Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giáo trình Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước công trình (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 77 trang )

69
BÀI 7
Mã mô đun: 22 - 07
Lắp đặt đồng hồ đo nước
Mục tiêu bài học:
- Mô tả được cấu tạo của đồng hồ đo nước.
- Biết cách nghiệm thu, bàn giao đưa đồng hồ vào sử dụng.
- Cắt, ren ống đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
- Nối được đường ống có đường kính khác nhau đạt u cầu kỹ thuật.
- Chọn được đồng hồ đo nước phù hợp.
- Lắp đặt đồng hồ đo nước đúng kỹ thuật.
- Vận hành đồng hồ đúng quy trình
- Cẩn thận trong cơng việc
Nội dung bài:
1. Giới thiệu đồng hồ đo nước
1.1. Cách sử dụng đồng hồ đo nước
Để tính lưu lượng nước tiêu thụ cho từng ngôi nhà người ta dùng các loại
đồng hồ đo nước, có nhiều loại đồng hồ đo nước, hiện nay người ta sử dụng
thông dụng nhất là loại đồng hồ đo nước lưu tốc. Hoạt động dựa trên nguyên tắc
lưu lượng nước tỷ lệ thuận với tốc độ nước chuyển động qua đồng hồ.
Muốn xác định lượng nước tiêu thụ qua đồng hồ đo nước, người ta đọc số
trên mặt đồng hồ. Hiệu số giữa hai lần đọc chính là lượng nước tiêu thụ trong
thời gian đó.
Muốn kiểm tra độ chính xác của đồng hồ người ta làm như sau: Đóng van
phía sau đồng hồ lại, mở van xả nước, mở van phía trước đồng hồ cho nước
chảy qua đồng hồ, dùng thùng, bình đo dung tích hoặc bể chứa để hứng nước
chảy ra từ van xả qua đồng hồ. Lượng nước xả để thử tối thiểu là 20 lít, tốt nhất
là 200 đến 500 lít sau đó so sánh trị số đọc trên đồng hồ với trị số đo thực tế để
biết đồng hồ đo có đúng hay không.
1.2. Các loại đồng hồ đo nước
1.2.1. Giới thiệu chung


* Các bộ phận cấu tạo:
Nhìn chung các loại đồng hồ đo nước có cấu tạo như hình vẽ dưới đây


70
Bộ đếm
0

0

0

6

6

8

Bộ giảm
tốc

Bộ truyền
động

Tua bin
cánh quạt
Pistơn

Bộ ghi
lưu lượng

nước

Hình 56: Cấu tạo chung đồng hồ đo nước
* Nguyên tắc đo nước:
- Chuyển động bằng cơ khí

0 0 0 0 6 6 8

B? ph?n gi?m t? c

B? ph?n do

Hình 57: Nguyên tắc đo ghi bằng chuyển động cơ khí
Các bộ phận đo, ghi gắn với nhau và nằm trong nước được nối cứng, độ ổn
định truyền vận tốc cao
+ Vật liệu chế tạo đồng bộ (thường là polime) có thể bị ảnh hưởng chất
lượng khi hoạt động lâu dài trong nước. Mặt kính đồng hồ phải chịu áp lực trực
tiếp của đường ống


71
+ Về lâu dài thường có một lượng huyền phù
- Chuyển động bằng từ tính: Chỉ có bộ phận ghi nằm trong nước
000066 8

B? ph?n do

Hình 58: Nguyên tắc đo ghi chuyển động bằng từ tính
* Phân loại theo cách sắp xếp
- Đồng hồ ướt:

Tất cả cơ cấu của đồng hồ bao gồm từ cánh quạt tới khâu chuyển động cuối
cùng (các tang số đọc) đều hoạt động ngập trong nước. Việc đo có những đặc
điểm sau:
+ Xích chuyển động được nối cứng, độ ổn định truyền vận tốc cao
+ Vật liệu chế tạo bộ truyền động (thường là polime) có thể bị ảnh
hưởng chất lượng khi hoạt động lâu dài trong nước. Mặt kính đồng hồ phải chịu
áp lực trực tiếp của đường ống.
+ Về lâu dài thường có một lượng huyền phù và rêu tảo phát sinh trong
cơ cấu đếm và bề mặt đồng hồ.
- Đồng hồ ướt đặc biệt:
Bộ phận số đặt trong một ngăn riêng chứa chất lỏng có tác dụng bơi trơn và
ít đơng lạnh, ngăn màng cách với nước.
- Đồng hồ đo khô:
Bộ đếm đặt trong một ngăn riêng cách với nước cần đo được lắp trong một
chiếc hộp kín trong thân đồng hồ. Bộ phận cánh quạt vẫn hoạt động trong hộp
phun tia đóng vai trị của cơ cấu dẫn động.
Về ngoại hình đồng hồ đo ướt giống đồng hồ đo khô.
- Đồng hồ cực khô: Bộ đếm và giảm tốc đặt trong ngăn riêng với nước cần
đo
1.2.2. Các loại đồng hồ đo lưu lượng nước
* Đồng hồ đo nước loại cánh quạt:
- Nguyên tắc:


