Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 75 trang )

BÀI 4
KẾ TỐN XUẤT NHẬP KHẨU
Mã bài: MĐ28.04
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản và nguyên tắc kế tốn thuế xuất nhập khẩu
- Trình bày được phương pháp kế toán thuế xuất nhập khẩu
- Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế xuất nhập
khẩu
- Xác định được các chứng từ kế toán thuế xuất nhập khẩu
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế tốn hiện hàn
Nội dung chính:
1. Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa
khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và
hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2. Đặc điểm
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương.
Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản
lý chặt chẽ của nhà nước. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ quan trọng
của nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương thơng qua việc kê
khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế
như: sự biến động nền kinh tế thế giới, xu hướng thương mại, quốc tế… Thuế
xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá của
một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế
trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá xuất, nhập khẩu của các
quốc gia, nhất là trong xu thế tự do, tồn cầu hố thương mại quốc tế như hiện


nay.
1.3. Nội dung cơ bản của thuế XNK
1.3.1. Phạm vi áp dụng
a. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế XK, NK là tất cả hàng hóa được phép xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định hiện hành bao gồm:
- Hàng hoá xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho
bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu
thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo
53


Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá
giữa khu này với bên ngồi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hố mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất, nhập khẩu.
b. Đối tượng không chịu thuế XK, NK
Hàng hố trong các TH sau đây là đối tượng khơng chịu thuế XK, thuế
nhập khẩu:
- Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy
định của pháp luật.
- Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hố viện trợ khơng hồn lại của các Chính
phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngồi (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc
cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thơng qua các văn kiện
chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp
nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch
bệnh.

- Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngồi; hàng hố nhập khẩu từ
nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng
hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hố là phần dầu khí thuộc thuế tài ngun của Nhà nước khi xuất khẩu.
c. Đối tượng nộp thuế
Tổ chức, cá nhân có hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế bao
gồm:
- Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Cá nhân có hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc
nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
d. Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh, nộp thay thuế
Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế
uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp
thuế.
1.3.2. Tỷ giá tính thuế
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngồi dùng để xác định
giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng
trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam;
1.3.3. Căn cứ tính thuế
1.3.3.1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)
54



a. Căn cứ tính thuế
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai
hải quan;
- Giá tính thuế từng mặt hàng;
- Thuế suất từng mặt hàng.
b. Phương pháp tính thuế
Số thuế XK,NK
Số lượng hàng
Trị giá tính thuế
Thuế suất của
phải nộp
= từng mặt hàng ghi × trên từng đơn × từng mặt hàng
trong Tờ khai Hải
vị hàng hóa
quan
Trong đó: - Số lượng hàng hố XK, NK làm căn cứ để tính thuế là số
luợng từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu. Số lượng này được xác định trên
tờ khai hải quan của tổ chức, cá nhân có hàng hố xuất, nhập khẩu.
- Trị giá tính thuế trên từng đơn vị hàng :
Trị giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị
giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo
hàng ngày, đưa tin trên mạng điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
trường hợp vào các ngày không phát hành Báo, không đưa tin trên mạng điện tử
hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá
hoặc thông tin chưa cập nhất đến cửa khẩu thì tỷ giá tính thuế của ngày hơm đó
được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
+ Đối với hàng hố xuất khẩu
Trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng giá FOB, giá

DAF khơng bao gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I), được xác định theo
quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
+ Đối với hàng hố nhập khẩu
Trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
theo hợp đồng, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sau phương pháp xác
định trị giá tính thuế quy định dưới đây và dừng ngay ở phương pháp xác định
được trị giá tinh thuế.
- Thuế suất thuế XK, NK:
+ Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng
tại Biểu thuế xuất khẩu.
+ Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt
hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường
Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa NK có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương
mại với Việt Nam.
1.3.3.2. Đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối
a. Căn cư tính thuế
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai
hải quan;
- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá.
55


b. Phương pháp tính thuế
Số lượng đơn vị từng mặt hàng
Mức thuế tuyệt đối quy
Thuế XK, NK
= thực tế xuất khẩu, nhập khẩu x định trên một đơn vị hàng
phải nộp
(ghi trên Tờ khai hải quan)

hố
Trong đó, số lượng hàng hoá thực tế XK, NK: là số lượng từng mặt hàng
thực tế xuất, nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải quan thuộc Danh mục hàng hoá áp
dụng thuế suất tuyệt đối.
1.3.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.3.4.1. Đăng ký thuế XK, NK
- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế XK, NK cùng với việc
đăng ký nộp thuế GTGT. Khi đăng ký thuế phải ghi rõ cả đơn vị trực thuộc hạch
toán kinh doanh độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ.
- Các đơn vị trực thuộc cơ sở kinh doanh phải đăng ký thuế với cơ quan
thuế địa phương nơi đóng trụ sở.
1.3.4.2. Kê khai thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu
Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế
đầy đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê
khai; nộp Tờ khai hải quan cho cơ quan Hải quan; tính thuế và nộp thuế theo
quy định.
1.3.4.3. Thời điểm tính thuế
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp
thuế đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan Hải quan.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế và
tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
1.3.4.4. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng
nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.
Thời hạn nộp thuế nhập khẩu áp dụng đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp
luật về thuế.
Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế là đối tượng có hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là 365 (ba trăm sáu mươi lăm)
ngày, tính đến ngày đăng ký Tờ khai hải quan lô hàng đang làm thủ tục nhập
khẩu mà khơng có hành vi gian lận thương mại; khơng trốn thuế; khơng cịn nợ

thuế và tiền phạt quá hạn; chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định
của pháp luật thì được áp dụng thời hạn nộp thuế nhập khẩu như sau:
Đối với hàng hoá nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hoá xuất
khẩu, thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đối
tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan;
Trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo
dài hơn thì thời hạn nộp thuế được xét gia hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự
trữ vật tư, nguyên liệu. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan
quyết định cụ thể.
Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc
tạm xuất, tái nhập, thời hạn nộp thuế là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời
56


hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được
phép gia hạn);
Đối với hàng hố NK khác ngồi các trường hợp nêu tại điểm a và b khoản
này, thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng
ký Tờ khai hải quan.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước
khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp
thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối
tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng
nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền
thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho đối tượng nộp thuế. Thời hạn
chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh.
1.3.5 Miễn giảm thuế, hoàn thuế XNK
1.3.5.1. Các trường hợp được miễn thuế, xét miễn thuế XNK
a. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển
lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
- Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài
mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam.
- Hàng hoá nhập khẩu để gia cơng cho phía nước ngồi theo hợp đồng đã ký.
- HH XK, NK trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập
cảnh.
- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy
định của Chính phủ, dự án đầu tư bằng nguồn vốn.
- Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự
án BOT, BTO, BT.
- Miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu theo quy định
của Chính phủ để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu
tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn
phịng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị,
sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh,
đào tạo, văn hố, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
- Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí
- Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu
biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị
để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ
được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định; nguyên liệu,
57



vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất
được.
- Nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm
mà trong nước chưa sản xuất được.
- Hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương
tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra
được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học
và công nghệ.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh
mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ hoặc
thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế
nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
- Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được NK để phục
vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo quy định
của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày
bắt đầu sản xuất.
- Hàng hố sản xuất, gia cơng, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị
trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên
liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong
nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu
cấu thành trong hàng hố đó.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ( trừ xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi và xe ơtơ
có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương với xe ôtô dưới 24 chỗ
ngồi) do Nhà thầu nước ngoài nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất để
phục vụ thi công cơng trình, dự án ODA tại Việt Nam được miễn thuế nhập
khẩu khi tạm nhập và miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất.
b. Hàng hoá XK, NK trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế:
Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho quốc

phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế trong định
mức.
Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế cho người xuất cảnh,
nhập cảnh và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ, bao gồm cả hàng
hố khuyến mại, hàng hố dùng thử được phía nước ngồi cung cấp miễn phí để
bán kèm với hàng hố bán tại cửa hàng miễn thuế.
1.3.5.2. Các trường hợp được xét giảm thuế XK, NK
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan
Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám
định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của
hàng hoá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ
tổn thất thực tế của hàng hoá đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế.
58


1.3.5.3 Các trường hợp được hồn thuế XNK
- Hàng hố nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa
khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước
ngồi.
- Hàng hố NK, NK đã nộp thuế XK, thuế nhập khẩu nhưng khơng XK, nhập
khẩu.
- Hàng hố đã nộp thuế XK, thuế NK nhưng thực tế xuất khẩu hoặc NK ít hơn.
- Hàng hố nhập khẩu để sản xuất hàng hố xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập
khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu.
- Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau:
+ Hàng hố NK để giao, bán cho nước ngồi thơng qua các đại lý tại Việt Nam.
+ Hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên
các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam

trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái
nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá
tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngồi sau đó tái
xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.
- Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét
hồn thuế xuất khẩu đã nộp và khơng phải nộp thuế nhập khẩu.
- Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất
sang nước thứ ba thì được xét hồn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số
lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân
được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tái xuất) để thực hiện các dự án
đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu
phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ
được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ
sở giá trị sử dụng cịn lại của hàng hố khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử
dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đã hết giá trị sử dụng thì
khơng được hồn lại thuế.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát
nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho
chủ hàng nhưng khơng giao được hàng hố cho người nhận phải tái xuất, tái
nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật
thì được hồn lại số tiền thuế đã nộp.
- Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả đối
tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan) thì được hồn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự
nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 (ba trăm sáu lăm) ngày trở về trước, kể từ
ngày phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản
xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng
sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

59


2. Kế toán thuế xuất nhập khẩu
2.1. Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn thương mại
- Hợp đồng mua bán hàng hố
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu - HQ/2002/XK
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu - HQ/2002/NK
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ - HQ/2009-TC – mẫu mới
- Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan - HQ/2002-KNQ
- Tờ khai hàng gia công chuyển tiếp - HQ/2008-GCCT – mẫu mới
- Tờ khai hàng hóa trung chuyển - 05-TKHTC/2009 – mẫu mới
- Phụ lục tờ khai nhập khẩu - PLTK/2002-NK
- Phụ lục tờ khai xuất khẩu - PLTK/2002-XK
- Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, NK tại chỗ - PLTK/2009-TC – mẫu mới
- Tờ khai hàng quá cảnh - HQ/2002-QC
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu biên giới - HQ/2002-XKBG
- Thông báo thuế; Chứng từ nộp thuế.
- Hóa đơn bán hàng, mua hàng theo hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng cho lô hàng nhập khẩu.
2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng Tài khoản 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
Nội dung kết cấu của tài khoản:
Bên Nợ
Bên Có
- Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp vào - Số thuế xuất khẩu, nhập khảu phải nộp phát
NSNN
sinh
- Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu được

NSNN hoàn lại, được miễn, giảm
Số dư: Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu
còn phải nộp
2.3. Phương pháp hạch toán
2.3.1. Thuế xuất khẩu
a. Tại đơn vị xuất khẩu trực tiếp
- Khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản
ánh doanh thu xuất khẩu là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế xuất khẩu) ghi.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi.
Nợ TK 511
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Thuế xuất khẩu)
- Khi thực nộp thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Thuế xuất khẩu)
Có TK 111, 112,...
- Trường hợp được NSNN hồn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu đã
nộp thuế XK nhưng không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn so với
khai báo, ghi.
60


Nợ TK 111, 112
Có TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
- Trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập
khẩu trở lại thì được hồn lại thuế xuất khẩu đã nộp, ghi.
Nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại (Giá xuất khẩu)
Có TK 111, 112, 131,...
+ Phản ánh giá trị hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại, ghi.
Nợ TK 152, 156,...

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
+ Phản ánh số thuế XK được hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế phải nộp kỳ
sau,
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu
(thực tế xuất khẩu ít hơn so với kê khai) thì được hồn trả số thuế xuất khẩu nộp
quá đó trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện nhầm
lẫn. Số thuế xuất khẩu nộp quá đó được hoàn trả, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 711 - Thu nhập khác
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hố xuất khẩu thì
bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát
hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu bị truy thu phải nộp, ghi.
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
b. Tại đơn vị xuất khẩu uỷ thác
+ Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác, kế toán tại đơn vị giao uỷ
thác xuất khẩu sử dụng các tài khoản cơ bản sau:
- Tài khoản 131 (chi tiết từng đơn vị nhận uỷ thác) để theo dõi tình hình
thanh toán tiền hàng xuất khẩu.
- Tài khoản 338(3388 - chi tiết từng đơn vị nhận uỷ thác) để theo dõi tình hình
thanh tốn hoa hồng uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ với đơn vị nhận uỷ
thác
- Ngoài ra, kế toán tại đơn vị uỷ thác xuất khẩu còn sử dụng các tài khoản

khác như: 156, 157, 511, 632, 641, 515, 635, 413... để hạch toán doanh thu,
giá vốn của hàng xuất khẩu tương tự các đơn vị xuất khẩu trực tiếp.
+ Trình tự hạch tốn
- Khi chuyển giao hàng cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ vào các chứng
từ có liên quan, kế tốn phản ánh trị giá mua của hàng giao như sau:
Nợ TK157: Trị giá mua của hàng chuyển giao
61


Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu hàng mua
chuyển thẳng)
Có TK156(1561): Trị giá hàng xuất kho chuyển giao
Có TK151: Trị giá hàng mua đi đường kỳ trước chuyển giao
Có TK111, 112, 331...: Tổng giá thanh tốn của hàng mua chuyển giao
thẳng
- Khi nhận đơn vị nhận uỷ thác đã hồn thành việc xuất khẩu hàng hố, căn cứ
vào Hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau:
+ Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác:
Nợ TK131 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền hàng phải thu ở đơn vị
nhận uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
Có TK511: Doanh thu hàng xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
+ Phản ánh trị giá vốn của hàng đã xuất khẩu:
Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng đã xuất khẩu
Có TK157: Trị giá thực tế của hàng giao uỷ thác đã hoàn thành xuất khẩu
+ Phản ánh số thuế XK phải nộp của hàng XK:
Nợ TK511(5111): Ghi giảm doanh thu tiêu thụ
Có TK333(3333): Số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng xuất khẩu uỷ thác
Khi nhận được các chứng từ liên quan đến số thuế xuất khẩu, thuế
TTĐB của hàng xuất khẩu đã được bên nhận uỷ thác nộp hộ vào Ngân sách
Nhà nước, kế toán ghi:

Nợ TK333(3333): Số thuế xuất khẩu của hàng xuất khẩu uỷ thác đã nộp
Có TK338(3388 - chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Công nợ phải trả bên
nhận uỷ thác về số tiền đã nộp thuế hộ
Khi trả tiền nộp hộ các khoản thuế của hàng xuất khẩu uỷ thác cho đơn vị
nhận uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK338(3388 - chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền nộp thuế hộ đã
hồn trả
Có TK111, 112: Số tiền đã chi trả
+ Phản ánh số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản chi
phí đã chi hộ liên quan đến hàng xuất khẩu uỷ thác, căn cứ vào các chứng từ liên
quan, kế toán ghi:
Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK338 (3388 - chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Tổng số tiền phải trả
cho bên nhận uỷ thác về các khoản chi phí đã chi hộ
- Khi chấp nhận hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác do bên nhận uỷ thác
chuyển giao, kế toán tiến hành ghi nhận khoản hoa hồng uỷ thác xuất khẩu
phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu như sau:
Nợ TK641: Hoa hồng uỷ thác theo tỷ giá thực tế (chưa bao gồm thuế
GTGT)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác
Có TK338(3388 - chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Tổng ST hoa hồng
uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
62


- Khi kết thúc thương vụ, kế toán tiến hành bù trừ số tiền phải thu về hàng
xuất khẩu với các khoản phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu như: hoa hồng
uỷ thác, các khoản chi hộ... để xác định số tiền còn phải thu của bên nhận uỷ
thác, kế toán ghi:

Nợ TK338 (3388- chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Bù trừ số hoa hồng uỷ
thác xuất khẩu và các khoản chi hộ cịn phải trả
Có TK131( chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Ghi giảm số tiền hàng phải
thu ở đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá ghi sổ
- Khi đơn vị nhận uỷ thác thanh tốn số tiền hàng cịn lại, căn cứ vào các
chứng từ liên quan, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK111 (1112), 112(1122): Số ngoại tệ thực thu theo tỷ giá thực tế
Có TK131 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền hàng còn lại đã thu
ở đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
c. Tại dơn vị nhận xuất khẩu uỷ thác
+ Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ XK uỷ thác, kế toán tại ĐV nhận uỷ thác XK sử
dụng các TK cơ bản sau:
- Tài khoản 131 (chi tiết theo từng đơn vị giao uỷ thác) để theo dõi tình hình
thanh tốn tiền hoa hồng uỷ thác xuất khẩu với đơn vị giao uỷ thác.
- Tài khoản 331 (chi tiết theo từng đơn vị giao uỷ thác) để theo dõi tình hình
thanh tốn tiền hàng xuất khẩu với đơn vị giao uỷ thác.
- Tài khoản 138 (1388 - chi tiết theo từng đơn vị giao uỷ thác) để theo dõi
phần công nợ phải thu bên giao uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ
- Tài khoản 338 (3388 - chi tiết phải nộp vào NSNN) để theo dõi các khoản
thuế phải nộp của hàng xuất khẩu uỷ thác.
- Các tài khoản 111, 112, 131 (chi tiết người mua nước ngoài) để theo dõi tình
hình thanh tốn tiền hàng xuất khẩu của nhà nhập khẩu nước ngồi.
- Ngồi ra, kế tốn tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu còn sử dụng một số tài
khoản khác như: 515, 635, 413... để hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
phát sinh
+ Trình tự hạch tốn
- Hàng nhận của đơn vị giao uỷ thác khơng phải là hàng hoá thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp nên khi nhận hàng do đơn vị uỷ thác giao để xuất khẩu uỷ thác,

căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận giá trị hàng nhận uỷ thác xuất
khẩu theo giá bán bằng bút toán ghi đơn như sau:
- Trường hợp đơn vị uỷ thác giao thẳng hàng xuống cho người vận tải thì kế
tốn tại đơn vị nhận uỷ thác không phải theo dõi chi tiết hàng hoá (trừ trường
hợp xuất khẩu theo điều kiện CIF).
- Khi đã hoàn thành việc xuất khẩu, dựa vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các
bút toán sau:
+ Phản ánh tổng số tiền hàng xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác, kế
toán ghi:
Nợ TK1112, 1122, 131 (chi tiết đơn vị nhập khẩu): Số tiền hàng xuất
63


khẩu đã thu hay còn phải thu ở người nhập khẩu theo tỷ giá thực tế
Có TK331 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Tổng số tiền hàng xuất khẩu
phải trả cho bên giao uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
Nếu đã thu bằng ngoại tệ thì kế toán sẽ đồng thời ghi nhận bút toán sau:
+ Phản ánh trị giá bán của số hàng uỷ thác xuất khẩu đã hồn thành xuất khẩu,
kế tốn ghi:
+ Phản ánh số thuế xuất khẩu của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp hộ cho bên
giao uỷ thác, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Ghi giảm công nợ phải trả bên
giao uỷ thác về các khoản thuế của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp hộ
Có TK338 (3388 - chi tiết phải nộp vào NSNN): Các khoản thuế của
hàng XK uỷ thác phải nộp vào NSNN
Khi nộp hộ thuế của hàng xuất khẩu cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK338 (3388 - chi tiết phải nộp vào NSNN): Số thuế XK của hàng
XK uỷ thác đã nộp vào NSNN
Có TK111, 112: Số tiền đã chi nộp thuế
- Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu uỷ thác về tỷ lệ hoa hồng được hưởng, kế toán

