Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ quyền sử dụng đất của những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại diện của nhà nước đối với đất đai, vừa mang tính độc l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.61 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN
LUẬT ĐẤT ĐAI

Hà Nội, 2022

Họ và Tên

: Trần Tuấn Anh

Lớp

: N03.TL3

MSSV

: 450606

Page 1


MỤC LỤC
ĐỀ BÀI
NỘI DUNG......................................................................................................................................1
A)

Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ: Quyền sử dụng đất của


những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại diện của Nhà
nước đối với đất đai, vừa mang tính độc lập trong q trình khai thác, sử dụng đất............1
1.

Kiến thức chung.......................................................................................................1

1.1.

Lý luận về quyền sử dụng đất và người sử dụng đất.............................................1

1.2.

Phân tích về quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mang tính độc lập trong

quá trình khai thác, sử dụng đất và mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại diện của
Nhà nước đối với đất đai.......................................................................................................1
1.2.1. Tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất của người sử dụng đất...........................1
1.2.2. Tính độc lập về quyền sử dụng đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất........3
B)

GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC.................................................................................................5
a)

Tòa án nhân dân huyện có thể thụ lý giải quyết vụ việc trên hay không? Tại

sao?...........................................................................................................................................5
b)

Vụ việc trên nên được giải quyết như thế nào? Căn cứ pháp lý?.........................6


c)

Pháp luật đất đai hiện nay có những đảm bảo gì cho người sử dụng đất?..........7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐỀ BÀI
Câu 1: (4 điểm) Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ:
Quyền sử dụng đất của những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc
vào quyền sở hữu đại diện của Nhà nước đối với đất đai, vừa mang tính độc
lập trong q trình khai thác, sử dụng đất.
Câu 2: (6 điểm) Năm 1958, ông Thắng vào chiến trường Miền Nam tham
gia kháng chiến. Ông là người con duy nhất của Bố Mẹ ông nên khi Bố Mẹ
ơng mất thì tồn bộ tài sản đất đai, nhà và các tài sản khác được để lại tồn
bộ cho ơng. Do ơng đang ở chiến trường nên tồn bộ đất là di sản thừa kế
ơng để cho người anh họ gần nhà trông coi, quản lý và khai thác. Năm 1965,
toàn bộ đất trồng lúa của Bố Mẹ ông để lại thuộc diện đưa vào tập thể hóa,
giao cho hợp tác xã quản lý và tổ chức sản xuất tập thể. Khi mơ hình kinh tế
hợp tác xã tan rã thì tồn bộ đất ruộng lúa của ông lại hợp tác xã phân chia
lại cho hộ gia đình khác trong xã sản xuất và hiện gia đình này đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Thắng sau khi tham gia kháng
chiến ở miền Nam thì ở lại đó lấy vợ, định cư. Năm 2016, ơng về q. Khi
thấy đất ruộng nhà mình khơng cịn, ơng đã làm đơn khởi kiện đến Tịa án
nhân dân huyện để địi lại đất của mình mà hiện gia đình đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đang canh tác. Hỏi:
a) Tòa án nhân dân huyện có thể thụ lý giải quyết vụ việc trên hay không?
Tại sao?
b) Vụ việc trên nên được giải quyết như thế nào? Căn cứ pháp lý?
c) Pháp luật đất đai hiện nay có những đảm bảo gì cho người sử dụng đất?



NỘI DUNG
A) Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ: Quyền sử dụng đất
của những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại
diện của Nhà nước đối với đất đai, vừa mang tính độc lập trong q trình
khai thác, sử dụng đất.
1. Kiến thức chung.
1.1.

