Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh b giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.73 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TỘI PHẠM HỌC

ĐỀ BÀI: “Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tội
chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh B giai
đoạn 2016-2020.”

HỌ VÀ TÊN: VŨ TRỌNG KHÁNH
MSSV:
LỚP:

N01 – TL2

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:...................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................... 3
B. NỘI DUNG................................................................................................................... 3
Chương I. Thực trạng, diễn biến của tội chống
người thi hành công vụ trên địa bàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:.......................................... 3
1. Thực trạng của tội chống người thi hành
công vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An


giai đoạn 2016 – 2020:................................................................................ 4
2. Diễn biến của tội chống người thi hành công
vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2016 – 2020:............................................................................................. 7
Chương II. Cơ cấu, tính chất của tội chống
người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:........................................................ 8
Cơ cấu của tội chống người thi hành công
vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2016 – 2020:............................................................................................. 8
1.

Tính chất của tội chống người thi hành công
vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2016 – 2020:............................................................................................. 8
C. KẾT LUẬN................................................................................................................... 9
2.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 10

TIEU LUAN MOI download :


TIEU LUAN MOI download :


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế phát triển, tồn cầu hố rộng khắp đã du nhập nhiều
nền văn hoá, luồng tư tưởng, lối sống mới vào nước ta, đây cũng là

yếu tố góp phần gia tăng tội phạm cả về số lượng cũng như hình thức,
thủ đoạn ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Chính người thi
hành cơng vụ đã trực tiếp đưa pháp luật vào đời sống, giúp pháp luật
phát huy hiệu quả, cũng vì vậy, họ trở thành đối tượng hướng đến của
tội phạm.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung
Bộ. Dân số Nghệ An theo điều tra dân số năm 2019 có 3.327.791 người.
Cơng tác đấu tranh phịng, chống tội chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ vi phạm
được ngăn chặn, xử lý kịp thời, đảm bảo tính giáo dục, răn đe, đồng thời
giảm thiểu tối đa thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người thi hành
cơng vụ. Cần tiếp tục phát huy, tăng cường hiệu quả hơn nữa trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm trên nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp
luật, gây dựng lòng tin của quần chúng nhân dân. Vì vậy, việc xây dựng
đề cương nghiên cứu “Tình hình tội chống người thi hành cơng vụ
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020” là rất quan trọng,
đem đến cái nhìn khách quan, tồn diện về tình hình tội phạm; tạo điều
kiện cho việc nghiên cứu về nguyên nhân, đề ra những định hướng phù
hợp để hỗ trợ đẩy lùi loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Tội chống người thi hành công vụ cũng là một trong những vấn đề
nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu, cán bộ
trực tiếp làm cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Theo đó, có
thể nêu lên một số cơng trình của các tác giả tên tuổi như:
- Cơng trình khoa học có vai trị cung cấp lý luận chung:
1

TIEU LUAN MOI download :



+ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2017.
+ PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà, “Tội phạm và cấu thành tội
phạm”, Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
+ TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong tội

phạm học”, Tạp chí luật học, 3/2010.
+ TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm học nhập môn”, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2009.
+ PGS. TS Phạm Văn Tỉnh, “Nguyên nhân và điều kiện của tình

hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở Việt Nam hiện nay”,
Nxb. CAND, 2010.
- Cơng trình khoa học có vai trị định hướng cơ sở thực tiễn:
+ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Khố luận tốt nghiệp – “Tình hình tội chống

người thi hành cơng vụ ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”, Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, 2011.
+ Hà Thương Huyền, Luận văn Thạc sĩ – “Tội chống người thi

hành công vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Học viện Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2014.
Các đề tài, cơng trình khoa học trên chứa đựng những nghiên cứu rất
công phu về tình hình tội phạm và cơng tác phịng, chống tội phạm cả về
lý luận lẫn thực tiễn, là những tài liệu tham khảo hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, trong số những nghiên cứu trên chưa có cơng trình nào
xem xét tội chống người thi hành cơng vụ dưới góc độ tội phạm học, hơn

