Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHƯỜNG BƯỞI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BỘ MÔN TRẮC ĐỊA MỎ - MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHƯỜNG BƯỞI)

Học viên: Trịnh Văn Nam
GVHDKH: TS. Vương Trọng Kha


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System
– GIS) là một trong những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên
thế giới. Quản lý tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực có nhiều ứng dụng từ GIS, đặc
biệt là hỗ trợ quy hoạch, chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên,... Việc thành
lập cơ sở dữ liệu dựa trên công nghệ GIS có ưu điểm là chức năng quản lý thông tin
không gian và thuộc tính gắn liền với nhau.
Để đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản lý đất đai trong thời gian qua nhiều đơn
vị địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau phục vụ công
tác xây dựng, quản lý và cập nhật dữ liệu địa chính, tin học hóa các quy trình nghiệp
vụ về quản lý đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số
17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam ngày 04
tháng 10 năm 2010, đây là văn bản quy định kỹ thuật được xây dựng để áp dụng
thống nhất trong cả nước, là văn bản pháp lý, chỉ đạo toàn ngành thực hiện về xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong thời gian tới.
Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nêu


trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai địa bàn quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội (xây dựng cơ sở dữ liệu phường Bưởi)”


Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ
một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc điểm và tính năng của phần mềm ViLis để đưa ra quy
trình công nghệ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bằng ViLis đồng thời
đánh giá tính khả thi, sự phù hợp của phần mềm này đối với yêu cầu của
công tác quản lý đất đai trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu tập trung là quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu
địa chính, quy trình công nghệ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa
chính bằng phần mềm ViLis đáp ứng yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi thực nghiệm là xây dựng CSDL phường Bưởi, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội.


Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu:
+ Nghiên cứu thực trạng tình hình dữ liệu địa chính, xây dựng cơ
sở dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay ở Việt Nam; quy
định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính và các văn bản quy phạm pháp
luật, quy trình kỹ thuật hiện hành có liên quan;
+ Nghiên cứu các ứng dụng xây dựng và quản lý CSDL của phần

mềm ViLis;
+ Thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến khu vực thực
nghiệm, phân tích, tổng hợp, đánh giá để xây dựng cơ sở dữ liệu theo quy
trình công nghệ đã đưa ra;
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu theo
quy định chuẩn dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLis.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của giảng viên hướng dẫn,
các nhà khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận
văn.


Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra, luận văn được chia làm 4 chương
như sau:
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin địa lý
Chương 2: Cơ sở dữ liệu địa chính và thực trạng xây dựng, quản lý cơ
sở dữ liệu địa chính
Chương 3: Tổng quan về phần mềm ViLis 2.0 và quy trình công nghệ
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLis 2.0
Chương 4: Thực nghiệm xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội


Chương 1. Những khái niệm cơ bản về hệ thống
thông tin địa lý

Mục tiêu:
Giới thiệu một số khái niệm cơ sở. Định nghĩa GIS



Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Information System)
Hệ thông tin địa lý tiếng Anh là Geographic Information System. Nó
được hình thành từ 3 khái niệm: địa lý (Geographic), thông tin
(Information) và hệ thống (System).
Khái niệm “địa lý" (Geographic) được sử dụng vì GIS trước hết liên
quan đến các đặc trưng “địa lý” hay “không gian”.
Khái niệm “thông tin" (Information) được sử dụng, vì nó liên quan
đến khối dữ liệu khổng lồ do GIS quản lý.
Khái niệm “hệ thống" (System) đề cập đến cách tiếp cận hệ thống
của GIS.


Các bộ phận của hệ thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý GIS bao gồm
5 thành phần:
1- Những con người được đào tạo
(People).
2- Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính (Data),
3- Phương pháp phân tích (analysis),
4- Phần mềm tin học (Software) và
Các bộ phận của hệ thống
thông tin địa lý GIS

5- Phần cứng máy tính (Hardware)
Tất cả được kết hợp, tổ chức, tự động
hoá, điều hành, cung cấp thông tin
thông qua sự diễn tả địa lý.