Lý luận về quyền sử dụng đất và người sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ
chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho,...
Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép sử
dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển QSD
đất hoặc cơng nhận QSD đất, có quyền và nghĩa vụ mà nhà nước quy định trong thời hạn
sử dụng đất. Điều 5 Luật Đất đai quy định các đối tượng là người sử dụng đất.
Quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là một
nguyên tắc quan trọng của ngành Luật Đất đai. Theo đó tồn bộ đất đai trên phạm vi lãnh
thổ dù do ai sử dụng với mục đích gì thì đất đó vẫn thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu.
Cụ thể, hình thức sở hữu tồn dân về đất đai được quy định ở Điều 53 Hiến pháp
2013 và BLDS 2015 "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là
tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý.", Điều 4 Luật đất đai: “Sở hữu đất đai Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao QSDĐ cho người sử dụng đất theo

quy định của Luật này”. Nhìn chung, ta có thể hiểu về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
như sau: “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định
và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt đất đai.” Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tại Việt Nam: Quyền sở
hữu đối với đất đai được thực hiện thông qua cơ chế đại diện với nhiều cơ quan, tầng cấp.
Đất đai không phải là đối tượng của quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu. Khơng có sự
thống nhất trong chế độ pháp lý về đất đai và tài sản khác gắn liền với đất. Thực hiện
quyền sở hữu đối với đất đai luôn gắn liền với công bằng xã hội.

Page 1


1.2.

Phân tích về quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mang tính độc
lập trong q trình khai thác, sử dụng đất và mang tính phụ thuộc vào
quyền sở hữu đại diện của Nhà nước đối với đất đai.
1.2.1. Tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

Thứ nhất, sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là đất đai không thuộc sở hữu của
riêng ai, toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai. Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy
định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật
này.” Vì vậy nhà nước và người sử dụng đất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trên cơ
sở về nguyên tắc sử dụng đất của Luật Đất đai 2013 ta sẽ thấy được sự phụ thuộc về
quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất đai với quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà
Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về
nguyên tắc sử dụng đất như sau: “1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục
đích sử dụng đất. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi

ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Người sử dụng đất thực hiện quyền,
nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.” Quyền sở hữu đất đai được hiểu là quyền khai thác các
thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Nhà nước khơng tự mình trực tiếp sử dụng tất cả đất đai mà tổ chức cho tồn xã hội sử
dụng đất vào mọi mục đích. Quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng (tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Nhưng khơng vì thế mà Nhà nước mất đi
quyền năng của mình, Nhà nước sẽ quản lý thơng qua các hình thức như sau: xây dựng,
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể, xây dựng ban hành các quy định pháp
luật về quản lý và sử dụng đất,… đồng thởi người sử dụng đất cũng phải nộp thế sử dụng
đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi phí trước bạ…
Thứ hai, quyền sử dụng đất do pháp luật quy định Các căn cứ, hình thức làm phát
sinh và chấm dứt quyền sử dụng đất của các chủ thể là do pháp luật quy định. Đồng thời,
quyền sử dụng đất bao gồm những quyền năng chung như: Được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước
bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình...; 1 những
quyền năng riêng phụ thuộc vào loại đất cụ thể và hình thức làm phát sinh quyền sử dụng
đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn
quyền sử dụng đất… đều do pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể.
Thứ ba, quyền sử dụng đất là quyền phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền có trước và quyền sử dụng đất là quyền có
sau. Từ quyền sở hữu tồn dân về đất đai mà pháp luật quy định, Nhà nước với tư cách là
đại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể bằng các
1 Điều 166 Luật Đất Đai 2013.

Page 2


hình thức giao đất, cho th đất và cơng nhận quyền sử dụng đất thì lúc này mới làm phát
sinh quyền sử dụng đất của các chủ thể. Nếu như Nhà nước không trao quyền sử dụng đất

