Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

KHBD10 chủ đề 4 GDTX sinh học 10 CT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.8 KB, 19 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 4: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Môn Sinh học, Lớp 10; Thời gian thực hiện: (số tiết)

* Yêu cầu cần đạt:
− Liệt kê được một số ngun tố hố học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
− Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
− Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể
liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
− Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hố học và sinh học
của nước, từ đó quy định vai trị sinh học của nước trong tế bào.
− Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
− Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các
phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
− Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
− Vận dụng được kiến thức về thành phần hố học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bị cùng là
protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trị của DNA trong xác định huyết
thống, truy tìm tội phạm,...).

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất,

Mục tiêu

Năng lực

STT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ


Nhận thức
sinh học

− Liệt kê được một số ngun tố hố học chính có trong tế
bào (C, H, O, N, S, P).

1

− Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong
tế bào.

2

− Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế
bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và
nhiều nhóm chức khác nhau).

3

− Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính
chất vật lí, hố học và sinh học của nước, từ đó quy định vai

4


trò sinh học của nước trong tế bào.
− Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

5


− Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học
và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào:
carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

6

Tìm hiểu thế
giới sống

− Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử
sinh học cho cơ thể.

7

Vận dụng
kiến thức, kĩ
năng đã học

− Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào
vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví
dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bị cùng là
protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trị
của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...).

8

NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và - Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
hợp tác


9

Tự chủ và tự
học

10

- Chủ động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu thơng tin chủ đề sinh
sản ở thực vật.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Chăm chỉ

- Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng.

11

Trách nhiệm

- Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân cơng
trong hoạt động nhóm, thu thập, chuẩn bị mẫu vật/tài liệu.

12

Trung thực

- Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thảo
luận nhóm, kết quả thực hành.


13

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
HOẠT ĐỘNG

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tên thiết bị/ học liệu

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu - SGK
về các ngun tố hóa
- Hình ảnh tỉ lệ % các nguyên tố
học đối với tế bào
hóa học trong cơ thể người

1

1/HV

1

-/+

- Hình ảnh thiếu các nguyên tố dinh
dưỡng ở người và cây trồng

1


-/+


- Phiếu học tập số 1: tìm hiểu về
các nguyên tố hóa học đối với tế
bào.

1

1/Nhóm

- Hình ảnh cấu tạo ngun tử
cacbon.

1

-/+

Hoạt động 2: Tìm hiểu - Hình ảnh mơ hình phân tử nước.
về nước đối với tế bào
- Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về
nước đối với tế bào.

1

-/+

1


1/Nhóm

- Hình ảnh nước đóng vai trị điều
hịa nhiệt độ cơ thể.

1

-/+

Hoạt động 3: Tìm hiểu - Hình ảnh một số loại cacbohydrat.
về cacbohydrat

1

-/+

- Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về
cacbohydrat.

1

1/Nhóm

Hoạt động 4: Tìm hiểu - Hình ảnh liên kết peptid
về protein
- Hình ảnh các bậc cấu trúc của
protein.

1


-/+

1

-/+

- Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về
các bước trong nghiên cứu khoa
học.

1

1/Nhóm

1

-/+

- Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về
nucleic acid.

1

1/Nhóm

Hoạt động 6: Tìm hiểu - Hình ảnh về một số loại lipit phổ
lipid
biến.

1


-/+

- Phiếu học tập số 6: tìm hiểu về
lipid.

1

1/Nhóm

Hoạt động 5: Tìm hiểu - Hình ảnh mơ hình phân tử DNA
về nucleic acid
và RNA.

* Ghi chú: -: khơng u cầu HV chuẩn bị, +: HV có thể chuẩn bị hoặc sưu tầm thêm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. BẢNG TĨM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động
học

Mục tiêu

Nội dung dạy học trọng
tâm

PP,
KTDH
chủ đạo

Sản

phẩm
học tập

Công cụ
đánh giá


Khởi động

Tạo
hứng thú
học tập

Trực quan/
Động não

SP 1:
Câu trả
lời của
HV.

CCĐG 1:
Câu hỏi –
đáp án.

Hoạt động 1:
Hoạt động 1:
Tìm hiểu các
nguyên tố hóa
học đối với tế

bào.

