ tiền bán hàng hố, tiền
cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu mà cơ sở sản xuất kinh
doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định
như sau:
+ Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc
xuất hoá đơn bán hàng
+ Đối với dịch vụ là thời điểm dv hồn thành hoặc xuất hố đơn bán hàng
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác
định như sau:
(1) Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế. Hoá đơn GTGT gồm các chỉ tiêu sau:

- Giá bán: 10.000.000 đồng
- Thuế GTGT (10%): 1.000.000 đồng
- Giá thanh toán: 11.000.000 đồng
Như vậy: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 10.000.000 đồng.

64


(2) Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh vàng bạc B là đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hoá đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 1.100.000 đồng.
Như vậy: doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 1.100.000 đồng.
(3) Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là
tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền 1 lần, khơng bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi
trả chậm.
(4) Đối với trường hợp cơ sở tự sản xuất ra dùng để trao đổi, biếu, tặng... là
giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm.
(5) Đối với hàng hóa tự sản xuất để tiêu dùng là chi phí sản xuất ra sản
phẩm đó.
(6) Đối với hoạt động gia cơng hàng hố là tiền thu về hoạt động gia công
bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí
khác phục vụ cho việc gia cơng hàng hố.
(7) Đối với hoạt động đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng được hưởng.
(8) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là tiền thuê theo hợp đồng.
(9) Đối với hoạt động cho vay thu lãi là tiền lãi trong kỳ được hưởng.
(10) Đối với hoạt động vận tải là thời điểm hoàn thành dịch vụ.
(11) Đối với hoạt động bán điện là ngày cuối cùng của chỉ số cơng tơ điện
thể hiện trên hóa đơn tính tiền điện.
(12) Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tiền thu phí bảo hiểm, hoa

hồng và khoản khác.
(13) Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm
+ Giá bán hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng nội địa.
+ Giá FOB (Free On Board) với hàng xuất khẩu.
b. Các khoản chi phí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế
(1) Khấu hao TSCĐ
- Điều kiện:
+ Sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
+ Được theo dõi quản lý trên sổ sách doanh nghiệp.

65


- Mức trích khấu hao theo quy định.
- TSCĐ đã hết giá trị vẫn được sử dụng thì khơng được trích khấu hao.
(2) Chi phí vật tư, nguyên vật liệu
- Mức tiêu hao hợp lý do giám đốc xây dựng.
- Giá vật tư thực tế xuất kho:
+ Hàng mua ngoài gồm giá mua, chi phí thu mua, vận chuyển bốc xếp, bảo
quản, chi bảo hiểm, thuê kho bãi, chọn lọc, tái chế,….
+ Hàng nhập khẩu là giá thanh toán cộng thuế nhập khẩu, thuế TTĐB cộng
chi phí vận tải bảo hiểm…
Giá thanh tốn đối với vật tư hàng hóa nhập khẩu được xác định: Theo giá
thanh toán nếu kê khai theo giá hợp đồng ngoại thương cao hơn giá thanh toán
thực. Hoặc kê theo giá nhập khẩu nếu giá hợp đồng thấp hơn giá thực thanh toán
+ Đối với vật tư tự chế là giá xuất kho cộng chi phí thực tế phát sinh.
+ Đối với vật tư thuê ngoài gia công là giá vật tư thực tế xuất kho đưa đi
gia cơng cộng chi phí gia cơng, vận chuyển, bốc xếp.
(3) Chi phí tiền lương, tiền cơng và các khoản trích theo lương

- Chi phí tiền lương bao gồm các khoản tiền lương, tiền cơng, phụ cấp, các
khoản trích theo lương.
- Chi tiền ăn ca không vượt quá mức lương tối thiểu.
Lương tối thiểu theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP áp dụng từ 01/01/2020
Vùng

