Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

LUẬN bàn về CHỮ THỜI TRONG tác PHẨM LUẬN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.81 KB, 43 trang )

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
PHÂN KHOA TRIẾT HỌC
40 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

LUẬN BÀN VỀ CHỮ THỜI
TRONG TÁC PHẨM LUẬN NGỮ
Tiểu luận tốt nghiệp

Cha giáo hướng dẫn:

Chủng sinh thực hiện:

Barnaba Vũ Minh Trí, S.J.

Giuse Nguyễn Văn Tiềm
K.XXII - Giáo Phận Hà Nội

Hà Nội, tháng 4 năm 2019


LUẬN BÀN VỀ CHỮ THỜI
TRONG TÁC PHẨM LUẬN NGỮ

2


LỜI TRI ÂN
Để có bài luận này, từ khâu lên ý tưởng và hồn thành, con xin hết lịng cảm ơn cha
giáo hướng dẫn - Cha Barnaba Vũ Minh Trí, S.J. Mặc dù bận rộn nhiều công việc và xa
cách về mặt địa lý, cha đã ln kiên trì đồng hành và tận tình hướng dẫn con trong suốt quá
trình thực hiện tiểu luận. Với khả năng sư phạm hướng đến học sinh (ứng tài thực giáo)


cùng kiến thức uyên thâm, sự quan tâm khích lệ của cha đã truyền cho con tình u với
triết học Đơng Phương – một mạch suối tri thức ấm áp và thân thuộc.
Con cũng xin cảm ơn cha chủ nhiệm Giuse,và quý cha giáo trong phân khoa triết
học. Quý cha đã bắc chiếc cầu cho con đến được những miền tri thức triết học q báu và
hữu ích cho cơng cuộc đào tạo trở nên người linh mục nói riêng và trở thành con người nói
chung.
Tơi cũng cảm ơn 41 q thầy cùng lớp, những người bạn dễ mến, chân thành và
đầy sáng tạo. Họ đã cùng tôi san sẻ những niềm vui; ở bên tơi những khi buồn rầu, khó
khăn; cùng nhau bàn luận cả trên bàn cơm và trong lúc đi dạo. Đây đã và sẽ là nguồn động
lực rất lớn giúp khơi nguồn tình u tri thức nơi tơi.
Chắc chắn bài luận khơng tránh khỏi những thiếu xót, kính xin q cha giáo, và độc
giả góp ý sửa đổi, để bài luận được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2019
Chủng sinh

Giuse Nguyễn Văn Tiềm

3


MỤC LỤC

4


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA


Dg

Dịch giả

Lhnb

Lưu hành nội bộ

Nt

Như trên

NXB

Nhà xuất bản

Sđd

Sách đã dẫn

Tr

Trang

TCN

Trước Công Nguyên

X


Xem

5


MỞ ĐẦU
Thời gian luôn đặt dấu chấm hỏi lớn cho các giới nghiên cứu, từ các nhà triết học,
thần học hay các nhà khoa học. Nó vừa kỳ bí vừa dung dị, vừa đơn nhất lại vừa phức tạp,
vừa gần gũi lại khơng thể nắm bắt. Chính vì thế triết gia Plotinus (203-270) đã nhận xét
rằng “chúng ta thường nói chuyện về thời đại và thời gian như thể đã biết rõ chúng là gì,
nhưng đến khi thẩm tra vấn đề mới cảm thấy mình bối rối” 1. Hơn một thế kỷ sau, thánh
Augustinô (354-430) cũng khẳng định lại chủ điểm ấy: “Vậy thời gian là gì? Nếu khơng có
ai hỏi, thì con biết. Nhưng nếu muốn giải thích cho người nào hỏi con, thì con hết biết” 2.
Gần những thế kỷ văn minh hơn, ta biết đến thuyết thời gian đơn tính của Isaac Newton
(1643-1727), thời gian tương đối của Albert Einstein (1879-1955), và không thể không kể
đến Stephen Hawking (1942-2018) với lý thuyết về không-thời gian, ông đã khẳng định về
một thời gian có hình dáng, có khởi đầu và kết thúc, mở ra một hướng nghiên cứu mới về
thời gian cho khoa học hiện đại.
Vậy thời gian là gì? Thời gian bắt đầu và kết thúc như thế nào? Thời gian có hình
dạng hay khơng? Thời gian tuyến tính hay chu kỳ? Mặc dù tất cả các câu trả lời cho những
câu hỏi trên vẫn đang được giả thuyết và giới hạn trong phạm vi nghiên cứu nào đó mà
thơi. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, theo xu thế thời đại, thời gian ngày càng thuộc về lãnh
vực nghiên cứu của khoa học, không chỉ trên lý thuyết, mà ngay cả trong thực hành. Hợp
với kỷ nguyên của khoa học hiện đại và duy năng suất, chúng ta thường nhắc đến thời gian
trong cụm từ quen thuộc: quản lý thời gian. Con người thời đại coi thời gian như một sở
hữu cá nhân và cần thiết điều chỉnh việc sử dụng nó sao cho hợp lý. Hầu hết chúng ta nghĩ
đó là một quan điểm tích cực và khơng có gì bàn cãi. Tuy nhiên, chủ trương như vậy là đã
đối tượng hoá thời gian, và bỏ qua biết bao điều kỳ diệu về thời gian.
Tiểu luận khơng có tham vọng đạt tới sự minh triết lớn hơn các vĩ nhân, để trả lời

cho những vấn nạn về thời gian, cũng khơng truy tìm sâu hơn bất cứ nghiên cứu nào trong
lãnh vực khoa học. Ở đây, tiểu luận muốn bàn đến triết lý về thời gian trong triết học Trung
Hoa cổ xưa, cụ thể là trong tác phẩm Luận Ngữ. Qua tiểu luận, mỗi người chúng ta có thể
hiểu hơn về thời gian trong tương quan với con người và vũ trụ vạn vật, trong cách chúng
ta hồ mình với thời gian để kín múc sức mạnh từ dịng trơi chảy và biến đổi khơng ngừng
này.
1 LEOFRAN HOLFORD-STREVENS, Lịch sử thời gian, NXB. Tri Thức, 2011, tr.ix-x.
2 AUGUSTINÔ, Tự thuật, gd. ĐGM. Micae Nguyễn Khắc Ngữ, lưu hành nội bộ, 2009, tr.358.

6


Tiểu luận LUẬN BÀN VỀ CHỮ THỜI TRONG TÁC PHẨM LUẬN NGỮ
được trình bày trong 3 chương.
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết thời gian theo quan niệm của triết Trung Hoa xưa,
điều cần thiết là phải có được một cái nhìn tổng qt về thời gian từ góc nhìn rộng hơn. Vì
thế, trong Chương I. Dẫn vào triết học về thời gian, chúng ta lược qua các cách hiểu về
thời gian, từ việc tìm hiểu các loại thời gian, cho đến các cơ cấu thời gian và sau cùng
những lý do cần thiết để tiểu luận này có ý nghĩa.
Tiếp đến, như tên gọi của Chương II - Khảo cứu chữ Thời trong sách Luận Ngữ,
chúng ta sẽ khảo cứu từng chữ Thời ( 時 ) xuất hiện trong tác phẩm Luận Ngữ. Qua ngữ
nghĩa về mặt chữ, cũng như văn cảnh của đoạn văn chúng ta có thể phân loại các cách hiểu
về chữ Thời của người xưa.
Sau cùng là Chương III – Sống triết lý chữ Thời, đây là trung tâm điểm của tiểu
luận. Trong chương này chúng ta cùng bàn luận để hiểu được triết lý về Thời đã được các
bậc vĩ nhân xưa đúc rút và thực hành. Trong chương này chúng ta cũng mở rộng phạm vi
bàn luận đến các tác phẩm quan trọng khác như Trung Dung, Kinh Dịch và Mạnh Tử.