1
2
3
9
10
11
12
13

− Liệt kê được một số
nguyên tố hố học chính
có trong tế bào (C, H, O, Trực quan/
N, S, P).
Khăn trải
− Nêu được vai trò của bàn
các nguyên tố vi lượng, đa
lượng trong tế bào.
− Nêu được vai trò quan
trọng của nguyên tố
carbon trong tế bào (cấu
trúc ngun tử C có thể
liên kết với chính nó và
nhiều nhóm chức khác
nhau).

SP 2:
Câu trả
lời của

HV.
SP3:
Phiếu
học tập
số 1.

CCĐG 2:
Câu hỏi –
đáp án.

Hoạt động 2:
Tìm hiểu về
nước đối với tế
bào.

4
9
10
11
12
13

− Trình bày được đặc Khăn trải
điểm cấu tạo phân tử nước bàn
quy định tính chất vật lí,
hố học và sinh học của
nước, từ đó quy định vai
trị sinh học của nước
trong tế bào.


SP 4:
Câu trả
lời của
HV.
SP 5:
Phiếu
học tập
số 2.

CCĐG 3:
Câu hỏi –
đáp án.

Hoạt động 3:
Tìm hiểu về
cacbhydrat.

5
6
9
10
11
12
13

− Nêu được khái niệm Trực quan
phân tử sinh học.
− Trình bày được thành
phần cấu tạo (các ngun
tố hố học và đơn phân)

và vai trị của các
carbohydrate.

SP 6:
Câu trả
lời của
HV.
SP 7:
Phiếu
học tập
số 3.

CCĐG 4:
Câu hỏi –
đáp án.
CCĐG 5:
Bảng kiểm
– Phiếu
đánh giá
số 1.

Hoạt động 4:
Tìm hiểu về
protein.

6
9
10
11
12

13

− Trình bày được thành Trực quan
phần cấu tạo (các ngun
tố hố học và đơn phân)
và vai trị của protein.

SP 8:
Câu trả
lời của
HV.
SP 9:
Phiếu
học tập
số 4.

CCĐG 6:
Câu hỏiđáp án.


Hoạt động 5:
Tìm hiểu về
nucleic acid.

Hoạt động 6:
Tìm hiểu về
lipid.

Hoạt
động:

Luyện tập

6
9
10
11
12
13

− Trình bày được thành Trực quan/
phần cấu tạo (các nguyên Khăn trãi
tố hoá học và đơn phân) bàn
và vai trị của nucleic acid.

6
9
10
11
12
13

− Trình bày được thành Trực quan/
phần cấu tạo (các nguyên Khăn trãi
tố hoá học và đơn phân) bàn
và vai trò của lipid.

7
8
9
10

11
12
13

− Nêu được một số nguồn Trực quan/
thực phẩm cung cấp các Động não
phân tử sinh học cho cơ
thể.
− Vận dụng được kiến
thức về thành phần hố
học của tế bào vào giải
thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn
(ví dụ: ăn uống hợp lí; giải
thích vì sao thịt lợn, thịt
bị cùng là protein nhưng
có nhiều đặc điểm khác
nhau; giải thích vai trị của
DNA trong xác định huyết
thống, truy tìm tội
phạm,...).

SP 10:
Câu trả
lời của
HV.

CCĐG 7:
Câu hỏi –
đáp án.


SP 11:
Phiếu
học tập
số 5
SP 12:
Câu trả
lời của
HV.

CCĐG 8:
Câu hỏi –
đáp án.

SP 13:
Phiếu
học tập
số 6
SP 13:
Câu trả
lời của
HV.

CCĐG 9:
Câu hỏi –
đáp án.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: thời gian

1. Mục tiêu dạy học: kích thích tị mị của HV, tạo tâm thế cho tiết học.
2. Nội dung hoạt động: HV trình bày câu trả lời dựa trên câu hỏi mà GV đặt ra. “Cơ thể sinh
vật được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào?”
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HV về câu hỏi mà GV đặt ra.
4. Tổ chức thực hiện:


Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Kiểm tra sĩ số của lớp.
- Trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV.
- Dự đoán nội dung cốt lõi của tiết học ngày hôm nay.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV thảo luận cặp đôi các câu hỏi của GV đặt ra.
- HV dự đoán nội dung cốt lỗi của tiết học ngày hôm nay.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo ngắn gọn về các câu hỏi nhiệm vụ.
- Ghi nhận lại các dự đoán về chủ đề học tập ở các nhóm.
- Trình bày dự đốn về nội dung cốt lõi của chủ đề sẽ được tìm hiểu trong quá trình học.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Tuyên dương những nhóm thực hiện tốt cơng tác thảo luận và trình bày nội dung.
- Chưa kết luận về dự đoán nội dung cốt lõi của chủ đề.
- Đánh giá qua thái độ tiếp nhận và thực hiện yêu cầu của HV.
- Tự đánh giá và đánh giá giữa các nhóm.

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUN TỐ HĨA HỌC, thời gian
1. Mục tiêu dạy học: 1, 2, 3, 9, 10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- HV thảo luận nhóm khăn trãi bàn, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 tìm hiểu về các
ngun tố hóa học.
3. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HV về các nội dung chính của hoạt động 1.
- Nội dung trên giấy của các nhóm theo kĩ thuật khăn trãi bàn (cá nhân, thống nhất của nhóm).
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 HV. Phát phiếu học tập và giấy để các
nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trãi bàn.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu về các nội dung trong phiếu học tập số 1.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV chia nhóm theo phân cơng.
- Nhận phiếu học tập và giấy để hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trãi bàn.
- Thảo luận, ghi nhận nội dung hoạt động vào giấy (cá nhân, thống nhất của nhóm).


Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo về kết quả thảo luận.
- Các nhóm chú ý theo dõi bài báo cáo, góp ý, thảo luận về nội dung báo cáo của các nhóm.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau dựa trên phân tích của giáo viên về kết quả
của các nội dung đã thảo luận.
- GV đánh giá thái độ tiếp nhận và thực hiện yêu cầu của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi đáp, qua kết quả phiếu học tập số 1.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO, thời gian
1. Mục tiêu dạy học: 4, 9, 10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- HV thảo luận nhóm, hồn thành phiếu học tập số 2: tìm hiểu về nước đối với tế bào.
3. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HV tìm hiểu về vai trị của nước đối với tế bào.
- Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Chia nhóm thành các nhóm nhỏ 6 HV.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu các câu hỏi được yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV tiến hành chia nhóm.
- Nghiên cứu thơng tin, thảo luận nhóm tìm hiểu và hồn thành nội dung phiếu học tập số 2.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi các nội dung đã nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm đánh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên đánh giá qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và kết quả báo cáo
của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi – đáp.
HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU VỀ CACBOHYDRAT
thời gian
1. Mục tiêu dạy học: 5, 6, 9, 10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- HV thảo luận nhóm hồn thành nội dung phiếu học tập số 3 tìm hiểu về cacbohydrat.


3. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HV về cấu tạo và vai trị của cacbohydrat.
- Hồn thành nội dung phiếu học tập số 3.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia nhóm thành các nhóm nhỏ 6 HV.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu các câu hỏi được yêu cầu trong phiếu học tập số 3.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV tiến hành chia nhóm.
- Nghiên cứu thơng tin, thảo luận nhóm tìm hiểu và hồn thành nội dung phiếu học tập số 3.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi các nội dung đã nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm đánh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên đánh giá qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và kết quả báo cáo
của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi – đáp, đánh giá qua kết quả phiếu học tập số 3. đánh giá qua bản kiểm phiếu đánh giá số 1.
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM HIỂU VỀ PROTEIN
thời gian
1. Mục tiêu dạy học: 6, 9, 10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- Trình bày được thành phần và cấu tạo của protein.
3. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HV về thành phần và cấu tạo của protein.
- Kết quả phiếu học tập số 4.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia nhóm thành các nhóm nhỏ 6 HV.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu các câu hỏi được yêu cầu trong phiếu học tập số 4.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV tiến hành chia nhóm.
- Nghiên cứu thơng tin, thảo luận nhóm tìm hiểu và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm.


- Các nhóm thảo luận, trao đổi các nội dung đã nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm đánh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.