Lương tối thiểu

I

4.420.000

II

3.920.000

III

3.430.000

IV

3.070.000

(4) Chi phí nghiên cứu khoa học.
(5) Chi phí dịch vụ mua ngồi
- Điện, nước, điện thoại, văn phịng phẩm, tiền th kiểm tốn, dịch vụ
pháp lý, mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, thiết lập nhãn hiệu hàng hóa
- Chi phí th sửa chữa TSCĐ.
- Chi để có tài sản: Mua tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công

nghệ…. phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
66


- Tiền thuê TSCĐ theo hợp đồng.
- Chi phí dịch vụ mua ngồi nhà thầu chính.
- Cơng tác phí bao gồm: Chi phí đi lại, thuê chỗ ở, lưu trú.
- Phụ cấp tàu xe nghỉ phép.
- Chi phí dịch vụ mua ngồi, th ngồi có hóa đơn.
(6) Các khoản chi
- Chi cho lao động nữ bao gồm:
+ Chi đào tạo lại nghề lao động nữ gồm học phí cộng chênh lệch tiền lương bậc.
+ Chi tiền lương, phụ cấp giáo viên nhà trẻ.
+ Chi khám sức khỏe 1 lần.
+ Chi một lần cho lao động nữ sinh con lần 1, hoặc 2: Thành phố khơng
q 300.000 đồng, địa bàn khó khăn không quá 500.000 đồng.
+ Phụ cấp làm thêm giờ lao động nữ.
+ Chi bảo hộ lao động, chi trang phục: Chi bảo hộ lao động theo số thực
chi không q 5.000.000 đồng/người/năm (nếu chi bằng hiện vật thì khơng bị
giới hạn mức chi).
+ Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh
+ Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Tên muc

Doanh
nghiệp

Người lao
động


Tổng cộng

1. BHXH

17,5%

8%

25,5%

2. BHYT

3%

1,5%

4,5%

3. KPCĐ

2%

-

2%

4. BHTN

1%


1%

2%

Cộng

23,5%

10,5%

34%

(7) Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất
Chi trả lãi theo lãi suất thực tế nhưng không quá 1,5 lần mức lãi suất cho
vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với cơ sở
kinh doanh
Riêng khoản vay vốn để góp vốn pháp định, vốn điều lệ khơng được tính
vào chi phí được trừ.

67


(8) Các khoản trích dự phịng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó địi, giảm giá
chứng khốn, dự phịng trợ cấp mất việc làm
(9) Trợ cấp thôi việc cho người lao động
(10) Chi tiêu thụ hàng hóa bao gồm:
- Chi bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp
- Thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm
(11) Chi quảng cáo, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, chi hoa hồng
môi giới, chi hội nghị

Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp chi phí được trừ khơng bao
gồm giá vốn hàng bán
(12) Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất bao gồm:
- Thuế xuất khẩu
- Thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ và hoàn thuế
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Lệ phí mơn bài
- Thuế Tài ngun
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất
- Tiền thuê đất
- Các khoản phí, lệ phí khác
(13) Chi phí kinh doanh phân bổ
Chi phí quản lý
Tổng
kinh doanh phân = doanh thu x
bổ cho Việt Nam
Việt Nam

Tổng chi phí cơng ty ở nước ngồi
Tổng doanh thu cơng ty ở nước ngồi

(14) Chi phí được trừ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, sổ xố kiến thiết,
chứng khoản
Các khoản chi phí được trừ là các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có hố đơn, chứng từ hợp
pháp theo quy định của pháp luật.
c. Các khoản khơng được tính vào chi phí được trừ
- Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ
hợp đồng lao đồng theo quy định của pháp luật về lao động. trừ trường hợp thuê
theo vụ việc


68


- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho sáng lập viên, thành
viên hội động quản trị.
- Các khoản trích trước vào chi phí mà khơng chi hết: Chi bảo hành, sửa
chữa TSCĐ..
- Các khoản chi khơng có hố đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc
chứng từ không hợp pháp
- Các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm giao thông, chế độ
đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, vi phạm chế độ kế toán, vi phạm hành
chính và phạt khác.
- Các khoản chi khơng liên quan đến doanh thu và thu nhập: Chi xây dựng
cơ bản, ủng hộ Đảng đoàn thể, chi từ thiện
- Các khoản chi do nguồn khác đài thọ:
+ Chi sự nghiệp
+ Chi ốm đau thai sản
+ Chi trợ cấp khó khăn
+ Chi khác
- Chi không hợp lý khác
d. Các khoản thu nhập chịu thuế khác
- Chênh lệch mua bán chứng khoán
- Thu nhập liên quan quyền sở hữu, quyền tác giả
- Thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản
- Thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
- Lãi tiền gửi, lãi tiền vay, lãi trả chậm
- Lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Kết dư cuối năm dự phịng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó địi, mua bán

chứng khốn.
- Thu nợ khó địi đã xóa sổ nay thu được
- Thu nợ phải trả không xác định được chủ nợ
- Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
- Thu nhập hoạt động sxkd năm trước bỏ sót nay tìm ra
- Thu hoạt động sxkd nước ngồi