7



CHƯƠNG 1. DẪN VÀO TRIẾT HỌC VỀ THỜI GIAN
Chúng ta không nghi ngờ rằng, sự tồn tại của thời gian là rất hiển nhiên và thân
thuộc. Có vơ vàn cách nhìn về thời gian mà qua đó chúng ta có thể rút ra được những nghĩa
khác nhau: “về vật lý mà thời gian dùng để nghĩ tới sự vận động; hoặc về siêu hình học mà
cái nhất thời được coi là đối lập với cái vĩnh cửu; hoặc về ngữ pháp mà thời gian nói lên sự
phân chia các thì rõ rệt khi chia động từ” 3. Hoặc thêm nữa là thời gian khách quan và chủ
quan; thời gian sống và thời gian tính đếm…Trong đa điện các góc nhìn ấy, chúng ta có thể
tóm gọn chúng vào ba lĩnh vực: khoa học, tâm lý học và triết học.

1.1.

Thời gian khoa học và tâm lý

Thời gian khoa học
Thời gian khoa học là thời gian gần gũi nhất với quan niệm thường nghiệm của
chúng ta. Do nhu cầu sinh hoạt, canh tác mùa màng, ghi nhớ sự kiện, biên soạn sử sách…
con người tìm ra độ dài thời gian của các chu kỳ chuyển động: trái đất quay quanh trục,
mặt trăng quanh trái đất, hoặc trái đất quanh mặt trời. Từ đó, người ta xác định độ dài thời
gian của năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây. Như vậy, thời gian khoa học là cách chúng ta
nói về thời qua con số, qua sự phân chia thời gian liên tục thành những quãng đồng đều và
được hiển thị bằng các thiết bị đo xác định. Trị số thời gian khoa học không nhằm mục
đích gì hơn là phân biệt các khoảng thời gian, đánh dấu các mốc thời gian; trong quá khứ,
hiện tại và tương lai.
Ở cấp độ thường nghiệm, nhận thức của chúng ta về bản chất thời gian thay đổi
theo năm tháng. Mãi đến đầu thế kỷ XX, người ta vẫn tin vào một thời gian tuyệt đối của
vật lý cổ điển. Theo đó, “thời gian của một sự kiện là giờ đọc được (vị trí của kim chỉ) của
đồng hồ gần sự kiện nhất (xét về khoảng cách không gian)” 4. Bằng cách này, đối với mỗi
sự kiện người ta định được một trị số thời gian tương ứng, về nguyên tắc có thể quan sát
được. Tuy nhiên, với lý thuyết tương đối của khoa vật lý hiện đại, người ta buộc phải bỏ ý

tưởng về một thời gian tuyệt đối duy nhất. Như nhà vậy lý thời danh Stephen Hawking
nhận định: “thời gian đã trở thành một nhận thức cá nhân gắn liền với quan sát viên thực
hiện phép đó”5. Bởi thế, khi nói về mũi tên thời gian –“một khái niệm để phân biệt quá khứ
3 FRANCOIS JULLIEN, Bàn về chữ Thời, NXB. Lao Động, tr. 16.
4 ALBERT EINSTEIN, Thuyết tương đối hẹp và rộng, NXB. Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 24.
5 ALBERT EINSTEIN, sđd., tr. 207.

8


với hiện tại, một khái niệm để xác định hướng của thời gian” 6 - ông đã đưa ra ba loại mũi
tên là: nhiệt động học, tâm lý học và vũ trụ học. Trong giới hạn của tiểu luận, chúng ta tiếp
tục tìm hiểu về khía cạnh tâm lý.
Thời gian tâm lý học
Mũi tên tâm lý học của thời gian chỉ “hướng chúng ta cảm nhận được thời gian
đang chảy, theo đó chúng ta chỉ nhớ q khứ mà khơng có bất cứ một lưu niệm nào của
tương lai”7. “Đó là thời gian đo bằng những cảm xúc, tâm tình ấn tượng, tuỳ với mức độ
thâm sâu của nó mà thấy vắn dài”8. Như thế, trong thời gian tâm lý học, đã có sự tác động
của con người tham dự vào. Bởi thế, thời gian tâm lý có thể chung cho tất cả mọi người về
mặt phương hướng (từ quá khứ, đến hiện tại, đến tương lai), hoặc có khác biệt nơi những
nhóm người khác nhau (tuỳ tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính…), thậm chí đó là đặc thù chủ
quan của mỗi cá nhân. Bởi thế, khi nói về giá trị của thời gian, chúng ta không thể bỏ qua
những câu cách ngôn nổi tiếng sau:
“Nếu bạn muốn biết giá trị của bốn năm, hãy hỏi một sinh viên vừa tốt nghiệp đại
học. Nếu bạn muốn biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt
trong kỳ thi kết thúc năm học. Nếu bạn muốn biết giá trị của một tháng, hãy hỏi
một bà mẹ vừa sinh hạ đứa con đầu lòng. Nếu bạn muốn biết giá trị của một tuần,
hãy hỏi biên tập viên tờ tuần báo. Nếu bạn muốn biết giá trị của một giờ, hãy hỏi
đôi bạn trẻ đang yêu háo hức đợi chờ khoảng khắc gặp lại nhau lần nữa. Nếu bạn
muốn biết giá trị của một phút, hãy hỏi ai đó vừa lỡ một chuyến tàu. Nếu bạn muốn

biết giá trị của một giây, hãy hỏi ai đó vừa sống sót sau một tại nạn. Nếu bạn muốn
biết giá trị của một phần nghìn giây, hãy hỏi ai đó vừa giành huy chương Vàng thế
vận hội”9.
Thời gian tâm lý có vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Hiểu được tâm
lý này của người khác cũng như bản thân, ta có thể làm chủ được nhiều quyết định, hành
động khơn ngoan và sáng suốt hơn. Tuy nhiên, ở một cấp độ ý nghĩa cao hơn khoa học và
tâm lý học, ta phải kể đến thời gian của triết học.
6 ALBERT EINSTEIN, sđd., tr.209.
7 ALBERT EINSTEIN, Thuyết tương đối hẹp và rộng, NXB. Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 209.
8 X. KIM ĐỊNH, Chữ Thời, NXB. Hội Nhà Văn, 2017, tr. 29.
9 Dòng Tên Việt Nam,

Nếu bạn muốn biết , xem tại: dongten.net/2013/11/22/neu-ban-muon-biet,

02/01/2019.

9


10


1.2.

Thời gian triết học

“Thời gian triết học có thể đi theo thời gian khoa học hoặc tâm lý, hay vượt hẳn lên
cái bận tâm thường hằng, nghĩa là hết còn đo đếm, hết khởi đầu và hết kết thúc” 10. Do đó,
tuỳ vào từng nền văn minh theo vị trí địa lý và thời điểm lịch sử mà thời gian triết học
được quan niệm khác nhau. Chúng ta cùng lược qua cơ cấu nền tảng về thời gian theo quan

niệm của cả Tây Phương và Đông Phương.
Thời gian Tây Phương
Trở về với cội nguồn của văn hoá Tây Phương, mà hai đại diện lớn là Hy Lạp và La
Mã, thời gian được biểu thị bằng vị thần thời gian Chronos (Χρόνος). Theo truyền thống,
một tay Chronos cầm chiếc đồng hồ - thường là đồng hồ cát. Căn cứ vào số cát chảy mà
xác định thời khắc một cách khoa học và khách quan. Vì thế, thời gian Tây Phương trước
tiên được biểu thị với một đường thẳng có đầu có cuối, có sinh có thành, rồi đến huỷ đến
diệt. Tính cách chảy thẳng này của thời gian được biểu thị bằng một đường thẳng nằm
ngang (—). Tay còn lại của Chronos cầm chiếc lưỡi hái, biểu thị tính cách bất khả phục
hồi, một đi không trở lại. Lưỡi hái chặt xuống, cắt thời gian thành những đứt đoạn: quá
khứ, hiện tại và tương lai. Ba đoạn này phân biệt, không liên hệ với nhau. Vì vậy, đường
thẳng thời gian ở trên lúc này trở thành ba nét đứt đoạn ( – – – ).
Như vậy, cơ cấu thời gian Tây Phương tính chất chảy thẳng và bất khả phục hồi.
Đơi khi, nó cũng được biểu hiện bởi một mũi tên có hướng. Vấn nạn kéo theo là chúng ta
phải trả lời cho câu hỏi về hai đầu mút của mũi tên. Nghĩa là trả lời về khởi nguyên và tận
cùng của thời gian. Hai triết gia Thượng Cổ là Plato (427 TCN -347 TCN) với học thuyết thế
giới linh tượng và Aristote (384 TCN-322TCN) với ý tưởng động cơ vĩnh cửu, cách nào đó đã
cho thấy rằng, thời gian khơng có khởi đầu cũng khơng có kết thúc. Tuy nhiên, quan niệm
về thời gian như vậy bên Tây Phương đã khơng tồn tại được lâu. Câu trả lời có ảnh hưởng
trong một giai đoạn dài là của các triết gia Trung Cổ. Đơn cử với Thánh Augustinô (354430), ngài khẳng định rằng thời gian có khởi đầu. Bởi lẽ, thời gian cũng là thụ tạo được
Thiên Chúa tạo ra trong buổi đầu của tạo dựng.
Thời gian Đông Phương
Hai nền văn hố lớn đại diện cho Đơng phương phải kể đến là Ấn Độ và Trung
Hoa. Thời gian Ấn Độ được biểu thị bằng con rắn cắn đuôi 11. Nếu vẽ ra, chúng ta có một
vịng trịn: 時. Nhiều khi con rắn không cắn đuôi, nhưng cuốn chung quanh núi Meru (tức
10 KIM ĐỊNH, Chữ Thời, NXB. Hội Nhà Văn, 2017, tr. 31.

