Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) và chỉ số chất lượng nước (wqi) trong phân vùng chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản ở đầm phá xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 9 trang )

1

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ CHỈ SỐ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC (WQI) TRONG PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐẦM PHÁ XÃ
PHÚ MỸ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trương Văn Đàn1, Lê Văn Dân1, Võ Thị Phương Anh2
TÓM TẮT
Ứng dụng GIS và WQI trong đánh giá chất lượng nước là một hướng đi mới. Nghiên cứu được tiến hành
ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc địa phận xã Phú Mỹ trong năm 2012. Đề tài sử dụng chỉ số chất
lượng nước của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ để làm căn cứ đánh giá, phân loại chất lượng nước phục vụ hoạt động
nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số chất lượng nước đầm phá xã Phú Mỹ có sự thay đổi lớn
theo thời gian và không gian với WQI mùa khô = 78,59; WQImùa mưa = 67,66; WQIgần bờ = 69,33; WQIxa bờ = 75,79.
Kết quả phân vùng chỉ ra rằng vào mùa khơ, 100% diện tích có chất lượng nước đạt loại II (loại tốt theo tiêu
chuẩn chất lượng nước theo Quỹ vệ sinh quốc gia Mỹ). Vào mùa mưa 33,38% diện tích (53,409ha) đạt loại II,
chủ yếu quanh các điểm PHUMY2,3,4,8 và khoảng 66,62% diện tích đạt loại III (loại trung bình), chủ yếu quanh
các điểm PHUMY1,5,6,9. Phân vùng chất lượng nước theo tháng cho thấy ở các tháng 6,7,8, tất cả diện tích mặt
nước đều đạt loại tốt, trong khi tháng 10 tỷ lệ loại tốt giảm xuống cịn 71,47% (28,53% đạt loại trung bình, rơi
vào khoảng 0 – 350m tính từ bờ). Tháng 11 loại tốt chiếm 59,375%, cịn lại thuộc nhóm trung bình. Tháng 12
tồn bộ diện tích đều chỉ đạt loại trung bình.
Từ khóa: Chỉ số chất lượng nước, WQI, GIS, phân vùng chất lượng nước, đầm phá xã Phú Mỹ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế là một thủy vực nước
lợ ven biển điển hình. Đây là hệ thống đầm phá lớn nhất Đơng Nam Á có chiều dài khoảng
70km, trải dài từ cửa sơng Ơ Lâu đến đầm Cầu Hai, diện tích khoảng 22.000 ha, bề ngang nơi
rộng nhất hơn 1km, nơi hẹp nhất khoảng 0,5km, độ sâu trung bình khoảng 1,5m. Mơi trường
nước lợ của đầm phá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bố và phát triển đa dạng của các
sinh vật thủy sinh, mang lại một nguồn lợi thủy sản đáng kể cho cộng đồng 300.000 cư dân
sinh sống ven bờ [4].
Những năm gần đây, diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ven đầm phá đã tăng


lên đáng kể, đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Diện tích ao ni tơm ven đầm phá đã
tăng không ngừng trong những năm qua - từ 2000 ha năm 2000 đến 3700 ha năm 2003 và đến
năm 2010 tăng lên 7000 ha [5].
Xã Phú Mỹ là một xã nằm ở phía Nam của đầm Sam Chuồn thuộc hệ thống đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai, diện tích 1147ha, trong đó diện tích mặt nước khá lớn, chiếm 15%
tổng diện tích của cả xã [9]. Đây là một thuận lợi để Phú Mỹ phát triển nghề nuôi trồng thủy
sản, nhất là hoạt động nuôi tôm thấp và cao triều.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều chương trình và dự án nghiên cứu về môi trường
vùng đầm phá như Dự án “Nghiên cứu phát triển bền vững vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên
Huế” (1998 - 2003) do Vùng Nord Pas de Calais (NPC) Pháp tài trợ [6] và Dự án “Quản lý
tổng hợp vùng ven bờ” (ICZM, 2001 - 2005) do Hà Lan tài trợ [2]. Những dự án này đã thu
thập được các dữ liệu về chất lượng nước, tình trạng ơ nhiễm và đa dạng sinh học của sông
Hương và hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, nhưng chưa có một nghiên cứu đầy đủ
nào về chất lượng nước đầm Sam Chuồn thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thùa Thiên
Huế. Vì vậy, các nhà quản lý rất khó để có thơng tin chính xác về chất lượng nước nhằm định
hướng phát triển nghề nuôi thủy sản trên thủy vực này. Bên cạnh đó, diễn biến dịch bệnh
bùng phát ở nhiều địa phương nuôi tôm ven đầm phá làm thiệt hại lớn cho người nuôi.
Nguyên nhân gây ra dịch bệnh là do thức ăn, con giống, quản lý…và một trong những nguyên
1
2

Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế


2
nhân lớn nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Nguồn nước ven phá đưa vào nuôi không
được thông tin cụ thể về chất lượng và tình trạng ơ nhiễm.
Ngoài ra, việc đánh giá và phân vùng chất lượng nước dựa vào WQI và GIS là một
hướng nghiên cứu mới, chưa được áp dụng nhiều vào khu vực đầm phá ven biển Việt Nam.

Trên Thế giới, một số quốc gia đã có các nghiên cứu về GIS và WQI để đánh giá chất lượng
nước và đã thu được những kết quả khả quan. Chẳng hạn, nghiên cứu sử dụng hệ thống thơng
tin địa lí GIS và chỉ số chất lượng nước trong đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ ăn
uống và tưới tiêu tại El Khairat (Enfidha, Tunisian Sahel) của nhóm tác giả Mouna Ketata Rokbani, Moncef Gueddari và Rachida Bouhlila thuộc Đại học Campus và Phịng thí nghiệm
Thủy lực và Môi trường Tunis năm 2011 [8]; Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước ngầm
bằng cách sử dụng chỉ số chất lượng nước và GIS tại Jada, miền đơng bắc Nigeria của nhóm
tác giả J.M. Ishaku, A.S. Ahmed và M.A Abubakar thuộc Cục Địa chất và Đại học Cơng
nghệ Yola, bang Adamawa, Nigeria năm 2012 [7]....
Chính vì những lý do trên, việc ứng dụng GIS và WQI để phân vùng chất lượng nước
ở đầm Sam Chuồn thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang là một hướng đi đúng, có ý nghĩa thực
tiễn để quản lý tốt mơi trường vùng đầm phá, làm cơ sở để đánh giá chất lượng nước một cách
tổng quát, làm nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước, đồng thời cung
cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan và nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành ở đầm phá xã Phú Mỹ trong
thời gian từ tháng 6/2012 - 02/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu và phân tích mẫu
 Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu ngoài thực địa
Nghiên cứu được thực hiện trong 2 mùa: mùa mưa (tháng 10, 11, 12) và mùa khô
(tháng 6, 7, 8) ở đầm Sam Chuồn thuộc xã Phú Mỹ. Các thông số môi trường cần phân tích:
Nhiệt độ, pH, DO, độ đục, tổng chất rắn, BOD5, NO3-, PO43-, Fecal Coliform.
Tần suất thu mẫu: Đề tài tiến hành nghiên cứu 3 tháng/mùa, 2 lần/tháng, 9 điểm/lần, 9
yếu tố/điểm.
Dụng cụ thu mẫu nước: Bathomet
Việc thu mẫu được tiến hành dựa trên bản đồ nền đầm phá xã Phú Mỹ qua 4 mặt cắt với
9 điểm khảo sát (khu vực gần bờ: PHUMY1,5,6,9; khu vực xa bờ: PHUMY 2,3,4,7,8). Điểm
thu mẫu được định vị toạ độ bằng hệ thống GPS với hệ tọa độ VN-2000, phép chiếu WQS
1984 UTM Zone 48N nhằm đảm bảo tính đại diện và lặp lại của các đợt khảo sát. Chi tiết vị

trí các điểm thu mẫu theo hình 2.1 và bảng 2.1:
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm thu mẫu