72
Vận tốc vòng quay của cánh quạt tỷ lệ trực tiếp với vận tốc của nước. Mức
nước trong xi lanh cho phép liên kết số vòng quay của cánh quạt với lượng nước
chảy qua xi lanh.
- Các loại đồng hồ cánh quạt:
+ Đồng hồ kiểu cánh quạt dọc (hay treo)

Nước vào xi lanh từ phía dưới. Đường kính đồng hồ từ 50 đến 100 mm.

Hình 59: Đồng hồ kiểu cánh quạt dọc
+ Đồng hồ kiểu cánh quạt đồng trục:
Nước chảy vào xi lanh từ phía trên.
Trục của cánh quạt trùng với trục đường ống có đặt đồng hồ đo nước. Một
bánh răng được đặt vào phần đuôi của trục cánh cánh quạt. Sau chuyển động góc
tác động lên bộ phận giảm tốc và bộ phận này làm giảm vận tốc của vịng quay
cánh quạt. Đường kính đồng hồ từ 50 ÷800 mm.

Hình 60: Đồng hồ kiểu cánh quạt đồng trục
* Đồng hồ đo nước loại tuabin:
- Nguyên tắc:


73
Mức nước tràn qua một hay nhiều lỗ và tác động lên cánh quạt tuabin, làm
tuabin quay.
Lưu lượng càng lớn thì vận tốc của nước đập vào cánh quạt càng lớn, do đó
số vịng quay của tuabin tỷ lệ với vận tốc của nước.
- Các loại đồng hồ đo tốc tuabin:
+ Đồng hồ đo tốc đơn tia:
Thân đồng hồ gồm hộp đo và đường dẫn nước cho phép hướng dòng
nước chảy vào cánh quạt tuabin.

Hình 61: Đồng hồ đo tốc đơn tia
+ Đồng hồ đo tốc đa tia:

Hình 62: Cấu tạo của đồng hồ đo tốc đa tia



74
Hình 63: Cấu tạo tuabin
Hộp đo được chế tạo với nhiều cửa cho nước vào và nước ra. Đường kính
đồng hồ từ 15 ÷50 mm. Lực ly tâm của nước ở đáy hộp phun 1 sinh ra sự
chuyển động xoắn ốc theo chiều đi lên từ chất lỏng 2 tại thành hộp đến khi nước
được xả ra theo lỗ ra.
Sự chuyển động này tạo ra một vùng thủy lực cuốn xoáy khi lưu lượng
nước nhỏ gọi là lực cản đối kháng 3.
Kiểu dáng một số loại tuabin cho phép giữ được sự cân bằng của áp lực mà
trong các loại đồng hồ loại cũ sự cân bằng thường bị phá vỡ.
* Đồng hồ đo tốc kết hợp:
- Nguyên tắc:
Đồng hồ loại này kết hợp được sự chính xác khi lưu lượng nước thay đổi,
vì nó được lắp đồng thời hai đồng hồ có phạm vi đo nằm trong miền kế tiếp
nhau thông qua một hệ thống van chuyển mạch mà từng cái đồng hồ được tham
gia vào quá trình đo lường.
Độ chính xác của đồng hồ kết hợp phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống
van chuyển mạch, bộ phận chuyển mạch khi lưu lượng nước nằm trong khoảng
Qmin của đồng hồ nhỏ và 1/2 Qn của đồng hồ lớn.
Qmin đồng hồ nhỏ  Zc  ½ Qn đồng hồ lớn
- Các loại hệ thống chuyển mạch

