Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ứng dụng phần mêm mozabook trong dạy học sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 29 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Bối cảnh của đề tài.
Hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng
dạy học. Kể từ khi mới vào ngành ( năm 2012) tôi đã không ngừng học hỏi các
phần mềm dạy học tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên phải đến năm 2020 sau khi tình
cờ phát hiện phần mềm MoZaBook tơi đã hồn tồn bị chinh phục. Kể từ đó tôi bắt
đầu nghiên cứu về phần mềm MoZaBook. Tại thời điểm này, phần mềm
MoZaBook đã được ứng dụng tại hơn 50 quốc gia phát triển như: Đức, Pháp, Hoa
Kỳ, Hà Lan ….nhưng mới xuất hiện tại Việt Nam được hai năm. Ngay khi xuất
hiện tại Việt Nam phần mềm được các thầy cơ hưởng ứng nhiệt tình. Nhiều trường
học đã cử giáo viên tập huấn phần mềm và ứng dụng vào dạy học. Lí do là phần
mềm MozaBook là phần mềm soạn bài giảng và dạy học 3D tiên tiến của tập đoàn
giáo dục Mozaik đến từ Hungary. Đây là phần mềm giúp cải thiện hầu như tất cả
các công việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh như là: Soạn bài
giảng, dạy học, giao bài tập, kiểm tra và đánh giá năng lực học sinh,…. Điểm nổi
bật nhất của MozaBook đó là những cảnh 3D, video thực tế; âm thanh, cùng hàng
ngàn công cụ và trị chơi bổ ích. Ứng dụng tích hợp trên web, có thể học ngay trên
điện thoại, Ipad, tablet,…. và ở bất kì đâu. Sử dụng MozaBook giáo viên có thể dễ
dàng kiểm sốt tồn bộ q trình từ chuẩn bị bài, giảng dạy tới theo dõi, giao bài
tập và đánh giá năng lực của học sinh. Ngồi ra, MozaBook cịn cung cấp cho giáo
viên những công cụ giảng bài tiện lợi, các học liệu minh họa kiến thức sống động
để khơi gợi sự thích thú, tìm tịi cho học sinh.
Từ thực tiễn dạy học môn sinh học 8, Tôi nhận thấy kiến thức sinh học 8 hay
nhưng tương đối khó. Nếu giáo viên không biết cách truyền đạt sẽ gây sự chán nản
cho học sinh. Đặc biệt chương trình sinh học 8 chủ yếu mô tả về cấu tạo cơ thể
người nên cần nhiều hình ảnh 3D để học sinh có thể nhìn rõ cấu tạo cơ thể người
một cách trực quan và sinh động nhất. Khi tôi ứng dụng Phần mềm vào dạy học, tôi
1


thấy học sinh vơ cùng thích thú và hiểu bài hơn. Qua kinh nghiệm dạy học tôi viết


SKKN nhằm mục đích chia sẻ với các đồng nghiệp đang giảng dạy môn sinh học
một phần mềm mới, một phương pháp mới trong dạy học sinh học.
II. Lí do chọn đề tài:
Trong q trình đổi mới Giáo dục các thầy cơ phải khơng ngừng học hỏi, tìm
tịi và tiếp cận các cơng nghệ mới để tạo ra các sản phẩm giáo dục nâng cao tính
hiệu quả của việc dạy và học. Giáo dục số đang là một xu hướng được ngành giáo
dục quan tâm. Và việc tạo ra các học liệu số đó chính là một trong những mục tiêu
hàng đầu.
Căn cứ Thông tư 21 của Bộ GD&ĐT quy định về việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên,
nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì học
liệu số (hay học liệu điện tử) được quy định là tập hợp các phương tiện điện tử
phục vụ dạy và học, bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu
tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các
tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mơ
phỏng và các học liệu được số hóa khác.
MozaBook chính là một nền tảng dạy và học thông minh trong thời đại Giáo
dục số mà hiện này nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn.
Do đó tôi chọn đề tài này là muốn chia sẻ với các thầy cô đang giảng dạy môn
sinh học những nghiên cứu mới, những kinh nghiệm mà tơi đã tích lũy được về
việc ứng dụng MozaBook trong việc dạy học của mình.
Qua SKKN này hi vọng các thầy cơ đang giảng dạy môn sinh học cấp THCS
sẽ được nâng cao hơn nữa khả năng vận dụng MozaBook vào công tác giảng dạy
của mình.
III.Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
1.Phạm vi nghiên cứu
2