Hình 2.1. Bản đồ vị trí thu mẫu

Ký hiệu điểm

Kinh độ/Vĩ độ

PHUMY1

107o38’46”/16o29’51”

PHUMY2
PHUMY3
PHUMY4
PHUMY5
PHUMY6
PHUMY7
PHUMY8
PHUMY9

107o39’1”/16o29’42”
107o39’13”/16o29’50”
107o38’58”/16o29’58”
107o38’46”/16o30’5”
107o38’50”/16o30’18”
107o38’59”/16o30’12”
107o39’12”/16o30’6”
107o39’25”/16o29’58”



3
Sử dụng chức năng dẫn đường “go to XY” của GPS để đi đến điểm cần khảo sát. Tại
mỗi điểm tiến hành thu mẫu nước theo tầng. Mẫu nước sau khi đo các yếu tố tại hiện trường,
tiến hành cho vào lọ đựng mẫu 500mL để bảo quản mẫu theo bảng hướng dẫn dưới:
Bảng 2.2. Kỹ thuật bảo quản mẫu nước theo thơng số cần phân tích
TT

Thơng số

1

Tổng chất rắn

2

Nhu cầu Oxy sinh hóa

3

Fecal Coliform


hiệu

Loại hình chứa

Điều kiện bảo quản


Thời gian
tối đa

TS

Polyethylen

Lạnh 4 – 50C

48 giờ

BOD

Polyethylen

Lạnh 4 – 50C

24 giờ

FC

Polyethylen

Lạnh 3 – 50C

1 tuần

 Phân tích mẫu
Phương pháp phân tích mẫu tuân theo tiêu chuẩn của APHA [1]. Các mẫu phân tích
trong phịng thí nghiệm được tiến hành tại phịng thí nghiệm khoa Thủy sản, trường Đại học

Nơng Lâm Huế và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.3. Cách thức phân tích các thơng số chất lượng nước
STT Thơng số
Cách thức phân tích
Thiết bị
1
Nhiệt độ
Đo tại hiện trường
Máy Horiba - U52
2
pH
Đo tại hiện trường
Máy Horiba - U52
3
DO
Đo tại hiện trường
Máy Horiba - U52
4
Độ đục
Đo tại hiện trường
Máy Horiba - U52
5
Fecal Coliform
Phân tích trong PTN
Ống nghiệm, buồng ủ
6
BOD5
Phân tích trong PTN
Bình ủ, buồng ủ, máy đo DO
7

TS
Phân tích trong PTN
Cốc sứ, tủ sấy
8
NO3Đo tại hiện trường
Test NO3-, Sera, Đức
9
PO43Đo tại hiện trường
Test PO43-, Sera, Đức
Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số chất lượng nước của Quỹ vệ
sinh Quốc gia Mỹ NSF-WQI (The National Sanitation Foundation – Water Quality Index)
- Bước 1: Tiến hành nghiên cứu xác định giá trị 9 thông số môi trường nước
 Thông số vật lý: thay đổi nhiệt độ (∆T), độ đục, tổng chất rắn (TS).
 Thơng số hóa học: pH, BOD5, DO, NO3-, PO43-.
 Thông số vi sinh: Fecal Coliform (FC).
- Bước 2: Tính tốn chỉ số chất lượng nước dựa vào cơng thức tính WQI
n

WQI NSF   wi qi
i 1

Trong đó:

WQINSF: Chỉ số chất lượng nước
wi: Trọng số
qi: Chỉ số phụ
n=9
- Bước 3: Kết luận chất lượng nước dựa vào kết quả WQI trên cơ sở so sánh với bảng
màu (bảng 2.4).
Bảng 2.4. Phân loại chất lượng nước theo NSF – WQI