cho một chủ thể nào đó thì chủ thể này khơng có quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử
dụng đất là quyền phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
Thứ tư, quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập còn quyền sử dụng đất là
quyền phụ thuộc. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền độc lập nên mang tính đầy
đủ, trọn vẹn. Nhà nước có tồn quyền trong việc quản lý và sử dụng, định đoạt toàn bộ
vốn đất đai trong phạm vi lãnh thổ bằng việc quy định nội dung của quyền sử dụng đất,
quyết định trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể, có quyền thu hồi lại quyền sử dụng
đất đã trao… Trong khi đó, nội dung của quyền sử dụng đất do Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu quy định căn cứ vào loại đất, các hình thức làm phát sinh quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất bị hạn chế về rất nhiều nội dung như khơng phải chủ thể nào có quyền
sử dụng đất nào cũng có đầy đủ các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; khi được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích đất, khơng được tự ý thay đổi mục đích
sử dụng đất… Đồng thời, quyền sở hữu toàn dân về đất đai chỉ duy nhất do Nhà nước làm
đại diện thực hiện mà khơng có bất kỳ một chủ thể nào khác được phép thực hiện.
Thứ năm, quyền sở hữu toàn dân về đất đai có tính vĩnh viễn trong khi đó quyền sử
dụng đất thì khơng. Tính vĩnh viễn của quyền sở hữu tồn dân về đất đai là khơng bị giới
hạn về mặt thời gian, còn quyền sử dụng đất lại bị giới hạn trong thời hạn sử dụng đất đối
với từng loại đất cụ thể như thời hạn sử dụng đối với đất xây dựng trụ sở của cơ quan tổ
chức nước ngồi có chức năng ngoại giao là không quá 99 năm hoặc thời hạn sử dụng đất
nông nghiệp được Nhà nước cho thuê là không quá 50 năm… khi hết thời hạn sử dụng
đất mà không được Nhà nước gia hạn thì quyền sử dụng đất của các chủ thể bị chấm dứt.
Như vậy quyền sử dụng đất của người dân được phát sinh từ quyền sở hữu tồn dân về
đất đai thơng qua việc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân trao cho các chủ thể
bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất. Chủ thể có
quyền sử dụng đất được quyền thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất và
được sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định của pháp luật”.
1.2.2. Tính độc lập về quyền sử dụng đất trong quá trình khai thác, sử
dụng đất.
Thứ nhất, quyền sử dụng đai của người sử dụng mang tính chất trực tiếp và cụ thể,

ngưởi sử dụng đất mặc dù không phải chủ sở của đất đai nhưng chính họ là những người
trực tiếp chiếm hữu. Hành vi trực tiếp chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất cho thấy
việc sử dụng đất đai một cách độc lập của họ đối với đại diện chủ sở hữu là Nhà nước và
các chủ thể khác, Nhà nước và các chủ thể khác phải tôn trọng quyền chiếm hữu của họ.
Thứ hai, Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tuy
bị phụ thuộc, bị ràng buộc chi phối, kiểm sốt nhưng vẫn có tính độc lập riêng. Đây được
Page 3


xem là biểu hiện của tính độc lập cao nhất. Nhà nước đảm bảo toàn bộ quyền lợi dân sự
của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất đai. Điều này được thể hiện rõ qua việc
người sử dụng đất có thể tự do thực hiện các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất đai (căn cứ
Điều 167). Các giao dịch này độc lập ở chỗ người sử dụng có thể chuyển giao quyền sử
dụng đất cho bất cứ chủ thể nào phù hợp, đủ điều kiện và sử dụng đất đúng mục đích. Tuy
nhiên, để thực hiện tất cả các loại giao dịch trên đều cần phải có sự quản lý của Nhà nước,
thông qua việc thực hiện đăng ký, công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền. Một số
biểu hiện: với giao dịch chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, người sử
dụng đất có quyền chuyển giao đất cho bất kì đối tượng nào đủ điều kiện là chủ thể được
Nhà nước quy định, giá trị chuyển nhượng, phạt vi phạm, cọc hợp đồng đều thì đều do hai
bên giao dịch thỏa thuận; Đối với việc cho thuê, cho thuê lại đất, chủ sở hữu có quyền
cho bất kì ai có đủ điều kiện chủ thể để sử dụng đất đúng mục đích của đất thuê và có thể
cho th với diện tích đất bất kì và khơng q diện tích đất đang chiếm giữ; Thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất một cách hợp pháp - thực hiện giao dịch độc lập mà không
quan tâm đến ý chí Nhà nước. Chính điều này đã giúp người sử dụng đất có thể dễ dàng
đầu tư vào đất và thúc đẩy sự tăng trưởng giá trị của đất.
Thứ ba, tính tự quyết định Người sử dụng đất hồn tồn có thể tự quyết định hình
thức, mục đích, thời hạn, diện tích, giá đất trong q trình khai thác, sử dụng đất một cách
độc lập với Nhà nước biểu hiện như sau : Hình thức sử dụng đất có sự thay đổi qua các
năm theo hướng người sử dụng đất có quyền tự lựa chọn hình thức sử dụng phù hợp

