Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Giáo trình Thi công xây trát cơ bản (Nghề: Kỹ thuật điện - nước - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 71 trang )

1

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

BÀI GIẢNG

Mô đun 27: Thi công xây trát cơ bản
NGHỀ KỸ THUẬT ĐIỆN-NƯỚC
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo quyết định số:

/QĐ-TCDN ngày tháng năm 20

của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề

Năm 2018


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Được sự nhất trí của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Trường Cao đẳng Cơ điện-Xây dựng Việt Xơ triển khai viết biên soạn bộ giáo
trình các mơn học/mơ đun nghề Kỹ thuật điện nước trình độ trung cấp. Đây là mô
đun số 27 nằm trong chương trình khung nghề Kỹ thuật điện nước trình độ trung


cấp đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.
Tên mô đun: Thi công xây trát cơ bản, mã số M30. Nội dung mô đun được
cấu trúc 06 bài tích hợp, theo khung mẫu định dạng của Tổng cục Dạy nghề - Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn.
Ban biên soạn chúng tôi xin trân thành cản ơn các quí lãnh đạo Tổng cục
Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để
chúng tơi hồn thành việc biên soạn bộ giáo trình. Cám ơn các cá nhân và các tổ
chức đã phối hợp cùng Ban biên soạn để chúng tơi hồn thành tài liệu này.
Đây là một trong những mô đun mới được biên soạn lần đầu, tên bài và nội
dung các đề mục đều tôn chỉ và chấp hành đúng với chương trình khung đã được
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Mặt khác, tài liệu dùng để tham
khảo trong quá trình viết và xây dựng mơ đun cịn hạn chế. Vì vậy, trong q trình
biên soạn khơng tránh khỏi một số thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các
độc giả để tái bản lần sau được tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Ninh Bình, ngày

tháng

năm 2018

Chủ biên soạn:
Lê Xuân Lưu


3

MỤC LỤC
TRANG
Lời giới thiệu ......................................................................................................... 2

Bài 1: Lắp đặt dàn giáo, thang tựa ...................................................................... 11
1. Các loại giàn giáo, thang tựa ....................................................................... 11
1.1. Cấu tạo của giàn giáo, thang tựa .............................................................. 11
1.2. Phân loại giàn giáo, thang tựa .................................................................. 14
1.3. Công dụng của giàn giáo, thang tựa ......................................................... 15
2. Chuẩn bị thi công ........................................................................................ 16
2.1. Những công việc cần chuẩn bị ................................................................. 16
2.2. Thực hiện chuẩn bị ................................................................................... 16
3. Lắp đặt dàn giáo .......................................................................................... 16
3.1. Phương pháp lắp đặt giàn giáo khung thép định hình.............................. 16
3.1.1. Phương pháp lắp đặt giàn giáo .............................................................. 17
3.1.2. Lắp đặt giàn giáo ................................................................................... 17
3.1.3. Lắp sàn thao tác ..................................................................................... 18
3.2. Lắp đặt giàn giáo bằng ống thép .............................................................. 18
3.2.1. Phương pháp lắp đặt .............................................................................. 18
3.2.2. Lắp đặt giàn giáo ................................................................................... 19
3.2.3. Lắp sàn thao tác ..................................................................................... 19
4. Tháo dỡ giàn giáo ........................................................................................ 20
4.1. Tháo dỡ giàn giáo khung thép định hình ................................................. 20
4.1.1. Phương pháp tháo dỡ giàn giáo khung thép định hình ......................... 20
4.1.2. Tháo dỡ sàn thao tác.............................................................................. 20
4.1.3. Tháo dỡ giàn giáo khung thép định hình .............................................. 20
4.2. Tháo dỡ giàn giáo bằng ống thép ............................................................. 21
4.2.1. Phương pháp tháo dỡ giàn giáo bằng ống thép ..................................... 21
4.2.2. Tháo dỡ sàn thao tác.............................................................................. 21
4.2.3. Tháo dỡ giàn giáo bằng ống thép .......................................................... 21
5. Đặt dựng thang ............................................................................................ 21
5.1. Phương pháp lắp, tháo thang .................................................................... 21
5.2. Lắp thang .................................................................................................. 22
5.3. Tháo thang ................................................................................................ 22

6. Những nguyên tắc khi sử dụng dàn giáo, thang tựa .................................... 22
6.1. Những nguyên tắc khi sử dụng dàn giáo .................................................. 22


4

6.2. Những nguyên tắc khi sử dụng thang tựa ................................................ 23
7. An toàn lao động khi lắp đặt, tháo dỡ dàn giáo, thang tựa ......................... 23
Bài tập thực hành ............................................................................................. 23
Bài 2: Xây tường. ................................................................................................ 26
1. Nhận dạng vật liệu xây ................................................................................ 26
1.1. Phương pháp nhận dạng vật liệu .............................................................. 26
1.1.1. Phương pháp nhận dạng vữa xây .......................................................... 26
1.1.2. Phương pháp nhận dạng gạch xây......................................................... 27
1.2. Thực hành nhận dạng vật liệu .................................................................. 28
2. Kỹ thuật xếp gạch cho từng loại khối xây................................................... 28
2.1. Kỹ thuật xây tường gạch chỉ .................................................................... 28
2.2. Kỹ thuật xây trụ ........................................................................................ 30
2.3. Kỹ thuật xây đá ........................................................................................ 33
2.4. Kỹ thuật xây móng ................................................................................... 34
3. Đọc bản vẽ, tính kích thước khối xây ......................................................... 36
3.1. Phương pháp phân tích bản vẽ ................................................................. 36
3.2. Phương pháp tính kích thước khối xây .................................................... 38
3.3. Thực hành đọc bản vẽ và tính kích thước khối xây ................................. 38
4. Chuẩn bị thi công ........................................................................................ 44
4.1. Phương pháp chuẩn bị thi công ................................................................ 44
4.2. Thực hiện công tác chuẩn bị .................................................................... 45
4.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công ....................................................... 45
4.2.2. Chuẩn bị vật tư thi công ........................................................................ 47
5. Vận chuyển vật liệu vào vị trí xây lắp ........................................................ 47

