Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Giáo trình Đồ họa hình động (Nghề: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 55 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: ĐỒ HOẠ HÌNH ĐỘNG
NGHỀ: THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU : MĐ25

2


LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin nói chung và ngành Thiết kế đồ hoạ
ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề Thiết kế đồ hoạ đã được xây dựng trên


cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên
soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun 25: Đồ hoạ hình động là mơ đun đào tạo nghề được biên soạn
theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong q trình thực hiện, nhóm
biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với kinh
nghiệm trong thực tế.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2019
Biên soạn
Phạm Thị Quỳnh Hương

3


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: ................................................................................. 2
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................. 4
CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN ............................................................................... 6
BÀI 1 ..................................................................................................................... 8
GIỚI THIỆU VỀ HÌNH ĐỘNG ........................................................................... 8
1. Một số định nghĩa cơ bản .................................................................................. 8
a. Khái niệm đồ hoạ chuyển động ......................................................................... 8
b. Lịch sử của đồ hoạ chuyển động ....................................................................... 8
c. Phân loại ảnh động ............................................................................................ 9
2. Các kỹ thuật tạo hình động.............................................................................. 10

3. Một số minh hoạ.............................................................................................. 11
4. Xu hướng phát triển của hình động đồ họa ..................................................... 15
a. Pha trộn giữa đồ họa 2D và 3D ....................................................................... 16
b. Chuyển tiếp liền mạch (Seamless Transition)................................................. 16
c. Lettering và Typography (Nghệ thuật thư pháp và sắp đặt các con chữ) ....... 16
d. Liquid Motion (chuyển động dạng lỏng) ........................................................ 17
e. Grain và Noise (Hiện tượng nhiễu hạt) ........................................................... 17
f. Quality Animation (Animation chất lượng) .................................................... 18
BÀI 2 ................................................................................................................... 19
PHƯƠNG PHÁP TẠO ẢNH ĐỘNG ................................................................. 19
1. Kỹ thuật tạo ký tự ............................................................................................ 19
2. Các mơ hình chuyển động ............................................................................... 22
BÀI 3 ................................................................................................................... 23
CÁC THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM TẠO HÌNH ĐỘNG ..................................... 23
1. Các chuẩn đồ hoạ ............................................................................................ 23
a. Chuẩn đồ họa về màu sắc ................................................................................ 23
b. Chuẩn đồ họa về độ phân giải: DPI và PPI ..................................................... 25
2. Các thiết bị đồ hoạ ngoại vi............................................................................. 26
3. Một số phần mềm tạo hình động ..................................................................... 26
a. Tạo ảnh động trên Photoshop .......................................................................... 26
b. Tạo ảnh động trên Beneton Movie GIF .......................................................... 26
c. Easy GIF Animator tạo ảnh gif ....................................................................... 27
d. Instagiffer làm ảnh gif trên PC ........................................................................ 28
e. Làm ảnh động trên Plotagraph ........................................................................ 29
f. GIF Animator tạo ảnh gif................................................................................. 30
g. GifCam tạo ảnh gif từ ảnh màn hình ............................................................... 31
h. Paint Shop PRO ............................................................................................... 32
i. MacroMedia DIRECTOR. ............................................................................... 34
BÀI 4 ................................................................................................................... 36
TRÍCH LỌC VÀ TÍCH HỢP CÁC ĐOẠN PHIM HOẠT HÌNH ..................... 36

4


1. Phim video....................................................................................................... 36
2. Tạo các hoạt hình ............................................................................................ 36
3. Trích chọn các đoạn hoạt hình ........................................................................ 38
4. Tích hợp các đoạn hoạt hình ........................................................................... 40
BÀI 5 ................................................................................................................... 41
XÂY DỰNG KỊCH BẢN HOẠT HÌNH ............................................................ 41
1. Xây dựng kịch bản .......................................................................................... 41
2. Tích hợp dữ liệu hoạt hình theo kịch bản........................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55

5


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Đồ họa hình động
Mã mô đun: MĐ25
Thời gian thực hiện mô đun: 60 Giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, 38 giờ;
Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị tri, tính chất mơ đun:
- Vị trí của mơ đun: Mơ đun được bố trí sau khi người học học xong các
môn học, mô đun chung, các môn học và mô đun cơ sở về đồ họa và về
cơ sở mỹ thuật.
- Tính chất của mơ đun: Là mô đun cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật
tạo hỡnh động, làm cơ sở cho sáng tỏc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức: Trang bị cho người học các thành phần cơ bản của đồ họa hình động,
- Về kỹ năng: Tạo kịch bản hình động, các kĩ thuật hình động trên máy

tính, tích hợp dữ liệu đa phương tiện trong sản phẩm hình động.
- Về năng lực tự chủ trách nhiệm: Rèn luyện kĩ năng về sáng tạo đồ họa hình động.
III. Nội dung mơ đun:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Thực
Số
hành, thớ
Tên chương mục
Tổng

Kiểm tra
TT
nghiệm,
số
thuyết
thảo luận,
Bài tập
Bài 1: Giới thiệu về hình động
5
3
2
1. Một số định nghĩa cơ bản
2
1
1
2. Các kỹ thuật tạo hình động
1
1
0

