Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Kháng sinh nhóm cephalosporin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.11 KB, 30 trang )

Kháng sinh nhóm cephalosporin


Đại cương về kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng khơng chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng
đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm
khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
Kháng sinh được định nghĩa:
“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi
khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”.
Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và
quinolon. Để bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây
bệnh và người bệnh.


TT

Tên nhóm

Phân nhóm
Thế hệ 1

Các penicilin
Các cephalosporin
1

Beta-lactam

Các beta-lactam khác
Carbapenem
Monobactam



8

Quinolon

Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4

Các chất ức chế betalactamase
2

Aminoglycosid

3

Macrolid

4

Lincosamid

5

Phenicol

6

Tetracyclin

Các nhóm kháng sinh khác


Sulfonamid
Thế hệ 1
Thế hệ 2

9

Oxazolidinon

Glycopeptid
7

Peptid

Polypetid

Lipopeptid

5-nitroimidazol


Các thế hệ Cephalosporin và phổ kháng khuẩn


Thế hệ

Cephalosporin thế hệ 1

Tên thuốc

Phổ kháng khuẩn


Cefazolin

Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn
Gram-dương nhưng hoạt tính tương đối yếu
trên các chủng vi khuẩn Gram-âm. Phần lớn
cầu khuẩn Gram-dương nhạy cảm với
cephalosporin thế hệ 1 (trừ enterococci, S.
epidermidis và S. aureus kháng methicilin).
Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong khoang
miệng nhạy cảm, nhưng với B. fragilis thuốc
khơng có hiệu quả. Hoạt tính tốt trên các
chủng Moraxella catarrhalis, E. coli, K.
pneumoniae, và P. mirabilis.

Cephalexin
Cefadroxil


Thế hệ

Tên thuốc

Cefoxitin
Cefaclor
Cefprozil
Cephalosporin thế hệ 2

Cefuroxim
Cefotetan

Ceforanid

Phổ kháng khuẩn
Các cephalosporin thế hệ 2 có hoạt tính mạnh
hơn trên vi khuẩn Gram-âm so với thế hệ 1
(nhưng yếu hơn nhiều so với thế hệ 3). Một
số thuốc như cefoxitin, cefotetan cũng có hoạt
tính trên B. fragilis


Thế hệ

Tên thuốc

Phổ kháng khuẩn

Cefotaxim

Các cephalosporin thế hệ 3 nói chung có
hoạt tính kém hơn thế hệ 1 trên cầu khuẩn
Gram-dương, nhưng có hoạt tính mạnh
trên vi khuẩn họ Enterobacteriaceae (mặc
dù hiện nay các chủng vi khuẩn thuộc họ
này đang gia tăng kháng thuốc mạnh mẽ
do khả năng tiết beta-lactamase). Một số
các thuốc như ceftazidim và cefoperazon
có hoạt tính trên P. aeruginosa nhưng lại
kém các thuốc khác trong cùng thế hệ 3
trên các cầu khuẩn Gram-dương.


Cefpodoxim

Ceftibuten
Cefdinir
Cephalosporin thế hệ
3

Cefditoren

Ceftizoxim
Ceftriaxon
Cefoperazon
Ceftazidim


Thế hệ

Cephalosporin thế hệ 4

Tên thuốc

Cefepim

Phổ kháng khuẩn
Cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng
rộng hơn so với thế hệ 3 và bền vững hơn
với các beta-lactamase (nhưng không bền
với
Klebsiella
pneumoniae

carbapenemase (KPC) nhóm A). Thuốc có
hoạt tính trên cả các chủng Gram-dương,
Gram-âm (bao gồm Enterobacteriaceae và
Pseudomonas)


1. Cấu trúc kháng sinh nhóm Beta Lactam
Nhóm Beta Lactam là một họ kháng sinh rất lớn, nhóm
kháng sinh này bao gồm những loại kháng sinh có cấu
trúc hóa học chứa vòng Beta Lactam. Trong trường hợp
nếu các vòng Beta Lactam liên kết với một cấu trúc của
vịng khác thì chúng sẽ tạo nên các phân nhóm lớn khác.
Các thuốc kháng sinh nhóm Beta Lactam tạo phức bền
vững với transpeptidase với mục đích ức chế tạo vách vi
khuẩn cũng như làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Tuy
nhiên các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta Lactam rất
dễ gây dị ứng.


2.Phân nhóm kháng sinh Beta Lactam


3.Tác dụng phụ của kháng sinh nhóm Beta Lactam

Dị ứng

Sốc phản vệ

Tác dụng phụ lên hệ
thần kinh: xuất hiện với

biểu hiện kích thích, khó
ngủ, bệnh não cấp - thần
kinh trầm trọng gây ra
các triệu chứng rối loạn
tâm thần, co giật, hơn
mê, nói sảng

Các tác dụng phụ khác có thể gặp khi sử dụng kháng sinh nhóm Beta Lactam là gây
chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của cephalosporin; rối loạn tiêu hoá
cho người dùng do loạn khuẩn ruột khi sử dụng kháng sinh loại phổ rộng.


Cephalosporin
thế hệ I


❖ Dược động học:
o Cephalexin, cefradin và cefadroxil hấp thu tốt qua đường tiêu hoá.
o Cefazolin, cephalothin và cephapirin thường dùng đường tiêm bắp hoặc
tĩnh mạch (do ít hấp thu qua đường tiêu hoá).

o Cephradin hấp thu được cả qua đường uống và tiêm.
o Sau khi uống liều 500mg khoảng 1 – 2 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong
máu khoảng 15 - 120ug/mL. Phân bố rộng khắp cơ thể, qua nhau thai và
sữa mẹ, nhưng ít qua dịch não tuỷ. Thuốc hầu như khơng chuyển hố trong

cơ thể. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải trung bình từ 1 1,5 giờ, kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và người suy thận.