5.1. Yêu cầu khi vận chuyển vật liệu vào vị trí xây lắp .................................. 48
5.2. Vận chuyển vật liệu vào vị trí xây lắp ..................................................... 48
6. Xây các loại tường 110, 220 ....................................................................... 48
6.1. Yêu cầu kỹ thuật khi xây các loại tường 110, 220 ................................... 48
6.1.1. Cấu tạo khối xây tường gạch................................................................. 49
6.1.2. Yêu cầu kỹ thuật khi xây các loại tường 110, 220 ................................ 53
6.2. Thực hành xây các loại tường 110, 220 ................................................... 54
7. Xây móng gạch đơn giản ............................................................................ 57
7.1. Phương pháp xây móng gạch ................................................................... 57
7.2. Xây móng gạch đơn giản ......................................................................... 58
8. Kiểm tra tường ............................................................................................ 58
8.1. Các biện pháp kiểm tra tường .................................................................. 58


5

8.1.1. Dụng cụ kiểm tra ................................................................................... 58
8.1.2. Phương pháp kiểm tra ........................................................................... 59
8.1.3.Trị số sai lệch cho phép của khối xây .................................................... 60
8.2. Thực hành kiểm tra tường xây ................................................................. 61
Bài tập thực hành .......................................................................................... 68
Bài 3: Trát tường. ................................................................................................ 72
1. Phân loại, phạm vi sử dụng của các loại vữa trát ........................................ 72
1.1. Phân loại các loại vữa trát ........................................................................ 72
1.1.1. Vữa thơng thường.................................................................................. 72
1.1.2. Vữa hồn thiện ...................................................................................... 72
1.1.3. Vữa chịu a xít ........................................................................................ 73
1.1.4. Vữa chịu nhiệt ....................................................................................... 73
1.1.5. Vữa chống thấm .................................................................................... 74
1.2. Phạm vi sử dụng của các loại vữa trát...................................................... 75

1.2.1. Phạm vi sử dụng của vữa tam hợp ........................................................ 75
1.2.2. Phạm vi sử dụng của xi măng ............................................................... 75
2. Chuẩn bị thi công ........................................................................................ 75
2.1. Phương pháp chuẩn bị thi công ................................................................ 75
2.2. Thực hiện công tác chuẩn bị .................................................................... 76
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công ....................................................... 76
2.2.2. Chuẩn bị vật tư thi công ........................................................................ 76
3. Nhận dạng vữa trát tường ............................................................................ 76
3.1. Các tính chất cơ bản của vữa thơng thường ............................................. 76
3.1.1. Tính lưu động ........................................................................................ 76
3.1.2. Tính giữ nước ........................................................................................ 77
3.1.3. Tính bám dính ....................................................................................... 78
3.1.4. Tính chịu lực ......................................................................................... 78
3.1.5. Tính co nở ............................................................................................. 79
3.2. Thực hành nhận dạng vữa trát tường ....................................................... 79
4. Làm mốc trát tường ..................................................................................... 79
4.1. Phương pháp làm mốc trát tường .......................................................... 79
4.2. Thực hành làm mốc trát tường ................................................................. 82
5. Trát tường .................................................................................................... 83
5.1. Trát vữa lên tường lớp 1 ........................................................................... 84
5.1.1. Phương pháp trát vữa lên tường ............................................................ 84
5.1.2. Trát vữa lên tường lớp 1 ........................................................................ 84


6

5.2. Trát vữa lên tường lớp 2 ........................................................................... 85
5.2.1. Phương pháp trát vữa lên tường ............................................................ 85
5.2.2. Trát vữa lên tường lớp 2 ........................................................................ 85
5.3. Xoa nhẵn mặt tường ................................................................................. 86

