Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Kháng Sinh Nhóm Cephalosporin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.18 KB, 25 trang )

Kháng Sinh Nhóm
Cephalosporin
Nhóm 8


NỘI DUNG:

1.Phân
Loại

2.Cơ Chế
Tác Động

3.Tác
Dụng Phụ

4.Chỉ
Định


Kháng sinh
Cephalosporin là kháng sinh nhóm βlactam, ức chế các enzyme trong thành tế
bào của các vi khuẩn nhạy cảm, làm gián
đoạn sự tổng hợp tế bào


01

Phân Loại



Phân loại cephalosporin theo thế hệ dựa vào những đặ c trưng tác dụng
kháng khuẩn của thuốc: .
Cephalosporin thế hệ 1: (Gồm các thuốc Cefazolin, Cephalexin, Cefadroxil,
Cephalothin,….)
• Cefalotin và cefazolin có tác dụng tốt chống vi khuẩn Gram dương, nhưng ít có tác
dụng chống vi kh̉n Gram âm.
• Phần lớn cầu khuẩn Gram dương (trừ Enterococcus, S.aureus kháng methicilin và
S.epidermidis) nhạy cảm với thuốc.
• Tuy vậy, ở Việt Nam các chủng vi khuẩn thường có mức kháng kháng sinh cao. Đa
số vi khuẩn kỵ khí ở miệng thường nhạy cảm, những nhóm vi khuẩn Bacteroides
fragilis thường kháng thuốc. Tác dụng chống Moraxella catarrhalis, E. coli, K.
pneumoniae và Pr. mirabilis thường là tốt, nhưng hiện nay đã có hiện tượng
kháng thuốc ở nhiều nơi tại Việt Nam.


Cephalosporin thế hệ 2 : (Gồm các thuốc Cefoxitin, Cefaclor,
Cefprozil, Cefuroxim, Cefotetan, Ceforanid…)
• Có tác dụng chống vi khuẩn Gram âm tốt hơn đôi chút nhưng kém hơn
nhiều so với cephalosporin thế hệ 3.
• Mợt nhóm phụ thế hệ 2 (cefoxitin, cefotetan, cefmetazol) cũng được coi là
có tác dụng chống Bacteroides fragilis.
- Cephalosporin thế hệ 3 : (cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim,
ceftizoxim, ceftriaxon...)
• Ít có tác dụng chống cầu khuẩn Gram dương hơn thế hệ 1, nhưng có tác
dụng tốt hơn nhiều đối với họ Enterobacteriaceae kể cả các chủng tiết beta
– lactamase.
• Mợt nhóm phụ thế hệ 3 ceftazidim, cefoperazon cũng có tác dụng
chống Pseudomonas aeruginosa, nhưng ít có tác dụng chống cầu khuẩn
Gram dương hơn các thuốc thế hệ 3 khác.



Cephalosporin thế hệ 4 (Cefepim, cefpirome).
Cefepim, có phổ kháng khuẩn rộng so với thuốc thế hệ 3 và có độ
bền vững cao đối với sự thủy phân bởi các beta - lactamase qua trung gian
thể nhiễm sắc và plasmid. Kháng sinh thế hệ 4 được dùng để điều trị đặc hiệu
nhiễm trực khuẩn Gram âm ưa khí đã kháng với cephalosporin thế hệ 3.
Cephalosporin thế hệ 5 (Ceftarolin)
Ceftarolin là cephalosporin thế hệ 5 có khả năng chống lại vi khuẩn
Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).


82

Cơ Chế
Tác Động






Cơ chế tác động của các Cephalosporin
tương tự như các β-lactam nói chung.
Chúng ức chế tổng hợp thành tế bào,
mà cụ thể là lớp peptidoglycan của vi
khuẩn
Các cephalosporin có khả năng acyl
hóa các D – alanin transpeptidase, ức
chế giai đoạn cuối của quá trình tổng
hợp vách tế bào vi khuẩn ( giai đoạn tạo

liên kết ngang giữa các peptidoglycan).
làm thành tế bào khơng được hình
thành và vi khuẩn sẽ vỡ do chênh lệch
áp lực thẩm thấu hai bên màng tế bào.




Cụ thể: Peptidoglycan là một đại phân
tử được cấu tạo từ các tiếu đơn vị bao
gồm N-acetyl glucosamin (NAG) và Nacetyl muramic acid (NAM). Các tiểu
đơn vị này được nối với nhau bằng các
chuỗi bốn amino acid.

