BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
----š›&š›----
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH
COVID-19 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
PHÍA NAM DỊP TẾT 2022
GVHD:
LỚP: DHTN16D
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 12
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................................................................
1
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12
ST
T
1
2
3
3
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.................................................................................................2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12....................................................................................3
MỤC LỤC......................................................................................................................................4
1. Mở đầu........................................................................................................................................5
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................................5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................................5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................6
2. Tổng quan tài liệu......................................................................................................................7
2.1 Khái niệm du lịch.................................................................................................................7
2.2 Các loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam........................................................................7
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài..............................................8
2.3.1 Tổng quan nước ngoài...................................................................................................8
2.3.2 Tổng quan trong nước..................................................................................................9
2.4 Những khía cạnh chưa được đề cập.................................................................................11
3. Nội dung – phương pháp.........................................................................................................12
3.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................12
3.2. Chọn mẫu..........................................................................................................................12
3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.......................................................................................12
3.4. Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................................13
3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................13
3.5.1. Quy trình thu thập dữ liệu........................................................................................13
3.5.2. Xử lý dữ liệu...............................................................................................................13
4. Dàn bài dự kiến........................................................................................................................15
5. Lịch biểu nghiên cứu...............................................................................................................16
6. Danh mục TLTK......................................................................................................................17
7. Phụ lục......................................................................................................................................19
8. Minh chứng đánh giá từng thành viên..................................................................................21
4
1. Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Hiện nay du lịch được xem một ngành kinh tế tổng hợp, vị trí của ngành này ngày
càng quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên
môi trường. Tuy vậy, dịch bệnh COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển của ngành “Cơng nghiệp khơng khói” này [1]. Từ tháng
2/2020 dịch bệnh bùng phát trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều
ngành kinh tế, lĩnh vực đời sống xã hội bị ảnh hưởng nặng nề và du lịch cũng
không ngoại lệ [2]. Sự tác động của dịch bệnh đến du lịch và giải pháp “xúc tiến du
lịch” [3] là đề tài nghiên cứu vô cùng hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia trong suốt
thời gian qua, một số đề tài tiêu biểu như: “Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến
ngành du lịch Việt Nam” [1], “Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến ngành du
lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó” [4],...nhưng hầu hết những nghiên cứu
đã có đều mang tính bao qt của cả nước, chưa mang tính riêng biệt sâu sắc cho
từng vùng miền, đây sẽ là đề tài vô cùng tiềm năng. Theo ý kiến của các chuyên
gia, du lịch được khẳn định ngành chịu ảnh hưởng của đại dịch rõ ràng nhất, nhưng
đây cũng là một trong những ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất [1]. Sự phục
hồi được thấy rõ nhất là ở miền Nam, sau nhiều tháng đóng băng tình hình đã có
những khởi sắc tốt đẹp, hàng loạt các địa điểm du lịch mở cửa vào dịp Tết 2022.
Du lịch phía Nam đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách lẫn nhà đầu tư với
tiềm năng phát triển của mình. Với tất cả những lý do trên nhóm quyết định chọn
đề tài “Tác động của dịch bệnh covid-19 đến sự phát triển du lịch phía Nam
dịp Tết 2022” là đề tài nghiên cứu của nhóm.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chính: Tìm hiểu về ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 đến sự phát triển
du lịch phía Nam dịp Tết 2022.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình dịch bệnh ở phía Nam trong dịp Tết 2022.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến mong muốn du lịch của người dân.
- Tìm ra những yếu tố tác động đến sự phục hồi của du lịch dịp Tết 2022 sau thời
gian 'đóng băng'.
- Đề ra những giải pháp giúp xúc tiến du lịch phía Nam trong năm 2022.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.
- Tình hình dịch bệnh ở phía Nam trong dịp Tết diễn biến ra sao?
- Dịch bệnh covid-19 có ảnh hưởng đến mong muốn du lịch của người dân trong
dịp Tết như thế nào?
- Đâu là nguyên nhân khiến du lịch phía Nam phục hồi vào dịp Tết 2022?