5.3.1. Yêu cầu của mặt tường xoa nhẵn .......................................................... 86
5.3.2. Phương pháp xoa nhẵn mặt tường ........................................................ 86
6. Kiểm tra bề mặt tường trát .......................................................................... 87
6.1. Yêu cầu khi kiểm tra tường trát ............................................................... 87
6.2. Phương pháp kiểm tra tường trát ............................................................. 87
6.3. Thực hành kiểm tra tường trát .................................................................. 88
Bài tập thực hành ........................................................................................... 88
Bài 4: Đào mương, hố van, hố ga. ...................................................................... 89
1. Đào mương, hố van, hố ga .......................................................................... 89
1.1. Phương pháp đọc bản vẽ .......................................................................... 89
1.2. Phương pháp đọc tài liệu thi công ............................................................ 90
1.3. Thực hành đọc bản vẽ và tài liệu thi công ............................................... 90
2. Quy trình đào, văng chống, sửa mương, hố van, hố ga .............................. 92
2.1. Quy trình đào, sửa mương, hố van, hố ga ................................................ 92
2.2. Quy trình văng chống mương, hố van, hố ga ........................................... 93
3. Kỹ thuật an toàn khi thi công mương, hố van, hố ga .................................. 94
3.1. Kỹ thuật an tồn khi thi cơng bằng biện pháp thủ cơng........................... 94
3.2. Kỹ thuật an tồn khi thi cơng bằng cơ giới .............................................. 98
4. Chuẩn bị thi công ...................................................................................... 101
4.1. Những công việc cần chuẩn bị... ............................................................ 101
4.2. Thực hiện chuẩn bị ................................................................................. 102
5. Đào mương bằng biện pháp thủ công ....................................................... 106
5.1. Lấy dấu đường đào ................................................................................. 106
5.1.1. Kỹ thuật lấy dấu .................................................................................. 106
5.1.2. Thực hành lấy dấu ............................................................................... 107
5.2. Đào đất ................................................................................................... 108
5.2.1. Kỹ thuật đào đất .................................................................................. 108
5.2.2. Thực hành đào đất ............................................................................... 109
6. Đào mương bằng cơ giới ........................................................................... 109
6.1. Lấy dấu đường đào ................................................................................. 109

6.1.1. Kỹ thuật lấy dấu .................................................................................. 109
6.1.2. Thực hành lấy dấu ............................................................................... 110


7

6.2. Kiểm soát đường đào ............................................................................. 110
6.2.1. Kiểm soát đường đào .......................................................................... 110
6.2.2. Quan sát, phát tín hiệu ......................................................................... 111
7. Văng chống thành mương, hố van, hố ga ................................................. 111
7.1. Kỹ thuật văng chống thành mương, hố van, hố ga ................................ 111
7.2. Văng chống thành mương, hố van, hố ga .............................................. 112
8. Đào sửa mương, hố van, hố ga .................................................................. 112
8.1. Kỹ thuật sửa mương, hố van, hố ga ....................................................... 112
8.2. Thực hành sửa mương, hố van, hố ga .................................................... 112
9. Kiểm tra sau khi thi công .......................................................................... 113
9.1. Phương pháp kiểm tra sau khi thi công .................................................. 113
9.1.1. Phương pháp kiểm tra thành mương, hố ga, hố van ........................... 113
9.1.2. Phương pháp kiểm tra văng chống ...................................................... 113
9.2. Thực hành kiểm tra sau khi thi công ...................................................... 114
Bài tập thực hành .......................................................................................... 115
Bài 5: Tạo rãnh đặt ống. .................................................................................... 118
1. Đọc bản vẽ và tài liệu thi công .................................................................. 118
1.1. Phương pháp đọc bản vẽ ........................................................................ 118
1.2. Phương pháp đọc tài liệu thi công .......................................................... 118
1.3. Thực hành đọc bản vẽ và tài liệu thi công ............................................. 118
2. Các biện pháp an tồn khi thi cơng tạo rãnh đặt ống qua tường, hố móng120
3. Chuẩn bị thi cơng ...................................................................................... 123
3.1. Những công việc cần chuẩn bị ............................................................... 123
3.2. Thực hiện chuẩn bị ................................................................................. 124

4. Tạo rãnh đặt ống qua tường, hố móng ...................................................... 124
4.1. Phương pháp tạo rãnh đặt ống................................................................ 125
4.1.1. Lấy dấu ................................................................................................ 125
4.1.2. Cắt đục tường gạch, bê tông................................................................ 125
4.1.3. Đào tạo rãnh ........................................................................................ 125
4.1.4. Rải vật liệu đệm................................................................................... 126
4.2. Thực hành tạo rãnh đặt ống qua tường, hố móng .................................. 126
5. Tạo rãnh đặt ống qua nền đường ............................................................... 127
5.1. Các phương pháp tạo rãnh đặt ống qua nền đường................................ 127
5.1.1. Lấy dấu ................................................................................................ 127
5.1.2. Cắt đục nền đường .............................................................................. 128
5.1.3. Đào rãnh xuyên qua đường ................................................................. 128


8

5.2. Thực hành đào rãnh đặt ống qua nền đường .......................................... 128
6. Kiểm tra sau khi thi công .......................................................................... 128
6.1. Phương pháp kiểm tra sau khi thi công .................................................. 128
6.2. Thực hành kiểm tra sau khi thi công ...................................................... 129
Bài tập thực hành .......................................................................................... 130
Bài 6: Nghiệm thu - bàn giao. ........................................................................... 131
1. Tập hợp hồ sơ kỹ thuật xây trát cơng trình ............................................... 131
1.1. Bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan ................................................. 131
1.2. Qui trình xây trát .................................................................................... 132
1.3. Lập khối lượng ....................................................................................... 134
1.4. Tiêu chuẩn của nhà thầu ......................................................................... 135
1. 5. Phương án thi công................................................................................ 136
1.6. Cung cấp vật liệu, thiết bị ...................................................................... 136
1.7. Thực hành tập hợp hồ sơ kỹ thuật .......................................................... 139