Loại
WQI
Đánh giá
Mục đích sử dụng nước
Excellent
Sử dụng cho tất cả các mục đích sử dụng nước
I
91 – 100
(Rất tốt)
mà không cần xử lý
Good
Nuôi trồng thủy hải sản, nơng nghiệp, mục
II
71 – 90
(Tốt)
đích giải trí, giao thơng thủy
III
51 – 70
Medium
Giải trí ngoại trừ các mơn thể thao tiếp xúc


4

IV

26 – 50

V


0 – 25

(Trung bình)
Bad
(Ơ nhiễm)
Very Bad (Rất
ơ nhiễm )

trực tiếp, phù hợp với một số loại cá
Chỉ phù hợp với sự giải trí tiếp xúc gián tiếp
với nước, giao thông thủy
Chỉ sử dụng với giao thông thủy

Phương pháp lập bản đồ phân vùng chất lượng nước dựa vào chỉ số chất lượng
nước và công nghệ GIS
Chuẩn bị: GPS, bản đồ nền dạng số xã Phú Mỹ với hệ tọa độ VN-2000, phép chiếu
WQS 1984 UTM Zone 48N, phần mềm ArcGis 9.3.
Tiến hành: Sau khi đã có các kết quả nghiên cứu về chỉ số chất lượng nước NSF-WQI,
sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu ArcCatalog để quản lý các thơng tin thuộc tính dưới dạng
các shapefile (*.shp). Sau đó, đưa dữ liệu dưới dạng shapfile và các bản đồ nền vào phần mềm
ArcMap để tiến hành các thao tác phân tích khơng gian. Trong ArcMap sử dụng chức năng
nội suy “IDW (Inverse Distance Weighted)” để phân vùng chất lượng nước, sử dụng chức
năng Measure để tính chiều dài, diện tích các phân vùng. Cuối cùng, sử dụng tính năng
“Export Map” để xuất các bản đồ chất lượng nước của đầm Sam Chuồn thuộc xã Phú Mỹ [3].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số chất lượng nước NSF-WQI
3.1.1. Chỉ số chất lượng nước theo thời gian
Diễn biến chất
lượng nước theo mùa
thơng qua WQI được

biểu diễn qua hình 3.1.
Qua hình 3.1 cho
chúng ta thấy chỉ số chất
lượng nước đầm phá xã
Phú Mỹ có sự thay đổi
lớn theo mùa.
Mùa khơ có chỉ số
chất lượng nước cao hơn
mùa mưa với WQImùa khô
= 78,59 và WQImùa mưa =
67,66. Như vậy, chất
lượng nước mùa khô đạt
Hình 3.1. Chỉ số chất lượng nước NSF-WQI theo thời gian
loại II, loại tốt, thích hợp
cho việc lấy nước để nuôi trồng thủy sản. Trái lại, chất lượng nước vào mùa mưa chỉ đạt loại
III, loại trung bình, khơng
thích hợp để phát triển
hoạt động ni trồng thủy
sản, cần có các biện pháp
tác động làm tăng chất
lượng nước trước khi lấy
nước vào ao nuôi.
Biến động chỉ số
chất lượng WQI qua các
tháng được thể hiện qua
hình 3.2.
Kết quả nghiên cứu
cho thấy chỉ số chất lượng
nước WQI các tháng mùa
Hình 3.2. Chỉ số chất lượng nước NSF-WQI qua các tháng