1
3. Một số minh họa
1
1
0
4. Xu hướng phát triển
1
0
1
Bài 2: Phương pháp tạo chữ động
10
2
8
1. Kỹ thuật tạo ký tự
5
1
4
2
2. Các mơ hình chuyển động
5
1
4
Bài 3: Các thiết bị và phần
5
4
1
mềm tạo hình
1. Các chuẩn đồ họa
1
1

3
2. Các thiết bị đồ họa ngoại vi
1
1
3. Các thiết bị thu nhận
1
1
4. Phần mềm tạo hình động
2
1
1
Bài 4: Xử lý phim hoạt hình
20
5
14
1
1. Tạo các hoạt hình
8
2
6
4
2. Trích chọn hoạt hình
8
2
6
3. Tích hợp các đoạn hoạt hình
4
1
2
1

6


5

Bài 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình
1. Xây dựng kịch bản
2. Tích hợp dữ liệu hoạt hình
Cộng

20
10
10
60

7

5
2
3
20

14
8
6
38

1
1
2



BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ HÌNH ĐỘNG
Mã bài: MĐ25-01
Giới thiệu:
Đồ họa là một lĩnh vực rộng lớn trong cuộc sống, sự xuất hiện của đồ họa
ở khắp mọi nơi, và kể từ khi có cơng nghệ truyền hình thì đồ họa tiếp tục góp
mặt với cái tên Motion Graphic – Đồ họa chuyển động.
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm tạo hình động và xu thế phát triển
của hình động
- Thực hiện các thao tác an tồn với máy tính.
Nội dung chính:
1. Một số định nghĩa cơ bản
 Sự rộng lớn của thiết kế đồ họa có thể bao gồm; Indentity Design (nhận
diện), Branding (nhãn hiệu), Collaterial Design (những phần thiết kế khác như,
namecard, leaflet, brochure…), Environmental Design (môi trường),
iconography (biểu tượng), information design (thông tin), Editoral Design (ấn
bản), Poster Design, Packaging (bao bì), Interactive Design (tương tác) và
Motion Graphic (đồ họa chuyển động).
 Trong những lĩnh vực mà thiết kế đồ họa có thể tham gia, thì Interactive
Design và Motion Graphic đứng ra một nhóm về việc sử dụng công nghệ để áp
dụng, khi chúng đều cần công nghệ vơ tuyến để tới với người xem.
 Có lẽ sự khác biệt duy nhất của Đồ họa tương tác và Đồ họa chuyển động
chỉ là sự giao tiếp với người dùng của Đồ họa tương tác (website, phần mềm…)
a. Khái niệm đồ hoạ chuyển động
 Đồ họa chuyển động là những hình ảnh đồ họa sử dụng cảnh quay video/
animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động.
 Đồ họa chuyển động thường kết hợp với âm thanh sử dụng trong các dự án

đa phương tiện (multimedia). Đồ họa chuyển động được hiển thị qua các
phương tiện truyền thơng điện tử, tuy nhiên cũng có thể hiển thị qua các công
nghệ khác như thaumatrope, phenakistoscope, stroboscope, zoetrope,
praxinoscope, flip book ).
 Thuật ngữ Đồ họa chuyển động – Motion Graphic rất hữu ích để phân biệt
với kiểu đồ họa mà hình thức khơng biến đổi theo thời gian quy định.
 Motion Graphic mở rộng phương pháp sử dụng khi dùng rất nhiều hình
thức để tạo ra chuyển động đồ họa. Với khả năng tính tốn của máy vi tính, và
sự thay đổi hình ảnh để tạo cảm giác chuyển động.
 Computer Animation có thể sử dụng ít bộ nhớ bằng các Tween tự động, là
một quá trình render hình ảnh tại một thời gian quy định hoặc theo tính tốn. Ví
dụ như Adobe Flash sử dụng kỹ thuật Tween máy tính cũng như kỹ thuật
chuyển động frame by frame và video.
b. Lịch sử của đồ hoạ chuyển động
8


 Kể từ khi khái niệm Đồ họa chuyển động thì hình thức này vẫn chưa được
phân loại rõ ràng trong các hình thức nghệ thuật. Vào những năm 1800 mới bắt
đầu có những bài thuyết trình đề nghị phân loại riêng Đồ họa chuyển động.
 Có lẽ một trong những ứng dụng đầu tiên của "đồ họa chuyển động" là của
nhà thiết kế chuyển động John Whitney, người thành lập một cơng ty có tên là
Motion Graphic vào năm 1960.
 Saul Bass là người tiên phong quan trọng nhất trong Đồ họa chuyển động,
với công việc khởi đầu thực sự là những gì thường được gọi là chuyển động đồ
họa.
 Các tác phẩm của ơng bao gồm các trình tự tiêu đề cho bộ phim nổi tiếng
như Man With The Golden Arm (1955), Vertogp (1958), Anatomy of Murder
(1959), North by Northwest (1959).. những thiết kế của ông đơn giản, nhưng
truyền đạt đúng chủ đề của phim.

c. Phân loại ảnh động
Đối với hình ảnh động được phân chia ra thành 2 loại cơ bản như sau:
* Ảnh động truyền thống
Ảnh. gif truyền thống đa phần là những bức hình được được tạo nên từ những
chuyển động liên tục bởi nhiều hình ảnh ghép lại bằng những phần mềm chuyên
dụng như: Photoscape, Easy GIF animator hay có thể thực hiện từ quá trình cắt;
xử lý từ một đoạn video.