Hình 64: Chuyển mạch với đối trọng cố định trên van lớn
+ Chuyển mạch với đối trọng cố định trên van lớn:
 Khi lưu lượng nước nhỏ: Việc đo nước do đồng hồ nhỏ thực hiện
 Khi lưu lượng nước lớn: Đồng hồ lớn sẽ đo nước


75

 Hai đồng hồ không thể hoạt động đồng thời.
+ Chuyển mạch dùng lị xo:

Hình 65: Chuyển mạch dùng lị xo
 Khi lưu lượng nước nhỏ: Việc đo nước do đồng hồ nhỏ thực hiện
 Khi lưu lượng nước trung bình và lớn: Việc đo nước do đồng hồ lớn
thực hiện
 Khi lưu lượng nước nhỏ van chuyển mạch đóng – đồng hồ phụ hoạt
động
 Khi lưu lượng tăng làm áp lực trong ống phụ đồng hồ tăng lên. Khi áp
lực này lớn hơn lực cản lò xo của bộ phận chuyển mạch van mở ra và mạch
được chuyển để đồng hồ chính hoạt động.
 Hai đồng hồ có thể hoạt động đồng thời.
 Loại đồng hồ kết hợp sử dụng hạn chế do độ chính xác khơng được tin
cậy vì sự hoạt động kém của bộ phận chuyển mạch.
* Đồng hồ kiểu tỷ lệ:


76

Hình 66: Đồng hồ kiểu tỷ lệ
- Nguyên tắc:
Một màng ngăn được đặt trong tuabin chính của đồng hồ làm giảm áp lực
khi nước đi qua một đồng hồ nhỏ đặt song song với tuabin chính mà tại đó nước
đi qua có lưu lượng tỷ lệ với lưu lượng chính.
Người ta lựa chọn bánh răng truyền động sao cho có thể đọc được trực tiếp
trên các số đồng hồ nhỏ lượng nước đã chảy qua trong cả đồng hồ đo nước.
Đường kính đồng hồ từ 65 ÷ 500mm.
Loại đồng hồ này dùng cho nước thô, nước tưới tiêu.
Dùng trong trường hợp trong nước có phần tử rắn

Chưa có cấp chỉ tiêu độ chính xác đồng hồ.
* Đồng hồ đo dung tích:
- Ngun tắc:
+ Pittơng chuyển động (giống như một thanh biên) trong hộp đo làm đầy
hoặc làm rỗng hộp đo. Sau mỗi lần dao động để đúng một lượng nước nhất định
chảy qua. Số lần dao động được chuyển hóa về mặt cơ khí các vịng quay và tỷ
lệ với lượng nước chảy qua đồng hồ.
+ Loại đồng hồ này có độ nhạy cao.
+ Hoạt động trong mọi vị trí vẫn đảm bảo kết quả đo lường


77

Hình 67: Đồng hồ đo dung tích
* Cơ cấu hoạt động:
- Nước chảy qua bộ lọc vào hộp đo của cửa nạp tác động lên píttơng làm nó
di động như một thanh biên.
- Trục thanh biên tạo nên như một quỹ đạo hình trụ và ln tiếp xúc với
trục lăn của trục đo.
- Dù pít tơng ở vị trí nào thì hộp đo cũng ln được chia thành các ngăn,
chúng tiếp xúc với cửa nạp sau đó tách ra rồi tiếp xúc với cửa xả.
- Khi pít tơng chuyển được một vịng thì có nghĩa lượng nước chảy qua
đồng hồ tương ứng với lượng nước nhất định biết trước ( lượng nước chu kì) của
các ngăn này.
Chú ý:
+ Thành và trục của pít tơng phải ln ln liên kết với nhau
+ Các bộ phận không di chuyển trên các bộ phận cố định mà trượt trên
bản thân chúng với một độ rơ rất nhỏ để giữ cho các ngăn được kín.
+ Đồng hồ này có nhược điểm dễ bị tắc nghẽn và mài mòn do cát sỏi,
chạy bị ồn.

- Đường kính đồng hồ từ 15÷ 100 mm
- Hiện nay có đồng hồ đo dung tích bằng đĩa dao động, nhưng mới chỉ giới
hạn ở Mỹ và Úc, chưa có phổ biến rộng rãi.