69


- Thu liên quan đến tiêu thụ hàng hóa khơng tính trong doanh thu như:
Thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng ăn uống, khách sạn sau khi trừ chi phí
- Thu góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết trong nước.
- Thu tiêu thụ phế liệu sau trừ chi phí
- Thu quà biếu, quà tặng
- Các khoản thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà
khoản thu nhập này khơng thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh có trong
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Thuế suất thuế TNDN
- Thuế suất thuế TNDN là 20%
- Riêng thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai
thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác (bạch kim, vàng, bạc, đá quý…) tại
Việt Nam từ 32% – 50%.
2.4. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơng thức tính thuế:
Thuế TNDN
phải nộp

=


(Thu nhập tính - Phần trích lập quỹ )
thuế
KH&CN

x

Thuế suất thuế
TNDN

2.5. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
2.5.1. Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc mục A
- Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực pháp luật khơng cấm có sử dụng số lao động
bình qn trong năm ít nhất là:
+ Đơ thị loại 1 và 2: 100 người
+ Địa bàn B hoặc C: 20 người
+ Địa bàn khác: 50 người
- Địa bàn khuyến khích đầu tư hưởng ưu đãi thuế TNDN:
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc danh mục B.
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc danh mục C.
2.5.2. Các hình thức miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Thuế suất ưu đãi và thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi:

70


+ Thuế suất 20% với hợp tác xã thành lập tại địa bàn không thuộc B, C.
+ Thuế suất 20% với cơ sở kinh doanh mới thuộc địa bàn B

+ Thuế suất 15% với hợp tác xã thành lập tại địa bàn C
+ Thuế suất 10% áp dung đối với HTX thuộc địa bàn C, cơ sở kinh doanh mới
thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực A thực hiện tại lĩnh vực C
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi
+ Thuế 10% áp dụng trong 15 năm
+ Thuế 15% áp dụng trong 12 năm
+ Thuế 20% áp dụng trong 10 năm
b. Mức và thời hạn miễn thuế TNDN
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở chuyển địa điểm
+ Miễn 2 năm và giảm 50% thuế trong 2 năm tiếp theo với cơ sở kinh doanh
mới thành lập từ dự án đầu tư
+ Miễn 2 năm và giảm 50% thuế trong 3 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực A sử dụng nhiều lao động
+ Miễn 2 năm và giảm 50% thuế trong 6 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực B và chuyển đến địa bàn B
+ Miễn 2 năm và giảm 50% thuế trong 8 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực C và chuyển đến địa bàn C
+ Miễn 3 năm và giảm 50% thuế trong 7 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực A thực hiện tại địa bàn B
+ Miễn 3 năm và giảm 50% thuế trong 8 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực A thực hiện tại địa bàn B, sử dụng
nhiều lao động
+ Miễn 3 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực A thực hiện tại địa bàn B, sử dụng
nhiều lao động trong đó dân tộc chiếm từ 30% trở lên trong năm
+ Miễn 4 năm và giảm 50% thuế trong 8 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực A thực hiện tại địa bàn C sử dụng
nhiều lao động
+ Miễn 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ ngành nghề, lĩnh vực A thực hiện tại địa bàn C, sử dụng