- Giáo viên đánh giá qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và kết quả báo cáo
của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi – đáp, đánh giá qua kết quả phiếu học tập số 4.
HOẠT ĐỘNG 5. TÌM HIỂU VỀ NUCLEIC ACID
thời gian
1. Mục tiêu dạy học: 6, 9, 10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- Tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của nucleic acid.
3. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HV về cấu tạo và vai trò của nucleic cid.
- Kết quả phiếu học tập số 5.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia nhóm thành các nhóm nhỏ 6 HV.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu các câu hỏi được yêu cầu trong phiếu học tập số 5.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV tiến hành chia nhóm.
- Nghiên cứu thơng tin, thảo luận nhóm tìm hiểu và hồn thành nội dung phiếu học tập số 5.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi các nội dung đã nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm đánh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên đánh giá qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và kết quả báo cáo
của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi – đáp, đánh giá qua kết quả phiếu học tập số 5.


HOẠT ĐỘNG 6. TÌM HIỂU VỀ LIPID
thời gian

1. Mục tiêu dạy học: 6, 9, 10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- Tìm hiểu về cấu tạo và vai trị của lipid.
3. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HV về cấu tạo và vai trò của lipid.
- Kết quả phiếu học tập số 6.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia nhóm thành các nhóm nhỏ 6 HV.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu các câu hỏi được yêu cầu trong phiếu học tập số 6.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV tiến hành chia nhóm.
- Nghiên cứu thơng tin, thảo luận nhóm tìm hiểu và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 6.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi các nội dung đã nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm đánh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên đánh giá qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và kết quả báo cáo
của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi – đáp, đánh giá qua kết quả phiếu học tập số 6.

HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP , thời gian
1. Mục tiêu dạy học: 7, 8, 9,10, 11, 12, 13.
2. Nội dung hoạt động:
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp phân tử sinh học cho cơ thể.
- Vận dụng kiến thức về phân tử sinh học trong tế bào vào trong thực tiễn.
3. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HV về một số nguồn thực phẩm cung cấp phân tử sinh học cho cơ thể.
- Câu trả lời của HV về vận dụng kiến thức về phân tử sinh học trong tế bào vào trong thực



tiễn.
- Sản phẩm thảo luận nhóm.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia nhóm thành các nhóm nhỏ 2 HV.
- Hướng dẫn HV tìm hiểu các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV tiến hành chia nhóm.
- Nghiên cứu thơng tin, thảo luận cá nhân, trình bày thảo luận nhóm về câu hỏi của giáo
viên. Ghi chép cẩn thận nội dung thảo luận.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm thảo luận, trao đổi các nội dung đã nghiên cứu.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- Các nhóm đánh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên đánh giá qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm và kết quả báo cáo
của các nhóm.
- Đánh giá qua hỏi – đáp.

HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG, thời gian
1. Mục tiêu dạy học:
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Nội dung hoạt động:
- Ghi nhận các loại thực phẩm mà gia đình sử dụng trong 7 ngày. Ghi nhận các thành phần
dinh dưỡng chính trong các loại thực phẩm đó.
- Nhận xét về thói quen sử dụng các loại thực phẩm. (Có loại nào thường xuyên sử dụng hay
không? Việc sử dụng thường xuyên 1 loại thực phẩm có nên hay khơng?)
3. Sản phẩm:

- Danh sách các loại thực phẩm sử dụng trong 3 ngày của gia đình.
- Phân tích, nhận xét về thói quen ăn uống của gia đình trong 7 ngày.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Ghi nhận các loại thực phẩm dùng trong 7 ngày của gia đình.
- Nhận xét về thói quen ăn uống của gia đình.


- Kết luận có nên hay khơng chỉ thường xun sử dụng 1 loại thực phẩm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HV ghi nhận thực phẩm dùng trong 7 ngày của gia đình.
- HV nhận xét về thói quen ăn uống của gia đình. Đưa ra kết luận.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- HV báo cáo kết quả đầu tiết học sau.
Bước 4. Đánh giá, kết luận:
- HV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá thông qua kết quả và thái độ học tập, báo cáo của HV.