nữa, mọi số liệu thực tế được sử dụng làm căn cứ trong đó đều đã cách
đây nhiều năm, tình hình kinh tế - xã hội đã ít nhiều có sự thay đổi. Từ
đó, em xin đưa ra Đề cương nghiên cứu tình hình tội chống người thi
hành công vụ trên địa bàn tỉnh B giai đoạn 2016 – 2020.
3. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung, đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội
chống người thi hành công vụ; Về địa bàn được thực hiện trong phạm vi
tỉnh Nghệ An; Về thời gian sẽ dựa trên số liệu
2

TIEU LUAN MOI download :


thực tế có liên quan đến tội phạm trên trong giai đoạn từ năm 2016 đến
năm 2020 tại tỉnh Nghệ An.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, làm rõ và đánh giá tình hình tội phạm
chống người thi hành cơng vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó, có được
cơ sở thực tiễn để tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm, sau cùng đề ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống
tội phạm.
Nhiệm vụ của đề cương nghiên cứu gồm thu thập, xử lý số liệu, kết
hợp với những lý luận về tội phạm học để phân tích nội dung của tình
hình tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Nghệ An trong giai đoạn
2016 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng một cách linh hoạt, đan xen các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, phương
pháp tổng hợp.

B. NỘI DUNG
Chương I. Thực trạng, diễn biến của tội chống người thi hành công
vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:
Tình hình tội phạm là “trạng thái, xu thế vận động của tội phạm hoặc
nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm đã xảy ra trong một đơn vị không
gian, đơn vị thời gian nhất định”1. Qua đó, tình hình tội phạm được hiểu
về mặt ngơn ngữ là tình hình của hiện tượng tội phạm đã xảy ra trên
thực tế và sẽ được hợp thành bởi hai yếu tố. Đó là yếu tố thực trạng và
yếu tố diễn biến2.
Như vậy, việc trình bày thực trạng và diễn biến của tội chống người
thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020 sẽ là
cơ sở để làm sáng tỏ tình hình tội phạm.

1 Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà, “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Nxb. CAND, Hà Nội,
2006, tr. 48

2 Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.
100

3

TIEU LUAN MOI download :


1. Thực trạng của tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:
Để có cái nhìn khách quan, tồn diện về thực trạng tội chống người
thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2016 – 2020, chúng ta cần căn cứ đồng thời vào số liệu của tội phạm rõ

và số liệu tội phạm ẩn. Ngoài ra, những tài liệu thu thập được về chỉ số
tội phạm cũng đem đến những lợi ích nhất định trong việc nghiên cứu.
1.1.

Tội phạm rõ:

Tội phạm rõ là “tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được thống
kê tội phạm”3.
Để xác định tội phạm rõ cần dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên
thực tế, theo TS. Dương Tuyết Miên thì thời điểm được coi là tội phạm
rõ rất sớm “ngay từ khi cơ quan chức năng nhận được tin báo về tội
phạm và có sự xác nhận của cơ quan áp dụng pháp luật khác rằng đó là
hành vi vi phạm”4. Nên việc thống kê số vụ án xảy ra nên có sự kết hợp
cùng với cơ quan cơng an, như vậy sẽ tạo ra tính hồn thiện vì số vụ án
hình sự tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử luôn nhỏ hơn thực tế. Ba
nhân tố để xác định tội phạm rõ gồm: “Có người chứng kiến hoặc phát
hiện ra tội phạm; tội phạm đã được tường thuật, tố cáo với công an; cơ
quan công an hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi
vi phạm pháp luật hình sự”.
Theo số liệu thống kê của Tịa án nhân dân tỉnh Nghệ An thì từ năm
2016 đến 2020, số vụ án phạm tội chống người thi hành công vụ được
đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tất cả... vụ với ....bị
cáo. Như vậy, trung bình hằng năm trên địa bàn tỉnh có ... vụ án chống
người thi hành công vụ xảy ra với
.... người phạm tội bị xét xử.