11



núi Tu-di, cũng gọi là Sumeru hay Sineru, là một ngọn núi thiêng với năm đỉnh, được đề
cập trong vũ trụ học của Ấn Độ giáo, Kỳ-na giáo và Phật giáo, và được xem như là trung
tâm của tất cả các vũ trụ thuộc vật lý, siêu hình và tinh thần 12) cao mất hút vào mây mờ,
mù mịt. Nó biểu thị siêu việt thể, Thực tại tối cao Brahma – “Đại ngã tồn năng, tồn trí, là
ngun lý cấu tạo và điều khiển vũ trụ, và cũng là căn do mọi sự sống cho nên hằng
sống”13. Khi đó, ta có thể biểu thị cơ cấu thời gian Ấn Độ bằng một nét dọc là đường kinh
tuyến (│), ngược hẳn với đường hẳn với đường vĩ của Tây Phương. Từ quan niệm thời
gian này, ta thấy trong hầu hết các tôn giáo Ấn Độ, “đời sống không được xem như bắt đầu
với việc sinh và chấm dứt với sự chết, nhưng như là một sự hiện hữu tương tục trong đời
sống hiện tại của cơ thể và mở rộng vượt xa hơn nữa với quá khứ và tương lai. Bản chất
của những hành động xảy ra trong phạm vi một kiếp sống (tốt hay xấu) quyết định số phận
tương lai của mỗi chúng sinh” 14. Từ cơ cấu thời gian này, Ấn Độ khởi phát ra thuyết luân
hồi, cùng với thuyết nghiệp báo và tái sinh. Theo đó, “lý thuyết luân hồi là một quan niệm
căn cứ vào sự trở lại của chu kỳ thời gian…nghiệp báo thuộc lý nhân quả, nghiệp là cái
quả sinh ra từ cái nhân là hành động cố ý, hành động thiện sẽ sinh nghiệp thiện, hành động
ác sẽ sinh nghiệp ác…Lý thuyết nghiệp báo được kết hợp với lý thuyết luân hồi dùng để
giải thích về sự trở lại đời sống trần gian của con người (thuyết tái sinh)” 15. Như vậy, cơ
cấu thời gian của Ấn Độ có những giá trị khơng nhỏ, lý thuyết về luân hồi đã đưa ra được
nhiều lý giải hợp lý và hữu ích. Chính Phật Giáo cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm trong lãnh
vực này.
Cơ cấu thời gian Trung Hoa được biểu thị bằng Mã Đồ, tức là Long Mã Phụ Đồ 16.
Tương truyền, vào thời thượng cổ đời vua Phục Hy (2852 TCN-2737TCN), trên sơng Hồng
Hà, thình lình một trận giơng lớn nổi lên, nước sơng dâng cao, có nổi lên một con qi đầu
rồng mình ngựa, đứng khơi khơi trên mặt nước, trên lưng có nhiều đốm đen trắng xếp theo
một trật tự đặc biệt và có mang một cây bảo kiếm. Sau khi lấy bảo kiếm, vua Phục Hy còn
vẽ lại những đốm trên lưng Long Mã, tạo thành một bức đồ, đặt tên là Hà Đồ. Nhà vua
11 X. KIM ĐỊNH, Chữ Thời, NXB. Hội Nhà Văn, 2017, tr. 32.
12 X. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Núi Tudi, xem tại: vi.wikipedia.org/wiki/Núi_Tu-di, 27/12/2018.
13 LÝ MINH TUẤN, Đông Phương Triết học Cương yếu, NXB. Hồng Đức, 2014, tr. 387.
14 X. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Luân Hồi, xem tại: vi.wikipedia.org/wiki/Luân_hồi, 27/12/2018.

15 LÝ MINH TUẤN, sđd., tr. 391.
16 X. KIM ĐỊNH., sđd., tr. 32-33.

12


quan sát các chấm này, kết hợp với sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong Trời Đất,
nghĩ ra cách tượng trưng Âm Dương, Ngài vẽ ra được Bát Quái đồ, còn gọi là Tiên Thiên
Bát Quái đồ. Cố mệnh truyện cũng ghi nhận sự hình thành của Bát Quái từ Hà Đồ: “Hà Đồ
Bát Quái, Phục Hi vương thiên hạ, long mã xuất Hà, toại tắc kỳ văn, dĩ hoạ Bát Quái, vị
chi Hà Đồ”17. Truyền thống vẽ lại con Long Mã với dáng chạy sải dài, diễn đạt tính chảy
trơi của thời gian như đường vĩ tuyến của Tây Phương. Tuy nhiên, trên lưng Long Mã lại
trở theo cái Hà Đồ, được diễn tả bằng hình trịn. Hình trịn này cũng có thể thay thế bằng
đường kinh tuyến. Như thế, cơ cấu thời gian của Đông Phương được biểu thị bằng một
đường kinh tuyến và vĩ tuyến chồng lên nhau, tạo thành hình chữ thập (時).
Có thể thấy, cơ cấu thời gian của Trung Hoa là sự kết hợp của cả thời gian Tây
Phương và Ấn Độ. Thời gian Trung Hoa vừa trôi chảy lại vừa xoay vòng, kết hợp giữa một
hằng và một biến, giữa phân tán và hội tụ, không ngừng biến động và chuyển dịch. Biểu
tượng trục tung và hành xếp chồng cho thấy sự trải rộng; yếu tố trịn vng kết hợp như
thái cực vần xoay, diễn tả cái cao sâu, dài rộng mà thời gian của Trung Hoa bao trùm cả
không gian của vũ trụ. Đến đây, ta cảm nhận được triết lý sâu sắc về thời gian theo cái nhìn
của Đơng Phương. Thật vậy, giữa một thời đại mà chúng ta đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ
Tây Phương, có lẽ lời mời gọi tìm về với triết lý thời gian Đơng Phương nói chung và của
Trung Hoa nói riêng, cần được chú ý hơn bao giờ hết.

1.3.

Trở về với triết lý thời gian Trung Hoa

Duy thời, phi thời và hoà Thời

Mặc dù vấn nạn về khởi nguyên và tận cùng của thời gian khơng cịn là chủ đề của
triết học tân thời nữa, nó chỉ cịn một bài tốn cho khoa học và một giải đáp thuộc về tôn
giáo. Tuy nhiên, với tính chất chảy thẳng và bất khả phục hồi, cơ cấu thời gian Tây Phương
lại ảnh hưởng mãnh mẽ trên lối sống của con người thời đại ngày nay, khơng chỉ bên Tây
Phương nhưng cịn cả bên Đơng Phương chúng ta nữa. Đó chính là thái độ sống duy thời:
con người tận dụng và tranh thủ từng giây phút để chạy kịp với mũi tên thời gian. Trong
mọi hoạt động: ăn ngủ, học hành, và nhất là công việc, ta thấy mọi người đều sống nhanh,
sống vội. Khi thời gian bị giản lược vào giá trị vật chất, hiệu quả năng suất, doanh số kinh
tế... con người đã tự đối vật hoá bản thân và trở nên một cái máy.
Trong cuộc chay đua khốc liệt với thời gian ấy, con người ngày càng trở nên mệt
mọi và cần đến sự hỗ trợ. Từ những kinh nghiệm đúc rút được, họ tìm cách dạy nhau về
17 LÊ VĂN SỬU, Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, NXB. Văn Hố-Thơng Tin, 1998, tr. 35.