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG CỐT LÕI:
I. TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUN TỐ HĨA HỌC:
- Liệt kê được một số ngun tố hố học chính có trong tế bào: C, H, O, N, P, S,…
- Các nguyên tố đại lượng chiếm khối lượng lớn trong khi nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất
nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể.
- Vai trò:
+ Các nguyên tố đại lượng (C, H, O, N) tham gia cấu tạo nên các thành phần chính của tế
bào như: nước, cacbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. Nguyên tố P tham gia cấu tạo nên ATP
– đồng tiền năng lượng tế bào, nucleic acid trong khi nguyên tố S tham gia cấu tạo protein.
+ Các nguyên tố vi lượng tuy chiếm rất ít nhưng cần thiết cho tế bào, Fe cần cho việc tạo
máu, Cu, Zn là thành phần quan trọng của enzim xúc tác các q trình chuyển hóa trong tế bào, I

là thành phần quan trọng của hoocmon Tiroxin – nếu thiếu gây bệnh bướu cổ, chậm phát triển trí
tuệ, …
- Cacbon có 4 electron tự do lớp ngồi cùng, tham gia liên kết cộng hóa trị với nhiều nguyên tử
khác (H, O, N, P,…) tạo nên sự đa dạng của các hợp chất, là “xương sống” tạo nên các chất hữu
cơ quan trọng trong cơ thể sinh vật: cacbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
II. TÌM HIỂU VỀ NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO:
- Phân tử nước: H2O, đầu O hút electron mạnh hơn đầu H, do đó trong một phân tử nước đầu O
mang điện tích âm hơn trong khi đầu H mang điện tích dương hơn. Do đó phân tử nước dễ dàng
liên kết với các phân tử nước khác cũng như liên kết với nhiều phân tử hữu cơ khác bằng liên kết
hydrogen, là dung mơi hịa tan nhiều chất, có nhiệt bay hơi cao, sức căng bề mặt lớn,…
- Vai trò của nước: chiếm khoảng 70% khối lượng tế bào, là dung mơi hịa tan nhiều chất, là mơi
trường cho các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào, là môi trường vận chuyển các chất, là
nguyên liệu tham gia các phản ứng hóa học, điều hịa nhiệt độ cơ thể.
III. TÌM HIỂU VỀ CACBOHYDRAT:
- Phân tử sinh học là những hợp chất hữu cơ (phân tử hữu cơ) được tạo ra từ tế bào và cơ thể
sống. Như vậy phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được hình thành từ sinh vật sống.
- Đơn phân của Carbohydrate là gì? Monosaccharide – đường đơn , gồm những loại
Carbohydrate nào?


- Gồm: Monosacharide – đường đơn, Disaccharide – đường đôi và Polysaccharide – đường đa.
+ Monosaccharide: phổ biến là đường triose – 3C, pentose – 5C và hexose -6C. Đường
glucose là nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho tế bào, đường đơn dùng để xây dựng các
cấu trúc phân tử hữu cơ lớn hơn.
+ Disaccharide: phổ biến là đường mía sucrose (1 phân tử glucose + 1 phân tử fructose),
đường sữa (1 phân tử glucose + 1 phân tử galactose).
+ Polysaccharide: phổ biến là tinh bột, glycogen, cellulose ( tất cả đơn phân là glucose).
Tinh bột đóng vai trị dự trữ năng lượng ở thực vật, glycogen dự trữ năng lượng ở động vật,
cellulose cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
IV. TÌM HIỂU VỀ PROTEIN:

- Đơn phân của Protein là gì? axit amin Có bao nhiêu loại axit amin (a.a): 20 loại.
- Protein chiếm khoảng 50% khối lượng vật chất khô của tế bào. Do các loại axit amin liên kết
với nhau bằng liên kết peptide tạo thành. Do sự khác biệt về số lượng, thành phần và trình tự sắp
xếp của 20 loại axit amin làm cho protein ở sinh vật rất đa dạng.
- Chức năng: cấu tạo enzyme (xúc tác), kháng thể (bảo vệ cơ thể), hêmoglobin (vận chuyển các
chất), keratin (tóc, lơng, móng tay), collagen (da), actin và myosin (cơ), ….
- Các bậc cấu trúc: gồm 4 bậc. Protein thực hiện chức năng ở bậc 3 và bậc 4.
+ Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid tạo nên sợi polypeptid.
+ Bậc 2: Sợi polypeptid tiếp tục xoắn hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian
+ Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục cuộn lại tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng.
+ Bậc 4: Nhiều chuỗi polypeptid bậc 3 tương tác với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.
V. TÌM HIỂU VỀ NUCLEIC ACID:
Đặc điểm
Các loại nucleotid
tham gia cấu tạo
Đường pentose tham
gia cấu tạo nucleotid
Số mạch
polynucleotid
Chức năng