- Cung cấp cho người sử dụng các kiến thức cơ bản để soạn giáo án điện tử

bằng phần mềm MoZaBook
- Cách sử dụng hình ảnh 3D để dạy học bài: “ Tim và mạch máu” trong
chương trình sinh học 8
2.Đối tượng nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu
-Ứng dụng phần mềm MozaBook trong việc dạy học sinh học 8
b.Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 8 tại trường THCS Hồng Tân
- Giáo viên đang giảng dạy bộ môn sinh học cấp THCS
IV. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp giáo viên thấy được việc ứng dụng phần mềm MozaBook trong mỗi bài
giảng sẽ tiết kiệm và tận dụng thời gian để khai thác bài dạy sâu hơn, triệt để hơn.
Và giúp học sinh có thể nghe và “nhìn” thấy những kiến thức mà giáo viên đang
nói, từ đó có cách nhìn trực quan hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
- Giúp các thầy cô đang giảng dạy môn sinh học cấp THCS sẽ được nâng cao
hơn nữa khả năng vận dụng MozaBook vào cơng tác giảng dạy của mình.
- SKKN viết ra cũng nhằm mục đích chia sẻ với các thầy cơ đang giảng dạy
môn sinh học những nghiên cứu mới, những kinh nghiệm mà tơi đã tích lũy được
về việc ứng dụng MozaBook trong việc dạy học của mình
V. Đổi mới trong kết quả nghiên cứu.
Hiện nay đa số giáo viên đều đang sử dụng phần mêm Powerpoint để soạn
giảng, tuy nhiên phần mềm Powerpoint chỉ thiên về trình chiếu nên hiệu quả chưa
cao, chưa kích thích được sự hứng thú của học sinh. Phần mềm MozaBook khơng
thiên về trình chiếu mà tập trung vào tương tác với học sinh nên học sinh rất hứng
thú học. Phần mềm MozaBook là phần mềm mới xuất hiện ở Việt Nam nên chưa
được nhiều thầy cơ biết đến do đó cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về phần
mềm này. SKKN này do chính tơi tự nghiên cứu chắc chắn sẽ góp phần đổi mới
3



phương pháp cũng như nâng cao hiệu quả dạy và học, kích thích được sự hứng thú
của học sinh.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Cơ sở lí luận.
Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu
mới của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước địi hỏi con người không
ngừng cải tiến để không bị tụt hậu trên con đường tiến lên CNXH. Giáo dục phải
đào tạo nên những con người mới thông minh, sáng tạo.
Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp
dạy học ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm lớn.
Trong định hướng về phương pháp, và thiết bị dạy học sinh học Bộ Giáo Dục
chỉ rõ:
“ Cần xây dựng những băng hình đĩa CD, phần mềm máy tính tạo thuận lợi cho
giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và cấp trên
cơ thể” Trích SGV sinh học Ban KHXH&NV NXBGD _2003
“ Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ
với thiết bị dạy học, do đó dạy sinh học khơng thể thiếu các phương tiện trực quan
như mơ hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh..” Trích sách GVSH bộ sách KHTN nhà
xuất bản Giáo Dục 2003
Như vậy một trong những phương hướng để đổi mới phương pháp dạy học là
tăng cường sử dụng các thiết bị, phần mềm dạy học hiện đại.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Thực trạng tại đơn vị
Từ năm học 2013 đến nay, tôi luôn được phân công giảng dạy môn sinh học
lớp 8. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đa số các em cho rằng môn sinh là một
môn học phụ, nhiều em chưa có sự u thích mơn học; một số em chưa có sự tự
4



giác học tập, kĩ năng thực hành, kĩ năng hoạt động nhóm cịn chưa tốt. Đặc biệt
trong chương trình Sinh học 8 khi nghiên cứu về cơ thể người các em gặp rất nhiều
khó khăn và vướng mắc, khi giải thích các hiện tượng cịn rời rạc, chưa chặt chẽ.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của môn sinh còn thấp
Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 2-4

Điểm 0-1

SL

%

SL

SL

SL

SL

4

13,79% 4


%

13,79 % 16

%

55,17 % 5

%

17,25% 0

%
0%

- Hiện nay đa số giáo viên đều đã quá quen sử dụng Powerpoint để soạn, PM
này chỉ có ưu điểm về mặt trình diễn chứ chưa thể khai thác hết các tiềm năng sẵn
có của CNTT. hơn nữa là trong tiết dạy còn quá lạm dụng vào các hiệu ứng bay
nhảy và màu sắc sặc sở khi trình diễn bằng Powerpoint.
- Phịng GD & ĐT Lộc Hà đã trang bị Phịng học thơng minh đến hầu hết
các trường trong địa bàn huyện, đặc biệt khối THCS đạt tỷ lệ 100% trường có
phịng học thơng minh. Đặc biệt trường THCS Hồng Tân 100% lớp học đã được
lắp ti vi và hệ thống mạng lan. Trong tương lai không xa trường sẽ có hệ thống màn
hình tương tác phục vụ dạy học.
- Từ thực tiễn trên tôi thấy cần phải cụ thể hóa một số PM mang tính ưu việt
hơn để phục vụ tốt cho việc đổi mới PPDH và khai thác hết các tiềm năng của
CNTT.
Phần mềm MozaBook kết hợp với màn hình tương tác ( nếu đủ điều kiện ) là
một trong những giải pháp tuyệt vời cho một tiết dạy có ứng dụng CNTT và khắc
phục được những hạn chế khi soạn bài giảng điện tử.