* Ảnh động Cinemagraph
Điểm khác biệt lớn nhất của ảnh động Cinemagraph chính là về khả năng tùy
biến trong vùng chuyển động và vùng khơng chuyển động. Nhờ có những ứng
dụng này mà sáng tạo ra được nhiều hình ảnh đẹp, độc đáo và lạ mắt. Theo đó,
năm 2012 được đánh dấu là mốc thời gian đánh dấu trong quá trình phát triển
những ứng dụng chụp hình ảnh, đặc biệt là ứng dụng chụp hình động
Cinemagraph dựa trên nền tảng Windows Phone lần đầu ra mắt. Ứng dụng này
ra đời nhằm giúp mọi người lưu lại được những hình đẹp, lạ mắt. Tuy nhiên, để
có thể tạo nên được những bức hình ảnh động đẹp lạ mắt, mỗi một người chụp
cần có những kỹ thuật chụp hình riêng, cũng như cách lấy góc chụp.
9


2. Các kỹ thuật tạo hình động
 Đồ họa chuyển động phát triển bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính để chỉnh
sửa những đoạn phim, có lẽ để bắt kịp với cơng nghệ máy tính lúc bấy giờ.
 Trước khi máy tính là một phần khơng thể thiếu, thì đồ họa chuyển động
đỏi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, và cả hạn chế về ngân sách sản xuất.
 Cho đến khi có sự xuất hiện của các chương trình dành cho máy tính để
bàn như Adobe After Effects, Discreet Combustion, và Apple Motion thì Đồ
họa chuyển động trở nên ngày càng dễ tiếp cận.
 "Motion Graphic" được phổ biến rộng rãi hơn nhờ cuốn sách của Trish và

Chris Meyer về việc sử dụng Adobe After Effect, có tiêu đề "Creating Motion
10


Graphics". Đây là sự khởi đầu cho việc sử dụng máy tính để bàn cho việc sản
xuất video, nhưng khơng phải để chỉnh sửa hay các trương trình 3D.
 Một trong những chuyển động phổ biến nhất của công cụ đồ họa là hệ
thống hạt – Particle Systems, một công nghệ chuyển động đồ họa được sử dụng
để tạo ra nhiều yếu tố họat hình.
 Đây là một loại phim chuyển động được gọi là hoạt hình thủ tục
(procedural animation). Một hệ thống hạt được sử dụng như là một Plug-in, như
một ứng dụng độc lập, hoặc như là một phần tích hợp trong một gói phần mềm
đồ họa.
 Particle là những điểm ở không gian 3D hoặc 2D, được đại diện bởi một
loạt các điểm trung chuyển và các đối tượng hoạt hình ví như quả cầu ánh sáng,
video clip, hoặc văn bản… Các hạt được phát ra bởi một hệ phát hạt (particle
emitter), và có thể được phát ra ít hay hàng triệu tùy theo dự án.
 Các hạt được phát có thể tạo ra các hình thức duy nhất, một đường kẻ, một
đối tượng, mặt phẳng, hay một đối tượng hình cầu. Mặc dù nó cũng có thể sử
dụng một đối tượng tuỳ chỉnh để phục vụ cho việc phát hạt, như phát nổ, tan
chảy, hay thổi thành cát …
 Hệ thống Particle phổ biển cho Chuyển động đồ họa đặc biệt là
của Trapcode.
Một số phần mềm dành cho Motion Graphic
Adobe After Effects

Autodesk Combustion

Apple Motion / Shake


Max/MSP

Apple Quartz Composer

Various VJ Programs

Smith Micro Software Anime Studio

Adobe Flash
Các chương trình 3D sử dụng Motion Graphic gồm;

Softimage XSI

Autodesk 3d studio max

Autodesk Maya

NewTek Lightwave

e-on Vue Infinite

The Blender Foundation Blender software

EI Technology Group Electric Image Animation System

Maxon Cinema 4D
3. Một số minh hoạ

11



Những hình ảnh động đồng hồ được nhiều người tìm kiếm nhằm lưu về để làm
hình nền cho điện thoại/ Ipad/ máy tính cá nhân,… Hiện nay, có nhiều mẫu đồng
hồ được thiết kế theo những phong cách khác nhau mọi người có thể lựa chọn,
bao gồm:

Gif đồng hồ
Hình ảnh đống tiền/ hình ảnh động về tiền theo từng mệnh giá khác nhau được
nhiều người tìm kiếm và lưu về, một số khác sử dụng với mục đích đăng lên các
trang mạng xã hội để sống ảo,…
Hình ảnh đống tiền tệ theo các quốc gia trên Thế giới

12


Gif money
Hình ảnh đống tiền theo từng mệnh giá ở Việt Nam

Ảnh động đếm tiền
Hình ảnh động đồng lúa
Hình ảnh những cánh đồng lúa quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhờ
cây lương thực này người nông dân không chỉ đủ ăn, mà còn dư thừa để xuất
khẩu gạo sang những quốc gia khác trên Thế giới. Đặc biệt, từ những hạt gạo;
hạt nếp người nơng dân cịn chế biến ra thành nhiều loại bánh khác nhau như:
bánh chưng, bánh giò, bánh giầy, bánh cốm,… tạo được bản sắc văn hóa cũng
như phong tục tập quán riêng của người Việt.
Những hình ảnh đẹp cánh đồng lúa bát ngát, chính vàng cũng đã đi vào trong
những bài thơ, bài ca của những tác giả nổi tiếng. Hình ảnh đồng lúa cũng được
triển lãm tại những Hội nghị, những cuộc thi tranh ảnh lớn,… tạo nên được
những bản sắc riêng của người dân Việt Nam. Các hình ảnh động đồng lúa đẹp

mọi người cùng ngắm nhìn:

13


Ảnh gif đồng lúa chín

Ảnh gif con bị và đồng lúa
Hình ảnh động dịng sơng
Hình ảnh dịng sơng cũng là một trong những nguồn cảm hứng giúp mọi người
có thể sáng tác những bài hát, bài thơ hay đi vào lịng người. Bên cạnh đó, một
số nhiếp ảnh gia cịn lưu lại được những hình ảnh đẹp, chân thực từ dịng sơng
cũng được lưu lại qua ống kính.
Dưới đây là một loại hình ảnh động dịng sơng ghi lại những thời khắc đẹp
nhất, các bạn hãy cùng ngắm nhìn để yêu cuộc sống, xua tan đi muộn những
muộn phiền và mệt mỏi:

Gif dịng sơng thanh bình
14


Dịng sơng chảy mãi
Hình ảnh động đồng hoa hướng dương
Hình ảnh hoa hướng dương cũng được nhiều người yêu thích và ngắm nhìn nó.
Hoa hướng dương hay cịn được ví là loài hoa mặt trời với màu vàng rực rỡ,
rạng ngời ln ln hướng về phía mặt trời mọc. Đặc biệt, lồi hoa này biểu
hiện cho sự trung thành, lịng thành kín, kiên định trong cuộc sống.
Tổng hợp hình ảnh đồng hoa hướng dương động đẹp nhất mọi người người
chiêm ngưỡng:


Ảnh động đồng hoa hướng đương
4. Xu hướng phát triển của hình động đồ họa
Xu hướng phát triển của đồ họa hình động rất đa dạng và phong phú. Thể
hiện ở chỗ ngày càng nhiều người theo đuổi nghề ngày.
 Theo xu thế của người xem, thi hiếu của xã hội: Quảng cáo, giải trí, kinh
doanh,....
 Theo xu thế của công nghệ: Sự phát triển và ra đời của CNTT và ứng
dụng
 Theo xu thế của giới trẻ: Thể hiện ở sự năng động và ý tưởng phong phú
 Quan trọng nhất theo xu thế của công việc yêu cầu Đồ họa hình động
ngày càng đi và cuộc sống, giảm bớt khoảng cách giữa hình ảnh và phim video.
15


Việc thực hiện tạo ra các sản phẩm đồ họa hình động rất đa dạng và ngày càng
thân thiện với người dùng.
Animation (diễn hoạt hình ảnh) là thứ làm cho mọi câu chuyện trở nên thú vị
và cuốn hút hơn, thổi hồn vào những ý niệm đơn giản và tăng gấp đôi tác động
của chúng. Motion Graphic không tốn nhiều thời gian để thiết kế và cực kỳ
cuốn hút, đó chính là thứ mà những nhà thiết kế sáng tạo, cũng như những khách
hàng am hiểu đang cần. Liệu chúng ta có đủ may mắn để tạo ra được sự kết hợp
đầy thử thách này? Khơng ai có thể nói trước được. Bất kỳ xu thế thiết kế nào
cũng chịu ảnh hưởng khơng nhỏ từ nhiều khía cạnh khác nhau, như cơng nghệ,
tính khả dụng, và dư luận.
Hãy xem những xu hướng và những dự đốn cần-phải-biết để có thể xác định và
định hình sự phát triển của Motion Graphic trong năm 2018 sau đây:
a. Pha trộn giữa đồ họa 2D và 3D
Với sự pha trộn phong cách liên tục giữa các Motion Graphic, khơng dễ chút
nào để tìm ra sự khác biệt giữa đồ họa 2D và 3D. Phần lớn chúng ta chỉ thấy
minh họa 2D đơn giản nhưng thực chất lại được dựng bằng 3D.

Cả animation 2D và 3D đều có thế mạnh riêng của mình. Hãy mường tượng ra
cách animation 2D lẫn 3D có thể nâng cao việc kể chuyện của bạn và được kết
hợp trong một video thật hấp dẫn!
Việc ứng dụng sự pha trộn này thay đổi đa dạng qua các bộ phim, từ mô hình và
animation cho logo các thương hiệu đến animation kỹ thuật và trình bày mang
tính kiến trúc. Tại sao như vậy? Câu trả lời quá rõ ràng: Animation cho phép
trình bày một cách dễ dàng những ý tưởng khác nhau hay những concept phức
tạp với nhiều hình ảnh thực tế, và cịn có thể được xem từ mọi góc độ nữa.
b. Chuyển tiếp liền mạch (Seamless Transition)
Xu hướng này không mới, nhưng nó vẫn liên tục phát triển phổ biến và nên
được xem xét để ứng dụng hoàn toàn vào Motion Graphic trong năm sau.
Một số người tin rằng việc chuyển tiếp liền mạch làm cho quá trình tạo
animation phức tạp và rắc rối hơn, họ đã đúng ở mức độ nào đó. Thế nhưng
khơng thể phủ nhận hay đánh giá thấp sự tao nhã cũng như giá trị của
các Motion Graphic chuyển động một cách mượt mà, uyển chuyển.
Trở lại vấn đề cơ bản, việc chuyển tiếp liền mạch sẽ giúp loại bỏ những đoạn cắt
cảnh hoặc sự gián đoạn giữa các phân đoạn liền kề nhau. Khách hàng mục tiêu
sẽ bị cuốn hút bởi một câu chuyện đầy mê hoặc về ý tưởng, sản phẩm hay dịch
vụ của bạn. Điều gì đó thu hút và bắt mắt là thứ doanh nghiệp cần cho việc thúc
đẩy kinh doanh hiệu quả.
c. Lettering và Typography (Nghệ thuật thư pháp và sắp đặt các con chữ)
Chúng ta sử dụng từ ngữ để giao tiếp, truyền đạt ý tưởng, đôi khi chỉ để minh
họa cảm xúc. Cho dù bạn nói ra hay gõ chữ trên bàn phím, hiệu quả là như nhau.
Hình ảnh và âm thanh là trung tâm tạo nên animation, nhưng typography chất
lượng mới là thứ tác động đến người xem, biến đổi ý tưởng và dẫn dắt khán giả
suốt đoạn video một cách rõ ràng nhằm gửi gắm thông điệp. Nếu bạn chưa từng
16