DNA

RNA

A, T, G, X

A, U, G, X

Deoxyribose


ribose

2 mạch ngược chiều nhau (3’ – 1 mạch có chiều 5’ – 3’
5’ và 5’ – 3’)
Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt rRNA: tham gia cấu tạo ribosome.
thông tin di truyền.
tRNA: vận chuyển acid amin.
mRNA: làm khuôn cho dịch mã.

Liên kết hidrogen
(liên kết giữa 2 mạch
của ADN)

A liên kết với T bằng 2 liên kết
và ngược lại, G liên kết với X
bằng 3 liên kết và ngược lại

Chiều dài của 1
nucleotid
Tỉ lệ nucleotid trong
ADN
Tổng số nucleotid

0,34 nm (3,4 Ăngstrong)
A = T, G = X
N=A+T+G+X


trong ADN (N)


N = 2A + 2G
N = 2A + 2X
…………………………………

VI. TÌM HIỂU VỀ LIPIT:
- Có đơn phân hay khơng? Khơng. Tính chất chung của lipit là gì? Khơng tan trong nước nhưng
tan trong các dung môi hữu cơ. Là chất hữu cơ có cấu tạo hóa học đa dạng.
- Một số dạng lipit phổ biến: Triglyceride (dầu, mỡ), phospholipid, steroit.
+ Triglyceride: gồm 1 glycerol liên kết với 3 gốc axit béo. Dự trữ năng lượng cho cơ thể.
+ Phospholipid: gồm 1 lgycerol liên kết với 2 gốc axit béo và một gốc phosphat. Tham
gia cấu tạo nên màng tế bào với phần đầu phosphat ưa nước trong khi phần đi axit béo kị
nước.
+ Steroit: là lipit có cấu tạo mạch vòng, gồm nhiều loại như cholesterol tham gia cấu tạo,
đảm bảo tính ổn định của màng tế bào, là tiền thân của một số hormone như estrogen,
testosterone liên quan đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật. Một số vitamin A, D, E,
K cũng thuộc nhóm steroit.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Kể tên các nguyên tố hóa học tham gia cấu tạo nên cơ thể mà em biết? Tỉ lệ các nguyên
tố hóa học này trong cơ thể như thế nào?
2. Nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng là gì? Vai trò của chúng đối với tế bào.
3. Vai trò của nguyên tố Cacbon trong tế bào.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Kể tên các nguyên tố hóa học tham gia cấu tạo nên cơ thể mà em biết? Tỉ lệ các nguyên
tố hóa học này trong cơ thể như thế nào?
- C, H, O, N, P, S, K, Ca, Mg, …. Tỉ lệ các nguyên tố hóa học này trong cơ thể không đồng
đều.
2. Nguyên tố đại lượng và ngun tố vi lượng là gì? Vai trị của chúng đối với tế bào.

- Các nguyên tố đại lượng chiếm khối lượng lớn trong khi nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất
nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể.
- Vai trò:
+ Các nguyên tố đại lượng (C, H, O, N) tham gia cấu tạo nên các thành phần chính của
tế bào như: nước, cacbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. Nguyên tố P tham gia cấu tạo nên
ATP – đồng tiền năng lượng tế bào, nucleic acid trong khi nguyên tố S tham gia cấu tạo
protein.
+ Các nguyên tố vi lượng tuy chiếm rất ít nhưng cần thiết cho tế bào, Fe cần cho việc