II. Thực trạng vấn đề
1. Thuận Lợi
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo
5


dục. Đa số giáo viên đã ý thức được vai trị của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin
cũng như ứng dụng các phần mềm trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
100% lớp học được trang bị máy chiếu và tivi. Nhà trường đã nối mạng Internet và
phủ sóng wifi tồn trường để giáo viên khai thác thơng tin, tài liệu nhằm phục vụ
cho việc giảng dạy ngày một tốt hơn. Ngồi ra, nhà trường cịn được cấp latop để
cho giáo viên mượn phục vụ công việc.
Tất cả giáo viên đều biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
2. Khó khăn
- 100% lớp học được trang bị máy chiếu và tivi, nhưng hiện tại các máy chiếu
đã cũ, hình ảnh khá mờ.
-Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng phần mềm vì cho rằng mất nhiều thời
gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng
các dẫn chứng sống động trên màn hình máy tính là một điều khơng phải dễ dàng
với nhiều giáo viên.
- Ngồi kiến thức chun mơn, để sử dụng được phần mềm trong dạy học,
giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về tin học, sử
dụng thành thạo phần mềm dạy học, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ
nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các sách tham khảo… Cơng
việc này địi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với cơng việc, sự sáng tạo,
sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khi trình độ sử
dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thơng tin từ mạng
Internet của đa số giáo viên cịn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến
việc dạy học.

- Đa số giáo viên chưa nắm được kiến thức cơ bản về sử dụng phần mềm
MozaBook, chưa chủ động ứng dụng trong giảng dạy và do đã quen với phần mềm
trình chiếu Poweroint nên ngại thay đổi, không muốn sử dụng phần mềm
MozaBook.
6


- Phần mềm MozaBook là phần mềm mất phí (890.000 đ/ 1 năm) nên một số
giáo viên không muốn đầu tư vào việc dạy.
Chính vì những khó khăn trên mà việc sử dụng phần mềm MozaBook trong
dạy học trên địa bàn huyện nói chung và trong trường nói riêng cịn rất hạn chế.
Việc đa số giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm để dạy học là một mục tiêu
mà cần phải một thời gian nữa mới có thể đạt được
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
1.Giới thiệu nội dung giải pháp.
Nội dung SKKN này không đề cập đến những vấn đề cơ bản của MozaBook
như tìm hiểu về giao diện, các cơng cụ cơ bản, cách cài đặt phần mềm….Các vấn
đề này các thầy cô có thể tự tìm hiểu và nghiên cứu trong các giáo trình của
MozaBook. Mục đích của SKKN này là chia sẻ các kinh nghiệm mà tơi đã tích lũy
được trong thời gian qua. Hi vọng với những kinh nghiệm tôi tích lũy được sẽ giúp
thầy cơ có thêm cơng cụ mạnh phục vụ cho cơng tác dạy học của mình.
2.Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Vấn đề 1: Giới thiệu về phần mềm Mozabook.
Phần mềm Mozabook là phần mềm soạn bài giảng và dạy học 3D tiên tiến của
tập đoàn giáo dục Mozaik đến từ Hunggary. Hiện đang được ứng dụng trên 50 quốc
gia phát triển như: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan…..Nội dung của Mozabook
phù hợp với chương trình giáo dục phổ thơng mới, bao gồm các chủ đề: Tốn, lí,
hóa, sinh, sử, địa…
Điểm nổi bật nhất của Mozabook là các cảnh 3D, video thực tế, âm thanh,
hình ảnh sinh động mô tả thực tế nội dung bài học khiến học sinh thích thú, hiểu và

nhớ bài tốt hơn. MoZabook cịn được tích hợp phịng thí nghiệm ảo, cho phép học
sinh thực hành, thực nghiệm các thí nghiểm ảo để hiểu rõ nguyên lí, nguyên nhân
sự việc, biết vận dụng lí thuyết vào đời sóng thực tế giúp học sinh tăng sự chủ
động, tự tin hơn trong cuộc sống.
7