13


phương pháp quản trị thời gian. Tích cực mà nói, đây khơng phải là việc làm vơ ích. Tuy
nhiên, nói cho cùng thì cố gắng này cũng chỉ là cách thế để giúp họ có thể chạy kịp với
mũi tên thời gian mà thôi. Hậu quả của lối sống duy thời gây ra là khơng nhỏ. Người chạy
kịp thì phải cố gắng tập trung vào phương pháp quản trị, phải tuân thủ giờ giấc, lịch hẹn.
Họ đánh mất sự sáng tạo trong mỗi thời khắc qua đi. Tệ hơn nữa, người khơng chạy kịp thì
bng xi. Họ bất lực trước con ngựa phi nước đại mang tên thời gian, một đi không trở
lại! Họ rơi vào trạng thái tự ti và từ chối mọi nỗ lực làm lại từ đầu. Họ không cần biết đến
thời gian nữa và tự loại mình ra khỏi dịng chảy thời gian. Ta gọi đây là lối sống phi thời.
Duy thời và phi thời đều là những lối sống chưa hoàn mỹ với tinh thần triết học.
Thật vậy, với những phân tích về cơ cấu thời gian ở trên, đặc biệt với cơ cấu thời gian của
Trung Hoa, triết lý thời gian mời gọi một lối sống hồ mình cùng thời gian và vũ trụ vạn
vật, không quá ưu tư lo lắng những cũng không lãnh đạm dửng dưng. Chúng ta được mời
gọi cần có thái độ tiêu dao du như Lão Tử và Trang Tử: sống thuận thiên thời, tiêu dao tự
do và vô vi. Lối sống như thế được gọi là hoà thời. “Hồ thời sẽ trở nên nịng cốt để hướng

dẫn cuộc sống con người”18.
Tác phẩm Luận Ngữ và chữ Thời
Lời mời gọi trở lại với triết lý thời gian của Đông Phương nói chung và của Trung
Hoa nói riêng, bằng nỗ lực và phạm vi của một bài tiểu luận, ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập
đến triết lý thời gian được rút ra từ tác phẩm Luận Ngữ. Chúng ta biết rằng, Luận Ngữ chỉ
là một tác phẩm trong Tứ Thư, bên cạnh nó cịn rất nhiều tác phẩm có giá trị khác như:
năm cuốn trong Ngũ Kinh, Đạo Đức Kinh của Lão Tử hay Nam Hoa Kinh của Trang Tử.
Vì thế, chắc chắn những gì được đưa ra ở tiểu luận này khơng phải là tồn bộ triết lý về
thời gian của Trung Hoa. Tuy nhiên, vì là một tác phẩm quan trọng và có giá trị cao, nên
Luận Ngữ hồn tồn có thể truyền đạt những nét chính yếu về triết lý thời gian của người
Trung Hoa xưa. Và bởi vì Khổng Tử được mệnh danh là thánh nhân chi thời, nên việc chọn
tác phẩm Luận Ngữ để luận bàn lại là điều hợp lý hơn cả. Lẽ dĩ nhiên, trong khả năng của
tiểu luận, chúng ta cũng sẽ liên hệ đến một số tác phẩm lớn để có thêm xác tín và thấy
được nét đặc thù trong triết lý thời gian mà các vĩ nhân xưa đã thực hành.
Phương pháp tiểu luận sử dụng là đi từ việc khảo cứu các chữ Thời ( 時) xuất hiện
trong sách Luận Ngữ, chúng ta sẽ đúc rút và đưa ra các chủ đề lớn để bàn luận. Với
phương pháp này, chúng ta sẽ có được một cái nhìn vừa bao quát lại vừa cụ thể về toàn bộ
18 X. KIM ĐỊNH, Chữ Thời, NXB. Hội Nhà Văn, 2017, tr. 67.

14


triết lý thời gian trong tác phẩm. Đồng thời với việc tổng hợp sau phân tích như thế, chúng
ta cũng tránh được quan điểm chủ quan, để tôn trọng và trình bày đúng ý hướng của tác
giả.

15


CHƯƠNG 2. KHẢO LUẬN CHỮ THỜI TRONG SÁCH LUẬN NGỮ

Chữ thời (時) xuất hiện 11 lần, ở 9 đoạn, sách Luận Ngữ. Tuy tần suất xuất hiện như
vậy là không nhiều, nhưng chữ Thời đã được tác giả sử dụng với những ngữ nghĩa thật sự
linh hoạt và đầy đủ. Ta có thể phân chia 11 chữ Thời thành ba nhóm nghĩa: mùa vụ, thời
điểm và thời cơ.

2.1.

Mùa vụ

Từ cơ cấu thời gian đã trình bày ở trên, hợp với nền văn minh chủ yếu mang tính
chất nơng nghiệp của Trung Hoa cổ đại, cách dùng độc đáo và nổi trội nhất của chữ thời
gặp được dễ dàng trong các tác phẩm đó là mùa: “chúng giữ nhịp các mối tương tác có lợi,
cho phép đổi mới sự sinh trưởng của thực vật và qua đó tu bổ lại sức sống” 19. Chữ Thời
trong Học Nhi 520, Hương Đảng 8, Dương Hố 18 và Vệ Linh Cơng 11 diễn tả nghĩa này.
Thời vụ (時時)
Hương Đảng là chương thứ 10 trong sách Luận Ngữ, kể về những nếp sống thường
ngày của đức Khổng Tử ở ngôi thứ 3. Trong đoạn 8, trình bày về các thức ăn và cách ngài
dùng bữa, có nói rằng: “bất thì bất thực”21, nghĩa là “những gì trái mùa, khơng ăn” 22. Như
vậy, trước tiên mùa ở đây được hiểu là thời thời vụ, tức là khoảng thời gian xác định phù
hợp với một loại cây để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Hợp thời vụ là đúng lúc, đang
mùa, trúng mùa. Vì thế, thời vụ cũng ám chỉ thời điểm thu hoạch của nông sản hay cây trái
trong một năm. Tuỳ vào từng chủng loại mà mỗi giống cây khác nhau có mùa khác nhau,
và cũng có thể có hơn một mùa trong một năm.
Bất thì bất thực muốn nói rằng, những hoa quả hay thực phẩm thu hoạch khơng
đúng mùa thì Khổng Tử khơng dùng đến. Quan điểm này của ơng khá khó hiểu trong thời
đại của chúng ta. Bởi lẽ, với sự phát triển của khoa học hiện nay, việc có được những sản
phẩm trái mùa khơng những chẳng khó khăn gì, mà chất lượng sản phẩm cũng không thua
kém so với sản phẩm đúng mùa. Tuy nhiên, quan điểm của người Trung Hoa cổ đại thì
khơng phải thế. Thật vậy, sự thích nghi với mùa là nguyên lý tối thượng mà người xưa thực
hành. Do đó, họ tin tưởng rằng, việc cầy cấy trái thời vụ là vơ ích, thậm chí là thảm hoạ,

19 FRANCOIS JULLIEN, Bàn về chữ Thời, NXB. Lao Động, tr. 52.
20 Các trích dẫn trong Luận Ngữ được viết ngắn gọn gồm tên chương, số câu.
21 Dg. Đồn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hố, 2013, Hương Đảng 8, tr. 152.
22 LÝ MINH TUẤN, Tứ thư bình giải, NXB. Tôn Giáo, 2010, tr.239.