tập trung vào khía cạnh này, đã đến lúc thay cách suy nghĩ. Hãy xem xét những

cách khả thi để tạo hình kiểu chữ, sử dụng lettering, và thử nghiệm các cách ứng
dụng typography để nâng tầm thiết kế đồ họa.
Một xu hướng khác đang lên là typography động lực (kinetic typography) hay
còn gọi là chữ chuyển động. Nếu được sử dụng làm ảnh bìa cho một bài hát
hoặc một bộ phim, trong quảng cáo, các video cung cấp thông tin hoặc để thảo
luận các vấn đề nhạy cảm, nó chắc chắn có khả năng trở thành một tác phẩm
nghệ thuật và chinh phục thế giới Motion graphic vào năm 2018.
d. Liquid Motion (chuyển động dạng lỏng)
Dường như khẩu hiệu cho xu hướng Motion Graphic đang hot hiện nay
là “Càng nhiều liquid motion càng tốt”. Sử dụng After Effect cho quá trình
chuyển đổi nhịp nhàng giữa các cảnh quay hoặc hình ảnh sẽ đưa liquid
motion lên một tầm cao hồn tồn mới và đảm bảo sự phổ biến của nó trong thế
giới quảng cáo. Sự thay thế mới mẻ này có thể trở thành một giải pháp thay đổi
cuộc chơi cho những người muốn thử trải nghiệm các hiệu ứng chuyển tiếp tân
tiến nhất.
Xoắn (Twist), uốn cong (Bend) và bắn tung tóe (Splash), vết ố (Smear) và giọt
(Drop), duỗi (Stretch) và xốy (Swirl). Tất cả các hiệu ứng này khơng chỉ đảm
bảo tính liền mạch của liquid motion mà cịn thúc đẩy tâm trí của chúng ta phân
tích các thơng tin được trình bày trong thiết kế.
e. Grain và Noise (Hiện tượng nhiễu hạt)
_Noise là thuật ngữ trong nhiếp ảnh số; là hiện tượng chụp ảnh trong môi
trường thiếu sáng với ISO cao, làm ảnh xuất hiện các hạt lấm chấm, theo 3 kênh
màu: đỏ (red), xanh lá cây (green), xanh dương (blue). Những hạt lấm chấm này
được phân bố trên các bề mặt mịn, đặc biệt là ở các vùng tối và sẫm màu.
_Grain thì lại là thuật ngữ trong nhiếp ảnh phim, là cái hồn cho ảnh film - đây
là một trong những yếu tố chính tạo ra sự khác biệt giữa ảnh film và ảnh số.
Grain là những hạt li ti trên ảnh film, xuất hiện ở bất kỳ vùng tối hay vùng sáng,
và tùy theo loại film mà hạt xuất hiện mịn hoặc to nhỏ khác nhau.
- thông tin tham khảo, người dịch Thêm một xu hướng nữa trong danh sách sẽ có lượng fan riêng vào năm 2018.
Hầu hết các nhà thiết kế đều quen hai hiệu ứng này. Trong Motion

graphic, grain thường được ứng dụng để phong cách hóa các hiệu ứng mơ
phỏng noise từ máy quay. Về phần noise, noise thường được thêm vào và được
trình bày như một biến dạng thị giác của animation. Cả hai đều hỗ trợ thiết lập
tâm trạng phù hợp hoặc kết hợp các yếu tố đồ hoạ giúp kể một câu chuyện sinh
động hơn về bạn, thương hiệu và mục đích của bạn.
Chỉ có cách thể hiện mới mẻ và độc đáo mới có thể thu hút sự chú ý và giữ chân
khách hàng. Một cách tiếp cận mới lạ tham khảo từ ngành công nghiệp video có
thể trở thành vũ khí bí mật giúp bạn bứt phá trong năm nay.