Ngồi ra Mozabook cịn có chức năng tương tác với học sinh trên lớp, chức
năng giao bài tập về nhà, tự động chấm điểm, thống kê và đánh giá kết quả của học
sinh rất nhanh một cách rõ ràng chính xác. Mozabook cịn tích hợp các cơng cụ trị
chơi giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học. Đây được xem là phần mềm giúp
cải thiện và hỗ trợ tối đa các công việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh
đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới
Vấn đề 2: Ứng dụng MozaBook để soạn giáo án điện tử
Bước 1: Cài đặt phần mềm MozaBook
Phần mềm mozabook chỉ sử dụng tốt đối với máy tính cài Window 8 và
Widow 10, Nếu sử dụng Window 7 thì hay bị lỗi. Do đó trước khi cài đặt phần
mềm thì máy tính của thầy cô phải đảm bảo các điều kiện sau:
HĐH: Microsoft window 8 trở lên
Dung lượng ổ đĩa trống 2GB
RAM: 4 GB
CPU: Intel Pentium 4 trở lên, AMD Athlon trở lên
Độ phân giải màn hình: Tối thiểu. 1024 x768
Link tải phần mềm: />id=10YTKyP4fRygKi4AaKoj_D-GBTHmNnN62

Bước 2: Tạo tài khoản Mozawed
Tài khoản mozaweb là tài khoản người dùng trực tuyến cho phép bạn truy cập
nội dung tương tác của thư viện phương tiện trong mozabook (cảnh 3D, video, âm
thanh, hình ảnh và bài tập tương tác) và chia sẻ nội dung của bạn được tạo trên
nhiều máy tính. Bạn có thể sử dụng tài khoản của mình để đăng nhập vào

mozaweb, nơi bạn có thể truy cập sách giáo khoa kỹ thuật số và nội dung tương tác
trực tuyến mà không cần sử dụng mozabook.
Link hướng dẫn tạo tài khoản Mozawed:
/>
Bước 3: Tạo tài khoản nội bộ
8


Mozabook cho phép nhiều người sử dụng phần mềm trên cùng máy tính ( ví
dụ: một số giáo viên trong một lớp học). Các nội dung được tạo trong phần mềm sẽ
được lưu vào tài khoản người dùng nội bộ đang hoạt động, do đó chúng sẽ chỉ hiển
thị cho người dùng cụ thể. Do đó để có thể sử dụng mozabook trên máy tính của
bạn, bạn cần tạo một tài khoản người dùng nội bộ. Sử dụng để đăng nhập khi bạn
bắt đầu chương trình và tạo sách bài tập của riêng bạn, lưu các thay đổi bạn đã thực
hiện cho các ấn phẩm, tùy chỉnh giao diện người dùng.
Mẹo:Nếu bạn sử dụng mozabook trên nhiều máy tính, sẽ rất hữu ích khi liên
kết người dùng nội bộ của bạn với một tài khoản mozaweb để bạn có thể xem cùng
một nội dung trên mỗi máy tính.
Bước 4: Đăng nhập
Bắt đầu sử dụng mozabook Đăng nhập Chọn ngôn ngữ bạn muốn sử dụng
trong mozabook và thay đổi hệ số thu phóng để vừa với màn hình trên thiết bị của
bạn nếu cần. Chọn hình đại diện của bạn và nhập mật khẩu của bạn. Bạn có thể
chọn một ấn phẩm để mở. Bạn có thể tạo một cuốn sách bài tập mới.
Link hướng dẫn đăng nhập:
/>
Bước 5: Tạo sách bài tập mới ( tạo bài giảng điện tử mới)
Sau khi mở sách bài tập mới thầy cơ có thể sử dụng các thanh công cụ trên
MozaBook để soạn bài giảng theo ý mình.
Kinh nghiệm để soạn nhanh: Bạn có thể chèn các bài giảng giảng Powerpoint
có sẵn sau đó chỉnh sửa thêm để tạo bài giảng theo ý mình trên MozaBook

Link hướng dẫn cách chèn Powerpoint vào MozaBook:
/>Lưu ý: Để nhập được Powerpoit vào phần mềm thì Powerpoint phải ở dạng
“ .pptx”. Đối với bài giảng Powerpoint có định dạng “ppt” thì thầy cơ phải chuyển
sang dạng “pptx” trước khi nhập.
Bước 6: Lưu bài giảng điện tử
9


Lưu tệp PPT dưới dạng sách bài tập mozabook. Các tệp PPT đã nhập có thể
được lưu dưới dạng sách bài tập. Đặt tên cho nó, thêm một hình ảnh bìa, chọn một
chủ đề và lớp và cung cấp một số chi tiết liên quan đến nội dung. Sau đó, bạn sẽ
tìm thấy tệp PPT trong số các ấn phẩm có thể mở của bạn.
Vấn đề 3: Sử dụng phần mềm Mozabook để dạy bài 17 : Tim và mạch máu ( sinh
học 8)
Bài 17