3 Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.
102
4 Theo Dương Tuyết Miên, “Tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong tội phạm học”, Tạp chí luật học,
3/201


4

TIEU LUAN MOI download :


Dưới đây là Bảng số liệu về số vụ và số bị cáo phạm tội chống người
thi hành công vụ tại địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2016 – 2020:
Năm
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng
Trung bình

Số vụ án

Số bị cáo

Để làm nổi bật mức độ của thực trạng tội phạm chống người thi hành
công vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng ta so sánh số vụ và bị cáo
phạm tội chống người thi hành công vụ với số liệu tương ứng của tổng
các tội phạm nói chung trên địa tồn tỉnh Nghệ An từ năm 2016 đến năm
2020.
Dưới đây là Bảng số liệu so sánh số vụ, số bị cáo phạm tội chống
người thi hành công vụ với số vụ, số bị cáo của tội phạm nói chung tại
địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2016 – 2020:
Năm

vụ

cáo
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng

5

TIEU LUAN MOI download :


1.2. Tội phạm ẩn:
Tội phạm ẩn là “các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể
hiện trong thống kê tội phạm vì khơng được phát hiện, khơng được xử lý
hoặc không được đưa vào thông kê tội phạm”5.
Tội phạm nói chung đều có phần ẩn. Để xác định tội phạm ẩn là rất
khó khăn và phức tạp vì khơng phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều
bị phát hiện và xử lý. Chỉ có thể xác định một cách tương đối số lượng
tội phạm ẩn.
Tỷ lệ ẩn của mỗi loại tội phạm khác nhau sẽ khác nhau, các loại tội
phạm có mức độ ẩn thấp là các loại tội phạm có tính nguy hiểm cao cho
xã hội. Đến từ chính đặc điểm riêng biệt mà tội chống người thi hành
cơng vụ có độ ẩn thấp. Đây là tội khó che dấu, mức độ bộc lộ thông tin
lớn, trực tiếp gây nguy hiểm tới các chủ thể đặc biệt. Hơn nữa, hiện
trường gây án thường không thể thay đổi, được ghi nhận ngay sau khi
tội phạm hồn thành.

Qua tìm hiểu chung về tội phạm ẩn của tội chống người thi hành
công vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có thể đưa ra một số nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ẩn của nhóm tội này:
Người phạm tội hiểu rõ sự nguy hiểm từ hành vi của mình và hậu
quả pháp lý nặng nề nên đã tìm nhiều cách thức để che dấu, chạy trốn
cơ quan có thẩm quyền.
Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của các chủ thể có thẩm
quyền cịn thiếu sót nên đã để người phạm tội qua mặt hoặc không xác
định được người phạm tội.
1.3. Chỉ số tội phạm:
Để thấy rõ hơn thực trạng tội chống người thi hành cơng vụ, chúng ta
có thể xem xét thêm về chỉ số tội phạm – tỉ lệ giữa số người phạm tội
chống người thi hành công vụ với dân số của tỉnh Nghệ An.

5 Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.
103.

6

TIEU LUAN MOI download :


Dưới đây là Bảng số liệu về chỉ số tội phạm tội chống người thi hành
công vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Năm

Số người
phạm tội

Dân số


Chỉ số tội

chống người

phạm

thi hành
công vụ
2016
2017
2018
2019
2020
Trung bình
2. Diễn biến của tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:
Diễn biến của tình hình tội phạm là “sự phản ánh xu hướng
tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung hoặc một tội
hoặc nhóm tội phạm xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một
địa bàn nhất định”6
Đây là một trong những nội dung của tình hình tội phạm, khi phân tích
sẽ cho ra xu hướng vấn động của tội phạm trong thời gian tiếp theo. Như
vậy, việc nghiên cứu diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ
An là rất quan trọng, chúng ta sẽ thấy được xu hướng tăng giảm qua các
năm, dự đốn tình hình trong tương lai, tạo cơ sở cho các cơ quan chức
năng có thể đưa ra các biện pháp phòng, chống phù hợp.
Để làm rõ về diễn biến của tội chống người thi hành cơng vụ , chúng
ta làm phép tính: đặt năm 2016 là năm gốc với số vụ án và số bị cáo là
100% và so với các năm tiếp theo thì sẽ tìm ra được quy luật vận động