17


f. Quality Animation (Animation chất lượng)
Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các dự án, thái độ và kết quả cuối
cùng. Chỉ có quality animation mới có thể thu hút khán giả.
Một nhà thiết kế có thể kết hợp sự sáng tạo, trí tưởng tượng, màu sắc, và ý nghĩa
để tạo ra một kiệt tác, kể một câu chuyện thông qua các hiệu ứng được chăm
chút cẩn thận. Gần như khơng có giới hạn nào mà animation chưa tiếp cận. Nó
cho phép truyền tải cảm xúc, thể hiện cá tính, diễn đạt kiến thức một cách đơn
giản, mang tính giải trí, ảnh hưởng đến quyết định mua sắm và gia tăng thứ hạng
- nó làm được tất cả mọi thứ. Tất cả những yếu tố này nhằm nhấn mạnh tầm
quan trọng của đồ họa chất lượng khi được phân phối tới đối tượng mục tiêu.
Cho dù bạn là một nhà thiết kế, người săn lùng các dự án tốt, hoặc một khách
hàng, người cần tạo animation cho ý tưởng của mình và các dịch vụ thị
trường, hãy nhớ rằng chất lượng luôn xếp đầu tiên. Thêm một vài xu hướng
vào video của bạn và bạn sẽ nhận được một kết quả tuyệt vời có thể thúc đẩy
việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
Sự đa dạng về những dự đoán và xu hướng chỉ chứng minh sự hồn hảo
khơng giới hạn của Motion Graphic.


18


BÀI 2
PHƯƠNG PHÁP TẠO ẢNH ĐỘNG
MĐ25 – 02
Giới thiệu
Việc hiển thị các ký tự đồ hoa đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như
kỹ thuật truyền hình, trị chơi điện tử, cơng nghệ thơng tin,…
Mục tiêu:
 Trình bày được kỹ thuật tạo chữ động;
 Sử dụng được kỹ năng tạo các mơ hình chuyển động.
 Thực hiên các thao tác an tồn với máy tính.
Nội dung chính:
1. Kỹ thuật tạo ký tự
- Thao tác tạo chữ động được thực hiện khá nhiều trong các yêu cầu thực tế.
Việc tạo các chuyển động cho chữ nhằm tạo ra những hiệu ứng hình ảnh bắt
mắt cho người xem , thu hút được cái nhìn và giúp cho đối tượng chuyển
động có sức thu hút.
- Kỹ thuật tạo ký tự có 2 hình thức:
+ Tự viết chữ: Được thực hiện trên các phần mềm đơn giản như Easy GIF
Animator, Photoshop, Gifcam… Như đã nêu ở trên hoặc có thể tạo bằng
các web tạo ảnh động trực tuyến
+ Nhập chữ vào từ các chương trình khác: Được thực hiện trên các phần
mềm chuyên nghiệp hơn, tuy nhiên trên những phần mềm này vẫn có thể
viết được chữ nhưng có thể ko đẹp bằng việc xử lý trên các phần mềm
chuyên dụng như Corel hoặc Illustration.... Sau đó q trình tạo chuyển động
cho chữ sẽ được thực hiện.
VD: Tạo chữ chuyển động
+ Word:

Bạn vào tab Insert trên thanh Ribon, chọn Word Art -> Bạn điền chữ
bạn cần tạo vào -> OK.
Bây giờ, click vào chữ nghệ thuật bạn vừa tạo đó, nhìn lên thanh Ribon,
bạn sẽ thấy thêm 1 tab mới là WordArt Tools/Format -> Bạn click vào đó ->
Chọn Change Shape (Chịu khó tìm hết rồi hẵng hỏi nhé) -> Chọn hình trịn
như bạn muốn. Việc cịn lại là tìm tịi và khám phá tiếp những điều thú vị của
nó.
+ Web online:
Bloggif cung cấp cho bạn rất nhiều công cụ để khiến một bức ảnh tĩnh trở
nên sinh động hơn rất nhiều. Cùng ghé thăm trang web và khám phá kho công
cụ của chúng. Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ảnh
động GIF trực tuyến với trang Bloggif, cùng theo dõi để biết cách làm nhé.
TẠO ẢNH ĐỘNG BẰNG BLOGGIF.COM
Trên giao diện của trang Web: Bloggif.com xuất hiện khá nhiều các công
cụ cho phép bạn tạo ảnh động:
19


- Animated text: Tạo chữ động.
- GIF Slideshow: Tạo một slide hình ảnh với những hiệu ứng chuyển
cảnh.
- GIF effect: Tạo hiệu ứng động cho ảnh tĩnh.
- 3D Cube: Tạo một khối hộp gồm năm bức ảnh có thể xoay trịn trong
khơng gian 3D.
- Glitter: Tạo nền (background) động cho ảnh.
- Glitter Frame: Tạo khung hình động cho ảnh.
- GIF video: Chuyển video thành ảnh động (gif).
- Animated smiley: Chèn biểu tượng động vào ảnh.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Animated text để tạo ảnh
động.