2. Lập biên bản bàn giao xây trát cơng trình ................................................. 139
2.1. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật ................................................................ 139
2.2. Biên bản nghiệm thu khối lượng ............................................................ 143
2.3. Bàn giao sản phẩm ................................................................................. 145
2.4. Thực hành lập biên bản bàn giao xây trát cơng trình ............................. 146
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 147


9

MƠ ĐUN
Thi cơng xây trát cơ bản
Mã mơ đun: MĐ27
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Thi công xây, trát cơ bản là mô đun được giảng dạy song song
với các mô đun chuyên môn nghề, sau khi học các môn học, mô đun bổ trợ.
- Tính chất: Mơ đun Thi cơng xây, trát cơ bản là mơ đun chun mơn nghề trong
chương trình đào tạo trình độ Trung cấp của nghề Điện-nước.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Nêu được kỹ thuật, quy trình đào mương, rãnh đặt ống;
+ Nêu được cách văng chống thành mương đảm bảo an tồn cho thi cơng;
+ Nêu được quy trình lắp dựng giàn giáo đảm bảo yêu cầu kỹ thuât;
- Về kỹ năng:
+ Xác định được vị trí các trục, tim, cốt của mương, rãnh;
+ Đào được mương, rãnh đặt ống theo thiết kế;
+ Xây được các loại tường đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thi công;
+ Trát được tường phẳng, đảm bảo yêu cầu thiết kế;
+ Thực hiện an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp đúng quy định;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tổ chức nơi làm việc hợp lý.
III. Nội dung mô đun:
1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên các bài trong mơ đun

Tổng
số


thuyết

Thực hành,
Thí nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm
tra


10

1

Lắp đặt dàn giáo, thang tựa


16

6

9

1

2

Xây tường

24

6

17

1

3

Trát tường

20

6

14


4

Đào mương, hố van, hố ga

10

5

5

5

Tạo rãnh đặt ống

14

5

9

6

Nghiệm thu - bàn giao

6

2

3


1

Cộng:

90

30

57

3

2. Loại bài, địa điểm thực tập.
Mã bài

Tên bài

Loại
bài
dạy

M30-01

Lắp đặt dàn giáo,
thang tựa

Tích
hợp


Lớp học

16

6

9

M30-02

Xây tường

Tích
hợp

Lớp học

24

6

17

M30-03

Trát tường

Tích
hợp


Xưởng
thực
hành

20

6

14

M30-04

Đào mương, hố
van, hố ga

Tích
hợp

Xưởng
thực
hành

10

5

5

M30-05


Tạo rãnh đặt ống

Tích
hợp

Xưởng
thực
hành

14

5

9

M30-06

Nghiệm thu - bàn
giao

Tích
hợp

Xưởng
thực
hành

6

2


3

1

90

30

57

3

Cộng

Thời lượng

Địa
điểm

Tổng

LT

TH

KT

1



11

BÀI 1
Lắp đặt giàn giáo, thang tựa
Mã bài: MĐ 27- 01
Giới thiệu:
Giàn giáo, thang tựa được hiểu là một kết cấu chịu lực, cấu tạo từ những
thanh bằng gỗ, thép, nhơm,… dùng làm hệ chịu lực chính trong xây dựng và trong
các kết cấu xây dựng khác. Dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ
cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn
tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các
tầng nhà,…).
Giàn giáo, thang tựa là toàn thể những thanh gióng, cột , xà, ván giằng với
nhau, bắc tạm cho thợ đi được trong một nhà đang làm, xây tường lên cao, lợp mái.
Kết cấu bằng các thanh giằng bằng kim loại, nhôm, gỗ hoặc vật liệu kết hợp, chịu
lực của mái nhà, nhịp cầu, cơng trình thủy công…
Mục tiêu của bài:
- Nêu được cấu tạo, công dụng và phương pháp phân loại các loại dàn giáo, thang
tựa thơng dụng
- Trình bày được u cầu lắp đặt đối với các loại dàn giáo, thang tựa;
- Trình bày được nguyên tắc sử dụng các loại dàn giáo, thang tựa;
- Lắp đặt được các loại dàn giáo, thang tựa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác và an tồn lao động và vệ sinh cơng
nghiệp trong q trình lắp dựng và tháo dỡ.
Nội dung bài:
1. Các loại giàn giáo, thang tựa.
1.1. Cấu tạo của giàn giáo, thang tựa.
* Đối giàn giáo khung thép định hình.
Gồm các bộ phận: các thanh dọc, thanh ngang liên kết thành mảng khung

cứng, các thanh giằng chéo, mặt sàn cơng tác (Hình 1.1)


12

Các khung ngang 1 được liên kết với nhau bằng các giằng chéo 2 và chồng
lên nhau theo chiều cao. Mặt trên của tầng giáo có các tấm sàn cơng tác để cho
người đứng thao tác. Có đặt thang sắt để di chuyển lên xuống giữa các tầng giáo
đảm bảo an toàn và tăng ổn định cho giàn giáo.Giữa hai đợt thang có đặt tấm sàn
để đi lại thuận tiện.
4