16


còn phù hợp với mùa vụ đủ đảm bảo cho sự thịnh vượng, lại khơng cần phải phí sức nhiều.
Chính vì thế, khái niệm về mùa vụ được các nhà tư tưởng Trung Hoa phát triển cả về mặt
nghi lễ tơn giáo và chính trị. Ví như vua Võ Vương và Châu công, mỗi khi sửa sang đền
thờ tổ tiên và dâng cúng, đều phải dâng lên những thức ăn theo mùa “tiến kỳ thời thực”23.
Lại như lời mà Mạnh Tử khuyên vua Vương Hệ về chính sách trị dân rằng: bất vi nông
thời - “chẳng nên làm trái nghịch thời vụ của kẻ làm ruộng, đừng bắt họ làm xâu trong mùa
cầy cấy”24. Có như vậy dân mới dành thời gian chuyên tâm canh tác, lúa thóc ăn chẳng hết,
“trong nhà tám miệng ăn chẳng đến nỗi đói khổ”25.
Nắm bắt như vậy, ta trở lại chữ thời trong chương đầu tiên của Luận Ngữ. Đoạn 5
của sách Học Nhi, cũng bàn về chính sách chính trị, nhưng dành cho bậc quốc trưởng cai
trị một nước chư hầu. Điều cuối cùng trong năm điều, Khổng Tử khuyên rằng: Sử dân dĩ
thời “sai khiến dân chúng phải tuỳ thời” 26. Rõ ràng, chữ thời trong câu này không đơn
thuần mang nghĩa thời điểm, mà chính là nghĩa thời vụ, tức “nơng thời”, “thời thực”. Vì
thế, mặc dù “dĩ thời” dịch sát là theo lúc hay tuỳ lúc, nhưng ta phải hiểu chữ Thời trong
câu này thuộc nghĩa thời vụ trong nhóm nghĩa mùa vụ của chữ Thời.
Tứ thời (時時)
Bên cạnh ý nghĩa thời vụ của cây trái, chữ Thời còn diễn tả “thời vụ” của đất trời,
đó chính là tứ thời: xn, hạ, thu, đơng. Chữ thời trong Dương Hố đoạn 18 nói về nghĩa
này: “Tứ thời hành yên, bá vật sinh yên.”27 Ta biết Dương Hoá (chương thứ 17) là một
trong những chương về cuối, chữ Thời ở đây cũng là chữ Thời cuối cùng mà sách Luận
Ngữ nhắc đến. Vì vậy, có lẽ đức Khổng Tử nói câu trên vào giai đoạn cuối đời, sau khi
ngài đã tru du nhiều nước, giáo hoá cho nhiều vua chúa và dạy dỗ cho nhiều đệ tử. Giờ

đây, cho rằng mình đã nói đủ rồi, ngài khơng muốn nói nữa: dư dục vô ngôn. Khổng Tử im
lặng là thuận theo quy luật tự nhiên: đến lúc để cho những lời ngài đã giảng dạy trước kia

23 Dg. Đồn Trung Cịn, Đại Học – Trung Dung, NXB. Thuận Hoá, 2013, Trung Dung 19, tr. 66.
24 Dg. Đồn Trung Cịn, Mạnh Tử (Tập thượng), NXB. Thuận Hố, 2013, tr. 13.
25 Dg. Đồn Trung Cịn, Mạnh Tử (Tập thượng), NXB. Thuận Hoá, 2013, tr. 37.
26 LÝ MINH TUẤN, Tứ thư bình giải, NXB. Tơn Giáo, 2010, tr. 16.
27 Dg. Đồn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hoá, 2013, Dương Hoá 18, tr. 278.

17


tự sinh ích trong lịng người nghe. Giống như “bốn mùa vận hành, trăm vật sinh sôi” 28, mà
trời đất chẳng nói một lời.
Thực ra thời vụ chỉ là một bộ phận nhỏ của tứ thời. Đặc tính sinh-diệt, kết trái-tàn
lụi; hay luân chuyển theo năm của thời vụ đều phụ thuộc trực tiếp vào tứ thời. Thật vậy, có
thể nó ý niệm về thời trong tứ thời của Trung Hoa là một khái niệm vô cùng sinh động và
biến ảo. Dẫu cho bốn mùa cụ thể như cách chúng ta vẫn gọi là xn-hạ-thu-đơng, nhưng
“mỗi mùa lại có một yếu tố ưu tiên mà lối đối nhau của Trung Hoa ưa đặt vào sự tương
phản: mưa (mùa xuân), nắng (mùa hè), gió (mùa thu) và tuyết (mùa đơng)” 29. Hoặc mỗi
mùa đều có những việc làm của nó khơng thể bỏ đi hay làm khác được: cày bừa ở mùa
xuân, làm cỏ ở mùa hè, gặt hái ở mùa thu và bảo quản vào mùa đông. Tựu chung, mỗi mùa
thích ứng với một kiểu hoạt động nhất định, mỗi mùa đưa vào một lối sống riêng. Bởi thế,
khi bốn mùa nối tiếp, chúng không ngừng biến đổi và cũng khơng ngừng trở lại với chính
nó.
Đây chính là cách mà bốn mùa chuyển động (tứ thì hành): vừa cử động tịnh tiến lại
xoay chuyển vịng trịn. Chính trong ý nghĩa này, ta hiểu được tâm tư của Khổng Tử, ông
muốn hồ mình cùng quy luật bốn mùa của đất trời. Lúc ơng chưa sinh ra, lời của ơng chưa
có, đến khi về già ơng cũng khơng cịn muốn nói nữa. Có lẽ Khổng Tử báo trước sự ra đi
của mình – có thời ơng khơng cịn hiện hữu trong trời đất nữa, mặc dù vậy, nhưng những

lời ơng đã nói và gương sáng ông đã làm sẽ luôn vận hành cùng đất trời mà sinh hoa trái
trong lòng người. Đúng như tác giả sách Trung Dung đã nói về đức Khổng Tử: “Ngài tuỳ
theo thời tiết mà ăn ở…tuần tự như bốn mùa, luân phiên nhau mà vận hành, sáng suốt như
mặt trời và mặt trăng, kế tiếp nhau mà sai sáng khắp nơi”30.
Lịch pháp (時時)
Như đã khám phá ở trên, khái niệm về mùa của chữ thời được phát triển trong hầu
hết các lĩnh vực của đời sống con người: từ nông nghiệp, ẩm thực; đến tôn giáo, lễ
tiết....Lịch pháp trong chính trị cũng khơng nằm ngồi danh sách này. Khi ông Nhan Uyên
hỏi về phép trị nước, đức Khổng Tử đáp rằng: “Bậc Thiên Tử cai trị thiên hạ nên theo lịch
của nhà Hạ”-“Hành Hạ chi thì” 31. Cần thêm rằng, lịch đứng đầu danh sách bốn điều mà
28 LÝ MINH TUẤN, sđd., tr. 437.
29 FRANCOIS JULLIEN, Bàn về chữ Thời, NXB. Lao Động, tr. 52.
30 Dg. Đoàn Trung Cịn, Đại Học – Trung Dung, NXB. Thuận Hố, 2013, Trung Dung 30, tr. 91.
31 Dg. Đồn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hố, 2013, Vệ Linh Cơng 11, tr. 245.