❖ Phổ tác dụng và cơ chế :

o Các cephalosporin thế hệ I có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ
cầu, liên cầu, phế cầu (trừ liên cầu kháng methicilin).
o Thuốc cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm, như: E. coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus
mirabilis và Shigella.

o Các chủng kháng:
✓ Enterococcus (Strep. faecalis).
✓ Staphylococcus kháng methicilin (MRSA).

✓ Proteus có phản ứng indol dương tính.
✓ Các Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid.


❖ Tác dụng bất lợi của Cephalosporin TH1
o Có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng như: ngứa, ban da, mày đay... nặng hơn là sốc
phản vệ, phù Quink, hội chứng Stevens – Johnson (nhưng tần suất ít hơn các penicilin)

o Thuốc gây độc với thận như viêm thận kẽ.
o Rối loạn tiêu hố như: buồn nơn, đau bụng, tiêu chảy.

o Bội nhiễm nấm ở miệng, âm đạo, viêm ruột kết màng giả, có thể tăng bạch cầu ưa
eosin, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, nhức đầu, chóng mặt...


❖ Chỉ định
Thuốc Cephalosporin thế hệ 1 được sử dụng cho các trường hợp điều trị
các nhiễm khuẩn thông thường do vi khuẩn nhạy cảm như:
o Nhiễm khuẩn hô hấp và tai mũi họng.

o Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.

o Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, răng.

❖ Chống chỉ định

Nhiễm khuẩn tai giữa

o Dị ứng với cephalosporin.
o Thận trọng với người suy thận và có tiền sử dị ứng với penicilin vì có thể dị ứng chéo.

Nhiễm trùng xương


Cephalosporin
thế hệ II


Cephalosporin TH 2:
• Cephalosporin thế hệ 2 có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm
so với thế hệ 1, nhưng yếu hơn nhiều so với Cephalosporin thế hệ 3).
Một số loại thuốc như: Cefotetan, Cefoxitin cũng có hoạt tính trên B.
fragilis. Cephalosporin thế hệ 2 cũng khơng có tác dụng với
Pseudomonas

Enterococcus.


• Chỉ định:
- Cephalosporin thế hệ 2 thường sử dụng trong các trường hợp điều trị các nhiễm
khuẩn thông thường do vi khuẩn nhạy cảm như:
- Nhiễm khuẩn hô hấp và tai mũi họng.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
- Nhiễm khuẩn da, mơ mềm, xương, rang.

• Tác dụng phụ:
Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng Cephalosporin thế hệ 2 tương tự các
Cephalosporin thế hệ 1. Tuy nhiên, các Cephalosporin có nhóm Methylthio tetrazol
như Cefotetan, Cefmetazole... có thế giải prothrombin nên gây ra hiện tượng rối
loạn đông máu. Bên cạnh đó, Cephalosporin thế hệ 2 cịn có thể gây hội chứng
giống Disulfiram, do đó cần tránh uống rượu và các thuốc chứa cồn trong thời gian
dùng thuốc.


• Chống chỉ định
- Dị ứng với cephalosporin
- Thận trọng với người suy thận, và có tiền sử dị ứng với Penicilin (có thể dị ứng
chéo)
- Khơng sử dụng Cephalosporin trong những trường hợp nghi ngờ kháng kháng sinh
- Uống rượu (do Cephalosporium có tương tác mạnh với cồn, gây ra tình trạng
khơng phân giải alcohol.)

• Dược động học
- Cefaclor, Cefuroxim dùng đường uống
- Cefonicid, ceforamid, cefamandol, ... dùng đường tiêm
- Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dạng không đổi. Các thuốc khác nhau về khả
năng liên kết với Protein huyết tương, thời gian bán thải


Cephalosporin
thế hệ III



Dược độnghọc
Các cepholosporin thế hệ III (trừ cefixim) hấp thu kém
qua đường tiêu hoá, chỉ dùng đường tiêm. Sau khi tiêm
1g thuốc đạt nồng độ trong huyết tương là 60 –
140µg/mL, phân bố rộng khắp các mơ và dịch cơ thể,
xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, nhất là khi màng não bị
viêm.
Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.
Thuốc qua được nhau thai và sửa mẹ.


Phổ tác dụng
- Ưu điểm chính của các cephalosporin thế hệ III là
tác dụng tốt trên vi khuẩn gram âm, bền vững với
betalactamase và đạt được nồng độ diệt khuẩn trong
dịch não tủy.
- Tuy nhiên, trên vi khuẩn gram dương thì tác dụng
kém penicilin và cephalosporin thế hệ I.
- Thuốc tác dụng cả với P. aeruginosa, trong đó tốt
nhất là ceftazidim và cefoperazon.


Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn đã
kháng cephalosporin thể hệ I và thể hệ II
- Viêm màng não, áp xe não.
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm màng trong tim
- Nhiễm khuẩn hô hấp nặng.
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường mật.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục


Tác dụng phụ không mong muốn
- Các phản ứng dị ứng như: ngứa, ban đỏ, mề đay,
nặng hơn là sốc phản vệ
- Hội chứng Steven Johnson nhưng hiếm khi gặp
- Thuốc gây độc với thận như viêm thận kẽ
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nơn, đau bụng, tiêu chảy
- Bội nhiễm nấm ở miệng, âm đạo, viêm ruột kết
màng giả, có thể tăng bạch cầu ưa eosin, giảm
bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu, nhức
đầu, chóng mặt


×