5
- Những giải pháp nào sẽ giúp cho du lịch phía Nam phát triển hơn trong năm
2022?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 đến sự phát triển du
lịch phía Nam dịp Tết 2022.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khoảng thời gian vào dip tết năm 2022 ( giữa tháng
12/2021 (âm lịch) đến cuối tháng 1/2022 (âm lịch)), Phía Nam Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Thông qua nghiên cứu về thực trạng tác động của
dịch bệnh covid-19 đến sự phát triển du lịch phía Nam dịp Tết năm 2022 sẽ làm rõ
nét được thực trạng và rút ra lý luận về tác động của dịch bệnh covid-19 đến tâm
lý, khuynh hướng của người sử dụng dịch vụ du lịch ở phía Nam dịp Tết năm
2022.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ đóng góp tài
liệu tham khảo cho nhiều nhà nghiên cứu khác có mong muốn nghiên cứu đề tài
liên quan, đóng góp tài liệu hữu ích cho lượng lớn khách du lịch mong muốn du
lịch tại phía Nam, giúp các nhà đầu tư và các cơng ty, dịch vụ du lịch đánh giá tình
hình, tiềm năng từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút du khách,
phục hồi, phát triển ngành du lịch trong thời gian tới.
6
2. Tổng quan tài liệu.
2.1 Khái niệm du lịch.
Tại điều 3, khoản 1 Luật Du lịch năm 2017 của Việt Nam có chỉ rõ: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác” [5]. Như vậy, hiểu theo Luật Du lịch Việt Nam thì du lịch được
hiểu theo một cách đơn giản là việc đi lại của người dân từ nơi này qua nơi khác,
từ quốc gia này qua quốc gia khác để thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc
căng thẳng hay vì nhiều mục đích khác nhau.
Trong một bài báo cáo về sinh kế của cộng đồng địa phương vào điểm du lịch tác
giả Đoàn Văn Thắng đã chỉ ra rằng du lịch là ngành kinh tế trọng điểm của mỗi
quốc gia góp phần làm tăng trưởng GDP cũng như tạo cơng ăn việc làm cho người
lao động làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp [6].
2.2 Các loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam.
Du lịch văn hóa [7]: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất hiện nay, là loại hình du
lịch mà du khách sẽ đến địa phương để tìm hiểu về bản sắc dân tộc, các phong tục
tập quán, các giá trị truyền thống, các di tích lịch sử, các kiến trúc cơng trình thời
cổ đã để lại. Dựa vào những giá trị đã có sẵn trường tồn để xây dựng các chiến
lược mục tiêu tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo nên sự khác biệt thu hút
khách du lịch và không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn nâng cao vương tầm được vị
trí du lịch của Việt Nam trong nước nói chung và đối với bạn bè quốc tế nói riêng.
Du lịch MICE [8]: là loại hình du lịch kết hợp giữa hội thảo, hội nghị, khen
thưởng, hội họp và triển lãm của các công ty, doanh nghiệp nhằm để khen thưởng
cho nhân viên, đối tác với sự làm việc chăm chỉ góp phần nên sự thành cơng của
doanh nghiệp. MICE là sản phẩm du lịch tổng hợp của các sản phẩm du lịch đơn lẻ
kết hợp với việc tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Các đoàn khách tham gia du
lịch MICE thường là các đối tượng cao cấp hơn so với các đồn khách du lịch
thơng thường và số lượng khá đông. Do vậy, phát triển du lịch MICE mang lại
nguồn lợi rất lớn cho sự phát triển kinh tế.
Du lịch ẩm thực [9]: là loại hình du lịch du khách muốn tìm hiểu về ăn hóa ẩm thực
ở điểm đến. Ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia thì đều có những món ăn truyền thống
đậm chất hương vị của từng bản địa, khách du lịch đến đây để ăn các món giữ
được hương vị từ xa xưa được bảo tồn, lưu trữ và phát huy các giá trị của mùi vị
quê hương mang những đặc điểm khác nhau. Từ văn hóa du lịch ẩm thực đó sẽ
mang lại một nguồn sinh khí mới để du khách có thể mở mang trải nghiệm các giá
trị văn hóa ở mọi vùng miền trên đất nước.
7
Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh [10]: là kiểu hình thức du lịch có mục đích liên
quan tới sức khỏe. Khác với du lịch thông thường – mang nhiều mục đích vui chơi
giải trí, tận hưởng những sở thích mạo hiểm, tham quan và tìm tịi, khám phá thì du
lịch chữa bệnh hướng tới những lợi ích dành cho sức khỏe cả về tinh thần và thể
chất, những chuyến đi như thế này là giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe, loại bỏ
những điều tiêu cực, căng thẳng và âu lo trong cuộc sống, thay vào đó là thư giãn,
nghỉ ngơi và lắng nghe, thấu hiểu cơ thể mình nhiều hơn.