3

2
1

Hình 1.1 . Giàn giáo lắp ghép khung định hình
1.Kích chân giáo;
2 Khung giáo
3 Thanh giằng chéo; 4 Tấm sàn công tác
Kích tăng các loại: Do giáo lắp ghép chế tạo theo những kích thước chọn từ
trước nên cịn gọi là giáo định hình. Khi sử dụng giáo để thi cơng nhà cao tầng phải
dùng giáo có cùng kích thước để lắp ghép tạo ra mặt bằng thi công vừa dài vừa
cao theo không gian xung quanh nhà.
* Đối giàn giáo ống thép:
Gồm các đoạn thép ống có chiều dài từ 2 – 6 m
đường kính ống có các loại

32 , 34,


42 có chiều dày 1,8 - 2mm, được

liên kết với nhau bằng các khoá giáo, tạo thành
hệ khung của giàn giáo gồm có cột đứng, đà dọc,
đà ngang, giằng chống chéo, neo giữ ngang (Hình 1.2)


13

Hình 1.2. Mặt cắt ngang giáo ống cố định
Mặt trên của tầng giáo có các tấm sàn cơng tác để cho người đứng thao tác.
Dưới chân các cột đứng có tấm bản ( hay tấm đế) để phân bố lực và chống lún
cho giàn giáo. Khi cần nối dài các đoạn ống, người ta dùng ống nối hoặc trục nối
(Hình 1.3)
Có đặt thang sắt để di chuyển lên xuống giữa các tầng giáo đảm bảo an toàn
và tăng ổn định cho giàn giáo.Giữa hai đợt thang có đặt tấm sàn để đi lại thuận tiện.

Hình 1.3. Các hình thức khố giáo, nối ống


14

* Đối với thang tựa. (Hình 1.4)
Gồm thang tre, gỗ, nhôm, sắt được gia công và lắp dựng theo nhu cầu sử
dụng

Hình 1.4
Cấu tạo bằng nhơm hoặc bằng sắt. Thang được thiết kế thơng minh và rất linh
hoạt, có thể sử dụng cả dạng chữ A và chữ I tùy vào từng mục đích và hồn cảnh sử

dụng. Thang gồm 3 đoạn, xếp lồng vào nhau để thang có thể đạt chiều cao ở mức
tối đa.
1.2. Phân loại giàn giáo, thang tựa.
Giáo công tác kiểu thanh
Giáo công tác kiểu khung


15

Giáo treo<Đức>
Giáo công tác kiểu conson
Giáo công tác kiểu thang
Giáo công tác kiểu xe thang tự hành
Lồng công tác tự nâng
Thang trượt, thang gấp.
1.3. Công dụng của giàn giáo, thang tựa.
Giàn giáo công tác hay gọi gọn là giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong
xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác ) dùng để nâng đỡ con người cùng
các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ
cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như
là mặt đất, sàn các tầng nhà,...).
Giàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách
an tồn. Giàn giáo cơng tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó cịn được gọi là
giàn giáo thi công hay giàn giáo xây dựng hoặc giáo thi cơng ngồi (cơng trình),
tuy nhiên nó cịn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: Bảo trì, vệ sinh
hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu
sáng đô thị, cứu hỏa,...)
Tuy nhiên, trong xây dựng giàn giáo công tác khác biệt với một loại giáo chống
dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha (khuôn đúc bê tông) dạng đáy nằm, bởi công
năng sử dụng. Giàn giáo cơng tác hay cịn gọi tắt là giáo cơng tác kết hợp với sàn

thao tác có chức năng là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo trên độ cao lớn
an tồn cho người cơng nhân xây dựng đứng làm việc. Cịn giáo chống cốp pha có
chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm
(chủ yếu là chịu lực trong q trình thi cơng đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).
2. Chuẩn bị thi công
2.1. Những công việc cần chuẩn bị.


16

Phương tiện vận chuyển phù hợp, chắc chắn...
Thao tác, sắp xếp, chằng buộc, ống thép, tấm sàn... giàn giáo, chuẩn xác
Mặt bằng hợp lý, tập kết vật liệu gọn gàng
An tồn lao động khi thực hiện cơng việc
2.2. Thực hiện chuẩn bị
Đúng vị trí, đúng cấu tạo Vị trí lắp dựng giàn giáo thường có khoảng cách 150
- 200mm so với cơng trình.
Giàn giáo kim loại gồm có bốn chi tiết lắp ghép với nhau tạo thành hệ khung
không gian, vì thế trong khi lắp dựng phải lắp đúng cấu tạo thì giáo mới có độ ổn
định cứng vững, đủ điều kiện chịu lực.
Lắp đầy đủ phụ kiện phụ kiện của giàn giáo kim loại có các chức năng giêng.
Bệ kích chân giáo có tác dụng điều chỉnh thăng băng cho hệ khung không gian.
Thanh giằng tác dụng chống biến hình, tấm sàn cơng tác dùng để cơng nhân đứng
thao tác vừa có tác dụng neo giữ giúp cho khung giáo ổn định.
Giàn giáo kim loại được chế tạo có thể lắp độc lập hoặc lắp thành một hệ
thống giàn giáo. Ở vị trí nào giàn giáo vẫn đảm bảo ổn định, chắc chắn và an toàn.
Chọn được loại ống có đường kính phù hợp với các kích thước giàn giáo
Giàn giáo đảm bảo độ chắc chắn, ổn định khi lắp ghép, liên kết thành từng
khung, mảng tạo thành giàn khi đi lại và vận chuyển vật liệu được an toàn.
Toàn bộ hệ thống chống đỡ, liên kết khi lắp dựng xong luôn luôn đảm bảo độ

ổn định, vững chắc trong khi thi cơng. Đặc biệt tại những vị trí nối ống, liên kết
bằng khóa giáo phải đúng kỹ thuật và được kiểm tra cẩn thận.
Giàn giáo khi lắp dựng xong phải đúng vị trí tim, đảm bảo đúng cao độ, chiều
dài theo thiết kế của cơng trình;
Có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, lắp nhanh, tháo nhanh, thao tác thuận tiện.
3. Lắp dựng giàn giáo
3.1. Phương pháp lắp đặt giàn giáo khung thép định hình.