TIM VÀ MẠCH MÁU

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS chỉ ra được vị trí,hình dạng, cấu tạo ngồi và trong của tim.
- Phân biệt được các loại mạch máu.
- HS trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kỳ co dãn của tim.
2. Năng lực:
Phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
- Năng lực phát hiện vấn đề

Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thực nghiệm


- Năng lực giao tiếp

- Năng lực nghiên cứu khoa học

- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT
3. Phẩm chất:
Giúp hs rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tivi ( tivi có màn hình cảm ứng thì càng tốt).
- Phiếu học tập.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 1: Khởi động
-Gv đố vui: Con gì đập thì sống mà khơng đập thì chết?
10


- Hs: Con Tim
- GV: Vậy vì sao trái tim đập thì sống, khơng đập thì chết. Trái tim có cấu tạo như
thế nào, hoạt động ra sao, chúng ta sẽ được tìm hiểu ở bài hơm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
I.Cấu tạo của tim.
- GV mở hình ảnh 3D về quả tim.

Nếu giáo viên dạy bằng bảng tương tác hoặc tivi có màn hình cảm ứng thì
giáo viên có thể dùng tay chỉ và giảng dạy chi tiết trên màn hình. Dùng tay phóng
to thu nhỏ hình ảnh, hoặc di chuyển hình ảnh theo nhiều chiều ( phía trước, phía
sau, phía trên, phía dưới....) để học sinh có cái nhìn trực quan, sinh động nhất.

Nếu giáo viên chỉ dạy bằng tivi hoặc máy chiếu thơng thường thì có thể dùng
chuột để điều chỉnh bài dạy.
B1: GV ấn vào ơ “Vị trí của tim”trên ảnh 3D. Khi đó sẽ có hình ảnh cụ thể về vị
trí của tim. GV xoay ảnh theo các hướng để cho hs thấy rõ đc vị trí của tim.
GV hỏi: tim nằm ở vị trí nào?
HS trả lời: Nằm trong khoang ngực, giữa 2 lá phổi.
11


B2: Gv ấn vào ô “Tim” trên ảnh 3D. Khi đó ảnh về cấu tạo ngồi của tim xuất
hiện. GV xoay ảnh theo các hướng để cho hs thấy rõ được cấu tạo ngồi của tim.
GV hỏi: Tim có hình dạng như thế nào?
HS: Hình chóp đỉnh quay xuống dưới, đỉnh hơi chếch về bên trái.
Gv hỏi: Các em quan sát trên hình ảnh 3D thì thấy phần nào của tim ( đỉnh hay
đáy) đập mạnh nhất?
Hs dễ dàng trả lời : phần đỉnh tim đập mạnh nhất.
GV: Do đỉnh tim đập mạnh nhất mà đỉnh tim lại hơi chếch về bên trái nên khi
nghe nhịp tim của người khác chúng ta thường áp tai vào bên trái.
GV chỉ cho hS thấy xung quanh tim có hệ thống mạch máu dày đặc. Trong đó
gv nhắc hs lưu ý về động mạch vành. Gv nêu vai trò của động mạch vành, các bệnh
liên quan đến mạch vành và hâụ quả của bệnh.
B3. GV ấn vào ô “Cấu trúc của tim” trên ảnh 3D. Khi đó ảnh cấu tạo trong của
tim xuất hiện.

GV hỏi: Tim người có mấy ngăn? Thành tâm nào dày nhất? Thành tâm nào
mỏng nhất?
12


HS trả lời: Tim có 4 ngăn. Thành tâm nhĩ phải mỏng nhất, thành tâm thất trái

dày nhất.
B4: Gv ấn vào ô “Chức năng của tim” trên ảnh 3D. Khi đó ảnh động về sự di
chuyển của máu xuất hiện.

GV hỏi: Tâm nhĩ co máu tống đi đâu? Tâm thất co máu tống đi đâu?
Hs trả lời: Tâm nhĩ co máu đổ xuống tâm thất. Tâm thất co máu đổ lên động mạch
Gv: Như vậy khi tim có bóp máu chỉ chảy theo một chiều nhất định từ: tâm nhĩ
tâm thất Động mạch
Vậy cấu tạo tim như thế nào để đảm bảo máu chỉ chảy theo một chiều?
B4:Gv ấn vào ô “Các van tim” trên ảnh 3D. Khi đó ảnh của các van tim xuất hiện.