của tội chống người thi hành công vụ.
Năm
2016
2017
2018
6 Theo TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm học nhập môn”, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009, tr.
208.

7

TIEU LUAN MOI download :


2019
2020
Chương II. Cơ cấu, tính chất của tội chống người thi hành công vụ
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:
1. Cơ cấu của tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:
Cơ cấu của tội phạm là “thông số thể hiện mối quan hệ giữa các bộ
phận trong một tổng thể tội phạm theo một tiêu chí nào đó. Phân tích các
mối quan hệ này chúng ta sẽ thấy được những đặc điểm bên trong của
tội phạm.”
Để tìm hiểu được đặc điểm bên trong cũng như đặc điểm riêng biệt
của tội chống người thi hành công vụ ở tỉnh Nghệ An, chúng ta cần phân
tích cơ cấu của tội phạm này theo các tiêu chí:
+Cơ cấu tội chống người thi hành công vụ theo loại tội phạm; +Cơ cấu
tội chống người thi hành cơng vụ theo mức hình phạt
được áp dụng;

+Cơ cấu tội chống người thi hành công vụ theo cơng cụ,
phương tiện, thời gian, địa điểm.
Sau đó, tuỳ theo tiêu chí được xác định sẽ phân loại ra nội dung , dựa
vào số lượng tội phạm bộ phận so với tổng số tội phạm chống người thi
hành cơng vụ để tìm ra tỉ lệ, từ đó tạo lập ra được biểu đồ mô tả cơ cấu.
Công thức tính tỉ lệ sẽ là: +(Bộ phận/tổng thể) x 100% = tỷ lệ phần trăm
của tội.
Thông qua sơ biểu đồ trên, chúng ta sẽ đưa ra được nhận định khách
quan, chính xác nhất về cơ cấu tội phạm chống người thi hành công vụ
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020.
2. Tính chất của tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020:
Đặc điểm tính chất được tìm hiểu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu
của tội phạm7. Như vậy, qua cơ cấu của tội chống người thi
7 Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.
117

8

TIEU LUAN MOI download :


hành công vụ đã được làm rõ ở mục 1 Chương II trên, chúng ta có thể
rút ra nhận xét về tính chất của tội phạm này như sau.
C. KẾT LUẬN
Tình hình tội phạm chống người thi hành cơng vụ tiếp tục diễn biến
phức tạp, thể hiện sự coi thường pháp luật, gây khó khăn cho lực lượng
thi hành cơng vụ. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh đến từ các yếu tố
khách quan, chủ quan, việc tìm hiểu tình hình tội phạm này phần nào giúp

định hướng được những biện pháp cần thiết để phòng, chống, giảm thiểu
số vụ vi phạm trong tương lai.

9

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2017.
2. PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà, “Tội phạm và cấu thành tội

phạm”, Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
3. TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong tội

phạm học”, Tạp chí luật học, 3/2010.
4. TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm học nhập môn”, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2009.
5. PGS. TS Phạm Văn Tỉnh, “Nguyên nhân và điều kiện của tình

hình tội phạm chống người thi hành cơng vụ ở Việt Nam hiện
nay”, Nxb. CAND, 2010.
6. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Khố luận tốt nghiệp – “Tình hình tội

chống người thi hành công vụ ở Việt Nam giai đoạn 2006 –
2010”, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2011.
7. Hà Thương Huyền, Luận văn Thạc sĩ – “Tội chống người thi


hành công vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.

10

TIEU LUAN MOI download :



×