Bước 1: Trên giao diện trang web click chuột chọn Animated text. Khi đó
hiện ra trang mới:
- Your text: Điền dịng chữ bạn muốn làm động vào
- Choose an effect: Chọn hiệu ứng động cho chữ
- Font: Chọn font chữ

Bước 2: Bạn có thể thiết lập thêm các thơng số nâng cao trong mục More
options… gồm:
- Text Size: Cỡ chữ, Background color: Màu nền, Text alignment: Căn
chỉnh (center, right, left), ...
Sau khi thiết lập xong nhấn Create my text GIF để thực hiện tạo ảnh

động GIF.
20


Bước 3: Nhấn chuột phải vào dòng chữ vừa tạo và chọn Save Picture
As... (Lưu hình ảnh thành...) để lưu nó thành ảnh động

Đối với các cơng cụ khác, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác tương tự để
tạo ảnh động. Hãy khám phá kho công cụ trên bloggif để tạo được bức ảnh
động cho riêng mình.
+ TẠO ẢNH ĐỘNG BẰNG PHOTOSHOP
Bước 1: Mở Adobe Photoshop, tạo file ảnh mới bằng cách click File --> New
hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl +N
Nhập các thơng số cần thiết cho file ảnh mới (nhập tùy ý):
- Name: Tên file
- Width: Chiều rộng file ảnh
- Height: Chiều cao file ảnh
- Background Contents: Màu nền của file ảnh

Click OK để lưu lại thiết lập.
Bước 2: Chọn công cụ Text để tạo một file Text mới, ví dụ: Gõ chữ " Tai"
Tiếp tục tạo một file Text thứ 2, gõ "mien" đặt sát file Text đầu tiên
File Text thứ 3, gõ "phi" đặt tiếp ở file text thứ 2
Và cuối cùng, file Text thứ 4, gõ ".vn"
Chú ý: gõ bao nhiêu chữ cái, chọn màu sắc, font và kích thước chữ là tùy
ý bạn.
Lúc này, tại khung layer ta có tổng cộng 4 file Text và 1 file background
Bước 3: Mở Animation bằng cách click Windows trên thanh công cụ ->Animation (nếu máy tính sử dụng phiên bản Photoshop 10.0trở lên) hoặc sử
dụng tổ hợp phím Ctrl+Shift+M để mở Image Ready (nếu máy tính sử dụng
phiên bản Photoshop 9.0 trở về trước).
Bước 4: Để tạo 4 frame cho 4 file Text, click “Duplicate selected
frames” (đây là công cụ nằm bên trái công cụ biểu tượng thùng rác
Tạo 4 frame tương ứng với 4 file Text bằng cách nhấn chuột 4 lần trên công cụ
đó.
Vậy là tổng cộng ta có 5 frame bao gồm 1 frame background và 4 frame
tương ứng với 4 file Text.
Bước 4: Bật lần lượt từng frame bằng cách tắt 4 biểu tượng con mắt ở
khung Layer
Tiếp tục đến frame thứ 2 tương ứng với việc bật biểu tượng con mắt của
file text thứ 2 từ dưới lên
Rồi đến frame thứ 3
21


Frame thứ 4
Cuối cùng là frame thứ 5
Bước 5: Tiếp theo bạn chỉ việc điều chỉnh thời gian để mỗi Frame xuất
hiện lần lượt, bằng cách click chuột vào biểu tượng "tam giác ngược màu
đen" và chọn thời gian cho từng Frame

Tại Ví dụ này, taimienphi.vn sẽ chọn khoảng thời gian là 0.5s, chọn chế
độ Forever để file ảnh chạy mãi mãi
Click Play để xem kết qua
Bước 6: Lưu lại file bằng cách click File trên thanh công cụ -->Save for Webs
& Devices hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl+Shift+Alt+S
Một hộp thoại hiện ra, chọn định dạng file GIF ở dưới mục Preset. Tại
mục Loop Options, chọn chế độ lặp lại cho ảnh động: Once (nếu muốn lặp lại
một lần) hoặc Forever (lặp lại mãi mãi).
Click Save để lưu lại file ảnh động
2. Các mơ hình chuyển động
Các mơ hình chuyển động của đối tượng được tích hợp ngày trên chương
trình tạo Ảnh động. Đối tượng sẽ chuyển động theo tùy chọn của người thiết kế
theo yêu cầu. Chuyển động này sẽ tạo ra các sắc thái hay thu hút được thi hiếu
người xem hay không là do con mắt và kịch bản của người thực hiện.
Trong khái quát trên có nhắc đến khái niệm kịch bản, Kịch bản này được xây
dựng dựa trên chủ đề của yêu cầu:
Ví dụ: Tạo các quảng cáo cho một sản phẩm hoặc tạo một đoạn phim hoạt
hình....

Vậy các mơ hình chuyển động này được tích hợp dựa trên cơ sở các hoạt cảnh
của yêu cầu thực hiện và sẽ được gọi ra trong chương trình khi tích hợp các đối
tượng.
Ví dụ: Một số mơ hình chuyển động: Xoay, lât, qua trái, qua phải, xuất hiện,
biến mất.........
22


BÀI 3
CÁC THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM TẠO HÌNH ĐỘNG
MĐ25 – 03