• Để các tiểu đơn vị có thể nối được với nhau thơng qua các
liên kết chéo tạo thành peptidoglycan hồn chỉnh, cần có hai
enzym là Transpeptidase và D-Alanyl Carboxypeptidase, hay
còn được gọi là các protein gắn penicillin (Penicilline Binding
Proteins – PBPs). Các β-lactam gắn vào các enzym này (acyl
hóa), làm enzym khơng hoạt động được và như vậy thành tế
bào vi khuẩn không được tổng hợp, vi khuẩn vỡ ra và chết.
Mặt khác, phức hợp kháng sinh – PBP hoạt hóa sự phóng
thích các autolysin có khả năng phân giải tế bào vi khuẩn.


➢ Thế

hệ 1: Các Cephalosporin thế hệ 1 có phổ tương tự và dùng thay
thế Penicillin G trong điều trị tụ cầu tiết penicillinase (hiệu quả trên cả
MSSA). Chúng cũng tác dụng tốt trên các chủng Proteus mirabilis, E.

coli, K. pneumonia.
➢ Thế hệ 2: Các Cephalosporin thế hệ 2 mở rộng phổ tác dụng lên 3
chủng Gram âm: H. influenza, Enterobacter aerogenes và một số loài
Neisseria, tuy nhiên, hiệu lực trên vi khuẩn Gram dương lại giảm.
Cephamycin và Cefoxitin tác dụng tốt trên các các vi khuẩn kỵ khí (VD:
Bacteroides fragilis), đây là các Cephalosprin duy nhất trên thị trường
có khả năng điều trị vi khuẩn kỵ khí Gram âm. Tuy nhiên, chúng không
phải lựa chọn đầu tay do tỷ lệ B. fragilis kháng cả hai kháng sinh trên
ngày càng tăng.


➢ Thế hệ 3:
• Nhóm kháng sinh này có vai trị quan trọng trong điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn.
• Tác dụng yếu hơn hai thế hệ đầu trên MSSA nhưng các

Cephalosproin tác dụng rất tốt trên trực khuẩn Gram âm,
bao gồm cả các vi khuẩn đẫ được đề cập phía trên cũng
như hầu hết các vi khuẩn đường ruột và Serratia



marcescens.
Các kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 cần sử dụng rất
thận trọng vì nó có liên quan đến “collateral damage”,
nghĩa là làm sản sinh và gia tăng các chủng vi khuẩn
kháng thuốc (Chú ý: 8luoroquinolon cũng có liên quan
đến hiện tượng này).
• Ceftriaxone và Cefo taxime là một trong những
kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm

màng não.
• Ceftazidime có tác dụng chống trực khuẩn mủ
xanh P.auruginosa, tuy nhiên do tỷ lệ kháng thuốc
ngày càng tăng nên quyết định chọn kháng sinh
hay không cần dựa vào từng trường hợp cụ thể.


Thế hệ 4: Cefepime được phân loại vào thế hệ 4 và kháng sinh
này chỉ sử dụng qua đường tiêm. Cefepime có phổ kháng
khuẩn rộng, tác dụng tốt trên các chủng tụ cầu và liên cầu
(nhưng chỉ có tác dụng với các lồi cịn nhạy cảm với
Methicillin). Cefepime cũng tác dụng trên các vi khuẩn Gram
âm hiếu khí như các loài Enterobacter, E. coli, K. pneumonia, P.
mirabilis và P. auruginosa. Khi lựa chọn kháng sinh này để
điềutrị trực khuẩn mủ xanh P. auruginosa, bác sĩ nên tham
khảo tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tại địa
phương trước khi quyết định.


➢ Thế hệ sau thế hệ 4 (Advanced generation):
• Ceftaroline là kháng sinhphổ rộng, nó được sử
dụng đường tiêm tĩnh mạch dưới dạng tiền
thuốc(prodrug): Ceftaroline fosamil. Đây là βLactam lưu hành trên thị trường Mỹ có tác
dụng điều trị MRSA, được chỉ định trong nhiễm
khuẩn da và viêm phổi cộng đồng.
• Nhờ có cấu trúc đặc biệt, Ceftaroline gắn được
với PBP2a tìm thấy ở MRSA và PBP2x tìm thấy ở
Streptococcus pneumonia.
• Khơng chỉ có phổ tác dụng trên các vi khuẩn
Gram dương, kháng sinh này còn tác dụng trên

các vi khuẩn Gram âm tương tự như
Ceftriaxone.
• Một đặc tính quan trọng của thuốc là có tác
dụng trên cả trực khuẩn mủ xanh P. auruginosa,
Enterobacteriaceae tiết β-Lactamase hoạt phổ
rộng (ESBL), Acinetobacter baumannii


03

Tác Dụng Phụ




Cephalosporin ít có tác dụng phụ và nói chung là an
tồn.