sẽ lập Hoá đơn GTGT và gửi cho bên giao uỷ thác. Khi được bên giao uỷ thác
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khoản hoa hồng uỷ thác xuất khẩu, kế
toán ghi:
Nợ TK111, 112, 131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Tổng số hoa hồng uỷ
thác đã được bên giao uỷ thác thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn
Có TK511 (5113): Hoa hồng uỷ thác được hưởng theo tỷ giá thực tế
(chưa có thuế GTGT)
Có TK333 (33311): Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác
- Trong quá trình xuất khẩu hàng hố uỷ thác sẽ phát sinh một số chi phí
như: phí ngân hàng, phí giám định hàng hố xuất khẩu, chi phí vận chuyển,
bốc xếp... kế tốn sẽ phản ánh như sau:
+ Nếu chi phí do bên giao uỷ thác chịu và bên nhận uỷ thác đã chi hộ, căn cứ
vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK138 (1388 - chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Các khoản chi phí chi
hộ phải thu ở bên giao uỷ thác
Có TK111, 112...: Số tiền đã chi
+ Nếu chi phí do bên nhận uỷ thác chịu, kế toán sẽ ghi tăng chi phí bán hàng:
Nợ TK641: Chi phí phát sinh liên quan đến hàng xuất khẩu uỷ thác
Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK111, 112...: Tổng số tiền đã chi
- Khi kết thúc thương vụ xuất khẩu uỷ thác, kế toán tiến hành thanh toán bù
trừ giữa các khoản phải thu bên giao uỷ thác với số tiền hàng xuất khẩu phải
trả cho bên giao uỷ thác để xác định số tiền hàng còn phải trả cho bên giao uỷ
thác, kế toán ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Ghi giảm số tiền phải trả cho bên
giao uỷ thác XK theo tỷ giá ghi sổ
Có TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Bù trừ số hoa hồng uỷ thác xuất
64



khẩu phải thu
Có TK138 (1388 - chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Bù trừ các khoản đã chi hộ
- Khi thanh tốn số tiền hàng cịn lại cho đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu, kế toán
ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số tiền hàng xuất khẩu cịn lại
đã thanh tốn cho bên giao uỷ thác theo tỷ giá ghi sổ
Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã chi trả theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
2.3.2. Thuế nhập khẩu
a.Tại đơn vị nhập khấu trực tiếp
Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá
trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người
bán, thuế nhập khẩu phải nộp và các chi phí thu mua (nếu có), ghi.
Nợ TK 152, 156, 211,...
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu thì sẽ được khấu trừ, ghi.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Khi nộp thuế nhập khẩu vào NSNN:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Có TK 111, 112
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hố
dịch vụ khơng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả thuế GTGT
phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
Nợ TK 152, 156, 211,... Giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331,...
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)

Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112,...
- Trường hợp được hồn thuế nhập khẩu đã nộp đối với hàng nhập khẩu mà cịn
lưu kho, lưu bãi dưới sự kiểm sốt của Hải quan, được phép tái xuất khẩu thì số
thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi.
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hồn lại bằng tiền
Có TK 152, 153, 156,...
- Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu đã nộp thuế
nhập khẩu nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo thì số thuế nhập khẩu
đã nộp thừa được hoàn lại, ghi.
65


Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hồn lại bằng tiền
Có TK 152, 153, 156, 211,...
- Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì được hồn
thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Khi nhận được thơng báo thuế
chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi.
Nợ TK 152, 153, 156,...
Có TK 3333 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
+ Trong thời hạn quy định, nếu doanh nghiệp đã thực xuất số sản phẩm thì
khơng phải nộp thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu đã nhập khẩu tương ứng
với số sản phẩm đã thực xuất. Nếu doanh nghiệp chưa nộp thuế nhập khẩu thì số
thuế nhập khẩu khơng phải nộp đối với số nguyên liệu đã NK tương ứng với số
sản phẩm đã thực xuất, ghi.

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 711 - Thu nhập khác
+ Nếu ngoài thời hạn quy định mà doanh nghiệp chưa thực xuất số sản phẩm
hoặc chưa xuất khẩu hết số sản phẩm tương ứng phải xuất khẩu thì DN phải nộp
thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm chưa xuất
khẩu. Nếu số sản phẩm đã xuất khẩu hết thì DN sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã
nộp, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu nhận lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 711 - Thu nhập khác
b. Tại đơn vị giao ủy thác nhập khẩu
+ Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, kế toán tại đơn vị giao uỷ
thác nhập khẩu sử dụng các tài khoản cơ bản sau:
- Tài khoản 331 (chi tiết từng ĐV nhận uỷ thác) để theo dõi tình hình thanh tốn
với ĐV nhận uỷ thác.
- Các tài khoản 151, 156, 133(1331) ... để theo dõi trị giá thực tế và khoản
thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu uỷ thác.
- Đồng thời, để hạch toán ngoại tệ, bên giao uỷ thác cũng sử dụng các tài
khoản: 1112, 1122, 515, 635, 413... tương tự các doanh nghiệp nhập khẩu trực
tiếp.
+ Trình tự hạch tốn
- Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập
khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế
toán ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Khoản ứng trước theo tỷ giá
thực tế
Có TK1112, 1122: Số tiền đã chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ giá

ghi sổ
66


Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
- Khi nhận hàng uỷ thác nhập khẩu do bên nhận uỷ thác giao trả:
+ Nếu ĐV nhận uỷ thác đã nộp hộ thuế GTGT của hàngNK thì khi chuyển trả
hàng, bên nhận uỷ thác sẽ lập hoá đơn GTGT, căn cứ vào HĐ và các chứng từ
liên quan, kế toán sẽ phản ánh các bút toán sau:
Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu:
Nợ TK151: Trị giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế (nếu bàn giao tại ga,
bến cảng)
Nợ TK156 (1561): Trị giá hàng NK theo tỷ giá thực tế (nếu bàn giao tại
kho của doanh nghiệp)
Có TK331 (chi tiết ĐV nhận uỷ thác): Khấu trừ số tiền hàng đã ứng
trước theo TG ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
Phản ánh các khoản thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác:
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán
ghi:
Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng NK về khoản thuế nhập khẩu và
thuế TTĐB phải nộp
Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu
Có TK331 (chi tiết ĐV nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng NK uỷ
thác phải trả cho bên nhận uỷ thác
Cịn nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế
toán ghi:
Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về các khoản thuế phải
nộp
Có TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng nhập

khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác
+ Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác chưa nộp hộ thuế GTGT thì khi xuất trả
hàng hố, đơn vị nhận uỷ thác chỉ lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Căn cứ vào chừng từ này và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh trị giá
hàng nhập khẩu uỷ thác đã nhận như bút toán trên và xác định các khoản thuế
phải nộp như sau:
Nợ TK151, 156: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu về các khoản thuế phải
nộp
Có TK331 (chi tiết ĐV nhận uỷ thác): Số tiền thuế của hàng NK uỷ
thác phải trả cho bên nhận uỷ thác
Sau khi nộp xong thuế GTGT, đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu sẽ lập
hoá đơn GTGT và chuyển đến cho đơn vị uỷ thác. Căn cứ vào đó, nếu doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán sẽ tiền hành khấu
trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu như sau:
Nợ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu
Có TK151, 156, 157: Ghi giảm trị giá hàng nhập khẩu (nếu hàng chưa tiêu
thụ)
Có TK632: Ghi giảm trị giá vốn của hàng nhập khẩu đã xuất bán
67


Nếu đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ thác
tự nộp các khoản thuế vào NSNN thì khi nộp thuế vào Ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Ghi giảm công nợ phải trả cho
đơn vị nhận uỷ thác về số tiền thuế đã nộp
Có TK111, 112: Số tiền đã chi nộp thuế
Phản ánh khoản hoa hồng uỷ thác nhập khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ
thác, căn cứ vào hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác nhập khẩu do bên nhận uỷ
thác chuyển đến:
Nợ TK156(1562): Số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo tỷ giá thực tế

(chưa kể thuế GTGT)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác nhập khẩu
Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số hoa hồng uỷ thác nhập
khẩu phải trả
Phản ánh số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản chi phí
đã chi hộ (chi giám định, bốc xếp, vận chuyển, bàn giao ...):
Nợ TK156(1562): Chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu uỷ thác (không
gồm thuế GTGT)
Nợ TK133(1331): Số thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số phải trả cho ĐV nhận
uỷ thác về các khoản chi hộ
- Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền
thuế nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu nhờ đơn vị nhận uỷ thác
nộp hộ vào NSNN), hoa hồng uỷ thác nhập khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ
vào các chứng từ liên quan, kế toán tiền hành phản ánh như sau:
+ Nếu công nợ phải trả bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số cơng nợ ngoại tệ đã thanh
tốn theo tỷ giá ghi sổ
Có TK111(1112), 112(1122): Số ngoại tệ đã chi trả theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát
sinh
Đồng thời, kế tốn ghi: Có TK007: Số ngun tệ đã chi trả
+ Nếu công nợ phải trả bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Số cơng nợ tiền VND đã thanh tốn
Có TK111, 112, 311...: Số tiền VND đã chi trả
c. Tại đơn vị uỷ thác nhập khẩu
+ Tài khoản kế toán sử dụng
Đối với nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, bên nhận uỷ thác là bên có trách
nhiệm thực hiện đúng theo cả 2 hợp đồng:
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký kết với bên giao uỷ thác. Theo hợp

đồng này, bên nhận uỷ thác có trách nhiệm nhận tiền của bên giao uỷ thác để
trực tiếp nhập khẩu hàng hoá, sau đó chuyển giao hàng hố cho bên giao uỷ thác
và nhận tiền hoa hồng nhập khẩu uỷ thác.
- Hợp đồng mua - bán ngoại thương được ký kết với bên xuất khẩu nước ngoài.
Theo hợp đồng này, bên nhận uỷ thác nhập khẩu có trách nhiệm hồn thành
68


mọi thủ tục nhập khẩu hàng hoá, kê khai thuế của số hàng nhập khẩu, quản lý
số hàng nhập khẩu, đồng thời có trách nhiệm thanh tốn tiền hàng nhập khẩu
với nhà xuất khẩu nước ngồi.
Vì vậy, để phản ánh nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, kế toán tại đơn vị
nhận uỷ thác sẽ sử dụng một số tài khoản cơ bản sau:
- Tài khoản 131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác) để theo dõi tình hình thanh tốn
tiền hàng, tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác, tiền hoa hồng uỷ thác nhập
khẩu và các khoản chi hộ với bên giao uỷ thác.
- Các tài khoản 151, 156 để theo dõi trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác.
- Tài khoản 333(3333, 33312, 3332) để theo dõi các khoản thuế của hàng nhập
khẩu đơn vị chịu trách nhiệm kê khai và nộp hộ cho bên giao uỷ thác nhập khẩu.
- Tài khoản 331 (chi tiết đơn vịì xuất khẩu) để theo dõi tình hình thanh tốn
tiền hàng với đơn vị xuất khẩu nước ngồi.
- Đồng thời, để hạch tốn ngoại tệ, tại đơn vị nhận uỷ thác cũng sử dụng một
số tài khoản như: 1112, 1122, 244, 515, 635...
+ Trình tự hạch tốn
- Khi nhận tiền ứng trước về tiền hàng nhập khẩu của bên giao uỷ thác, kế toán
ghi:
Nợ TK1112, 1122...: Số ngoại tệ đã nhận theo tỷ giá thực tế
Có TK131 (chi tiết ĐV giao uỷ thác): Số tiền hàng bên giao uỷ
thác đã ứng trước theo TG thực tế
- Khi chuyển tiền ký quỹ để mở L/C (nếu thanh tốn bằng phương thức tín dụng

chứng từ), kế toán ghi:
Nợ TK144: Số tiền đã ký quỹ theo tỷ giá thực tế
Có TK1112, 1122...: Số ngoại tệ đã dùng để ký quỹ theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
- Khi hàng nhập khẩu đã về đến cảng, đã hồn thành các thủ tục nhập khẩu, kế
tốn tại đơn vị nhận uỷ thác sẽ tiến hành theo dõi trị giá hàng nhập khẩu uỷ
thác, sử dụng tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường", kế toán ghi:
Nợ TK151: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác theo tỷ giá thực tế
Có TK244: Số tiền ký quỹ đã dùng để thanh tốn theo tỷ giá ghi sổ
Có TK331(chi tiết đơn vị xuất khẩu): Số tiền hàng còn nợ người XK
theo tỷ giá thực tế
Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã thanh tốn trực tiếp theo tỷ giá ghi
sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
Trường hợp hàng nhập khẩu uỷ thác được bàn giao cho đơn vị giao uỷ
thác ngay tại cảng, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Bù trừ số tiền hàng đã nhận
trước theo tỷ giá ghi sổ
Có TK244: Số tiền ký quỹ đã dùng để thanh tốn theo tỷ giá ghi sổ
Có TK331(chi tiết đơn vị xuất khẩu): Số tiền hàng còn nợ người XK
theo tỷ giá thực tê
Có TK1112, 1122: Số ngoại tệ đã thanh toán trực tiếp theo tỷ giá ghi
69


sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
- Khi nhận được thông báo thuế của Hải quan, kế toán xác định các khoản
thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK151: Ghi tăng trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác về các khoản thuế

phải nộp
Có TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT,
thuế TTĐB của hàng nhập khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác
Trường hợp hàng nhập khẩu uỷ thác được bàn giao cho đơn vị giao uỷ
thác ngay tại cảng, kế toán phản ánh các khoản thuế phải nộp của hàng nhập
khẩu uỷ thác như sau:
Nợ TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số công nợ phải thu bên giao uỷ
thác về các khoản thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác phải chi hộ
Có TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế nhập khẩu, thuế GTGT,
thuế TTĐB của hàng nhập khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác
- Khi nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu
uỷ thác vào NSNN, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác đã
nộp
Có TK111, 112...: Số tiền đã chi nộp thuế
Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế của hàng
nhập khẩu uỷ thác nhưng đơn vị giao uỷ thác tự nộp các khoản thuế này vào
NSNN, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK333(3333, 33312, 3332): Số thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác đã
nộp
Có TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Ghi giảm số công nợ phải thu
bên giao uỷ thác về số tiền thuế của hàng nhập khẩu uỷ thác
- Khi chuyển giao hàng cho bên giao uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hoá đơn
GTGT xuất trả hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh các bút toán
sau:
+ Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã bàn giao:
Nợ TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Bù trừ số tiền hàng đã nhận
trước theo tỷ giá ghi sổ
Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã chuyển giao (nếu
không qua nhập kho )

Có TK156: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã xuất kho chuyển giao
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
+ Phản ánh công nợ phải thu bên giao uỷ thác về số tiền thuế phải nộp hộ của
hàng NK uỷ thác:
Nợ TK131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Công nợ tiền thuế của hàng
NK uỷ thác phải thu
Có TK151: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã chuyển giao (nếu không
qua nhập kho)
Có TK156: Trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác đã xuất kho chuyển giao
70


Trường hợp xuất trả hàng cho bên giao uỷ thác nhập khẩu nhưng chưa nộp
thuế GTGT, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán tại đơn
vị nhận uỷ thác cũng ghi nhận các bút toán trên. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở
khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu
phải lập hoá đơn GTGT gửi cho đơn vị giao uỷ thác.
- Khi được bên giao uỷ thác thanh toán hoặc chấp nhận khoản hoa hồng nhập
khẩu uỷ thác, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan khác, kế
toán sẽ tiến hành ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ của đơn vị như sau:
Nợ TK 111, 112, 131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số hoa hồng uỷ thác
nhập khẩu đã được thanh tốn hoặc được chấp nhận
Có TK 511(5113): Hoa hồng NK uỷ thác được hưởng theo tỷ giá thực
tế (chưa có thuế GTGT)
Có TK333(33311): Thuế GTGT của số hoa hồng uỷ thác phải nộp
- Đối với trường hợp phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hàng nhập
khẩu uỷ thác như: chi phí thuê khi bãi, chi phí giám định, bốc xếp, vận
chuyển...:
+ Nếu trong hợp đồng quy định bên uỷ thác chịu mà bên nhận uỷ thác đã chi hộ
thì kế tốn tại bên nhận uỷ thác sẽ phản ánh khoản chi phí chi hộ này như sau:

Nợ TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Công nợ phải thu bên giao uỷ
thác về CP đã chi hộ
Có TK111, 112...: Số tiền đã thanh toán
+ Nếu trong hợp đồng quy định do bên nhận uỷ thác chịu, kế toán ghi:
Nợ TK641: Ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK111, 112, 331...: Tổng giá thanh toán
- Khi đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu chuyển trả nốt số tiền hàng nhập khẩu,
tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu uỷ thác (nếu
đơn vị uỷ thác nhờ nộp hộ vào NSNN) và các khoản chi hộ cho hoạt động
nhập khẩu uỷ thác, hoa hồng uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên
quan, kế toán tiến hành phản ánh như sau:
+ Nếu công nợ phải thu bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK111(1112), 112(1122): Số ngoại tệ đã nhận theo tỷ giá thực tế
Có TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số công nợ ngoại tệ đã thu
theo tỷ giá ghi sổ
Có TK515 (hoặc Nợ TK635): Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát
sinh
Đồng thời, ghi: Nợ TK007: Số nguyên tệ đã thu
+ Nếu công nợ phải thu bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:
Nợ TK111, 112: Số tiền VND đã nhận
Có TK131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Số công nợ VND đã thu
2.3.3. Lập tờ khai hải quan
a. Tổng quan về tờ khai báo hải quan nhập khẩu
Tờ khai hải quan nhập khẩu sử dụng để khai báo thông tin về lô hàng nhập
khẩu, cơ bản bao gồm:
71


- Đơn vị hải quan cửa khẩu.

- Công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu.
- Phương thức, phương tiện vận chuyển.
- Tên hàng, khối lượng, trị giá hàng hóa.
- Nghĩa vụ thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường, thuế VAT).
- Các chỉ thị của hải quan.
Mẫu tờ khai báo hải quan nhập khẩu hiện hành được quy định tại thông tư
38/2015/TT-BTC, mẫu HQ/2015/NK.
b. Thao tác trên phần mềm Ecus để khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu
Với hướng dẫn cách làm tờ khai hải quan nhập khẩu trong 8 bước, sẽ được
khái quát tồn bộ quy trình, để thao tác trọn vẹn trên phần mềm Ecus5.
Bước 1: Đăng nhập phần mềm Ecus
+ Download Phần mềm Ecus hiện hành.
+ Vào phần mềm ECUS 〉 Hệ thống 〉 2. Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu
〉 Nhập đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo 〉 Nhấn nút “Chọn”.
Bước 2: Thiết lập hệ thống trước khi khai báo tờ kê khai hải quan nhập
khẩu
Trước khi tiến hành khai báo, cần tiến hành thiết lập các thông số cần thiết
để kết nối đến hệ thống Hải quan.
Truy cập chức năng từ menu “Hệ thống” 〉 Thiết lập thông số khai báo
VNACCS 〉 Nhập các thông tin 〉 “Ghi” 〉 “ Kiểm tra kết nối”.
Bước 3: Chọn tờ khai báo