Giới thiệu:
Khi muốn tự tay thiết kế những hình ảnh động, banner độc đáo mà không
"đụng hàng" với ai. Chúng ta sẽ cần các thiết bị và cần có các phần mềm hỗ trợ
tạo hình động.
Mục tiêu:
 Trình bày được các chuẩn thể hiện dữ liệu đa phương tiện, các thiết bị xử
lí đồ họa động
 Thực hiện đươc cách sử dụng phần mềm hình động làm các bài tập cụ thể
 Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.
Nội dung chính:
1. Các chuẩn đồ hoạ
Có 3 chuẩn đồ họa sẽ tác động vào các sản phẩm đồ họa hình động:
a. Chuẩn đồ họa về màu sắc
Có 2 chuẩn hệ màu là CMYK và RGB
- CMYK là từ viết tắt bao gồm: Cyan (Lục lam), Magenta (Đỏ tươi), Yellow
(Vàng) và Key/Black (Đen) của cơ chế hệ màu trừ. Chữ K (Key) xuất hiện trong
hệ màu thay vì B (Black) vì chữ B đã qui định cho màu Lam (Blue). Thêm vào
đó, trong bốn màu thì sự kết hợp của ba màu trước Cyan, Magenta, Yellow sẽ
tạo ra màu đen, đồng thời trong in ấn màu đen đóng vai trò then chốt (keyed) và
căn chỉnh sắc độ của ba màu còn lại. Sự pha trộn của từng cặp màu “nguyên
gốc” CMY ở sắc độ đầy đủ mới tạo ra các màu “thứ cấp” đỏ, lục và lam.
- Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn
thấy là từ phần của ánh sáng khơng bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt
động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng
từ các nguồn khác chiếu tới. CMYK là chế độ màu tiêu chuẩn cho in ấn tài liệu:
tạp chí, sách báo, tờ rơi….Các màu C, M, Y, K đựng trong các ngăn riêng biệt.
Để đạt được màu sắc trên bản in, máy in sẽ đè một màu, chờ cho nó khơ, sau đó
là một màu khác và cứ như vậy cho đến khi đạt được màu sắc đã thiết lập. Có
một nguyên tắc nhỏ là các thiết kế trình chiếu hoặc thiết kế website đặt trong hệ
màu RGB, còn in ấn sử dụng hệ màu CMYK. Máy in kỹ thuật số giờ đây đã có

thể in ấn tốt kể cả trong hệ màu RGB. Nhưng về cơ bản, màu sắc xuất hiện sẽ
khác nhau ở hai hệ màu khác nhau.

23


- RGB viết tắt của ba màu: Đỏ (Red), Lục (Green) và Lam (Blue) của cơ chế hệ
màu cộng. Đây là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra nhờ
lăng kính. Những màu này khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra rất nhiều
màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với
nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 chúng ta sẽ được màu trắng. Bởi thế hầu hết các thiết bị
điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn
hình điện thoại… đều sử dụng RGB làm hệ màu chính. Và đó cũng là lý do mà
các ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính đều sử dụng hệ RGB làm chuẩn.
- Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay cịn gọi là mơ hình
ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu
gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các
màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối
đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng
thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh. Màn
hình giới hạn phạm vi quang phổ màu sắc do các ống tia âm cực. Vì vậy, màn
hình máy tính có một gam màu lớn hơn in ấn có thể đạt được, một máy tính có
thể hiển thị một triệu màu sắc hơn so với những gì có thể đạt được trong in ấn.

- Chuyển đổi qua lại giữa các hai hệ màu: trong hầu hết các phần mềm đồ họa
đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa CMYK và RGB màu, dưới
đây chỉ giới thiệu cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và
Illustrator để các bạn tham khảo: Trong Illustrator : Vào menu File > Document
Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color) Trong Photoshop : Vào menu
Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển CMYK có gam màu hạn chế

hơn so với RGB, vì vậy ta có thể bị mất màu sắc hoặc lệch màu khi chuyển đổi
giữa hai hệ màu CMYK và RGB. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng
24


màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode
màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.
b. Chuẩn đồ họa về độ phân giải: DPI và PPI

- Độ phân giải là một thuật ngữ quan trọng nhưng thường bị nhầm lẫn, trong
đó, có hai từ viết tắt chính được sử dụng với độ phân giải là DPI và PPI. Nhưng
trước hết, hãy nhớ độ phân giải chỉ áp dụng cho đồ họa raster vì vector không sử
dụng pixel.
- DPI (Dots Per Inch): mật độ chấm trên mỗi inch hình ảnh, chỉ đề cập đến
máy in . Mỗi điểm ảnh (pixel) ở đầu in ra được tạo thành từ loại mực khác nhau
(thường là 4-6 màu sắc). Chính vì số lượng hạn chế của màu sắc như vậy mà
máy in cần phải kết hợp các loại mực để tạo ra màu sắc của hình ảnh. Khi in ấn,
mỗi điểm ảnh lại được tạo bởi các chấm nhỏ (bạn có thể hiểu như những điểm
ảnh nhỏ hơn nữa trong một pixel). Tóm lại, DPI càng cao thì độ thanh khiết,
màu sắc và sự pha trộn màu của hình ảnh càng mượt mà, nhưng cơng việc in ấn
sẽ chậm hơn. 300DPI là tiêu chuẩn cho in ảnh.

PPI (Pixels Per Inch) hiểu đơn giản là số lượng điểm ảnh (pixel) trên mỗi
inch hình ảnh của bạn. Điều này ảnh hưởng đến kích thước ảnh và chất lượng in
đầu ra. Nếu có q ít điểm ảnh trên mỗi inch, tức là số PPI thấp thì bạn sẽ nhận
được một hình ảnh chất lượng tồi (cạnh lởm chởm, nhìn thấy được từng điểm
pixel và màu sắc không rõ ràng). Bạn có thể tăng kích thước hình ảnh bằng cách
tăng pixel, nhưng chất lượng ảnh vẫn bị mất và dung lượng tập tin thì tăng lên
rất nhiềuCác thiết bị đồ họa ngoại vi
c. Chuẩn đồ họa về thời gian hình trên giây (thời gian thực)

25


×