nhiều lao động trong đó dân tộc chiếm trên 30% lao động trong năm

71


+ Miễn 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm với trường hợp cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ dự án đầu tư BOT, BT, BTO.
2.5.3. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm thuế
- Cơ sở hạch toán kinh tế độc lập, thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách chứng từ
và nộp thuế theo kê khai.
- Phải theo dõi riêng số thuế được miễn giảm
- Cơ sở sau đây không được thực hiện miễn giảm:
+ Cơ sở được thành lập do chia, tách sáp nhập theo luật doanh nghiệp
+ Cơ sở thành lập do chuyển đổi sở hữu
+ Cơ sở được đổi tên mới
2.6. Đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2.6.1. Đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp
- Việc đăng ký nêu rõ hạch toán độc lập hay phụ thuộc
- Phải đăng ký thuế với cơ quan thuế
- Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở kinh doanh phải kê khai quyết
toán riêng.
- Cơ sở hạch toán báo sổ tại địa phương không phải kê khai nộp thuế tại địa phương.
2.6.2. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
- Không kê khai và nộp tờ khai thuế theo quý mà DN tự tính tự nộp thuế
theo quý, chỉ nộp quyết toán theo năm.
- Việc ấn định thuế được thực hiện:
+ Ấn định thu nhập chịu thuế cả năm căn cứ doanh thu của năm dự toán và
tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu năm trước.
+ Ấn định thu nhập chịu thuế cả năm căn cứ thu nhập chịu thuế cơ sở cùng
ngành nghề có quy mơ kinh doanh tương đương.

2.6.3. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế Quý theo số tạm nộp. Thời hạn nộp chậm
nhất là sau 30 ngày tiếp theo khi kết thúc Quý.
- Nộp thuế bằng đồng Việt Nam.
2.6.4. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết thúc kỳ tính thuế doanh nghiệp phải thực hiện quyết tốn với cơ quan
thuế theo năm dương lịch.

72


- Cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của tờ khai quyết toán thuế.
- Thời hạn nộp 90 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch.
- Thời hạn nộp thuế thiếu là 10 ngày sau khi nộp tờ khai.
3. Bài tập thực hành
Bài 1
Tại doanh nghiệp A trong kỳ tính thuế có các số liệu sau: (Đvt: Trđ)
1. Doanh thu:

80.000

Trong đó: - Doanh doanh số chưa thuế TTĐB 15.000)
2. Chi phí sản xuất liên quan:
- Khấu hao TSCĐ: 20.000 (trong đó khấu hao TSCĐ hết thời gian sử dụng là 500)
- Tiền lương: 2.000 (trong đó tiền lương của giám đốc DNTN là 120)
- BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo tỷ lệ 24% (chế độ quy định là 23,5%)
- Chi phí mua ngồi khác: 4.000
- Chi phí vật tư:

30.000


- Trả lãi tiền vay vốn sản xuất cho ơng D: 55
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch, hội nghị:

5.200

- Các khoản thuế phải nộp: tính theo chế độ
3. Các khoản thu nhập khác:
- Lãi tiền gửi ngân hàng: 200
- Lãi liên doanh với doanh nghiệp khác: 300
4. Lỗ năm trước chuyển sang: 150
Yêu cầu:
Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp mà DN A phải nộp. Biết rằng:
- Thuế suất thuế TTĐB 60%, thuế TNDN 20%
- Lãi suất cho vay ngân hàng là 8%/năm, vốn vay 600. Mức khống chế lãi vay là 1,5
lần mức lãi vay ngân hàng có quan hệ giao dịch tại cùng thời điểm.
Bài 2
Nhà máy rượu bia Thanh Hương trong kỳ tính thuế có số liệu phát sinh như sau
I. Bán hàng( giá bán chưa thuế GTGT)

73


1. Bán 45.000 chai rượu 20 độ với giá 35.200 đ/chai và 30.000 chai rượu 40 độ với
giá 48.200 đ/chai cho các công ty thương nghiệp.
2. Bán 33.000 chai rượu 20 độ và 12.000 chai rượu 40 độ cho cty XNK X, giá bán lẻ
là 32.500 đ/chai và 49.580 đ/chai.
3. XK ra nước ngoài 40.000 chai rượu 20 độ theo giá FOB Hải Phòng là 32.000
đ/chai, 10.500 chai rượu 40 độ theo giá CIF Hải Phòng với giá 58.000 đ/chai.
II. Chi phí của sp tiêu thụ

1. Chi phí NVL phục vụ cho sản phẩm tiêu thụ trên tập hợp được là 2.480 triệu (chi
phí này chưa tính thuế TTĐB, thuế XK).
2. Chi mua văn phòng phẩm 30 triệu , các chi phí khác là 940 triệu.
Yêu cầu
Hãy xác định thuế xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp của nhà máy,
biết:
- Thuế TTĐB của rượu 20 độ là 30%, rượu 40 độ là 65%.
- Thuế suất thuế thu nhập DN là 20%.
- Thuế XK là 2%.
- Thu nhập khác là 25 triệu.
- Chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế 2% giá CIF.