khô (tháng 6,7,8) biến


5
động từ 76,11 ÷ 79,36, đều đạt loại II (loại tốt), thích hợp cho ni trồng thủy sản. Ngược lại,
các tháng 10, 11, 12 chất lượng nước chỉ đạt loại III, loại trung bình, khơng thích hợp cho
ni trồng thủy sản. WQI các tháng này biến động từ 67,12 ÷ 69,21.
3.1.2. Chỉ số chất lượng nước theo không gian
Diễn biến chất lượng nước theo không gian (gần bờ và xa bờ) thơng qua WQI được biểu
diễn qua hình 3.3.
Từ hình 3.3 cho
chúng ta thấy chỉ số chất
lượng nước đầm phá xã
Phú Mỹ có sự thay đổi
theo khơng gian. Khu
vực gần bờ có chỉ số
chất lượng nước thấp
hơn khu vực xa bờ với
WQIgần bờ = 69,33 và
WQIxa bờ = 75,79. Như
vậy chất lượng nước ở
khu
vực
xa
bờ
Hình 3.3. Chỉ số chất lượng nước NSF-WQI theo khơng gian
(PHUMY2,3,4,7,8) đạt
loại II, loại tốt, thích
hợp cho việc lấy nước để nuôi trồng thủy sản. Trái lại chất lượng nước khu vực gần bờ
(PHUMY1,5,6,9) chỉ đạt loại III, loại trung bình, khơng thích hợp để phát triển hoạt động

ni trồng thủy sản, cần có các biện pháp tác động làm tăng chất lượng nước trước khi lấy
nước vào ao nuôi.
Diễn biến chất lượng nước qua các điểm theo chỉ số chất lượng nước NSF-WQI được
thể hiện hình 3.4 dưới.
Qua hình 3.4 chúng
ta dễ dàng nhận thấy chất
lượng nước ở các điểm
PHUMY1,5,6,9 đều đạt
loại III, loại trung bình.
Biến động WQI ở các
điểm PHUMY1,5,6,9 rất
ít từ 69,24 ÷ 69,87.
Ngược lại, các điểm
PHUMY2,3,4,7,8 có chỉ
số chất lượng nước WQI
từ 75,60 ÷ 76,35 và chất
lượng nước đều đạt loại
II, loại tốt, thích hợp để
lấy nước ni trồng thủy
Hình 3.4. Chỉ số chất lượng nước NSF-WQI qua các điểm
sản.
3.2. Ứng dụng GIS và WQI để lập bản đồ phân vùng chất lượng nước ở đầm phá
xã Phú Mỹ
Từ số liệu đo đạc và tính tốn kết quả WQI ở trên, ứng dụng GIS để lập bản đồ phân vùng
chất lượng nước ở đầm phá xã Phú Mỹ.


6
3.2.1. Phân vùng chất lượng nước theo mùa
Qua công cụ tính diện tích Measure trong ArcMap 9.3, diện tích mặt nước đầm phá xã Phú

Mỹ khoảng 160ha.

Bản đồ 3.1. Phân vùng chất lượng nước
Bản đồ 3.2. Phân vùng chất lượng nước
theo NSF-WQI mùa khô năm 2013
theo NSF-WQI mùa mưa năm 2013
Chất lượng nước mùa khô ở đầm phá xã Phú Mỹ 100% diện tích đạt loại II, loại tốt ở
tất cả các điểm từ PHUMY1 đến PHUMY9. NSF-WQI biến động qua các điểm từ 75 ÷ 81
(bản đồ 3.1). Từ bản đồ 3.2, cho thấy chất lượng nước mùa mưa ở đầm phá xã Phú Mỹ đạt 2
loại II và III (NSF-WQI = 64 ÷ 72). Loại II (loại tốt) có diện tích khoảng 53,409ha chiếm
33,38% chủ yếu quanh các điểm PHUMY2,3,4,8 và khoảng 66,62% diện tích mặt nước đạt
loại trung bình (loại III) chủ yếu quanh các điểm PHUMY1,5,6,9.
3.2.2. Phân vùng chất lượng nước theo tháng
Qua các bản đồ 3.3, 3.4 và 3.5 chúng ta thấy, trong giai đoạn tháng 6,7 và 8, 100% diện
tích mặt nước đầm phá xã Phú Mỹ đều đạt loại tốt (loại II), trong đó chỉ số chất lượng nước ở
tất cả các điểm PHUMY1 đến PHUMY9 biến động từ 77 ÷ 83 (tháng 6), 73 ÷ 83 (tháng 7),
72÷ 80 (tháng 8).