18


Khổng Tử trả lời cho Nhan Uyên: lịch, xe, mũ, nhạc. Điều đó cho thấy lịch pháp bao hàm
một nền chính trị quan trọng vào bậc nhất. Thực vậy, người xưa tin rằng việc trị lịch là vấn
đề có liên hệ với vận mạng con người, tới sự thịnh vượng của một quốc gia. Kinh Thi đã
ghi lại mối bận tâm của vua Nghiêu trong lĩnh vực này, ông sai hai anh em Hi Hoà sửa lịch
cho ăn khớp với tinh, sao, nhật, nguyệt, đồng thời thiết lập ra tháng nhuận để cho năm đi
sát với bốn mùa: “Mệnh Hi Hồ trị lịch tượng, trí nhuận pháp định tứ thời. (Nghiêu Điển
tiết 8)”32. Có lẽ vì vậy mà Nhà Hà (2205TCN), kế cận với vua Thuấn (2255TCN) và vua
Nghiêu (2256TCN), còn giữa được tinh thần truyền thống ở Kinh Thư như vậy.
Thực ra, khác biệt lớn nhất về lịch pháp của các nước là ở thời điểm khởi đầu năm
mới. Nhà Hạ (2205TCN -1766TCN) của vua Đại Vũ lấy thời gian khởi đầu năm vào tháng Dần
(tháng Giêng Âm lịch). Tháng Dần dành cho đời sống con người (Nhân sinh ư dần). Nhà
Ân hay còn gọi là nhà Thương (1766TCN -1122TCN) của vua Thành Thang liền sau nhà Ân,

khởi đầu năm vào tháng Sửu (tháng Chạp âm lịch). Nhà Chu (1121 TCN -221TCN) của vua
Văn Vương, Vũ Vương, thời mà Khổng Tử đang sống, khởi đầu năm vào tháng Tý (tháng
Mười một âm lịch) 33.
Vì vậy, thi hành theo lịch nhà Hạ tức là khởi đầu mọi công việc trong một năm mùa
xuân, tức tháng Giêng, tinh thần con người sẽ phấn chấn, hăng hái; nông nghiệp sẽ thịnh
đạt, phát tài. Quẻ Thái trong Kinh Dịch ứng với tháng Giêng cho thấy đây là thời điểm
đem lại hanh thông thái hịa (cát hanh): “Thái là hanh thơng, nó là quẻ trời đất giao nhau,
cho nên là thái, quẻ tháng giêng đó”34. Về cấu tạo, quẻ Thái gồm quẻ khơn trên càn dưới,
diễn trời đất giao nhau mà dung hồ, mn vật sinh thành: “Ba hào Dương của quẻ khôn ở
trên mở ra vận hội tốt đẹp cho năm mới (Tam dương khai thái) vào khoảng tiết Lập xuân,
sau khi trời đất vừa trải qua một mùa đông rét mướt, khô cằn.” 35. Tựu chung, Khổng Tử
chọn lịch nhà Hạ vì có thời điểm đầu năm vào tháng Giêng rất thuận lợi.

2.2.

Thời điểm

Để chuyển tiếp đến một nghĩa quan trọng khác của chữ Thời là thời cơ, ta phải
ngược trở lại với một nghĩa phổ rộng hơn của nó là thời điểm. Thật vậy, thời điểm là nghĩa
tổng quát nhất của chữ thời, nó cũng được dùng nhiều nhất trong sinh hoạt hằng ngày. Thời
32 KIM ĐỊNH, Chữ Thời, NXB. Hội Nhà Văn, 2017, tr. 309.
33 X. LÝ MINH TUẤN, Tứ thư bình giải, NXB. Tơn Giáo, 2010, tr. 384.
34 Dg. Ngô Tất Tố, Kinh Dịch, NXB. Văn Học, 2014, tr. 224.
35 LÝ MINH TUẤN, sđd., tr. 385.

19


điểm đơn giản chỉ về thời gian cách chung chung. Tiếng Việt dùng từ “lúc”, khi kết hợp
với một số từ ta có thể chỉ một mốc hay một khoảng thời gian, ở mọi thời điểm từ quá khứ

đến tương lai: lúc ấy, lúc này, lúc sáng, lúc chiều, một lúc, lúc nữa…Chữ Thời trong đoạn
Học Nhi 1 và Quý Thị 7 diễn tả nghĩa này.
Thời kỳ (時時)
Chữ thời trong Quý Thị 7 diễn tả rõ nhất nghĩa thời điểm của chữ thời. Trong đoạn
này, Khổng Tử khuyên ba điều phàm là người quân tử thì phải tránh. Ba điều ấy tương ứng
với ba thời kỳ-giai đoạn phát triển của con người: thiếu ( 時- trẻ tuổi), tráng (時- người đến
tuổi 30) và lão (時-người già). Ở thời kỳ đầu tiên, Khổng tử khuyên rằng: “Thiếu chi thời,
huyết khí vị định, giới chi tại sắc” – nghĩa là: “Trong lúc đầu xanh tuổi trẻ, khí huyết
đương bồng bột, chưa yên định, nên phòng ngừa việc nữ sắc” 36. Như vậy, chữ thời trong
câu này chỉ thời điểm kéo dài của một khoảng thời gian - tuổi trẻ. Thời điểm kéo dài thành
khoảng thời gian như vậy chính là một giai đoạn hay một thời kỳ. Nói cách khác, thời kỳ là
một tập hợp những thời điểm chứa trong nó được giới hạn bởi hai thời điểm đầu cuối, như
đoạn thẳng được cấu tạo bởi các điểm ở giữa hai đầu mút vậy. Như thế, “thiếu chi thì” chỉ
thời tuổi trẻ, tính từ lúc sinh ra cho đến tuổi 30. Trong những thời điểm này, cần tránh việc
đam mê sắc dục. Khí huyết chưa định, khơng những có ý nói về việc chưa hồn chỉnh về
thể lý, mà cịn nhắc nhở rằng tuổi trẻ với tinh thần chưa vững vàng, dễ lao vào sắc dục. Vì
thế, sắc dục sẽ nguy hại cho sức khỏe thể chất, khiến tinh thần mờ tối, và ý chí suy nhược.
Đối với hai thời kỳ tráng và lão, tác giả dùng đại từ kỳ (時) thay thế cho chữ Thời
với ngữ nghĩa và hiệu quả tương đương: “Cập kỳ tráng giã”, Cập kỳ lão giã”. Vì thế, vẫn
theo văn mạnh ở trên Khổng Tử khuyên người quân tử cũng cần tránh các việc trong độ
tuổi tương ứng. Tuổi tráng niên, khí huyết đầy đủ mạnh mẽ rồi lại phải tránh việc tranh
đấu. Đến tuổi lão niên, khí huyết suy giảm, nên phịng ngừa việc ky cóp.
Thường nhật (時時)
Chữ Thời tiếp theo trong nhóm này nằm ngay trong câu đầu tiên sách Luận Ngữ,
Không Tử viết “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” nghĩa là “kẻ học đạo lý mà thường
ngày hay luyện tập cho tinh thơng, nhuấn nhã, há khơng thấy đó làm vui sao” 37. Như vậy,
chữ Thời trong câu này có nghĩa là thường nhật. Thường nhật chỉ một chu kỳ thời gian
chứa đựng bên trong những thời điểm xảy ra cách thường xuyên và đều đặn. Ở đây, Khổng
36 Dg. Đoàn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hố, 2013, Q Thị 7, 1, tr. 263.
37 Dg. Đồn Trung Cịn, sđd., Học Nhi 1, tr. 5.


20


Tử vừa chia sẻ kinh nghiệm về học tập của mình, đồng thời ơng cũng muốn khun dạy
các đệ tử biết sử dụng thời gian cho việc rèn luyện tri thức.
Người học, hay chính việc học ngắn bó với việc tập bằng chữ thời cho thấy hai
quan hệ chặt chẽ giữa học với tập, và giữa học tập với thời gian. Thật thế, quan hệ thứ nhất
cho thấy, học phải đi đôi với tập xét về thời điểm. Nghĩa là người học cần viết ơn tập lại, và
chính lúc ơn tập lại lại là một lần học mới. Quan hệ tương hỗ này khiến cho việc học
không thể thiếu việc ôn tập. Mặt khác quan hệ thứ hai chỉ ra rằng, học tập không chỉ là
chuyện ngày một ngày hai, sự tương hỗ lồng xoáy vào nhau của học-tập phải được diễn ra
trên suốt chiều dài của vĩ tuyến thời gian. Vì vậy, học tập là việc làm địi hỏi sự chăm chỉ,
kiên trì, nhẫn nại và bền bỉ. Chính trong ý nghĩa này mà ta thấy được chữ Thời ở trên với
nghĩa thường nhật. Hiểu được điều này, kẻ học đạo mới thấy việc học-thời-tập làm vui thú
và khoan khối trong lịng. Như Khổng Tử từng nói: “Tri chi giả, bất như hiếu chi giả;
hiếu chi giả, bất như lạc chi giả - Biết đạo chẳng bằng ưa đạo; ưa đạo chẳng bằng vui với
đạo.”38

2.3.