Vị trí hệ thông tin địa lý trong hệ thông tin nói chung


Định nghĩa hệ thông tin địa lý GIS
GIS là từ viết tắt của thuật ngữ “Geographic Information System”.
GIS là một hệ thống thông tin có khả năng xây dựng, cập nhật, lưu
trữ, truy vấn, xử lý, phân tích và xuất ra các dữ liệu có liên quan tới vị
trí địa lý, nhằm hỗ trợ ra quyết định trong các công tác quy hoạch và
quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


Chương 2. Cơ sở dữ liệu địa chính và thực trạng
xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính

Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính
- Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam


Khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính
* Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu: Tập hợp dữ liệu được lưu trữ trong máy tính theo một
quy định nào đó và được gọi là cơ sở dữ liệu (Database – CSDL). Nó được tổ
chức thuận tiện cho việc sắp xếp, cập nhật, tra cứu, lưu trữ, cung cấp sao
cho chúng được chia sẻ cho các đối tượng sử dụng khác nhau.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Phần chương trình có thể xử lý, thay đổi dữ
liệu gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS).



* Dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính
- Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính
địa chính và các dữ liệu khác có liên quan.
+ Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa
đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thuỷ văn;
hệ thống giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa
giới; …
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý, người sử
dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá
nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;…
- Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu
địa chính.


Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam
Xuất phát từ các yêu cầu thực tế là các hệ thống thông tin nói chung và các hệ
thống thông tin dữ liệu địa chính nói riêng luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau.
Phương pháp đơn giản và có hiệu quả nhất là các hệ thống phải được xây dựng
cấu trúc thông tin của mình theo một tập các quy tắc chung. Xuất phát từ các yêu
cầu đó, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và
ban hành quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính.
Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm 06 quy định cụ thể sau đây:
- Quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ liệu địa chính;
- Quy định hệ quy chiếu toạ độ áp dụng cho dữ liệu địa chính;
- Quy định siêu dữ liệu địa chính;
- Quy định chất lượng dữ liệu địa chính;
- Quy định trình bày dữ liệu địa chính;
- Quy định trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính.



Chương 3. Tổng quan về phần mềm ViLis 2.0 và
quy trình công nghệ xây dựng CSDL địa chính
bằng phần mềm ViLis 2.0
Mục tiêu:
- Giới thiệu tổng quan về phần mềm ViLis 2.0
- Cách thực hiện xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bằng ViLis 2.0
- Quy trình công nghệ xây dựng và quản lý CSDL địa chính bằng
phần mềm VILIS 2.0


Tổng quan về phần mềm ViLis 2.0
Phần mềm ViLIS 2.0 được xây dựng dựa trên nền tảng kế thừa từ phần mềm
ViLIS 1.0 với những chức năng đã được vận hành và phát triển rộng rãi tại nhiều
tỉnh thành của cả nước về các thủ tục Kê khai đăng ký, lập Hồ sơ địa chính và cấp
GCNQSDĐ được quy định tại Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10
năm 2010, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về Cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác trên đất và Hệ
thống các văn bản pháp luật hiện hành.
Phần mềm ViLIS 2.0 được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công
nghệ hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay, đáp ứng chạy trên nhiều hệ điều hành
phổ biến như Windows XP, WinVista, Windows 7, Windows Server…
Phần mềm gồm 03 Hệ thống chính:
- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính.
- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai.
- Quản lý địa chính theo các quy trình chuẩn ISO.


Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bằng ViLIS

Cơ sở dữ liệu của hệ thống ViLIS gồm 2 CSDL thành phần là CSDL
không gian và CSDL thuộc tính.
- CSDL không gian (CSDL bản đồ) được xây dựng dựa trên công nghệ
nền của ArcGIS, có cấu trúc và khuôn dạng shape file giống CSDL của ArcGIS
và được lưu trữ trong ArcSDE còn gọi là CSDL SDE. ArcSDE là phần mềm
quản trị CSDL bản đồ địa chính qua mạng nội bộ LAN và mạng Intherner.
ArcSDE chỉ cài đặt cho máy chủ Server.
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính (CSDL hồ sơ địa chính) được lưu trữ trong
CSDL đất đai gọi là CSDL LIS.
- CSDL SDE và CSDL LIS được quản lý bằng Hệ quản trị CSDL SQL
Server. Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào đối với cơ sở dữ liệu phải
đăng nhập được vào hệ thống và kết nối thành công tới CSDL LIS và CSDL
SDE trên máy chủ.
- Trong ViLIS việc quản lý CSDL được thực hiện bởi Phân hệ quản trị cơ
sở dữ liệu và Phân hệ quản trị người sử dụng.


* Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Trước khi vào làm việc với phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong ViLIS cần thực
hiện đăng nhập hệ thống.