(Điều 172 Luật Đất đai). Người sử dụng đất căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu sử
dụng, khả năng khai thác có quyền tự quyết định sẽ chọn hình thức sử dụng đất nào. Luật
đất đai 2013 quy định tất cả các chủ thể không kể là chủ thể trong nước hay chủ thể có
vốn đầu tư nước ngồi đều có quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất thích hợp, khơng
dành riêng bất cứ một sự khác biệt hoặc ưu đãi nào đó cho các chủ thể sử dụng đất khác
nhau. Mục đích sử dụng đất : PL quy định các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng
đất phải xin phép nên người sử dụng đất có thể hiểu nếu chuyển đổi các trường hợp cịn
lại thì ngưởi sử dụng đất có quyền chuyển đổi ko cần xin phép. (Điều 57, Luật đất đai).
Giá đất trên thực tế có sự linh hoạt, tơn trọng thỏa thuận của người sử dụng đất trong quá
trình xác lập giao dịch. Trên thực tế chúng ta thấy, giá đất thị trường đang cao hơn rất
nhiều so với khung giá đất và bảng giá đất. Điều này thể hiện rất dõ tính độc lập của
người có quyền sử dụng đất. Căn cứ vào tình hình phát triển Kinh Tế, Xã Hội tại khu vực
mình sinh sống, người dân hồn tồn có thể quy định mức giá cho thuê, chuyển
nhượng,... Đặc biệt, khoản 1 Điều 9 Nghị định 44/2014/NĐ-CP “Khi giá đất phổ biến trên
thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá
đất tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì Chính phủ
điều chỉnh khung giá đất” cho thấy giá đất trên thị trường (giá đất dựa trên sự thỏa thuận
của người sử dụng đất còn quyết định ngược lại khung giá đất mà Nhà nước đã công bố).
Page 4


Thứ tư, quyền khai thác đất đai Quyền sử dụng của người sử dụng đất là người sử
dụng đất có quyền khai thác đất đai để phục vụ các hoạt động Kinh Tế-Xã Hội cho bản
thân họ, nên người sử dụng đất độc lập trong việc hưởng thành quả lao động, kết quả đầu
tư thu được từ đất đai; độc lập trong việc hưởng các lợi nhuận từ hoạt động khai thác đất
của mình. Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất
như sau : “2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất ”. Người sử dụng đất có
tồn quyền trong việc khai thác đất đai để phục vụ cho hoạt động kinh tế, đây là một
trong những yếu tố thể hiện rõ nhất sự độc lập trong quyền sử dụng đất. Người sử dụng
đất độc lập trong việc hưởng lợi nhuận, thành quả lao động, kết quả đầu tư từ việc khai