Bản đồ 3.3. Phân vùng chất lượng nước
Bản đồ 3.4. Phân vùng chất lượng nước
theo NSF-WQI tháng 6 năm 2013
theo NSF-WQI tháng 7 năm 2013
Tháng 10 tỷ lệ diện tích có chất lượng tốt giảm xuống còn 71,47%, còn lại (chủ yếu là tập
trung vào các vùng ven bờ, giới hạn từ 0 – 350m tính từ bờ) là khu vực có chất lượng trung
bình (hình 3.6)


7

Bản đồ 3.5. Bản đồ chỉ số chất lượng nước

NSF-WQI tháng 8 năm 2013

Bản đồ 3.6. Bản đồ chỉ số chất lượng nước
NSF-WQI tháng 10 năm 2013

Vào tháng 11, tỷ lệ diện tích mặt nước chất lượng tốt giảm chỉ còn 59,375%. Phần còn lại (tập
trung ở vùng ven bờ) (hình 3.7) đạt chất lượng trung bình. Vào tháng 12, hồn tồn khơng cịn
diện tích có chất lượng tốt, mà ngược lại 100% diện tích chỉ đạt chất lượng trung bình (hình
3.8).

Bản đồ 3.7. Bản đồ chỉ số chất lượng
nước NSF-WQI tháng 11 năm 2013

Bản đồ 3.8. Bản đồ chỉ số chất lượng
nước NSF-WQI tháng 12 năm 2013

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước vào mùa khô và ở các điểm khu
vực xa bờ đạt loại II, loại tốt, phù hợp để lấy nước nuôi trồng thủy sản. Trái lại vào mùa mưa
và các điểm khu vực gần bờ có chất lượng nước chỉ đạt loại III, loại trung bình, chưa phù hợp
cho việc lấy nước ni thủy sản. Điều này được giải thích do vào mùa mưa (các tháng
10,11,12), lượng mưa nhiều nên có sự rửa trôi chất hữu cơ từ bờ, nước từ các kênh rạch nuôi
trồng thủy sản, kênh nước thải sinh hoạt đổ vào môi trường đầm phá lớn, làm tăng hàm lượng
chất hữu cơ và vi sinh. Hiện tượng này dẫn đến hàm lượng các yếu tố như BOD, độ đục, TS,
nitrat, photphat, Fecal Coliform tăng lên ở khu vực gần bờ vào mùa mưa (1).
Khi lượng chất hữu cơ tăng lên thì q trình phân hủy hiếu khí xảy ra mạnh, do đó nhu
cầu oxy cho các VSV phân hủy chất hữu cơ, cho các phản ứng oxy hóa cao, làm giảm lượng
oxy hòa tan, đồng thời làm tăng nồng độ khí CO2 trong nước, CO2 kết hợp với nước tạo thành
H2CO3 là một loại axít yếu nên dễ dàng phân ly làm tăng nồng độ ion H+. Đây là nguyên nhân
làm pH giảm. Bên cạnh đó, các cơn mưa giơng axít vào mùa mưa cũng làm giảm pH (2).