78

Hình 68: Cấu tạo một đồng hồ
2. Chọn đồng đo nước
2.1. Các chỉ tiêu chung
Lựa chọn đồng hồ tiến hành theo các chỉ tiêu sau:
- Chính xác, nhạy, hiệu quả
- Dễ tháo lắp
- Dễ đọc chỉ số
- Kích cỡ phù hợp
- Khả năng khơng bị xâm phạm
- Chi phí nhỏ và bảo dưỡng hợp lý


79
2.2. Lựa chọn theo bản chất nước
- Nếu nước nhiều huyền phù người ta cần chọn đồng hồ loại đo tốc
- Nếu nước có độ axít hoặc kiềm lớn người ta phải chọn loại đồng hồ dung
tích
- Nếu nhiệt độ > 300C phải chọn đồng hồ đo nước nóng
2.3. Lựa chọn theo kích cỡ
Nếu biết được lượng nước sử dụng thì ta có thể xác định được kích cỡ của
đồng hồ cần lắp đặt
* Lưu lượng nước cực đại và lưu lượng nước trung bình của người thuê
bao:

Nhu cầu cao điểm của cơng trình và lưu lượng nước cực đại chảy trong
mạng lưới hoặc của đồng hồ tại một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Hình 69: Phân chia nhu cầu về tiêu dùng nước
Người ta nhận thấy ở biểu đồ trên chỉ có 1% lượng nước tiêu thụ hàng ngày
được cung cấp với lưu lượng > 6m3/h
Người ta cũng có thể xác định được ngày trong tuần mà nhu cầu dùng
nước là cao điểm


80

Hình 70: Biểu đồ nhu cầu dùng nước các ngày trong tuần
* Phương pháp tính các phụ tải dùng nước:
- Lưu lượng nước cực đại tại một thời điểm: (Qinst)
Qmax inst= Q x K
Q- tổng lưu lượng của n phụ tải dùng nước
- Tiêu chuẩn dùng nước các phụ tải
+ Bồn rửa bát: 0,20
+ Lavabô đơn: 1,10
+ Lavabô kép: 0,05
+ Chậu rửa: 0,10
+ Bồn tắm: 0,35
+ Vòi nước rửa sàn: 0,70
+ Vịi hoa sen: 0,25
+ WC có bể chứa: 0,1
+ WC có vịi nước: 0,15
+ WC nam có vịi: 0,1



81
- K = hệ số đồng thời
K

- n = số thiết bị (n > 2)

1
n 1

- Từ đó ta có bảng sau để lực chọn đồng hồ:
Lưu lượng nước đo bằng

Thiết bị

l/phút

m3h

1 bồn rửa
2 lavabô
1 chậu rửa
1 bồn tắm
1 WC

12
12
6
15
6


0,72
0,72
0,36
1,2
0,36

Cho cả 6 thiết bị

51

3,36

Đồng hồ

Số hộ

Hệ số dùng đồng
thời

Cỡ mm

Qn m3/h

15

1,5

1

0,447


20

2,5

4

0,209

25

3,5

7

0,156

30

5

15

0,106

40

10

60


0,053

50

15

120

0,037

- Sau đó người ta phải kiểm tra bằng tổn thất về áp lực nước do đồng hồ
được chọn gây ra không ảnh hưởng đến việc phân phối nước.
3. Chuẩn bị đồng hồ trước khi lắp đặt
3.1. Tiêu chuẩn, đặc điểm cấp chính xác của đồng hồ
3.1.1. Tiêu chuẩn
- Chính xác
- Nhạy
- Bền theo thời gian
- Linh hoạt trong đo lường
- Khả năng chống chịu (sốc, nóng, lạnh) tốt


82
- Khả năng đọc chỉ số (đồng hồ số, đồng hồ kim) rõ ràng
- Nhẹ, thẩm mỹ
- Các lưu lượng: Qmin, Qn, Qmax của đồng hồ phù hợp với lưu lượng nước dự
kiến lắp đặt
3.1.2. Đặc điểm
* Khái niệm về các loại lưu lượng

- Lưu lượng lớn nhất (Qmax): là lưu lượng cao nhất tại đó đồng hồ phải có
thể hoạt động bình thường trong thời gian ngắn mà khơng hỏng hóc và tổn thất
áp lực khơng q mức cho phép.
- Lưu lượng định mức (Qn): Qn= 0,5 Qmax - Dùng để xác định loại đồng hồ
Ví dụ: Đồng hồ 15 mm có Qn= 1,5 m3/h
- Lưu lượng nhỏ nhất Qmin: là lưu lượng nước mà từ mức độ sai sót của
đồng hồ khơng vượt q mức cho phép. (Giữa + 5% và – 5% lưu lượng thực tế)
- Lưu lượng chuyển tiếp (Qt): là lưu lượng nước chia phạm vi của lưu lượng
thành hai vùng mà tại đó đồng hồ thay đổi sai số cho phép.
Từ mức Qt độ sai số cho phép của đồng hồ là giữa +2% và -2%