13


Gv: Do giữa các ngăn tim có hệ thống van nên máu chỉ chảy theo một chiều nhất
định.
GV: Van giữa tâm nhĩ và tâm thất là van 2 lá và van 3 lá ( gọi là van nhĩ thất)
Van giữa tâm thất và động mạch gọi là van bán nguyệt ( van thất động).
Tiểu kết ( nội dung ghi bảng):
- Vị trí: Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi.
- Hình dạng: Hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, hơi chếch về bên trái.
- Cấu tạo ngoài:
+ Xung quanh tim có hệ thống mạch máu dày đặc.
+ Có động mạch vành là mạch máu duy nhất dẫn máu đi nuôi tim.
-Cấu tạo trong:
+ Tim được cấu tạo từ mô cơ tim và mơ liên kết.
+ Tim có 4 ngăn ( 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ )
+ Thành cơ tâm thất trái dày nhất thành cơ tâm nhĩ phải mỏng nhất.
+Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất. Giữa tâm thất và động mạch có van thất
động. Các van giúp máu chảy theo một chiều.

14


II. Các loại mạch máu.
B1:GV yêu cầu hs quan sát hình 17.3 sgk. Hoạt động nhóm hồn thành phiếu học
tập ( thời gian 5 phút).
Phiếu học tập
Điền từ thích hơp vào chỗ trống
Loại mạch
Động mạch

Cấu tạo
Chức năng
-Thành mạch ..............có Dẫn máu từ tim đến các
cấu tạo gồm 3 lớp:

Mao mạch

cơ quan với vận tốc và áp

- Lòng mạch............
lực..........
-Thành mỏng chỉ có cấu Tạo điều kiện cho q
tạo gồm.............

Tĩnh mạch

trình...............

- Phân nhiều nhánh nhỏ.

-Thành mạch cũng có cấu Dẫn máu về tim với vận
tạo 3 lớp như động mạch tốc và áp lực......
nhưng.......... hơn
- Lịng mạch.....
-Có........ một chiều ở
những

nơi

máu

chảy

ngược hướng trọng lực
HS: Hoạt động nhóm. Đại diện trả lời.
Gv: nhận xét, chiếu đáp án đúng.
Loại mạch
Động mạch

Cấu tạo
Chức năng
-Thành mạch dày có cấu Dẫn máu từ tim đến các
tạo gồm 3 lớp:

Mao mạch

- Lịng mạch hẹp.
lực lớn.
-Thành mỏng chỉ có cấu Tạo điều kiện cho quá
tạo gồm một lớp tế bào


Tĩnh mạch

cơ quan với vận tốc và áp

trình trao đổi chất

- Phân nhiều nhánh nhỏ.
-Thành mạch cũng có cấu Dẫn máu về tim với vận
tạo 3 lớp như động mạch tốc và áp lực nhỏ.
15


nhưng mỏng hơn.
- Lịng mạch rộng.
-Có van một chiều ở
những

nơi

máu

chảy

ngược hướng trọng lực.
B2: Gv mở ảnh 3D về cấu tạo mạch máu. Phân tích củng cố lại kiến thức trên hình.

- Gv ấn vào nút “ Các loại mạch máu” trên ảnh 3D. Khi đó ảnh 3D về các
loại mạch máu xuất hiện.


16


G phân tích trên ảnh 3D: Có 3 loại mạch máu: động mạch, mao mạch , tĩnh
mạch.
GV lưu ý: Không phải động mạch nào cũng mang máu đỏ tươi, tĩnh mạch nào
cũng mang máu đỏ thẩm.
-Gv ấn vào nút “ Lưu lượng máu , Khi đó ảnh động 3D sẽ xuất hiện.

17


GV: Tốc độ máu chảy ở động mạch lớn nhất, ở mao mạch thấp nhất. Gv lưu ý
hs chú ý nơi thành động mạch thường co dãn liên tục khi máu chảy qua.
GV: Vậy cấu tạo của các loại mạch phù hợp với chức năng dẫn truyền máu
như thế nào. Ta cùng đi quan sát cấu tạo của các loại mạch.
- Gv ấn vào nút “ Cấu trúc của mạch máu”, khi đó ảnh về cấu trúc của mạch
máu xuất hiện.

GV vừa phân tích cấu tạo của các loại mạch vừa xoay ảnh theo nhiều hướng
để hs thấy rõ cấu tạo của các loại mạch.
GV lưu ý: Ở tĩnh mạch ( nơi dẫn máu ngược chiều trọng lưc) có hệ thống van
giúp máu chảy theo một chiều.
- Gv ấn vào nút “Van tĩnh mạch” trên ảnh 3D. Khi đó ảnh động về cơ chế
hoạt động của van xuất hiện. GV phân tích trên hình để giúp hs thấy rõ được chức
năng của van tĩnh mạch là ngăn không cho máu chảy ngược trở lại theo hướng
trọng lực.