74


CHƯƠNG 6: CÁC KHOẢN THUẾ VÀ LỆ PHÍ KHÁC
Mã chương: MH21.06
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung khái quát của các khoản thuế và lệ phí khác.
- Phân biệt được giống và khác nhau giữa thuế nói chung và lệ phí.
- Viết được chính xác cơng thức tính thuế và các biểu thuế.
- Làm được bài tập và tính đúng số thuế và lệ phí phải nộp cho NSNN
Nội dung chính
1. Thuế bảo vệ mơi trường
1.1. Khái niệm
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa
(sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
1.2. Phạm vi áp dụng
1.2.1. Đối tượng chịu thuế
Bao gồm 8 loại hàng hóa sau:

(1). Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu
diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.
(2). Than đá, bao gồm: Than nâu; Than antraxit; Than mỡ; Than đá khác.
(3). Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC): Là nhóm chất gây suy
giảm tầng ozone dùng làm môi chất lạnh.
(4). Túi ni lông thuộc diện chịu thuế: Là loại túi, bao bì được làm từ màng
nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A sản xuất túi nilon đa lớp. Túi này được sản xuất
từ 70% màng nhựa đơn HDPE và 30% màng nhựa khác (PA, PP,..). Trong tháng
doanh nghiệp sản xuất và bán ra 100 kg túi đa lớp. Như vậy, số thuế thuế bảo vệ
môi trường đối với túi nilon của doanh nghiệp A phải nộp là:
100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni
lơng), doanh nghiệp A đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng
gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia cơng ra hoặc
mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói), nếu doanh nghiệp A chỉ sử dụng 20
kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 30kg bao bì để trao đổi, 40kg
bao bì để tiêu dùng nội bộ, 10kg bao bì để tặng cho thì doanh nghiệp A phải kê

75


khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với 80 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu
dùng nội bộ, tặng cho và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
(5). Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
(6). Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
(7). Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
(8). Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
1.2.2. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa khơng chịu thuế bảo vệ mơi trường trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ
nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định
ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa
cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngồi ủy
quyền theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của
pháp luật;
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở
kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
1.2.3. Người nộp thuế
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ mơi trường.
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được
quy định như sau:
+ Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập
khẩu là người nộp thuế;
+ Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai
thác nhỏ, lẻ mà khơng xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được
nộp thuế bảo vệ mơi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu
mua là người nộp thuế.
1.2.4. Căn cứ tính thuế

76


Căn cứ tính thuế bảo vệ mơi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức

thuế tuyệt đối.
a. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số
lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng
hàng hóa nhập khẩu.
b. Mức thuế tuyệt đối
- Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây:
STT

Đơn
vị
tính

Hàng hóa

Mức thuế
(đồng/1 đơn vị
hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

1

Xăng, trừ etanol

Lít


1.000 - 4.000

2

Nhiên liệu bay

Lít

1.000 - 3.000

3

Dầu diezel

Lít

500 - 2.000

4

Dầu hỏa

Lít

300 - 2.000

5

Dầu mazut


Lít

300 - 2.000

6

Dầu nhờn

Lít

300 - 2.000

7

Mỡ nhờn

Kg

300 - 2.000

II

Than đá

1

Than nâu

Tấn


10.000 - 30.000

2

Than an-tra-xít (antraxit)

Tấn

20.000 - 50.000

3

Than mỡ

Tấn

10.000 - 30.000

4

Than đá khác

Tấn

10.000 - 30.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)


kg

1.000 - 5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

30.000 - 50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500 - 2.000

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000 - 3.000

VII


Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000 - 3.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000 - 3.000