Sau khi đăng nhập hệ thống thành công, ta có thể vào và làm việc với phân
hệ quản trị cơ sở dữ liệu.


* Phân hệ quản trị người sử dụng
Vào khởi động Start\Programs\ViLIS 2.0\Phân hệ quản trị người sử dụng.
Xuất hiện giao diện yêu cầu kết nối CSDL với máy chủ, chọn Thiết lập

Thiết lập kết nối đến máy chủ CSDL gồm kết nối đến CSDL LIS, CSDL SDE,

chọn đơn vị triển khai và đặt các tuỳ chọn.


Quy trình công nghệ xây dựng và quản lý CSDL địa chính
bằng phần mềm VILIS 2.0
Hồ sơ
địa chính

Dữ liệu bản đồ
địa chính

Kiểm tra, đối soát

Thu nhận, chuẩn hoá

Thu nhận chuẩn hoá

Thu nhận bổ sung thông tin

Kiểm tra

Kiểm tra

Dữ liệu không gian
theo chuẩn

Dữ liệu thuộc tính
theo chuẩn

CSDL không gian

địa chính

CSDL thuộc tính
địa chính

Liên kết CSDL không gian và CSDL thuộc tính

CSDL ĐỊA CHÍNH

TƯ LIỆU
KHÁC


Chương 4. Thực nghiệm xây dựng và quản lý
CSDL địa chính quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Mục tiêu:
Áp dụng quy trình công nghệ xây dựng và quản lý CSDL địa chính
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội bằng phần mềm VILIS 2.0


Kết quả thực nghiệm
Kết quả, sản phẩm sau khi thực nghiệm là một bộ CSDL địa chính
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội có cấu trúc và nội dung theo Quy định kỹ
thuật về chuẩn dữ liệu bao gồm:
- Hồ sơ địa chính tuân theo Luật đất đai 2003 và tuân theo quy định nội
dung, cấu trúc và kiểu thông tin trong dự thảo Quy định kỹ thuật về chuẩn
dữ liệu địa chính.
- Toàn bộ bản đồ địa chính của phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội đã được chuẩn hóa, đưa vào lưu trữ, quản trị bằng hệ quản trị

CSDL quan hệ SQL Server 2005 và quản lý bằng phần mềm ViLis 2.0.
- Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa
chính được thực hiện đồng thời cho cả bản đồ và hồ sơ địa chính theo
chuẩn dữ liệu địa chính trong một môi trường tích hợp thống nhất với các
chức năng, công cụ hỗ trợ của phần mềm ViLis 2.0 cho kết quả tốt với tính
khả thi và hiệu quả cao.


KẾT LUẬN
- Thực trạng dữ liệu địa chính của nước ta rất đa dạng, không thống nhất

giữa các địa phương, các thời kỳ quản lý. Thực tế khi triển khai phần mềm ViLis
2.0 việc xây dựng CSDL địa chính đảm bảo cấu trúc và mô hình theo Chuẩn cho
các đơn vị hành chính về cơ bản đã tự động hóa nhưng việc làm dữ liệu để đưa
vào CSDL lại tốn rất nhiều thời gian và công sức.
- Các quy trình công nghệ xây dựng và quản lý CSDL địa chính, thiết lập dữ
liệu không gian địa chính và thiết lập dữ liệu thuộc tính địa chính từ nguồn dữ
liệu bản đồ và hồ sơ địa chính đã có được nghiên cứu và thực nghiệm trong
luận văn là phù hợp với thực tiễn, có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất
để xây dựng CSDL địa chính theo Quy định kỹ thuật về Chuẩn dữ liệu địa chính.
- Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng và quản lý trên ViLis vận hành tốt
công tác cập nhật quản lý biến động đất đai thường xuyên xảy ra ở các địa
phương; khai thác một cách tốt nhất dữ liệu bản đồ số được cung cấp; đáp ứng
công tác quản lý thường xuyên về đất đai như công tác in ấn tự động sổ bộ địa
chính, hồ sơ kỹ thuật, trích lục, giấy CNQSD đất,…
- Kết quả thực hiện của đề tài đã đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu
đặt ra, luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đó là nghiên cứu và
thực nghiệm xây dựng thành công CSDL địa chính cho đơn vị hành chính theo
yêu cầu của quy trình công nghệ và phần mềm đặt ra.



Xin chân thành cảm ơn!


Phụ lục
* Chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính từ bản đồ địa chính


×