18



Tiểu kết: Nội dung:( phiếu học tập)
III. Chu Kì co dãn của tim
B1: Gv chiếu hình ảnh chu kì co dãn của tim. Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời
các câu hỏi:
- Cho biết 1 chu kì co dãn của tim gồm mấy pha?
- Thời gian và đặc điểm của mỗi pha ?
- GV tổng thời gian của 1 chu kì là 0,8 s . Vậy TN được nghỉ bao nhiêu giây? TT
nghỉ bao nhiêu giây? Tim hoàn toàn nghỉ ngơi bao nhiêu giây?
- GV : 1 chu kì co dãn của tim bằng 0,8s trung bình ở người trưởng thành mỗi phút
có khoảng 60/0,8 = 75 nhịp tim. Vậy nếu số nhịp tim quá thấp hoặc quá cao đều
dẫn đến tình trạng bệnh lí.
- GV hỏi: Trong 1 chu kì hoạt động của tim qua các pha cơ tim đã có thời gian nghỉ
chưa?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt kiến thức: Cơ tim đã có thời gian nghỉ ngơi và được phục hồi
nhờ o2 và dinh dưỡng do máu mang tới nên tim làm việc suốt đời mà khơng biết
mệt.
Tiểu kết:
- Tim co bóp theo chu kì . Mỗi chu kì gồm 3 pha (0,8 s):
19


- Pha nhĩ co(0,1s ): Đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ; nghỉ 0,7 s.
- Pha thất co( 0,3s ): Đẩy máu từ TT vào động mạch ; nghỉ 0,5s
- Pha dãn chung: Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv tạo ra bài tập ghi nhãn từ hình ảnh 3D của quả tim. GV mở bài tập ra, Yêu
cầu hs lên hoàn thành bài tập dán nhãn. Nếu gv dạy bằng bảng tương tác hoặc tivi
cảm ứng thì cho hs lên dùng tay kéo thả trên tivi hoặc bảng tương tác. Nếu gv dùng

máy chiếu hoặc tivi thường thì cho HS dùng chuột làm trên máy tính.

Gv tiếp
tục cho
hs luyện
tập bằng
cách
cho

hs

chơi trị
chơi:
Chiếc
nón



diệu.
- Gv phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 3 đội chơi (đội đỏ, đội xanh dương,
đội xanh lá cây). Mỗi đội chơi được phép sử dụng lần lượt vòng quay. Đội chơi trả
lời đúng: nếu mũi tên dừng lại ở ô bao nhiêu điểm thì đội chơi sẽ dành được bấy
nhiêu điểm, nếu mũi tên dừng lại ở ô chú hề đội chơi sẽ được một phần quà. Đội

20


chơi nào trả lời sai hoặc quay vào ơ hình quả bom thì nhường lượt chơi lại cho đội
kế tiếp.


Hoạt động 4: Vận dụng
GV đặt câu hỏi yêu cầu hs hoạt động cặp đơi trả lời câu hỏi:
- Vì sao tim đập suốt đời mà khơng mệt mỏi?
- Cách phịng tránh bệnh mạch vành?
- Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra
những dấu hiệu để nhận biết chúng.
IV: Hiệu quả mang lại của sáng kiến
Qua thực tiễn dạy học tại trường THCS Hồng Tân cũng như trường THCS
Nghèn, tôi nhận thấy việc ứng dụng phần mềm Mozabook vào dạy học đã mang lại
nhiều hiệu quả tích cực:
+ Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới và làm được tất cả các bài tập có liên
quan.
+ Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài
học. Từ chỗ nhiều em khơng thích học mơn Sinh nay đã trở thành những học sinh
21


rất ham mê học Sinh, các em hào hứng tham gia mọi tiết học, bài học và vì thế hiệu
quả giờ giảng không ngừng được nâng lên.
+ Các giờ dạy của tôi theo phương pháp này đã được các đồng nghiệp dự giờ
đánh giá cao.
- Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Sinh học học lớp 8A:
(Bảng 1: Hứng thú của học sinh với môn Sinh học)
Rất thích
Thích
Bình thường
SL
%
SL
%

SL
%
15
51,7%
10
34,5%
4
13,8%
- Kết quả khảo năng lực:
Bảng 2: Điểm khảo sát năng lực nắm vững kiến thức.