thác sử dụng đất. Tùy vào từng loại đất khác nhau đang được sử dụng mà những lợi ích
thu được cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với đất nơng nghiệp thì lợi ích sẽ là các loại nơng
sản, thực phẩm, hoa màu,… cịn đối với đất ở, lợi ích có thể là xây dựng nhà để ở hoặc
dùng để cho thuê. Việc khai thác đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế và được hưởng những
thành quả, lợi ích là yếu tố giúp phân biệt sự độc lập trong quá trình khai thác và sử dụng
đất. Người sử dụng đất có thể độc lập sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản tạo công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả KT, chất lượng cuộc
sống của người dân. Nhà nước bảo hộ các quyền lợi ích hợp pháp về đất đai của người sử
dụng đất, đồng thời thừa nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thông qua giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đó người sử dụng đất độc lập sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất. Tự do khai thác, sử dụng đất theo mục đích và hưởng thành quả lao
động, kết quả đầu tư trên đất hoặc cho phép người khác sử dụng, thu những lợi ích từ việc
cho thuê quyền sử dụng đất đó khơng phải phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, các chủ thể
khác.
Như vậy từ Hiến pháp năm 1980 cho đến nay chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có
sự tử thay đổi cơ bản từ chỗ cịn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau chúng ta đã tiến
hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên Nhà nước lại không trực tiếp sử dụng đất đai mà trao
quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Do đó trong q trình
khai thác và sử dụng, quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất vừa mang tính phụ
thuộc vào quyền sở hữu tồn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vừa
mang tính độc lập đã được cụ thể hóa thông qua Luật đất đai và các văn bản pháp luật
liên quan.
B) GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC.
a) Tòa án nhân dân huyện có thể thụ lý giải quyết vụ việc trên hay khơng? Tại
sao?
Tịa án nhân dân huyện CĨ thể thụ lý giải quyết vụ việc trên. Bởi:
Do ông Thắng đã đi kháng chiến từ năm 1958 và đã lấy vợ cũng như định cư ở miền
Nam, đồng thời ông Thắng khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các
Page 5



giấy tờ liên quan đến đất tranh chấp theo điều 100 luật đất đai 2013, thế nhưng một bên
đương sự là phía của hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
diện tích đất ơng Thắng cần đòi vậy nên căn cứ Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp thuộc về tịa án giải quyết theo trình tự của pháp luật tố tụng
dân sự. Do nội dung khởi kiện là đòi lại đất, vậy nên đây là vụ việc tranh chấp về quyền
tài sản, theo đó căn cứ Khoản 2 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân
Sự 2015, điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004 và Khoản 3 Điều 8
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của Hội Đồng Thẩm phán Tịa Án Nhân dân Tối cao thì
thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thuộc về Tòa Án nhân dân cấp Huyện nơi có diện
tích bất động sản (diện tích đất đai) đang trong diện tranh chấp.
Tuy nhiên xét thấy về trình tự thủ tục cũng như các bước để khởi kiện vụ án tranh
chấp đất đai tại vụ việc trên còn chưa rõ ràng bởi căn cứ Điều 202 Luật đất đai về Hòa
giải tranh chấp đất đai thấy rằng các chủ thể có trong vụ việc là ơng Thắng và bị đơn
khơng có sự hịa giải thỏa thuận với nhau và cũng khơng có sự hịa giải tại ủy ban nhân
dân xã nơi có diện tích đất đai trong diện tranh chấp đồng thời cũng khơng có. Như vậy là
không đáp ứng được quy định của Luật đất đai về giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về các hoạt động trong quản lý, sử dụng đất đai, hai bên chưa có sự hịa giải tại địa
phương như vậy đã bỏ qua một bước quan trọng, do vậy căn cứ Điều 192 Bộ luật Tố tụng
Dân sự thì tịa án có thể tiếp nhận nhưng cũng có thể trả lại đơn khởi kiện và yêu cầu ông
Thắng cũng như bị đơn và chính quyền địa phương hồn thiện đầy đủ các bước theo đúng
trình từ quy định của pháp luật Tố tụng dân sự và Luật đất đai.
b) Vụ việc trên nên được giải quyết như thế nào? Căn cứ pháp lý?
Thứ nhất, do ông Thắng đã đi kháng chiến tại từ năm 1958 và đã lập gia đình cũng
như định cư tại miền Nam khơng có hộ khẩu thường trú tại địa phương cũng như không
trực tiếp sử dụng, sản xuất, canh tác nông nghiệp trên diện tích đất ruộng đã nêu tính trừ
trước ngày 01/07/2004, do vậy ông Thắng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật đất đai bên cạnh đó
ơng Thắng khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các giấy tờ hợp pháp

theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai, đồng thời diện tích đất trên hiện đã thuộc quyền
sử dụng của một gia đình khác do đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy
nên ơng Thắng khơng có căn cứ chứng minh rằng mình là chủ hoặc đã từng là chủ của
diện tích đất ruộng trên, nên ơng Thắng khơng có căn cứ cũng như thẩm quyền để u cầu
Tịa án giải quyết địi lại diện tích đất ruộng đã nêu.
Thứ hai, do từ năm 1965 diện tích đất ruộng trên đã đưa vào hợp tác xã quản lý vậy
nên diện tích đất ruộng trên được coi là tài sản của hợp tác xã, và giá trị quyền sử dụng
diện tích đất ruộng đó được coi là phần tài sản không chia không thể thanh lý khi hợp tác
giải thể, căn cứ điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 49 Luật hợp tác xã 2012 như vậy diện tích
trên sau khi hợp tác xã giải sẽ được nhà nước thu hồi. Hơn nữa diện tích đất ruộng trên là
Page 6


đất trồng lúa như vậy đây là diện tích đất nông nghiệp theo quy định Khoản 1 Điều 10
Luật đất đai, như vậy đây là đất được Nhà nước giao đất không thu tiền theo quy định
Khoản 1 Điều 54 Luật đất đai mà căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 177 như vậy sau khi
hợp tác xã giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi đất đó. Do đó việc nhà nước thu hồi và giao
cho hộ gia đình khác quản lý, sử dụng, khi thác là hồn tồn hợp pháp.
Thứ ba, do diện tích đất trên đã đưa vào hợp tác xã quản lý trong thời kì miền Bắc
trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa, cũng với việc nguồn gốc, lịch sử sử dụng đất phức
tạp và rất lâu. Theo đó với quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất
do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý
nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 do Quốc Hội ban
hành thì Nhà nước khơng thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí
sử dụng trong q trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo
xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất. Hơn nữa theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Luật
đất đai 2013 cũng quy định việc Nhà nước khơng thừa nhận việc địi lại đất đã được giao
theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong q trình thực hiện chính sách
đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do diện tích

đất trên của ơng Thắng có lịch sử sử dụng đất rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của các
chính sách của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì, vậy nên ơng Thắng cũng khơng thể
u cầu Nhà nước hay các cơ quan, đồn thể có thẩm quyền nào có thể giải quyết vụ việc,
cũng như địi lại diện tích đất ruộng đã nêu.
c) Pháp luật đất đai hiện nay có những đảm bảo gì cho người sử dụng đất?
Trước hết, việc đảm bảo của Nhà nước được quy định rõ trong Điều 26 và các điều
từ 173 đến Điều 194 Luật Đất Đai 2013 quy định chi tiết về sự bảo đảm của nhà nước
đối với người sử dụng đất cũng như “người sử dụng đất” sẽ được nhà bảm đảm những lợi
ích so với người đang sử dụng đất mà không phải là “người sử dụng đất” như: Được Nhà
nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng
đất.; Được Nhà nước cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất” – chứng thư pháp lý do Nhà nước cấp cho người sử dụng đất
để làm căn cứ bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.; Được Nhà nước bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc
phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.; Nếu là người
trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khơng có đất
sản xuất do q trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện như đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm.; Nếu là người đã được Nhà nước giao đất theo quy định trong q trình thực
hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì được Nhà nước bảo hộ bằng việc khơng chấp nhận việc đòi lại đất của chủ cũ.;
Page 7