Sai sè tèi ®a
cho phÐp

+5%

Phạm vi lưu
lư ợ ng
Vïng trên

+2%

Vùng d-ới

0
-2%
-5%

Qmin Q t


Qn
Hoạt động
th-ờng xuyên và
hoạt động
gián đoạn

Qmax
Hoạt động
trong thêi
gian ng¾n

Hình 71: Mức độ sai số cho phép của đồng hồ
* Một số khái niệm
- Đồng hồ đo nước lạnh: Nhiệt độ từ 00 ÷ 300C
- Lưu lượng =

Lượng nước (m3)
Thời gian (h)


83
Vi - Vc

- Sai số (%) =

Vc

x 100

Trong đó:

Vi- lượng nước chỉ trên đồng hồ
Vc- lượng nước bơm thực tế
- Khi sử dụng sai số tối đa cho phép = 2 lần sai số tối đa khi thẩm định
* Ký hiệu của đồng hồ:
Tất cả đồng hồ đều ghi rõ ràng bằng mực không phai:
- Nhãn hiệu của nhà sản xuất
- Cấp chính xác đo lường
- Lưu lượng định mức Qn= m3/h
- Năm sản xuất
- Mã số sản xuất riêng
- Hướng nước chảy
- Đăng ký mẫu mã
- Áp lực lớn nhất chịu được, đơn vị đo là bar (nếu áp lực >10 bar)
- Chữ V hay H chỉ vị trí hoạt động dọc hay ngang.
3.1.3. Cấp chính xác đồng hồ
* Các cấp độ đo lường theo giá trị của Qn
- Khi Qn  15 m3/h (hình )
- Khi Qn > 15 m3/h (hình )

+5%

C

A

B

+2%
0
-2%

-5%

1

1,5 2

4

200

8 10

Qn

% Qn


84

C

+5%

B

A

+2%
0


1,5

0,8

3

8

20 30

Qn

-2%

100

200

% Qn

-5%

Hình 72: Các cấp độ đo lường theo giá trị của Qn
* Giá trị Qmin và Qt theo cấp độ đo lường và Qn
Loại
A

B

C


Lưu lượng

Qn  15 m3/h

Qn > 15 m3/h

Qmin

0,4 Qn

0,08 Qn

Qt

0,10 Qn

0,3 Qn

Qmin

0,02 Qn

0,03 Qn

Qt

0,08 Qn

0,2 Qn


Qmin

0,01 Qn

0,006 Qn

Qt

0,015 Qn

0,015 Qn

3.2. Kiểm định đồng hồ trước khi lắp đặt
3.2.1. Các bước kiểm định
* Kiểm tra về mặt đo lường
- Giữa 0,9 Qmax và Qmax
- Giữa Qt và 1,1 Qt
- Giữa Qmin và 1,1 Qmin
* Thử độ kín
- 1,6 x P hoạt động trong thời gian 15 phút
- 2 x P hoạt động trong thời gian 1 phút
- P tối thiểu cần có khi hoạt động: 10 bar
* Tổn thất áp lực tối đa:
- 1 bar tại Qmax
- 2,25 bar tại Qn