Khơng thích
SL
%
0
0%

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 2-4

Điểm 0-1

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8

27.6%

13

44,8 %

8

27,6 %

0


0%

0

0%

* So sánh và rút ra kết luận:
Bảng 3: So sánh hứng thú của học sinh về môn Sinh học trước và sau tác động.
Rất thích
Trước TĐ
10,81%

Sau


Thích
Trước

18.92

Sau

Bình thường
Trước Sau

Khơng thích
Trước Sau












51,7% 48,65% 13,8% 21,62% 0%
34,5% %
Trên cơ sở kết quả thu được, so sánh với kết quả trước tác động ta nhận thấy

hứng thú của học sinh tăng lên rõ rệt. Số học sinh thích học môn học tăng từ
18.92% lên 51,7%. Tỉ lệ % học sinh khơng thích mơn học giảm từ 21.62 % xuống
còn 0%.

22


Trước tác động

Sau tác động

51.7

48.65

34.5


21.62

18.92
13.8

10.81

Rất thích

Thích

Bình thường

Khơng thích
0

Hình 1: Biểu đồ so sánh hứng thú học tập của học sinh trước tác động và
sau tác động
- So sánh điểm kiểm tra sau tác động với điểm kiểm tra trước tác động.
Bảng 4: So sánh điểm kiểm tra khảo sát năng lực vận dụng kiến kiến thức đã học.
Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 2-4

Điểm 0-1


Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau


13.51%


27.6%


13.51%



44,8%


56.76%


27,6%


16,22%


0%


0,00%


0.00%

23


Trước tác động
56.75

Sau tác động

44.8


27.6

27.6

13.51

13.51

Điểm 9-10

Điểm 7-8

16.22

Điểm 5-6

Điểm 2-4
0

Điểm
0 0-1
0

Hình 2: Biểu đồ: So sánh điểm kiểm tra trước và sau tác động
Trên cơ sở kết quả thu được, so sánh với kết quả trước tác động ta nhận thấy
điểm kiểm tra của học sinh sau khi sử dụng phần mềm dạy học mới của học sinh
tăng lên rõ rệt. Số học sinh đạt điểm 9-10 tăng từ 13.51% lên 27.6%, điểm 7- 8 tăng
từ 13.51% lên 44.8 %, không có học sinh đạt điểm dưới trung bình. Kết quả này
cho thấy kết quả học tập bộ môn tăng, đa số học sinh nắm vững kiến thức đã học.
Những phân tích trên khẳng định tính khả thi, hiệu quả của giải pháp, nâng

cao chất lượng học tập phát triển năng lực học sinh.
V.Khả năng áp dụng và triển khai.
Như đã nói ở trên trong đề tài này tơi khơng tham vọng viết tất cả các công
dụng của phần mềm cũng như cụ thể từng bài dạy trong bộ môn sinh học 8. Qua
thực tế giảng dạy ở trường THCS Hồng Tân tôi đã sử dụng phần mềm Mozabook
trong dạy học môn sinh học 8, sinh học 7, khoa học tự nhiên 6. Với phần mềm
Mozabook không chỉ ứng dụng trong dạy học bộ mơn sinh học 8 mà cịn có thể áp
dụng trong dạy học ở tất cả các môn như: tốn học, vật lí, hóa học, địa lí, lịch sử,
….. ở cấp THCS và Cấp THPT.
VI: Ý nghĩa của sáng kiến
24


Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng
cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đề tài này của tơi cũng là
phù hợp với xu thế đó.
Với những hình ảnh trực quan sinh động mà chính xác, ứng dụng CNTT vào
dạy học đã làm cho giờ học trở nên cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều. Do
phải trình bày trên Word nên khơng thể hiện được hết hình động rất trực quan và
sinh động ở bài “ Tim và mạch máu” này nếu trình bày trên phần mềm Mozabook
thì rất sinh động.
Khơng những thế, nhờ phần lớn các kiến thức khó và trừu tượng đã được
chúng ta thể hiện qua các sidle nên chúng ta có thể tiết kiệm được tối đa thời gian
thuyết trình khơng cần thiết để tập trung vào khai thác, mở rộng, đào sâu các kiến
thức trọng tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề, nhằm phát huy được tối đa tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em.
C. KẾT LUẬN
I. Những kinh nghiệm.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nâng cao hiệu quả giảng dạy
nhờ sự hổ trợ của hình ảnh, âm thanh làm cho giờ dạy sinh động hơn. Tuy nhiên

trong quá trình thiết kế cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên lạm dụng công nghệ thông tin,ứng dụng công nghệ thơng tin
khơng có nghĩa là chúng ta khơng cần sử dụng bảng, phấn. Phần trình chiếu chỉ là
phương tiện hổ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy,phần ghi bảng của thầy mới
là kiến thức cơ bản trọng tâm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức.
- Cần bố cục trình diễn hợp lí về cỡ chữ, màu nền, màu chữ. Thông thường
nên dùng nền sáng và chữ màu tối.
- Không nên lạm dụng các hiệu ứng hiển thị điều này gây mất tập trung cho
học sinh vào nội dung bài học.
25


×