Thời cơ

Sau khi đã lược qua hai nhóm nghĩa của chữ Thời là mùa và thời điểm, chúng ta
đến với nhóm nghĩa đặc biệt và quan trọng của chữ Thời, đó là thời cơ.

Về cơ bản, có

thể định nghĩa thời cơ là một thời điểm thuận lợi có tính cơ hội, nó đến trong một thời gian
ngắn. Thời cơ chứa đựng những điều kiện để giúp ta thực hiện một ý định có sẵn đang ấp ủ

nào đó, hoặc giúp chúng ta phát hiện ra những tiềm năng cho một hành động thành cơng
chớp nhống, tức thời. Đến đây, ta phát hiện ra có mối tương quan giữa chủ thể thời gian
với các thời điểm cơ hội ấy: tuỳ vào thái độ, sự chủ động, sự chuẩn bị của ta mà ta có thể
tạo ra thời cơ, hay nắm bắt được thời cơ không. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các chữ thời
diễn tả nghĩa này trong các đoạn: Hương Đảng 17 (2 lần), Hiến Vấn 14, và Dương Hoá 1
(2 lần).
Tạo ra thời cơ
Chữ Thời đầu tiên trong đoạn đầu của chương Dương Hoá diễn tả sự chuyển tiếp
đơn giản nhất từ thời điểm sang thời cơ: “Khổng Tử thì kỳ vơ giả” – “Khổng Tử chờ lúc
người khơng có nhà”39. Đoạn này, nói về vụ việc Khổng Tử phải đáp lễ Dương Hố, nhưng
vì khơng muốn gặp Dương Hố, Khổng Tử chờ lúc ơng ta khơng có nhà mà đến. Ở đây, ta
38 Dg. Đồn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hố, 2013, Ung Dã 18, tr. 93.
39 Dg. Đồn Trung Cịn, Sđd., Dương Hoá 1, tr. 269.

21


thấy thời cơ được phát xuất từ sự chọn lựa giữa các thời điểm. Cụ thể, Khổng Tự chọn thời
điểm Dương Hố khơng có nhà, thay vì lúc ơng ta có nhà. Như vậy, tính chất thơ sơ nhất
của thời cơ đó là nó có thể được chúng ta tạo ra. Bằng cách lên kế hoạch công việc, tức lựa
chọn, sắp xếp những việc làm cụ thể vào một thời điểm xác định, mỗi chúng ta hy vọng
rằng đây là thời điểm tốt nhất để làm việc này. Và bước đầu theo chủ quan đó, chúng ta tạo
ra những thời cơ. Dẫu cho thời cơ đó có thể chưa phải một thời cơ thực thụ, như trường
hợp của Khổng Tử ở đây: đi được nửa đường, ngài lại gặp Dương Hoá.
Cũng là tạo ra thời cơ từ những thời điểm, Hiến Vấn 14 thuật lại việc Công Minh
Giả kể về thầy mình là Cơng Thúc Văn Tử cho Khổng Tử nghe. Giả nói: “Phu tử thời,
nhiên hậu ngơn; nhân bất yếm kì ngơn” – nghĩa là “Thầy tơi phải lúc thì mới nói, nên
người ta nghe chẳng chán” 40. Thoạt tiên, chúng ta nhận thấy ngay chữ Thời trong câu trên
nằm trong nhóm nghĩa thời điểm. Tuy nhiên, nếu chỉ là thời điểm, thì nó chỉ diễn tả những
thời điểm mà ơng thầy nói mà thơi, như vậy là chưa hiểu đúng ý của tác giả. Nhân đây, ta

cũng rút ra rằng, vì thời cơ là những thời điểm đặc biệt nên khi diễn đạt bằng Tiếng Việt, sẽ
có thêm các từ khác kèm với từ lúc để chỉ nghĩa thời cơ của chữ Thời. Ở đây, ta thấy dịch
giả đã khéo léo diễn đạt chữ Thời với nghĩa thời cơ khi kèm thêm từ “phải”. “Phải lúc mới
nói” tức khơng phải lúc nào cũng nói, hay khơng phải cứ nói là phải. “Phải lúc mới nói”
nghĩa là lúc cần, lúc có dịp, lúc thuận tiện mới nói. Cho nên chưa cần xét đến nội dung của
lời nói, phải lúc đã chiếm được ưu thế rất lớn khi nói, vì thế người nghe khơng chán là vậy.
Qua câu nói trên của Giả, ơng khen thầy mình là kẻ biết thời cơ. Đến đây, ta càng xác tín
tính chất đầu tiên của thời cơ, đó là nó được tạo ra từ việc chọn lựa các thời điểm.
Nắm bắt thời cơ
Đi sâu hơn vào ý nghĩa của thời cơ, nơi mà chúng ta nắm ít phần chủ động hơn
trong việc tạo ra chúng, đó là hai chữ Thời trong Hương Đảng 17: “Sơn lương thơ trĩ thời
tai, thời tai” – “Con trĩ mái trên sống núi, hiểu thời cơ thay, hiểu thời cơ thay” 41. Đoạn này
tường thuật lại việc ông Tử Lộ định vồ bắt con chim trĩ, nhưng con chim thấy người có sắc
khí dữ tợn thì bay đi, lúc đậu xuống chỗ nào cũng liệng tròn vài vòng xem xét kỹ rồi mới
đậu. Vì thế, Khổng Tử khen con chim trĩ hiểu thời cơ. Con chim trĩ ở đây đại diện cho chủ
thể phải tính tốn thời điểm thời cơ xuất hiện để nắm bắt. Thời cơ khơng cịn được tạo ra
nữa, nhưng phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Như trong trường hợp này, con chim trĩ
40 Dg. Đồn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hố, 2013, Hiến Vấn 14, tr. 21.
41 LÝ MINH TUẤN, Tứ thư bình giải, NXB. Tơn Giáo, 2010, tr.247.

22


đã phải xem xét địa hình chỗ đậu hay lối thốt; phải tính đến cả hành vi, thậm chí cả sắc
thái của những người xung quanh.
Đoạn 17 là đoạn cuối cùng trong chương Hương Đảng, vì thế, Khổng Tử tuy khen
con chim mà có ý khuyên đời. Như ở gần nhà quyền thế, thấy người ta muốn hại mình, thì
nên lánh đi trước. Cịn thấy người ta trọng mộ mình, thì mình nên đến với họ. Như vậy là
biết thời cơ. Con chim cịn biết vậy, người lại khơng bằng chim sao!. Có lẽ, đây cũng là
tâm tư rút từ kinh nhiệm của bản thân Khổng Tử. Trở lại đoạn Dương Hoá 1, chữ Thời thứ

hai trong đoạn này minh chứng điều ta phỏng đoán ở trên. Khi gặp Khổng Tử ở giữa
đường, Dương Hố có ý trách ngài rằng: “Háo tùng sự, nhi cức thất thì, khả vị trí hồ?” –
Nghĩa là: “Thích theo việc quan mà cứ để mất cơ hội, có thể gọi là bậc trí chăng?” 42. Lời
trách cứ khá nặng nề này của Dương Hoá cũng là kiểu nói khích để thuyết phục Khổng Tử
về hợp tác với mình. Ơng nói Khổng Tử là người khơng biết thời cơ, để rồi phê bình cả cái
trí của ngài, trách ngài là kẻ nhu nhược, không cầu tiến. Thực ra, Dương Hoá là “gia thần
của quan đại phu họ Q, nhưng chun quyền cai trị, có lúc ơng nhốt ơng Q Hồn Tử
vào ngục mà tự chun quốc chính”43. Khổng Tử biết Dương Hố là kẻ gian, chẳng những
không muốn ra làm quan dưới trướng ông ta, mà ngay cả gặp mặt cũng tìm thời cơ để
tránh.
Vì vậy, hiểu được cái biết thời cơ của con chim trĩ kia, ta mới hiểu được hành động
của Khổng Tử trong đoạn Dương Hố 1 này. Khổng Tử khơng phải khơng biết thời như
Dương Hố nhận xét, trái lại, chính việc bỏ qua cái được coi là thời cơ kia, ấy lại là cách
ngài cho thấy bản thân đã sống triết lý chữ Thời tinh vi dường nào.
Như vậy, cho đến đây, tiểu luận đã trình bày được các ngữ nghĩa của chữ Thời, tuỳ
theo các cách dùng có trong sách Luận Ngữ. Tiếp đến, tiểu luận sẽ ứng dụng các cách hiểu
chữ Thời này vào trong nhiều kinh điển khác như Kinh Dịch, Mạnh Tử, Trung Dung…hầu
có được một cái nhìn bao quát nhất trong việc trình bày triết lý sống chữ Thời của người
xưa. Chúng ta cùng chuyển tiếp đến chương sau đây: Sống triết lý chữ Thời.