85
* Thử độ bền

- Đối với đồng hồ cỡ nhỏ Qn= 1,5 m3/h ghi được 1000 m3
- Đối với đồng hồ cỡ lớn chạy 10 h một ngày tương đương 100 ngày hoạt
động
3.2.2. Các yêu cầu chung đối với việc thử nghiệm
* Chất lượng nước
Phải có các tính chất lý hóa như nguồn cung cấp nước sinh hoạt và khơng
được làm các bọt khí lẫn trong đường ống
* Thiết bị và vị trí thử nghiệm
- Khơng có tác động giả do hệ thống thử nghiệm gây ra, hệ thống thử
nghiệm được tạo ra sai số đáng kể của phép thử.
- Đồng hồ phải được thử nghiệm từng chiếc hoặc theo nhóm. Trong trường
hợp theo nhóm thì các đặc tính riêng biệt cần phải được xác định một cách chính
xác. Cần phải loại trừ tác động qua lại giữa các đồng hồ và hệ thống thử nghiệm.
- Khi đồng hồ được thử theo dãy, áp suất tại lối ra của mỗi đồng hồ cần
phải không tạo thành khoảng trống.
- Nhiệt độ nước khi thử nghiệm phải nằm trong giới hạn nhiệt độ làm việc
của đồng hồ tại mọi điểm trong dàn thử.
3.2.3. Giới thiệu dàn thử nghiệm
Hệ thống thử nghiệm bao gồm:
a- Hệ thống nguồn (ống dẫn chính, bể khơng có điều áp, bể có điều áp,
bơm...)
b- Hệ thống đường ống
c- Thiết bị chuẩn (bình chuẩn, đồng hồ chuẩn...)
d- Thiết bị đo thời gian thử
Có thể sử dụng thiết bị tự động hóa cho việc thử nghiệm đồng hồ
3.2.4. Thực hành kiểm định
a- Giai đoạn chuẩn bị
- Kiểm tra nước bể nguồn
- Kiểm tra các đường ống cấp và các van
- Xác định thông số kỹ thuật, chủng loại... của đồng hồ cần kiểm định nhằm

xác lập chế độ kiểm định
- Lắp đồng hồ lên dàn thử theo đúng sơ đồ. Kẹp chặt và làm thao tác phụ
cần thiết, đóng các van xả khí.
- Hút chân khơng cho các dãy đồng hồ, đóng đường hút chân khơng.


86
- Bơm nước vào đầy đồng hồ.
- Mở van thoát các nút xả khí tạo xung áp nhằm đẩy hết bọt khí ra ngồi.
- Đóng van thốt tắt sớm.
- Ghi chỉ số lần lượt dãy đồng hồ (số đọc 1) có thể dùng máy vi tính
- Đóng thùng chuẩn, khởi động bơm, mở van thoát theo dõi lưu lượng kế
(thường đã đặt cữ quy định từ trước)
- Theo dõi lượng nước chảy vào thùng chuẩn, ngắt kịp thời lượng nước theo
quy trình kiểm định cho từng loại đồng hồ và từng lưu lượng kiểm tra của nó.
- Ghi chỉ số lần lượt các dãy đồng hồ (số đọc 2) có thể dùng máy vi tính.
- Đóng thùng chuẩn, mở đường nước ổn áp cho điểm lưu lượng Qt.
- Trình tự thao tác lặp lại.
Như vậy ta có bốn số đọc qua q trình kiểm tra 3 điểm
Lưu lượng đó là:
SSQmax 
SSQt 

( Sđ 2  Sđ1)  Vc1
 100 0 0
Vc1

( Sđ 3  Sđ 2)  Vc2
 100 0 0
Vc2


SSQmin 

( Sđ 4  Sđ 3)  Vc3
 100 0 0
Vc3

Các kết quả tìm được chính là sai số của đồng hồ tại từng thời điểm lưu
lượng
- Những đồng hồ yếu nếu:
-2%  SSQmax  + 2%
-2%  SSQt  + 2%
-5%  SSQmin + 5%
- Những đồng hồ không đạt yêu cầu phải được hiệu chỉnh lại, sau đó lại
kiểm tra lại.
4. Lắp đặt đồng hồ
4.1. Các yêu cầu kỹ thuật
- Đồng hồ phải đặt ở vị trí dễ đọc (không cần dùng gương hoặc thang), dễ
lắp đặt, dễ bảo dưỡng, di chuyển và thay thế tại chỗ các chi tiết khi cần thiết.
- Những đồng hồ lớn > 25kg cần phải có lối ra và nơi lắp đặt thuận lợi để
có thể mang đồng hồ đến hoặc đi khỏi vị trí vận hành của chúng.
- Trong trường hợp đồng hồ phải lắp đặt trong hầm, trong hố ga cần phải
tránh cặn bẩn, phải có rãnh thốt nước bẩn tránh gây ô nhiễm đồng hồ.


87
- Đồng hồ phải được bảo vệ tránh hư hỏng do va đập hoặc rung động từ
những vùng xung quanh.
- Đồng hồ phải được tránh các ứng suất lớn gây ra từ đường ống và các
thiết bị lắp ráp, phải luôn được giữ ổn định trong mạng lưới.