17

Giáo kim loại ( giáo định hình) là loại giáo được thiết kế và chế tạo sẵn theo
một quy cách nhất định. Giáo kim loại được làm từ các loại thép ống có độ cứng
vững cao. Có thể bác cả trong và ngồi cơng trình, lắp nhanh tháo dễ, vận chuyển
gọn nhẹ thi cơng an tồn. Chỉ cần một nhóm từ hai đến ba người là có thể lắp dựng,
tháo dỡ được.
3.1.1. Phương pháp lắp đặt giàn giáo.
- Khi lắp, nối dài các ống bằng các mối nối và liên kết bằng ổ nối theo nguyên
lý kẹp. Khoảng cách giữa các cột đứng, thanh dọc, thanh ngang phải tuân theo
quy định, tuỳ theo chiều cao của giàn giáo và công dụng ( xây, trát...)Các cột
đứng được liên kết với các tấm đệm hoặc dùng ván kê chống lún. Các ống đứng
phải được néo vào cơng trình.
- Trình tự lắp dựng giàn giáo lắp ghép như sau:
+ Xác định tim, cốt cao độ của chân cột chống. Dựng các cột chống theo vị
trí đã xác định, neo giữ tạm thời các khung ngang.
+ Chống các thanh chống chéo liên kết cột chống với nhau để khung ổn định
+ Lắp thang di chuyển cho mỗi tầng giáo để tăng cường ổn định và có độ
cao tiếp tục lắp ghép nâng cao được chiều cao của giàn giáo.
+ Lắp tấm sàn công tác tại vị trí đầu thang để dễ dàng chuyển đợt thang.
Chú ý: Những sai phạm thường gặp

- Tại những vị trí kê chân cột khơng được bằng phẳng, hoặc bị lún không
đều làm cho giáo không ổn định, bị nghiêng, độ cao khơng đều, mất an tồn.
- Sai lệch tim, cốt: Là do lắp dựng xong không kiểm tra, hoặc chỉnh sửa,
văng, chống làm sai lệch v.v...
- Yêu cầu mỗi cơng việc khi hồn thành đều phải có bước kiểm tra lại
chính xác, nếu chưa được phải chỉnh sửa và phải kiểm tra lại chính xác mới văng
giằng chống, néo giữ chắc chắc chắn, mới lắp dựng đợt tiếp theo.
3.1.2. Lắp đặt giàn giáo.
- Đặt các tấm ván chống lún chân giáo.


18

- Đặt bốn bệ kích có khoảng cách phù hợp từng loại giáo cụ thể.
- Lắp khung giáo vào các bệ kích.
- Lắp hai thanh giằng chéo liên kết hai khung giáo với nhau. Chú ý cài khóa
giáo theo phương quay ngang, để thanh giằng không tự bật ra khỏi vị trí.
- Vặn tay quay các bệ kích điều chỉnh thăng bằng khung giáo.
3.1.3. Lắp sàn thao tác.
Sau khi lắp dựng xong phần khung giáo ống thép định hình ta tiến hành lắp
sàn công tác.
- Sàn công tác phải chắc chắn, bảo đảm chịu được tải trọng tính tốn, khơng
trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không được vượt quá 10mm. Vật liệu được lựa
chọn làm sàn phải có đủ cường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, khơng bị ăn mịn
hóa học và chống được xâm thực của khí quyển.
- Lắp sàn cơng tác cần chú ý móc ở đầu tấm sàn phải móc đúng vào vị trí
thanh ngang của khung giáo.
3.2. Lắp đặt giàn giáo bằng ống thép.
3.2.1. Phương pháp lắp đặt.
- Xác định tim, cốt cao độ của chân cột chống. Dựng các cột chống theo vị trí

đã xác định, neo chống tạm thời các cột bằng các thanh chống chéo .
- Đưa các thanh đà ngang, đà dọc lên cột chống và dùng các khoá giáo để liên
kết tạo thành khung cứng..
- Chống các thanh chống chéo liên kết các cột chống với nhau để khung ổn
định.
- Lắp thang di chuyển cho mỗi tầng giáo để tăng cường ổn định và có độ cao
tiếp tục lắp ghép nâng cao được chiều cao của giàn giáo.
- Lắp tấm sàn cơng tác tại vị trí đầu thang để dễ dàng chuyển đợt thang .
Chú ý: Những sai phạm thường gặp
- Tại những vị trí dùng khố giáo liên kết vặn bu lông không chặt làm cho
các bộ phận khung giáo không được ổn định, sự liên kết giữa các thanh không