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
2.3.1 Tổng quan nước ngoài.
Bài nghiên cứu "Effect of Covid-19 pandemic on tourist travel risk and
management perceptions" của tác giả Muhammad Khalilur Rahman, Md. Abu Issa
Gazi, Miraj Ahmed Bhuiyan, Md. Atikur Rahaman [11] nghiên cứu cho thấy tầm
quan trọng tác động của dịch bệnh Covid-19 đến nhận thức tâm lý về quản lý rủi ro
khi đi du lịch của khách du lịch. Bài nghiên cứu này cũng chỉ rõ ra rằng sự lây lan
của dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp nó tác động vào suy nghĩ của khách
du lịch việc chọn các điểm đến có thể gây rủi ro cho du khách cũng như có thể gây
lây lan dịch bệnh cho người khác. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cịn cho thấy sự lây
lan của dịch bệnh đã gây ra sự sụp đổ kinh tế cho các quốc gia như: Singapore,
Bali, Barcelona, Rome và các nơi từng là điểm thu hút rất lớn một lượng đông đảo
khách du lịch. Bài nghiên cứu không những chỉ ra những ảnh hưởng của dịch bệnh
liên quan đến du lịch mà tác giả cịn nêu lên những khía cạnh mà các doanh nghiệp
về hàng không, nhà hàng khách sạn như hủy các chuyến bay hay hủy đặt phòng...
Đây cũng là một trong những thiệt hại liên quan không hề nhỏ và phải chịu nhiều
thách thức hơn trong thời kì đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp. Từ bài
nghiên cứu trên cho ta thấy được cái nhìn chung về đại dịch Covid-19 tác động tiêu
cực đến tâm lý đi du lịch của du khách cũng như các vấn đề quản lý những rủi ro
của các doanh nghiệp, bài nghiên cứu là một bước đệm cho các nghiên cứu sau
này. Tuy nhiên nghiên cứu này thì đề cập đến vấn đề quá rộng chưa phân tích kỹ
được mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến du lịch cũng như chưa đưa ra được các
giải pháp để giảm thiểu tình trạng này.
Nghiên
cứu
của
ThaisGonzález-Torres,
José-LuisRodríguez-Sánchez,
EvaPelechano-Barahona “Managing relationships in the Tourism Supply Chain to
overcome epidemic outbreaks: The case of COVID-19 and the hospitality industry
in Spain” [12] cho thấy tác động của đại dịch Covid-19 đến gián đoạn rủi ro chuỗi
cung ứng du lịch. Bài nghiên cứu cũng cho ta thấy rằng các doanh nghiệp đưa ra
8
các mục tiêu chiến lược kinh doanh bằng cách giảm chi phí và nâng cao hiệu quả
hoạt động dưới các điều kiện thuận lợi. Khám phá phối hợp giữa các lĩnh vực
nhằm khắc phục vượt qua các nguy cơ gián đoạn về kinh tế: tài chính, lao động,
cung cầu, và điều tiết. Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài cũng chỉ đưa ra được các đề
xuất, giải pháp để giúp cho các nhà quản lý giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể
phát sinh bởi các cuộc khủng hoảng ở trong tương lai mà chưa đưa ra được ảnh
hưởng của đại dịch đến du lịch.
Qua bài nghiên cứu "Exploring the impact of COVID-19 on tourism:
transformational potential and implications for a sustainable recovery of the travel
and leisure industry." của tác giả Jaffar Abbas, Raqa Mubeen, Paul Terhemba
lorember, Saqlain Raza, Gulnara Mamirkulova [13] xác định các doanh nghiệp du
lịch phải thay đổi các nguyên tắc xây dựng và thành lập dựa trên các khía cạnh
tiềm năng du lịch để tái đầu tư vào ngành du lịch đưa nó trở lại bình thường như
trước. Bài nghiên cứu chỉ đưa ra việc cải tạo du lịch chuyển sang công nghệ kĩ
thuật số thay đổi các sản phẩm du lịch và khuyến nghị của Chính phủ trong việc
xây dựng cải thiện du lịch.