Các phản ứng có hại thường gặp nhất từ cephalosporin là buồn
nơn, nơn, chán ăn và đau bụng.
• Phản ứng có hại ít phổ biến hơn bao gồm:
➢ Phản ứng quá mẫn
- Phản ứng quá mẫn với cephalosporin không thường xuyên và
thường xảy ra hơn ở cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai.
- Phản ứng dị ứng thông thường với cephalosporin bao gồm phát
ban, nổi mề đay và sưng tấy.
- Hiếm khi phản ứng quá mẫn sẽ dẫn đến sốc phản vệ.
- Bệnh nhân dị ứng với penicillin cũng có thể có phản ứng quá mẫn
cảm với cephalosporin. Phản ứng chéo này phổ biến hơn ở
cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai vì chúng có nhóm R giống

với penicilin G.
- Thế hệ thứ ba trở lên cho thấy phản ứng chéo tối thiểu


➢ Thiếu máu tan mau miễn dịch do thuốc (DIIHA)

Cơ chế hoạt động được đề xuất của D88HA là thuốc gắn vào màng hồng cầu; điều này
không gây hại cho chính tế bào hồng cầu cũng như bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh
nhân bắt đầu tạo ra kháng thể 8gG chống lại thuốc, kháng thể này sẽ liên kết hồng
cầu. Hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với các tế bào hồng cầu bất thường dẫn đến
tan máu. Cefotetan và ceftriaxone là hai cephalosporin có nhiều khả năng gây D88HA
nhất.
Phản ứng giống như Disulfiram
Cephalosporin có chứa chuỗi bên methyltetrazolethiol có thể ức chế enzym aldehyde
dehydrogenase, dẫn đến sự tích tụ acetaldehyde. Cefamandole, cefoperazon và
moxalactam là cephalosporin phổ biến nhất xuất hiện trong phản ứng này.
Thiếu vitamin K
Một số cephalosporin có thể ức chế men khử epoxit của vitamin K, ngăn cản việc sản
xuất vitamin K. bị giảm (hoạt động), do đó, có sự giảm tổng hợp các yếu tố đơng máu
và bệnh nhân dễ bị giảm prothrombin huyết.





➢ Tăng độc tính trên thận của Aminoglycoside
Có những trường hợp được báo cáo về độc tính trên thận do
thuốc khi bệnh nhân dùng kết hợp cephalosporin và
aminoglycosid, nhưng các yếu tố khác thường làm mờ bằng
chứng. Do đó, độc tính hiệp đồng trên thận của cephalosporin

và aminoglycoside chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
➢ Viêm đại tràng giả
Viêm đại tràng giả mạc thường liên quan đến việc sử dụng
clindamycin và ampicillin. Sử dụng cephalosporin cũng là
nguyên nhân phổ biến của viêm đại tràng màng giả, đặc biệt là
cephalosporin thế hệ thứ ba


04 Chỉ Định


✓ Cephalosporin là thuốc kháng sinh phổ rộng thuộc
nhóm beta– lactam, dẫn xuất của acid 7aminocephalosporanic. Cephalosporin có tác dụng
diệt khuẩn và hoạt động tương tự như penicillin,
giúp ức chế sự tổng hợp tế bào vi khuẩn.
✓ Bên cạnh đó, Cephalosporin cũng có khả năng acyl
hóa các D – alanin transpeptidase, ức chế giai đoạn
cuối của quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Từ
đó, q trình sinh tổng hợp vách tế bào bị ngừng lại
và vi khuẩn không có vách tế che chở sẽ bị tiêu diệt.


Chỉ Định
Cephalosporin Thế hệ 1 được sử dụng
cho các trường hợp điều trị các nhiễm
khuẩn thông thường do vi khuẩn nhạy
cảm như:
• Nhiễm khuẩn hơ hấp và tai mũi họng.
• Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
• Nhiễm khuẩn da, mơ mềm, xương, răng



Chỉ Định
Cephalosporin TH 2 thường sử dụng
trong các trường hợp điều trị các nhiễm
khuẩn thông thường do vi khuẩn nhạy
cảm như: (giống cephalosporin TH1)
• Nhiễm khuẩn hơ hấp và tai mũi họng.
• Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
• Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương,
răng.


Chỉ Định
Cephalosporin TH 3 được sử dụng trong trường hợp
các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn đã kháng
Cephalosporin thế hệ 1 và 2 như:
• Viêm màng não, áp xe não
• Nhiễm khuẩn huyết
• Nhiễm khuẩn hơ hấp nặng;
• Viêm màng trong tim;
• Nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường mất;
• Nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục.


Chỉ Định
Cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng
rộng hơn so với thế hệ 3 và cũng bền
vững hơn với các beta-lactamase (nhưng
khơng bền với Klebsiella pneumoniae

carbapenemase (KPC) nhóm A).
Cephalosporin thế hệ I là Ceftaroline,
thuốc này có khả năng chống lại vi
khuẩn Staphylococcus aureus kháng
methicillin (MRSA).


Thank !


×