Được thực hiện các quyền mang tính chất định đoạt đối với quyền sử dụng đất và tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó khi đáp ứng các yêu cầu của pháp luật (như:
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho thuê
quyền sử dụng đất; tặng cho quyền sử dụng đất; để thừa kế uyền sử dụng đất, thế chấp
quyền sử dụng đất; góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh

doanh).
Tiếp đến, những bảo đảm của Nhà nước cũng được thể hiện qua việc giới hạn quyền
cho những người sử dụng đất, theo đó với quy định tại Điều 166 Luật đất đai người sử
dụng đất được Nhà nước công nhận và bảo đảm những quyền như: Được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hưởng
thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà
nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ
trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; Được Nhà nước bảo hộ khi bị xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai; Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Khiếu nại,
tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành
vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Hoặc bên cạnh các quyền đó Người sử dụng đất
cũng có một số các quyền khác như; Quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất...; Quyền sử dụng hạn chế với thửa đất
liền kề; Quyền lựa chọn hình thức trả tiền th đất.
Ngồi ra, Luật Đất đai cũng quy định rõ các quyền của tổ chức sử dụng đất trong
các trường hợp: Được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 173 Luật Đất
đai 2013); Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê (Điều 174 Luật Đất đai 2013); Tổ chức kinh tế, tổ chức sự
nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm (Điều 175 Luật Đất đai
2013); Tổ chức kinh tế được th đất để xây dựng cơng trình ngầm (Điều 178 Luật Đất
đai 2013)... Về quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất cũng được quy
định rõ trong Luật Đất đai 2013.
Bên cạnh đó Luật đất đai cũng quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất, theo đó
căn cứ Điều 170 Luật đất đai quy định nghĩa vụ người sử dụng đất như: Sử dụng đất
đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất
và chiều cao trên khơng, bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong lòng đất và tuân theo các
quy định khác của pháp luật có liên quan.; Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ
thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.; Thực

hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.; Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.;
Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất có liên quan.; Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy
vật trong lịng đất.; Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn
Page 8


sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng. Qua đó
những nghĩa vụ đã được nhà quy định rất rõ trong luật đất đai và đây cũng được coi như
một cơ chế đảm bảo củ Nhà nước cho người sử dụng đất bởi những nghĩa vụ đó sẽ chính
là căn cứ để người sự dụng đất xác lập được quyền sử dụng đất trên diện tích đất của
mình, và thơng qua những nghĩa vụ đó người sử dụng đất cũng được nhà nước bảo đảm
các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.

Page 9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình, tài liệu tham khảo.
 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất Đai, Nxb. Cơng An Nhân dân 2019.
 Hồng Trang Ly, Pháp luật về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất và
vấn đề thực thi trong thực tế: luận văn thạc sĩ Luật học năm 2019.
Văn bản quy phạm pháp luật.
 Quốc Hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 có hiệu thực thi hành từ ngày
01/07/2014.
 Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2017.
 Quốc Hội (2015), Bộ Luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2017.
 Quốc Hội (2012), Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày

01/07/2013.
 Quốc Hội (2003), Nghị Quyết về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong
q trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã Hội Chủ
Nghĩa trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 số 23/2003/QH11 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2004.
 Hội Đồng Thẩm phán Tòa Án Nhân dân Tối cao (2012), Nghị Quyết hướng dẫn thi
hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố
tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Tố tụng dân sự, số 03/2012/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.
 Chính Phủ (2014), Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai số
43/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.
 Chính Phủ (2014), Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất số 47/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.
 Chính Phủ (2015), Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa số 35/2015/NĐ-CP có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015.


Website
 /> />
dai-theo-quy-dinh-hien-hanh.aspx?fbclid=IwAR2QOkx7X3mebp9JoyOEecbr6fczEKOF4-uQcMX-AAQ6rZdcCmloSBiBDM
 />
nhung-chua-duoc-hoa-giai-tai-UBND-phuong-xa-thi-co-duoc-xem-xet-de-hoa-giaitheo-Luat-Hoa-giai-doi-thoai-tai-Toa-an-khong.html&fbclid=IwAR1WC5rdT5XkQ1WeCV64rrHVsuLQLW_mYTnzMCZHJlUusfLqEd_BnF-6mM


/>


/>




×