tạo máu, Cu, Zn là thành phần quan trọng của enzim xúc tác các q trình chuyển hóa trong tế
bào, I là thành phần quan trọng của hoocmon Tiroxin – nếu thiếu gây bệnh bướu cổ, chậm phát
triển trí tuệ, …
3. Vai trò của nguyên tố Cacbon trong tế bào.
- Cacbon có 4 electron tự do lớp ngồi cùng, tham gia liên kết cộng hóa trị với nhiều
nguyên tử khác (H, O, N, P,…) tạo nên sự đa dạng của các hợp chất, là “xương sống” tạo nên
các chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể sinh vật: cacbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Chú thích đầu H và O, điện tích âm (-) và dương (+) trong hình phân tử nước. Tại sao
nói nước là dung mơi hịa tan nhiều chất (những chất phân cực).
2. Nêu được vai trò của nước đối với tế bào.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Chú thích đầu H và O, điện tích âm (-) và dương (+) trong hình phân tử nước. Tại sao
nói nước là dung mơi hịa tan nhiều chất (những chất phân cực).
- Phân tử nước: H2O, đầu O hút electron mạnh hơn đầu H, do đó
trong một phân tử nước đầu O mang điện tích âm hơn trong khi đầu H
mang điện tích dương hơn. Do đó phân tử nước dễ dàng liên kết với các
phân tử nước khác cũng như liên kết với nhiều phân tử hữu cơ khác

bằng liên kết hydrogen, là dung mơi hịa tan nhiều chất, có nhiệt bay
hơi cao, sức căng bề mặt lớn,…
2. Nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
- Vai trò của nước: chiếm khoảng 70% khối lượng tế bào, là dung mơi hịa tan nhiều chất, là mơi
trường cho các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào, là môi trường vận chuyển các chất, là nguyên
liệu tham gia các phản ứng hóa học, điều hòa nhiệt độ cơ thể.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Phân tử sinh học là gì?
2. Cacbohydrate được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào?
3. Đơn phân của cacbohydrate là gì? Có những loại nào?


4. Vai trò của cacbohydrate.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Phân tử sinh học là gì?
- Là những phân tử hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
2. Cacbohydrate được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào?
- Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O.
3. Đơn phân của cacbohydrate là gì? Có những loại nào?
- Đơn phân là các loại đường đơn monosaccharide ( thường có 3 – 7 cacbon). Từ đường đơn sẽ
xây dựng nên disaccharide (đường đôi) như đường mía sucrose và polysaccharide (đường đa)
như tinh bột, cellulose.
4. Vai trò của cacbohydrate: đường đơn cung cấp nguyên liệu cho hô hấp tế bào, đường đa:
tinh bột dự trữ năng lượng ở thực vật, glycogen dự trữ năng lượng ở động vật, cellulose cấu trúc
thành tế bào thực vật, …

BẢNG KIỂM – PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1
Nội dung


Chưa đạt

Đạt

Tốt

1
2
3
4
HƯỚNG DẪN BẢNG KIỂM – PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1
* Mỗi nhóm đánh giá nhóm bạn theo từng nội dung (4 đặc điểm) chưa đạt, đạt và tốt. Sau đó quy
đổi sang điểm: chưa đạt – 0đ, đạt 0,5đ, tốt 1đ.
+ Nội dung 1:Trình bày đầy đủ khái niệm phân tử sinh học (tốt), chưa đầy đủ (đạt), khơng trình
bày được (chưa đạt).
+ Nội dung 2: Trình bày đầy đủ, đúng 3 nguyên tố tham gia cấu tạo cacbohydrate (tốt), chưa đầy
đủ hoặc dư ngun tố (đạt), khơng trình bày được hoặc không viết đúng được hết (chưa đạt).
+ Nội dung 3: Trình bày được đơn phân là đường monosaccharide. Cacbohydrate gồm
monosaccharide, disaccharide, polysaccharide (tốt). Khơng trình bày được cả 2 ý này (chưa đạt),
các trường hợp khác (đạt).
+ Nội dung 4: Nêu được vai trò của đường đơn và một số loại đường đa (tốt), không nêu được
(chưa đạt), các trường hợp khác (đạt).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


1. Đơn phân của protein là gì? Có bao nhiêu loại amino acid tham gia cấu tạo?
2. Protein có mấy bậc cấu trúc? Trình bày đặc điểm các bậc cấu trúc này.
3. Trình bày vai trị của một số loại protein quan trọng trong cơ thể mà em biết.


ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Đơn phân của protein là gì? Có bao nhiêu loại amino acid tham gia cấu tạo?
- Đơn phân của protein là amino acid. Có 20 loại amino acid tham gia cấu tạo nên protein.
2. Protein có mấy bậc cấu trúc? Trình bày đặc điểm các bậc cấu trúc này.
- Các bậc cấu trúc: gồm 4 bậc. Protein thực hiện chức năng ở bậc 3 và bậc 4.
+ Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid tạo nên sợi polypeptid.
+ Bậc 2: Sợi polypeptid tiếp tục xoắn hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian
+ Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục cuộn lại tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng.
+ Bậc 4: Nhiều chuỗi polypeptid bậc 3 tương tác với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.
3. Trình bày vai trị của một số loại protein quan trọng trong cơ thể mà em biết.
- Chức năng: cấu tạo enzyme (xúc tác), kháng thể (bảo vệ cơ thể), hêmoglobin (vận chuyển các
chất), keratin (tóc, lơng, móng tay), collagen (da), actin và myosin (cơ), ….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Đặc điểm
Các loại nucleotid
tham gia cấu tạo
Đường pentose tham
gia cấu tạo nucleotid
Số mạch
polynucleotid
Chức năng

DNA

RNA
A, U, G, X
ribose
1 mạch có chiều 5’ – 3’

rRNA: tham gia cấu tạo ribosome.
tRNA: vận chuyển acid amin.
mRNA: làm khuôn cho dịch mã.

Liên kết hidrogen
(liên kết giữa 2 mạch
của ADN)


Chiều dài của 1
nucleotid
Tỉ lệ nucleotid trong
ADN
Tổng số nucleotid
trong ADN (N)

0,34 nm (3,4 Ăngstrong)
A = T, G = X
N=A+T+G+X
N = 2A + 2G
N = 2A + 2X
…………………………………

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Đặc điểm
Các loại nucleotid
tham gia cấu tạo
Đường pentose tham
gia cấu tạo nucleotid
Số mạch

polynucleotid
Chức năng

DNA

RNA

A, T, G, X

A, U, G, X

Deoxyribose

ribose

2 mạch ngược chiều nhau (3’ – 1 mạch có chiều 5’ – 3’
5’ và 5’ – 3’)
Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt rRNA: tham gia cấu tạo ribosome.
thông tin di truyền.
tRNA: vận chuyển acid amin.
mRNA: làm khuôn cho dịch mã.

Liên kết hidrogen
(liên kết giữa 2 mạch
của ADN)

A liên kết với T bằng 2 liên kết
và ngược lại, G liên kết với X
bằng 3 liên kết và ngược lại


Chiều dài của 1
nucleotid
Tỉ lệ nucleotid trong
ADN
Tổng số nucleotid
trong ADN (N)

0,34 nm (3,4 Ăngstrong)
A = T, G = X
N=A+T+G+X
N = 2A + 2G
N = 2A + 2X
…………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Đặc điểm chung của lipit là gì? Cấu tạo của lipit có gì khác so với cacbohydrate, protein
và nucleic acid?


2. Trình bày cấu trúc và vai trị của lipit đơn giản, photpholipit và steroid.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Đặc điểm chung của lipidlà gì? Cấu tạo của lipit có gì khác so với cacbohydrate, protein
và nucleic acid?
- Lipid có tính kỵ nước (khơng tan trong nước). Khơng có đơn phân như cacbohydrate, protein
và nucleic acid.
2. Trình bày cấu trúc và vai trò của lipit đơn giản, photpholipit và steroid.
- Một số dạng lipit phổ biến: Triglyceride (dầu, mỡ), phospholipid, steroit.
+ Triglyceride: gồm 1 glycerol liên kết với 3 gốc axit béo. Dự trữ năng lượng cho cơ thể.
+ Phospholipid: gồm 1 lgycerol liên kết với 2 gốc axit béo và một gốc phosphat. Tham

gia cấu tạo nên màng tế bào với phần đầu phosphat ưa nước trong khi phần đi axit béo kị
nước.
+ Steroit: là lipit có cấu tạo mạch vòng, gồm nhiều loại như cholesterol tham gia cấu tạo,
đảm bảo tính ổn định của màng tế bào, là tiền thân của một số hormone như estrogen,
testosterone liên quan đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật. Một số vitamin A, D, E,
K cũng thuộc nhóm steroit.



×