77


Ví dụ: Tính thuế bảo vệ mơi trường trong trường hợp sau:
Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lơng đa lớp, trong
đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lơng đa
lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.
Giải
Vấn đề: Túi ni lông đa lớp gồm cả màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE
và màng nhựa khác (PA, PP,..) thì chỉ có phần màng nhựa đơn HDPE, LDPE,
LLDPE là phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế: 100kg x 70% = 70kg
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá với ni lông là: 40.000đ/kg
Số thuế môi trường phải nộp: 70 x 40.000 = 2.800.000 đ.
Khi bán các sản phẩm, hàng hóa này thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn
theo đúng thời điểm quy định nếu không sẽ bị phạt theo luật thuế.

- Căn cứ vào Biểu khung thuế, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức
thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên tắc sau:
+ Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
+ Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác
động xấu đến môi trường của hàng hóa.
1.2.5. Phương pháp tính thuế
Số thuế bảo vệ môi
Số lượng đơn vị hàng
Mức thuế tuyệt đối quy định
=
x
trường phải nộp
hóa chịu thuế
trên một đơn vị hàng hóa
1.3. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hồn thuế
1.3.1. Thời điểm tính thuế
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế
là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
- Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là
thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ
khai hải quan.
- Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là
thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
1.3.2. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế

78



- Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ mơi trường đối với hàng hóa
sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng
và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ mơi trường đối với hàng hóa
nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc
nhập khẩu.
1.3.3. Hồn thuế
Người nộp thuế bảo vệ mơi trường được hồn thuế đã nộp trong các trường
hợp sau:
- Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự
giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngồi;
- Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngồi thơng qua đại lý tại Việt
Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến
đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến
đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh
hàng tạm nhập, tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngồi;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản
phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Thuế thu nhập cá nhân (Personal Income Tax)
2.1. Giới thiệu chung về thuế TNCN
2.1.1. Khái niệm
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế chủ yếu đánh vào thu nhập của cá nhân
nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá nhân vào
ngân sách Nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế thơng
qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi, thông qua việc thu hay không thu
thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư, vv…
2.1.2. Đặc điểm

Thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau đây:
- Là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. Vì là lọai thuế
trực thu người chịu thuế chính là người nộp thuế. Người chi trả thu nhập theo
quy định của pháp luật phải khấu trừ số thuế mà cá nhân có nghĩa vụ nộp cho
Nhà nước trước khi chi trả thu nhập.
79


- Nhà nước có thể sử dụng loại thuế này để khuyến khích tinh thần làm việc
của người lao động thơng qua biểu thuế. Khuyến khích gười lao động làm thêm
giờ, tăng thu nhập bằng cách đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế lên khoản thu
nhập này. Nhà nước cũng có thể khuyến khích người dân đầu tư, tiết kiệm thông
qua việc đánh thuế hay không đánh thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động
đầu tư, thu nhập từ lãi tiết kiệm.
- Thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp. Việc quản lý thuế, thu
thuế địi hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý
thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của người chịu thuế, tình trạng cư trú
của họ ở Việt Nam, vv…
2.1.3. Nguyên tắc thiết lập chính sách thuế TNCN
Thuế TNCN được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc sau đây
a. Đánh thuế dựa trên nguyên tắc "cư trú"
Thuế TNCN có thể được thiêt lập dựa trên nguyên tắc "cư trú" hoặc "nguồn
phát sinh thu nhập".
Hệ thống đánh thuế theo nguyên tắc "cư trú". Theo nguyên tắc này, cá nhân
cư trú ở một nước phải nộp thuế tại nước đó cho mọi khoản thu nhập từ khắp nơi
trên thế giới, còn những cá nhân khơng cư trú thì chỉ bị đánh thuế trên phần thu
nhập phát sinh tại nước đó.
Cá nhân cư trú là người định cư tại nước đó và người nước ngồi khơng
định cư tại nước đó nhưng có tổng số ngày ở (làm việc) tại nước đó vượt quá
183 ngày trong một năm.