Chọn đăng ký mới để khai báo thông tin nhập khẩu hải quan (EDA)
Để đăng ký mới tờ khai nhập khẩu, truy cập menu “Tờ khai hải quan”〉
Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA).
Bước 4: Nhập thông tin tại Tab thông tin chung
- Tiến hành nhập vào dữ liệu về loại hình khai báo, mã khai báo hải
quan…, lưu ý các tiêu chí có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là
72



chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính, doanh
nghiệp khơng cần nhập vào những chỉ tiêu này.
Chú ý: Khi click chuột vào tiêu chí nào, phía dưới góc trái màn hình tờ khai
sẽ hiện ra “Hướng dẫn nhập liệu” chi tiết, làm theo các hướng dẫn để nhập thông
tin cho các chỉ tiêu cần thiết.
- Mã loại hình: Ghi mã loại hình nhập khẩu của Doanh nghiệp.
- Cơ quan hải quan: Chọn đơn vị hải quan khai báo
- Phân loại cá nhân/tổ chức:
+ Hàng hóa từ cá nhân tới cá nhân khác
+ Hàng hóa từ tổ chức đến cá nhân
+ Hàng hóa từ cá nhân đến tổ chức
+ Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức
+ Loại khác
- Mã bộ phận xử lý: Chọn mã bộ phận xử lý. Nhằm chỉ rõ tờ khai được gửi
đến bộ phận cấp đội thủ tục nào của chi cục Hải quan đã chọn ở mục cơ quan
hải quan đối với trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau.
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: Chọn mã hiệu phù hợp với hình thức
vận chuyển hàng hóa như đường biển, đường sắt, đường khơng…..
*Đơn vị xuất nhập khẩu:
Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu: Nhập vào thông tin người nhập khẩu,
đối tác xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.
- Người nhập khẩu: là thông tin đơn vị đang khai tờ khai báo hải quan nhập
khẩu, thông tin này sẽ được chương trình lấy tự động khi đăng ký thơng tin
doanh nghiệp trong lần đầu chạy chương trình. Hoặc chỉ cần nhập vào Mã số
thuế, các thông tin về tên, địa chỉ sẽ do hệ thống tự động trả về.
- Người xuất khẩu: điền đầy đủ và chính xác thông tin đối tác.
*Thông tin vận đơn:
Nhập vào các thơng tin về vận chuyển hàng hóa:

Ơ vận đơn: Điền các thông tin sau:
- Số vận đơn: nhập số vận đơn và ngày phát hành vận đơn (Bill Of Lading)
- Số lượng kiện: Nhập vào số lượng kiện hàng hóa
- Tổng trọng lượng hàng (Gross): nhập tổng trọng lượng hàng và đơn vị
tính trọng lượng theo đơn vị
- Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: Nhập vào mã địa
điểm lưu kho dự kiến cho hàng hóa chờ thông quan.
- Phương tiện vận chuyển: nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo
phương thức vận chuyển đã chọn ở trên
- Ngày hàng đến: ngày tàu cập/hàng đến
- Địa điểm dỡ hàng: Place of Delivery
- Địa điểm xếp hàng: Port of Loading
- Số lượng cont: số cont (nếu có)
Bước 5: Nhập thơng tin tại Tab thơng tin chung 2
*Hóa đơn thương mại:
73


Nhập vào thơng tin trên hóa đơn hàng hóa về Số hóa đơn, ngày phát hành,
phương thức thanh tốn, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng.

Khai báo nhập khẩu hải quan bằng phần mềm Ecus
- Phân loại hình thức hóa đơn: Chọn phân loại hình thức hóa đơn
+ A: Hóa đơn thương mại
+ B: Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc khơng có hóa đơn thương mại
+ D: Hóa đơn điện tử được khai báo qua nghiệp vụ khai hóa đơn IVA
- Số hóa đơn: nhập số hóa đơn
- Ngày phát hành: ngày phát hành hóa đơn
- Mã phân loại hóa đơn:
+ A: giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền

+ B: giá hóa đơn cho hàng hóa khơng phải trả tiền
+ C: giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và khơng phải trả tiền
+ D: các trường hợp khác
- Phương thức thanh tốn: điền hình thức thanh tốn đã ký kết
- Điều kiện giá hóa đơn: chọn điều kiện giao hàng
- Mã đồng tiền của hóa đơn: chọn mã đồng tiền theo hóa đơn
- Tổng trị giá hóa đơn: tổng trị giá hàng hóa
* Tờ khai trị giá: Nơi thiết lập các khoản khai trị giá, tại mục này người
khai cần lưu ý nhập các mục: Mã phân loại khai trị giá. Phí vận chuyển, bảo
hiểm nếu có cùng các khoản điều chỉnh đi kèm (như là “chi phí đóng gói, tiền
hoa hồng…”).
Trường hợp người khai báo hải quan xác định hàng hóa đủ điều kiện áp
dụng phương pháp trị giá giao dịch (6), đồng thời đã khai thông tin trị giá trên
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người
khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá.
74


Lưu ý: Khi khai mã phân loại khai trị giá là các mã: 1,2,3,4,8,9 và T thì
người khai hải quan khai tờ khai trị giá và gửi cho cơ quan hải quan bằng nghiệp
vụ HYS, hoặc gửi tờ khai bản giấy.
– Phí vận chuyển, bảo hiểm: Nhập vào tổng phí vận chuyển và bảo hiểm
cho lơ hàng nếu có, lưu ý mã đồng tiền phí vận chuyển, bảo hiểm phải được quy
đổi về cùng đồng tiền thanh tốn trên hóa đơn
– Các khoản mục điều chỉnh: Nhập vào các khoản điều chỉnh giá hàng hóa
nếu có, mỗi dịng hàng được phép có 05 khoản mục điều chỉnh khác nhau
– Người nộp thuế:
+ 1: Người xuất khẩu (nhập khẩu)
+ 2: Đại lý khai hải quan
*Thuế và bảo lãnh:

– Mã xác định thời hạn nộp thuế: Thông tin về bảo lãnh thuế và hình thức
nộp thuế của người khai hải quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người
khai sẽ nhập vào thông tin cho mục này.
Người khai cần xác định mã loại hình thức nộp thuế, nếu có chứng từ bảo
lãnh thuế thì chọn loại hình bảo lãnh (có 2 hình thức bảo lãnh là “bảo lãnh
chung” và “bảo lãnh riêng cho từng tờ khai”) và nhập vào đầy đủ thông tin đăng
ký bảo lãnh bao gồm: Mã ngân hàng bảo lãnh, năm đăng ký, Ký hiệu chứng từ
và số chứng từ.
Trường hợp doanh nghiệp khơng có bảo lãnh thuế, phải nộp thuế ngay thì
bạn chọn mã là D – Nộp thuế ngay. Đồng thời khi khai báo sửa đổi bổ sung
người khai cũng chọn mã ‘D’ để được cấp phép thơng quan sau khi thực hiện
quy trình tạm giải phóng hàng.
*Thơng tin khác: số hợp đồng, hóa đơn, CO…( những ghi chú nếu có)
Bước 6: Nhập thơng tin tại Tab “Danh sách hàng”
Khai báo đầy đủ và chính xác về tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, model, mã
HS, xuất xứ, khối lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, mã biểu thuế nhập khẩu,
thuế suất VAT và các loại thuế suất khác (nếu có).
Nếu có khai khoản điều chỉnh: Phân bổ các khoản điều chỉnh trên tờ khai
trị giá cho các dòng hàng.
Sau khi nhập xong danh sách hàng nếu trên tờ khai trị giá có các khoản
điều chỉnh, người khai thiết lập theo cách như sau :
Chọn nút “Phân bổ phí” trên mục “Danh sách hàng” cửa sổ phân bổ phí
hiện ra như sau: Kích chuột vào mục khoản điều chỉnh, sau đó nhấn “Chọn dịng
hàng áp dụng” để chọn các dòng hàng được áp dụng khoản điều chỉnh này, hoặc
đánh dấu chọn vào “Áp dụng cho tất cả dòng hàng” để áp dụng khoản điều
chỉnh này cho tất cả các dòng hàng trên tờ khai. Sau khi nhập xong và ghi lại
thông tin tờ khai
*Đối với hàng cont: phải khai đính kèm HYS: sử dụng CKS
– Chọn nghiệp vụ khác trên thanh menu 〉 Đăng ký file đính kèm (HYS)
xuất hiện 1 tab. Điền các thơng tin sau:

+ Nhóm xử lý hồ sơ: Chọn đơn vị xử lý
75


+ Phân loại thủ tục khai báo: A02-Danh sách container chất lên tàu 〉 thêm
file đính kèm ( số vận đơn; số cont; số seal) 〉 Ghi 〉 khai báo nhập pass CKS và
lấy thơng điệp trả về số đính kèm. Copy số đính kèm vào phần thơng tin đính
kèm (tab thơng tin chung 2), phân loại đính kèm: ETC
Bước 7: Truyền tờ kê khai hải quan
Sau khi đã nhập xong thông tin cho tờ khai, ghi lại và chọn mã nghiệp vụ
“2. Khai trước thông tin tờ khai (IDA)” để gửi thông tin.
Và nhập vào mã PIN của Chữ ký số:
Thành công hệ thống sẽ trả về số tờ khai và bản copy tờ khai bao gồm các
thông tin về thuế được hệ thống tự động tính, các thơng tin khác như “Tên, địa
chỉ doanh nghiệp khai báo”
Màn hình bản copy trả về bao gồm các thông tin đã khai báo của tờ khai,
phần tổng hợp tính thuế trả về thể hiện ngay góc trái màn hình
Sau khi kiểm tra các thơng tin trả về, người khai có 2 phương án lựa chọn
tiếp theo:
+ Thứ nhất: nếu các thông tin do hệ thống trả về doanh nghiệp có thiếu sót
cần bổ sung sửa đổi thì sử dụng mã nghiệp vụ IDB để gọi lại thông tin khai báo
của tờ khai và sửa đổi sau đó thực hiện nghiệp vụ IDA lại, cho đến khi thơng tin
đã chính xác.
+ Thứ hai: nếu các thông tin do hệ thống trả về đã chính xác, doanh nghiệp
chọn mã nghiệp vụ “3.Khai chính thức tờ khai IDC” để đăng ký chính thức tờ
khai này với cơ quan hải quan, khi thành công tờ khai này sẽ được đưa vào thực
hiện các thủ tục thơng quan hàng hóa.
Bước 8: Lấy kết quả phân luồng, in tờ khai hải quan nhập khẩu
Khi khai báo thành công, tờ khai nhập khẩu sẽ được đưa vào tiến hành các
thủ tục thơng quan hàng hóa. Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “ 4. Lấy kết quả

phân luồng, thông quan” chức năng này tương tự như “Lấy phản hồi từ HQ” để
nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế, in tờ khai và
tiến hành các bước tiếp theo.

76


3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng
Câu 1: Trường hợp nào sau đây thuộc diện không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu:
a. Hàng hóa từ nước ngồi nhập khẩu vào khu phi thuế quan
b. Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào trong nước
c. Hàng hóa từ trong nước bán vào khu phu thuế quan để phục vụ sản xuất của
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
d. a,b,c đều đúng
Đáp án: a
Câu 2: Trường hợp nào sau đây thuộc diện không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu:
a. Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào trong nước
b. Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào trong nước
c. Hàng hóa trong nước bán cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan để phục
vụ sản xuất của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
d. a,b và c đều sai
Đáp án: b
Câu 3: Doanh nghiệp có hàng hóa tạm xuất – tái nhập:
a. Phải nộp thuế xuất khẩu ngay khi tạm xuất và phải nộp thuế nhập khẩu khi tái
nhập
b. Phải nộp thuế xuất khẩu ngay khi tạm xuất, khi tái nhập thì được hồn thuế
xuất khẩu và khơng phải nộp thuế nhập khẩu.
Đáp án: b

4. Phần bài tập thực hành
4.1. Bài tập thực hành 01
Tại Doanh nghiệp Minh Trang hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 4/N
có một số nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Xuất khẩu trực tiếp một lơ hàng A theo điều kiện FOB có trị giá 600 triệu
đồng, thuế suất thuế xuất khẩu lô hàng này là 2%.
2. Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B cho cơng ty Huy Hồng, giá bán theo qui định
chưa có thuế GTGT là 40.000 đồng/sp, hoa hồng được hưởng là 5% trên giá bán
chưa thuế GTGT, trong tháng doanh nghiệp tiêu thụ được 10.000sp.
3. Bán cho doanh nghiệp Phúc Thành lô hàng C với giá chưa thuế GTGT là 320
triệu đồng, thuế GTGT là 10%, khách hàng đã chuyển khoản thanh toán đủ.
4. Nhận xuất khẩu ủy thác một lơ hàng D cho cơng ty Hịa Bình theo điều kiện
giá FOB có trị giá 30.000 USD, tỷ giá thực tế trong ngày 18.800 đ/USD.
5. Hoàn thành xuất khẩu ủy thác lơ hàng D, phía nhập khẩu đã thanh tốn tồn
bộ tiền hàng vào tài khoản của doanh nghiệp. Biết tỷ giá thực tế trong ngày
19.000 đ/USD.

77


×