19

chắc chắn...
- Sai lệch tim, cốt: Là do lắp dựng xong không kiểm tra, hoặc chỉnh sửa,
văng, chống làm sai lệch v.v...
- u cầu mỗi cơng việc khi hồn thành đều phải có bước kiểm tra lại chính
xác, nếu chưa được phải chỉnh sửa và phải kiểm tra lại chính xác mới văng giằng
chống chắc chắn cố định.
3.2.2. Lắp đặt giàn giáo.
Dựng hai hàng cột chống, hàng cột trong cách tường khoảng 40cm, hai hàng
cột cách nhau 1,2m; khoảng cách các cột theo hàng dọc thường lấy 1,5m; cột chôn
sâu xuống đất 0,5m. Theo chiều cao cứ cách 1,2m lại buộc một thanh ngang để đỡ
sàn công tác. Sàn thường làm bằng ván dày 3- 4cm đóng thành mảng để tiện vận
chuyển và lắp đặt, khoảng cách giữa sàn công tác và mặt ngồi tường khơng nên
vượt q 15cm. Giữa các hàng cột có hệ thống giằng dọc, giằng chéo, cây chống
xiên để đảm bảo ổn định cho dàn giáo.
3.2.3. Lắp sàn thao tác.

Sau khi lắp dựng xong phần khung giáo ống thép từng độ cao phù hợp ta tiến
hành lắp sàn công tác.
- Các ván và sàn công tác chế tạo sẵn bao gồm các ván khung gỗ, các ván giáo
và sàn dầm định hình.
- Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm, khơng bị mục mọt hoặc
mức gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không
được lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ
dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ. Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà
đỡ một đoạn ít nhất là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi
dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt.
- Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ở ba phía.
- Giữa sàn thao tác và cơng trình phải để chừa khe hở khơng quá 5cm đối với
công tác xây và 20cm đối với cơng tác hồn thiện.


20

- Sàn công tác (trừ khi đựơc giằng hoặc neo chặt) phải đủ độ dài vượt qua thanh
đỡ ngang ở cả hai đầu một đoạn ≥ 0,15m và ≤ 0,5m. Sàn công tác phải được định vị
chặt, chống được sự chuyển dịch theo các phương.
- Nếu lắp nối dài thì đặt thêm các bệ kích, lắp tiếp khung giáo và lặp lại trình
tự. Trường hợp lắp lên cao, thì khung giáo được lắp trực tiếp vào ống nối của
khung giáo tầng một. Khi lắp đủ độ cao yêu cầu phải lắp lan can chống ngã cao.
- Cuối cùng phải kiểm tra độ ổn định của hệ thống giàn giáo và dây neo vào
cơng trình. Đảm bảo chắc chắn mới được sử dụng.
4. Tháo dỡ giàn giáo.
4.1. Tháo dỡ giàn giáo khung thép định hình.
4.1.1. Phương pháp tháo dỡ giàn giáo khung thép định hình.
Khi tháo dỡ giàn giáo phải theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới.
Tháo các tấm sàn công tác, thang sắt, các thanh giằng chéo, khung ngang, các

chốt néo giữ...
Vệ sinh sạch sẽ xếp theo chủng loại.
Công tác vệ sinh công nghiệp, bảo quản vật liệu
Các khung ngang,thang sắt, thanh giằng chéo, tấm sàn công tác khi tháo dỡ
phải xếp theo chủng loại, không vứt chồng chéo lên nhau, bừa bãi ở hiện trường
làm cong, bẹp ống…
Mặt bằng nơi làm việc, phương tiện dụng cụ, máy chuyên dùng và các sản
phẩm chi tiết như: tấm sàn công tác, thanh giằng chéo, thang sắt... phải vệ sinh sạch
sẽ, xếp gọn gàng đúng chủng loại.
4.1.2. Tháo dỡ sàn thao tác.
Trước khi tháo phải dọn sạch vật liệu, dụng cụ trên mặt sàn công tác.
Tháo dỡ các tấm sàn công tác theo thứ tự từ trên xuống.
4.1.3. Tháo dỡ giàn giáo khung thép định hình.
- Tháo dỡ phần lan can trên cùng.


21

- Tháo dỡ các tấm sàn công tác.
- Tháo dỡ các thanh giằng chéo.
- Tháo dỡ từng khung giáo.
4.2. Tháo dỡ giàn giáo bằng ống thép.
4.2.1. Phương pháp tháo dỡ giàn giáo bằng ống thép.
Khi tháo dỡ giàn giáo phải theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới.
Trước khi tháo các thanh liên kết phải quan sát để tháo các khố giáo, neo giữ,
chằng buộc
Tháo các tấm sàn cơng tác, đà dọc, đà ngang, thanh chống chéo, thang sắt..
Vệ sinh sạch sẽ xếp theo chủng loại.
Công tác vệ sinh công nghiệp, bảo quản vật liệu
Các thanh chống, đà dọc , đà ngang, tấm sàn công tác, khi tháo dỡ phải xếp

theo chủng loại, không vứt chồng chéo lên nhau, bừa bãi ở hiện trường làm cong,
bẹp ống…
Mặt bằng nơi làm việc, phương tiện dụng cụ, máy chuyên dùng và các sản
phẩm chi tiết như: tấm sàn công tác, cột chống, thanh dầm, thanh văng, phải vệ
sinh sạch sẽ, xếp gọn gàng đúng chủng loại.
4.2.2. Tháo dỡ sàn thao tác.
Trước khi tháo phải dọn sạch vật liệu, dụng cụ trên mặt sàn công tác.
Tháo dỡ các tấm sàn công tác theo thứ tự từ trên xuống.
4.2.3. Tháo dỡ giàn giáo bằng ống thép.
- Tháo dỡ phần lan can trên cùng.
- Tháo dỡ các tấm sàn công tác.
- Tháo dỡ các thanh giằng chéo.
- Tháo dỡ từng khung giáo.
5. Đặt dựng thang.