8
Chính lý do (1) và (2) đã tác động làm cho chỉ số chất lượng nước gần bờ vào mùa mưa
thấp hơn khu vực xa bờ vào mùa khô.
Bên cạnh đó, trong các tháng mùa mưa (10,11,12), thì càng về cuối năm, lượng chất thải
hữu cơ tích tụ tăng dần. Trong khi đó q trình trao đổi vật chất qua cửa biển Thuận An lại
hạn chế, do xa cửa biển (cách cửa biển khoảng 9km). Điều này dẫn đến chỉ số chất lượng
nước tháng 12 thấp hơn so với tháng 10 và 11.
4. KẾT LUẬN
Chỉ số chất lượng nước đầm phá xã Phú Mỹ có sự thay đổi lớn theo mùa, mùa khô tốt
hơn mùa mưa. Khu vực gần bờ có chỉ số chất lượng nước thấp hơn khu vực xa bờ. Như vậy
chất lượng nước ở khu vực xa bờ (PHUMY2,3,4,7,8) đạt loại II, loại tốt, thích hợp cho việc
lấy nước để nuôi trồng thủy sản.
Việc thể hiện chất lượng nước lên các bản đồ chuyên đề là một hướng nghiên cứu
mới. Kỹ thuật xử lý không gian cho kết quả rõ ràng và chính xác, qua đó thể hiện tính ưu việt
của cơng cụ GIS. Ứng dụng phép nội suy IDW để đánh giá chất lượng nước cho kết quả có độ
chính xác cao. Qua đó thơng tin rõ ràng đến cho người dân và cơ quan quản lý, chính quyền
trong việc quản lý mặt nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA, AWWA, WEF (1999), Standard methods for the examination of water and wastewater 20th edition,
Washington DC, USA.
2. CZMC/RIKZ, VNICZM (2003), Monitoring of water quality and biodiversity in Thua Thien Hue coastal
zone, Thua Thien Hue.
3. Trương Văn Đàn (2012), Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản, Trường
Đại học Nông Lâm Huế.
4. Hop N. V., et al. (2005), Water quality of Tam Giang − Cau Hai lagoon: present state, concern and control
solution, National Workshop in the Lagoon of Thua Thien Hue Province.
5. Hop N. V., Khoa N. X., Nghi T. V., Viet P. H., Yasaka Y., Tanaka M. (2003), Surface water quality in Thua
Thien Hue province, The 4th General Seminar of the Core University Program: Environmental
Science and Technology for Sustainable Development, Osaka University, Japan, pp. 79-88.

6. Thua Thien Hue – Vietnam, Nord Pas de Calais – France (2003), Knowledge of sustainable
development (Part of Vietnamese - French cooperation project “Research on the sustainable
development of Thua Thien Hue Lagoon”), Hue.
7. J.M. Ishaku, A.S. Ahmed, M.A Abubakar (2012), Assessment of groundwater quality using water quality
index and GIS in Jada, northeastern Nigeria, International Research Journal of Geology and Mining
(IRJGM) (2276 - 6618) Vol. 2 (3) pp. 54-61.
8. Mouna Ketata - Rokbani, Moncef Gueddari, Rachida Bouhlila (2011), Use of Geographical Information
System and Water Quality Index to Assess Groundwater Quality in El Khairat Deep Aquifer (Enfidha,
Tunisian Sahel), Iranica Journal of Energy & Environment 2: 133-144.
9. UBND xã Phú Mỹ, 20/7/2013
/>
APPLYING GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM (GIS) AND
WATER QUALITY INDEX (WQI) TO WATER QUALITY ZONING
FOR AQUACULTURE ACTIVITIES IN PHU MY LAGOON, PHU
VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Truong Van Dan1, Le Van Dan1, Vo Thi Phuong Anh2
SUMMARY
Applying GIS and WQI for water quality evaluation is a new trend. The research was carried out in Tam
Giang – Cau Hai lagoon, located in Phu My commune in 2013. The research used water quality index of the U.S.
national sanitation foundation to assessment and zoning of water quality for aquaculture activities.
Phu My lagoon showed strong temporal and spatial variation in water quality index with WQIdry season =
78,59; WQIrainy season = 67,66; WQInear shore = 69,33; WQIoffshore = 75,79. During dry season, 100% of area was
1
2

Faculty of Fisheries – Hue university of Agriculture and Forestry
Department of Agriculture and Rural Development in Thua Thien Hue


9

classified as water quality level II (good). During rainy season, 33,38% (53,409 ha), mainly in the area around
stations PHUMY2,3,4,8, was classified as level II while 66,62% area was of the III level (average-grade),
mainly in the area around stations PHUMY1,5,6,9. Classification of water quality by month showed that during
June, July and August, the whole area was classified as level II while in October area of level II droped down to
71,47% (28,53% droped downs to level III). In November there was 59,375% area reached level II while the
remainer was classified as level III. In December the whole area was ranked as level III.

View publication stats



×