Hệ thống đánh thuế theo "nguồn phát sinh thu nhập": Cá nhân chỉ phải nộp
thuế thu nhập đối với khoản thu nhập phát sinh tại nước sở tại mà không phải
nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh ở nước ngồi. Cách
đánh thuế này thích hợp với nước có nhiều người nước ngồi đến làm việc và
đầu tư cịn bản thân cơng dân của nước đó ít làm hoặc đầu tư ở nước ngồi.
b. Chỉ đánh thuế vào thu nhập của cá nhân sau khi đã giảm trừ những chi phí
cần thiết
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm trừ cá nhân: Thực hiện theo phương pháp kê khai chi phí thực tế
phát sinh đối với các khoản được phép giảm trừ. Có hai loại giảm trừ cá nhân:
+ Giảm trừ có tính chất kinh tế: Là các khoản giảm trừ mang tính chất chi
phí có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập như chi phí đi lại, ăn ở,... kể
cả đóng bảo hiểm.

80


+ Giảm trừ có tính chất xã hội: Là các khoản giảm trừ chi trợ cấp có tính xã
hội như giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn, ni dưỡng con cái, bảo trợ
người già, tàn tật, người khơng có khả năng lao động,...
Phương pháp giảm trừ cá nhân đảm bảo sự công bằng và thường áp dụng
với các nước phát triển kinh tế và dân trí cao. Các nước chậm phát triển thường
không đủ điều kiện áp dụng phương pháp này.
- Phương pháp giảm trừ tiêu chuẩn: Được thực hiện thông qua việc định
mức khởi điểm chịu thuế. Mức khởi điểm chịu thuế là mức thu nhập trung bình
đảm bảo trang trải đủ những chi phí cần thiết về kinh tế và xã hội. Phương pháp
này giúp thuế TNCN dễ tính tốn, đơn giản hơn từ đó tiết kiệm chi phí hành thu
và chi phí chấp hành, tuân thủ luật thuế.
VD: Từ 01/07/2020 mức giảm trừ tiêu chuẩn 11.000.000 đ/người/tháng.
Giảm trừ người phụ thuộc 4.400.000 đ/người/tháng.

c. Đánh thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiến
Thông thường người ta áp dụng biểu thuế suất lũy tiến. Có thể áp dụng thuế
suất lũy tiến từng phần hoặc lũy tiến tồn phần, tuy nhiên lũy tiến từng phần sẽ
cơng bằng hơn.
Xu hướng chung các nước thiết lập biểu thuế suất là số lượng thuế suất vừa phải,
mức thuế không nên quá cao và tính đến đặc điểm kinh tế xã hội của vùng miền.
d. Sử dụng kết hợp phương pháp khấu trừ tại nguồn và phương pháp kê khai
trực tiếp trong quản lý thu nộp
Phương pháp khấu trừ tại nguồn áp dụng cho các khoản thu nhập có tính
chất ổn định như tiền lương, thu nhập từ bất động sản,... Theo đó người hoặc cơ
quan trả thu nhập phải tiến hành khấu trừ trước số thuế thu nhập cá nhân phải
nộp để nộp cho cơ quan thuế, sau đó mới tiền hành chi trả phần thu nhập còn lại
cho người được hưởng. Cơ quan hoặc người được ủy nhiệm được hưởng một
khoản thù lao nhất định nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa
vụ khấu trừ thuế.
Phương pháp kê khai trực tiếp: Được thực hiện trên cơ sở người nộp thuế
dùng tờ khai in sẵn để kê khai thu nhập và gửi cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế
xác định số thuế phải nộp dựa trên kê khai về thu nhập, các khoản được phép
khấu trừ, giảm trừ,.. kết hợp với thẩm tra, kiểm soát của cơ quan thuế. Phương
pháp này tuy phức tạp nhưng đảm bảo công bằng hơn vì có khả năng tổng hợp
nhiều nguồn thu nhập và gắn với hoàn cảnh của từng cá nhân.
Phương pháp khấu trừ tại nguồn được coi như hình thức tạm thu, còn
phương pháp kê khai trực tiếp được coi là hình thức quyết tốn.