- Đồng hồ phải được bảo vệ không bị hỏng do nhiệt độ của nước và biến
động của môi trường.
- Trong trường hợp đồng hồ là một phần tiếp đất, để hạn chế tối đa sự nguy
hiểm cho công nhân vận hành cần phải lắp Sum cố định cho đồng hồ và các thiết
bị lắp ráp của nó.
- Hướng chuyển động của đồng hồ phải phù hợp với kiểu chế tạo của chúng
và hướng dịng nước chuyển động.
4.2. Lắp đặt đồng hồ có đầu ren
4.2.1. Chuẩn bị mặt bằng, vật tư và dụng cụ
* Chuẩn bị mặt bằng lắp đặt sạch sẽ, gọn gàng
* Đọc bản vẽ thi công, đo lấy dấu vị trí cần lắp đặt nếu là đường ống cấp
nước cũ.
* Chuẩn bị vật tư, dụng cụ:
- Ống thép tráng kẽm
- Đồng hồ đo nước
- Măng sông, rắc co nối ống
- Van 2 chiều, van 1 chiều
- Cơn thu đúng kích cỡ quy định theo bản vẽ
- Sơn, băng keo, dây đay
- Dụng cụ cưa cắt ống: cưa tay, dao cắt...
- Bàn ren ống
- Dụng cụ tháo lắp ống: Clê, kìm cá sấu, búa tay
4.2.2.Trình tự lắp đặt
- Cắt đường ống cấp nước: Ren 2 đầu cắt(các chi tiết ống trong cụm đồng
hồ).
- Lắp van 2 chiều: Theo chỉ định thiết kế
- Lắp thiết bị nắn dòng hay đoạn ống thẳng theo thiết kế
- Nếu cần thiết lắp bộ lọc trước đồng hồ
- Lắp đồng hồ vào đoạn ống thẳng. Yêu cầu đồng hồ phải đặt ở vị trí phẳng,
hướng mũi tên của đồng hồ chỉ đúng như chiều nước chảy(lưu ý: chi tiết này cần

lắp phụ kiện rắc co trước và sau đồng hồ).


88
- Lắp đoạn ống thiết bị điều chỉnh chiều dài thuận lợi cho lắp đặt và tháo
dỡ.
- Lắp van xả để cần thiết điều chỉnh áp suất, khử trùng hoặc lấy mẫu.
- Lắp van 1 chiều sau đồng hồ.
- Lắp van 2 chiều.
- Lắp hộp bảo vệ hoặc xây hố ga đồng hồ.
- Lắp nối với đường ống có sẵn(đường ống trong nhà).
4.2.3. Đưa đồng hồ vào hoạt động
- Mở van xả để rửa đường ống vừa lắp, sau đó đóng lại (xả van trước đồng
hồ)
- Mở từ từ van trước đồng hồ, van sau đồng hồ đóng.
- Niêm phong bảo vệ(niêm phong kẹp chì đồng hồ, cơng việc của bên nhà
cấp nước)
4.3.4. Nghiệm thu bàn giao
* Vệ sinh sạch sẽ hiện trường thi cơng
* Lập hồ sơ hồn cơng: So sánh với thiết kế, nếu có gì sai sót hoặc thay thế
khác phải bổ xung vào hồ sơ.
* Lập biên bản bàn giao A và B trong đó thể hiện:
- Thi công đúng hay không đúng thiết kế
- Đồng hồ hoạt động hay không hoạt động
- Chất lượng công tác lắp đặt: kín, khít, phẳng, sạch...
- Ngày giờ lắp và hoàn thành
- Giao lại A sử dụng và bảo quản
4.3. Lắp đặt đồng hồ mặt bích
Loại đồng hồ mặt bích thường có kích thước đường kính  70 mm



89

Hình 73: Đồng hồ mặt bích
4.3.1. Chuẩn bị mặt bằng, vật tư và dụng cụ
* Chuẩn bị mặt bằng để thi công
* Đọc bản vẽ thi công, đo lấy dấu vị trí cần lắp đặt. Có gì vướng mắc kiến
nghị với cán bộ có trách nhiệm.
* Chuẩn bị vật tư, dụng cụ:
- Đường ống
- Đồng hồ đo nước
- Gioăng cao su
- Bu lông, ê cu
- Thiết bị lọc nước
- Thiết bị ổn định dòng chảy
- Van xả
- Van 1 chiều
- Van 2 chiều
- Côn chuyển bậc
- Máy cắt ống
- Máy hàn ống
- Cưa tay