42LÝ MINH TUẤN, Tứ thư bình giải, NXB. Tơn Giáo, 2010, tr. 422.
43 Dg. Đồn Trung Cịn, Luận Ngữ, NXB. Thuận Hoá, 2013, Dương Hoá 1, tr. 269.

23


CHƯƠNG 3. SỐNG TRIẾT LÝ CHỮ THỜI
Sau khi đã tìm hiểu sơ khởi về triết học thời gian nói chung và khảo cứu chữ Thời
trong sách Luận Ngữ, đến đây chúng ta cùng bàn luận về việc áp dụng triết lý chữ Thời
trong đời sống. Ba phần trong chương này cũng chính là ba giai đoạn thấm nhập triết lý

chữ Thời mà mỗi người cần vượt qua theo mẫu gương của người quân tử, bậc thánh nhân.
Khởi đi từ việc nhận biết về thời gian, chúng ta mới có thể hồ mình với thời gian, hầu
biến dịch cùng thời gian để trở nên tầm mức thông đạt vạn vật, hiểu được mệnh trời.

3.1.

Nhận biết về Thời

Nguyên lý Âm Dương
Toàn bộ những gì viết ở trên, khơng có mục đích gì khác là khẳng định về sự tồn tại
hữu thể thời gian, cũng như về sự khả hữu có một triết lý về thời gian. Thật thế, vơ tri thì
bất mộ, nhận biết về thời gian là bước quan trọng đầu tiên để giúp chúng ta có thể yêu mến
và sống triết lý này trong đời sống mình. Sự khảo sát chữ Thời ở trên cũng minh chứng cho
tầm quan trọng của triết lý chữ Thời mà Khổng Tử đã muốn chỉ cho các học trị của mình.
Qua gương sống và lời dạy, ơng muốn các học trị khơng những phải nhận ra, nhưng còn
phải hiểu biết về thời gian. Nhận ra tức là truy về sự tồn tại của thời gian, còn hiểu biết là
truy về về triết lý sống của nó.
Lịch sử triết học Tây Phương cho thấy nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề tồn tại hữu
thể thời gian hay khơng. Có lẽ phải đến Heidegger (1889-1973), với tác phẩm Hữu thể và
thời gian (1927), thì thời gian mới lấy lại được vị thế quan trọng của mình. Phản đối lại
chủ trương duy tâm của Hegel, Heidegger khẳng định “thời gian mới thực là ông chủ của ý
niệm, thậm chí là siêu ý niệm, vì thời gian mới là ông chủ tuyệt đối” 44. Tuy nhiên, quan
điểm về thời gian của Trung Hoa đã rõ ràng ngay từ đầu, nó phát xuất từ nguyên lý Âm
Dương: “Quan niệm về Âm Dương vốn đã có từ thời cổ đại, trước Khổng Tử ngót ngàn
năm…Khơng gian là sự đối lập của Âm và Dương. Còn thời gian là sự kế tiếp của Âm và
Dương”45.
Có lẽ tư duy của người Phương Đơng trước hết vì sự tồn tại của đời sống thường
ngày. Đứng trước uy lực lớn lao của thiên nhiên, họ phải quan sát vạn vật trong sự vận
động của khơng gian và thời gian để tìm ra những giá trị tương ứng với điều kiện sống.
44 NGUYỄN QUỐC LÂM, Metaphysique Dẫn vào siêu hình học, lhnb., tr. 209.

45 HOÀNG TUẤN, Kinh Dịch và Hệ Nhị Phân, NXB. Văn Hố Thơng Tin, 2012, tr. 247.

24


Qua việc tích luỹ, nhận thức và phân loại cơ sở dữ liệu, họ dựa vào “tượng” của vạn vật
đối lập nhau làm quy chuẩn so sánh và đáng giá. Các mặt đối lập nhau đó được quy vào hai
loại lớn là “âm” và “dương”. Sau cịn có thêm ngũ hành. Khi có được kết quả nhận thức
thế giới theo hai học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành, người Phương Đơng xưa lại sử dụng
nó làm cơng cụ nhận thức và giải thích thế giới. Cái vĩ đại và huyền diệu của học thuyết
Âm Dương-Ngũ Hành ta có thể học suốt đời không hết. Tuy ta không hiểu được về nó là
bao, nhưng nó bám chặt lấy cuộc đời ta từ sinh đến diệt, từ vui đến buồn không khi nào rời
ta gang tấc.46
Vì gần gũi nên quan niệm Âm Dương thoạt nhìn có vẻ giản dị, nhưng càng suy
khảo ta càng thấy nó khúc mắc và khó khăn. Thật thế, có thể hiểu Âm Dương dưới nhiều
khía cạch mà một trong số đó là: “Âm Dương khơng phải là hai thực thể riêng rẽ đối lập,
mà chỉ là hai chiều hai mặt của một Thực thể duy nhất” 47. Thật vậy, Âm Dương là một khái
niệm động, không phải khái niệm tĩnh. Nó là hai mặt của một cái gì đó biến động, tiến hố.
Âm Dương là ngun lý tồn tại của vạn vật. Chính vì thế, Trung Hoa quan niệm rằng
không phải các vật thể hướng vào vận động để phát sinh tự nhiên, mà là “từ các nhân tố
tương liên được cấu tạo thành các cực: các năng lượng âm và dương, ở đó sinh ra một tác
động qua lại vô tận”48. Thật vậy, thái cực âm dương tượng trưng cho hai bến bờ mà mọi sự
chuyển động đều hướng về: trong khi cái này sinh trưởng thì cái kia suy giảm, sự luân
phiên qua lại này được điều tiết nhịp nhàng và hài hồ. Vì thế, khi tư duy về chuyển biến
khơng ngừng của tiến trình ấy, Trung Hoa không nghĩ đến thời gian đơn tuyến mà nghĩ về
quá trình. Như vậy, nhận biết thời gian cũng đồng nghĩa với việc phát hiện và hiểu được
quá trình về thực tại đang diễn ra trong thời gian. Nói đến đây, ta khơng thể khơng nhắc
đến một nguồn tri thức trợ giúp đắc lực đã trở thành kinh thành đạo, đó là Kinh Dịch.
Đạo của Kinh Dịch
Đặt nền tảng trên nguyên lý âm dương, “64 quẻ dịch là sự tổng kết mô thức sống

của người xưa, khi chúng ta bói quẻ thì niềm tin của chúng ta đã thơng với mơ thức sống
ấy, cho nên có thể đạt được sự tương thơng kim cổ” 49. Tựa của Trình Di trong tác phẩm
46 X. LÊ VĂN SỬU, Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, NXB. Văn Hố-Thơng Tin, 1998, tr. 3-4.
47 Ebook: NGUYỄN VĂN THỌ, HUYỀN LINH YẾN LÊ , Dịch Kinh Đại Toàn, Tập I-Dịch Kinh Yếu Chỉ, VII-3,
xem tại: nhantu.net/DichHoc/DICHKINHYEUCHI/DKYC703.htm, 10/2/2019.
48 FRANCOIS JULLIEN, Bàn về chữ Thời, NXB. Lao Động, 2013, tr. 24.
49 LÃNH T. KIM-PHAN M. THANH, Thiên thời-Địa lợi-Nhân hoà, NXB. Hà Nội, 2007, tr. 326.

25


×