81


2.2. Đối tượng nộp thuế
“Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu
thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân khơng cư trú có thu

nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thương
trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê với thời hạn của hợp
đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
2.3. Đối tượng chịu thuế
Là thu nhập chịu thuế TNCN trong kỳ tính thuế
2.3.1. Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
(1) Thu nhập từ kinh doanh: Là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa dịch vụ, hoạt động ngành nghề độc lập của cá nhân có giấy
phép hoặc chứng chỉ hành nghề.
(2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Là các khoản thu nhập người lao
động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền, hoặc
không bằng tiền. Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ giá, hoa
hồng môi giới, tham gia đề án, nhuận bút, thưởng cải tiến kỹ thuật,...
(3) Thu nhập từ đầu tư vốn: Là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho
cơ sở sản xuất, kinh doanh vay, mua cổ phần hoặc góp vốn sản xuất, kinh doanh
dưới các hình thức.
(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: Chuyển nhượng vốn trong tổ chức
kinh tế, chuyển nhượng chứng khoán,..
(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Thu nhập từ chuyển quyền
sử dụng đất và các tài sản gắn liền trên đất, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc
sử dụng nhà và đất ở, quyền thuê mặt đất, mặt nước.,...
(6) Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền, hiện vật bao gồm: Trúng sổ số,
khuyến mại, cá cược, casino, trò chơi,...
(7) Thu nhập từ bản quyền: Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sở hữu
trí tuệ, quyền tác giả, chuyển giao bí quyết cơng nghệ,...
(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.


82


(9) Thu nhập tử nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh bất động sản,... và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc sử dụng.
(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ
chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bất động sản,... và tài sản khác phải đăng ký sở
hữu hoặc sử dụng.
2.3.2. Các khoản thu nhập miễn thuế TNCN
(1). Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các đối tượng “có quan
hệ thân thiết" như giữa vợ, chồng; giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ; cha nuôi, mẹ
nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể;
ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em
ruột với nhau.
(2). Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn
liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy
nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
(3). Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước
giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.
(4). Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa các đối tượng
“có quan hệ thân thiết”
(5). Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua
chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
(6). Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hóa sản xuất nơng
nghiệp nhưng khơng làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.

(7). Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
(8). Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá nhân nhận được từ
nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi
lao động, cơng tác, học tập tại nước ngồi gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.
(9). Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm
giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc
trong giờ theo quy định.
(10). Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
83


(11). Thu nhập từ học bổng
(12). Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ,
bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo
quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường
Nhà nước và các khoản bồi thường khác.
(13). Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cơng nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện,
nhân đạo, khuyến học khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận.
(14). Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngồi vì mục
đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(15). Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam
nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam
vận tải quốc tế.
(16). Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá
nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực
tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.

2.4. Thuế suất, biểu thuế
- Biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc
thuế

Phần thu nhập tính
thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính
thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất
(%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10


3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80


30

7

Trên 960

Trên 80

35

Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền
công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại luật thuế thu nhập cá nhân, trừ các
khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt
buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ theo quy định.
- Biểu thuế toàn phần

84


Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

Thu nhập từ đầu tư vốn

5

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại


5

Thu nhập từ trúng thưởng

10

Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định luật thuế thu nhập cá nhân

20

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định luật thuế
thu nhập cá nhân

0,1

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2

Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền
thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại luật thuế
thu nhập cá nhân.
2.5. Phương pháp tính thuế TNCN
2.5.1. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú
a. Thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền cơng

* Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập
- Các khoản được miễn thuế
- Tổng thu nhập:
Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và
các khoản thu nhập chịu thuế khá có tính chất tiền lương, tiền công bao gồm cả
các khoản trợ cấp, phụ cấp,...
- Các khoản được miễn thuế bao gồm:
+ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vượt quá 730.000 đồng/tháng (trước ngày
15/10/2016 là 680.000 đồng/tháng) (nếu doanh nghiệp tự nấu ăn, mua suất ăn,
cấp phiếu ăn cho nhân viên thì sẽ được miễn tồn bộ, tức là khơng tính vào thu
nhập chịu thuế TNCN).
+ Tiền phụ cấp trang phục không vượt quá 5.000.000 đồng/năm (nếu chi
bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ). Nếu nhận cả bằng tiền và hiện vật thì số
tiền vẫn bị khống chế mức 5.000.000 đồng/năm.

85


×