22

5.1. Phương pháp lắp, tháo thang.
Thang phải được đặt trên mặt nền (sàn) bằng phẳng ổn định và chèn chắc
Đặt nghiêng với mặt phằng nằm ngang = 60o
Lắp bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ
phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, đầu trên của thang
cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn
Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn. Tổng chiều dài của thang tựa
không quá 5m.
Lắp thanh giằng để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra.
Lắp chiếu nghỉ thang cao trên 10m, cứ cách 6 – 10m
5.2. Lắp thang.
Lắp bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ

phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, đầu trên của thang
cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn
Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn. Tổng chiều dài của thang tựa
không quá 5m.
Lắp thanh giằng để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra.
Lắp chiếu nghỉ thang cao trên 10m, cứ cách 6 – 10m
5.3. Tháo thang.
Tháo chiếu nghỉ, thanh giằng, bộ phận chặn giữ, đế cao su và những bộ phận
hãm giữ khác
6. Những nguyên tắc khi sử dụng giàn giáo, thang tựa.
6.1. Những nguyên tắc khi sử dụng giàn giáo.
Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống lệch, trượt. Cấm kê
chân cột hoặc khung Giàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn.
Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng liên kết chắc chắn.


23

Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa
có lan can thì phải sử dụng dây thắt lưng an tồn để buộc.
Dựng giàn giáo từ 2 tầng trở lên phải liên kết chân từ 2 khung trở lên, tránh đổ.
Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng, liên kết chắc chắn.
Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
6.2. Những nguyên tắc khi sử dụng thang tựa.
Đảm bảo độ chắc chắn, độ dài phù hợp.
Các khớp nối của thang vững chắc,
7. An toàn lao động khi lắp đặt giàn giáo, thang tựa.
- Lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo đúng trình tự.
- Phải có thang để cơng nhân đi lại lên xuống các tầng giàn giáo, nghiêm cấm

leo trèo qua các tầng giáo, phòng ngừa ngã cao.
- Chống lún cho giàn giáo bằng các tấm gỗ đặt dưới bệ kích.
- Khi lắp giáo cao thì phải neo vào vị trí chắc chắn của cơng trình chống hiện
tượng giáo bị đổ trong khi thi công.
- Không được ném khung giáo từ trên cao xuống. Mà phải buộc dây thả từng
khung giáo đưa xuống chống biến dạng khung giáo.
Bài luyện tập:
Đề bài: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo ống thép
A.Mô tả bài
1.Tên sản phẩm: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo ống cho cơng tác hồn thiện
cơng trình đúng u cầu kỹ thuật.
2.Ngun liệu
- Cầu thang sắt có kích thước Lx W = 2400 x 540mm, tấm sàn cơng tác có
kích thước L x W = 1500 x 300 mm đã gia công xong.
- Thanh đà dọc, thanh đà ngang, cột chống đứng, thanh chống chéo, thanh
văng ngang, thanh đứng và thanh ngang của lan can bảo vệ... được làm bằng các


24

ống thép f 32 với các kích thước phù hợp, các khoá giáo, chốt neo giữ đầy đủ...
3.Kết cấu: Mặt cắt dọc của giàn giáo có kích thước (đơn vị là mm) ( Hình 1.5).
4.Thời gian thực hiện: 3 giờ cho một lần lắp dựng và tháo dỡ, 1 giờ cho cơng tác
chuẩn bị.
5.Nhân lực: Nhóm gồm 3 người lắp dựng luyện tập 2 lần.

2000

1000


1000

1200

Tấm sàn thao tác

Tấm đế

1200

1200

1200

Cầu thang sắt

Hình 1.5 Mặt cắt dọc giáo ống

B.Trang thiết bị phục vụ bài kiểm tra
1. Dụng cụ, thiết bị, vật tư, cần thiết do xưởng trường cung cấp


25

Bộ giàn giáo ống gồm: Các tấm đế, các thanh chống chéo định vị khung , các thanh
đà dọc, đà ngang, các thanh văng ngang, các tấm sàn thao tác, thang sắt, các thanh
đứng và thanh ngang của lan can bảo vệ, các khố giáo, chốt kẹp neo giữ...
Thí sinh được đăng ký sử dụng máy khoan, máy cắt cầm tay
Cổng cấp điện cho các loại máy chuyên dùng
Vị trí làm việc có diện tích phù hợp và đảm bảo ánh sáng .

2.Dụng cụ thiết bị, vật tư do thí sinh tự chuẩn bị
Máy cắt , búa, kìm điện, kìm kẹp ống, cờ lê, xà cày, xà beng, thang gỗ.
Thước mét, thước vuông, nivô, dây dọi, Dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân.


×