90
- Dụng cụ tháo lắp ống
- Dụng cụ lắp đặt cơ khí
- Các vật tư cần thiết khác
+ Thiết bị lọc nước
Để bảo vệ các đồng hồ lớn loại pít tơng người ta thường lắp thêm ngồi

tấm lọc này một tấm kim lưới kim loại với lỗ khoét rất lớn. Tấm lọc loại lưới
này thường làm giảm áp lực ít.
+ Thiết bị ổn định dịng chảy
Tăng giảm đường kính của dòng nước sẽ làm giảm sự mất cân đối trong
việc phân phối vận tốc. Việc đặt các vách ngăn có tác dụng làm giảm hiện tượng
nước chảy xoắn trong đường ống.
Dòng nước được đi qua các ống dẫn chia thành các ngăn nhỏ hình tam
giác. Hình dáng hình học này có tác dụng làm giảm rất tốt tình trạng nước chảy
xoắn

Hình 74: Thiết bị lọc nước và ổn định dịng chảy


91
Hình 76: Các lỗ nhỏ làm giảm tình trạng nước chảy xoắn
4.3.2.Trình tự lắp đặt
- Cắt ống cấp nước tại vị trí đã định
- Lắp cơn hoặc ống chuyển nối tiếp
- Lắp van 2 chiều
- Lắp thiết bị nắn dòng
- Lắp bộ lọc trước đồng hồ
- Lắp đồng hồ, chú ý hướng đồng hồ cũng như độ phẳng của đồng hồ
- Lắp van xả
- Lắp van 1 chiều
- Lắp nối đường ống có sẵn
- Xây hố ga đồng hồ
4.3.3. Đưa đồng hồ vào hoạt động
- Mở van xả để rửa đường ống vừa lắp. Sau đó đóng lại (cả van trước đồng
hồ) mở đóng từ từ
- Mở từ từ van trước đồng hồ

- Mở từ từ van sau đồng hồ
- Niêm phong hố đồng hồ
4.3.4. Nghiệm thu bàn giao
- Vệ sinh sạch sẽ hiện trường thi công
- Lập hồ sơ hồn cơng
- Lập biên bản bàn giao A và B
- Bàn giao lại cho A sử dụng quản lý.
Bài tập thực hành của học viên
* Bài tập:
Bài 1: Đọc tên các bộ phận một đồng hồ đo nước đã tháo rời
Bài 2: Thực hành kiểm định đồng hồ trên dàn kiểm định
Bài 3: Lắp đặt một cụm đồng hồ hoàn chỉnh
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập.
* Kiến thức
- Cấu tạo của các loại đồng hồ đo nước
- Phương pháp lắp đặt các loại đồng hồ
- Phương pháp nghiệm thu, bàn giao đưa đồng hồ vào hoạt động


92
* Kỹ năng:
- Gia công ống phục vụ lắp đặt đồng hồ
- Chọn đồng hồ lắp đặt phù hợp với lưu lượng nước
- Lắp đặt đồng hồ
- Vận hành, kiểm định đồng hồ
* Thái độ:
- Tổ chức làm việc độc lập
- Tổ chức phối hợp làm việc nhóm
Ghi nhớ.
- Phương pháp kiểm định đồng hồ, lựa chọn đồng hồ phù hợp với lưu lượng

- Vận hành, bàn giao đồng hồ đưa vào sử dụng

Phần II
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CƠNG TRÌNH
Bài 1

Mã mơ đun: 22 - 01
Đọc bản vẽ thoát nước khu vệ sinh
Mục tiêu bài học:
- Nắm vững các yêu cầu kỹ thuật khi lắp dựng đường ống thoát nước khu
vệ sinh.
- Hiểu được cấu tạo của hệ thống đường ống thoát nước khu vệ sinh.
- Đọc được bản vẽ thoát nước khu vệ sinh.
- Thống kê được đầy đủ, đúng chủng loại, các loại phụ tùng, vật liệu của
đường ống.
- Cẩn thận, chính xác.
Nội dung bài:
1. Đọc bản vẽ tổng thể
1.1. Các ký hiệu về hệ thống cấp thoát nước khu vệ sinh.
Sơ đồ cấp thoát nước thường gặp các kí hiệu sau:


93


×