2.3.2 Tổng quan trong nước.
Trước tình hình hồnh hành của đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp một cách
khó lường trên hầu hết khắp các quốc gia trên thế giới trong đó bao gồm có cả Việt
Nam. Chính vì vấn đề nghiêm trọng này nên có rất nhiều sự quan tâm và nhiều
cơng trình nghiên cứu được khai thác. Ở Việt Nam có rất nhiều cơng trình được tác
giả nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến du lịch của Việt Nam
tiêu biểu các bài nghiên cứu như sau:
Bài nghiên cứu "Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch việt nam"
của nhóm tác giả Đinh Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn,
Trần Việt Hoàng, Đỗ Văn Phúc [1] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 đến các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Bài nghiên cứu của tác giả có
thể cho thấy được sự so sánh khách du lịch quốc tế trong nước trước và sau đại
dịch là một sự giảm hụt rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất
nhiều thách thức về các dịch vụ cũng bị giảm sút so với năm 2020. Qua đó, du lịch
Việt Nam về mặt bằng chung đều giảm cả về lượng khách du lịch lẫn cả giá trị
kinh tế. Không những thế nó cịn tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp rơi vào
tình trạng đóng băng, nhà hàng khách sạn buộc phải đóng cửa. Từ những tác động
nghiên cứu được đưa ra, nhóm tác gải đã nêu ra những chính sách hỗ trợ của chính
phủ dành cho các doanh nghiệp và đồng thời nhóm tác giả cịn triển khai nhiều
nhóm giải pháp khác nhau đó là tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho toàn thể xã hội,
xây dựng khu du lịch an tồn. Bên cạnh đó bài nghiên cứu của nhóm tác giả còn
9
xây dựng các chương trình khuyến mại kết hợp với các phương hướng marketing
phù hợp nhằm giả quyết những tồn đọng và phục hồi lại du lịch Việt Nam sau
những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đã gây ra. Khơng chỉ những vậy
mà nhóm tác giả nghiên cứu cịn đưa ra mơ hình cụ thể “Nghiên cứu phát triển mơ
hình du lịch thực tế ảo trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 tại việt nam” [14] có thể
thấy được nhóm tác giả sử dụng nền tảng cơng nghệ VR khơng gian 3D số hóa
hiện đại để tạo ra du lịch thực tế ảo đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong
thời kì đại dịch Covid-19. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều đất nước đã sử
dụng mơ hình này cũng như sự thuận tiện của mơ hình 3D với hình ảnh 360 độ sắc
nét bằng hệ thống kết nối âm thanh gắn liền với cảnh quan giúp du khách có thể
cảm nhận mộ cánh chân thực nhất giống như mình đang đi du lịch ở điểm đến làm
giảm sự căng thăng sau những áp lực cơng việc mà chi phí bỏ ra sẽ khơng tốn quá
nhiều so với đi du lịch ở thực tế.
Nghiên cứu của Phạm Trương Hồng, Trần Huy Đức, Ngơ Đức Anh “Tác động của
đại dịch covid-19 đến ngành du lịch việt nam và những giải pháp ứng phó” [4] cho
thấy những tác động của dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt
giảm khách du lịch dẫn tới doanh thu của du lịch Việt nam cũng giảm. Nhóm
nghiên cứu còn đưa ra từ sự ảnh hưởng của dịch bệnh lây lan khá nhanh và nguy
hiểm cho loài người nên tâm lý của người đi du lịch lo ngại cho bản thân và các
chính sách mà mỗi quốc gia đưa ra cũng là những trở ngại đối với khách du lịch,
đồng thời dịch bệnh còn ảnh hưởng mọi mặt về kinh tế, giảm thu nhập dẫn đến
việc hạn chế chi tiêu trong khi đi du lịch, sự đầu tư vào du lịch cũng bị giảm mạnh
là nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển dài hạn trong du lịch tại Việt Nam. Bởi
những tác động tiêu cực của dịch bệnh trên mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra các gợi
ý giải pháp định hướng rõ ràng, cụ thể để ứng phó giúp các daonh nghiệp vượt qua
sự mất mát to lớn của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa cụ thể
hóa được đối tượng phỏng vấn, nhóm tác giả chỉ dừng lại ở việc mô tả và chỉ ra
những ảng hưởng của dịch bệnh đến du lịch Việt Nam mà khơng nói riêng đến một
địa điểm cụ thể hơn.
Tác giả Hồ Minh Phúc cùng với Trịnh Thị Kim Chung đã thực hiện bài nghiên cứu
“Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác
động của đại dịch COVID-19”, bài nghiên cứu đã được in trên Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 3-15 [15]. Nhóm tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính để tiến hành nghiên cứu phân tích các ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19 và rào cản tâm lý quay trở lại Đà Nẵng sau đại
dịch, tác giả còn chỉ rõ ra rằng sức khỏe chính là mối quan tâm lớn có yếu tố quan
trọng trong việc quyết định ý định lựa chọn các điểm du lịch an toàn. Các rào cản
về sự lo lắng, sợ hãi về vấn đề sức khỏe cũng một phần gây nên tâm lý hành vi tiêu
dùng của du khách dẫn đến rất nhiều sự thay đổi đột ngột khiến du khách quốc tế
khó có thể quay lại Đà Nẵng. Đồng thời để khách du lịch có thể quay trở lại nơi
10
đây thì nhóm tác giả cũng đưa ra suy nghĩ của mình tập trung an tồn là trên hết,
các chiến lược giảm thiểu rủi ro là cái trước tiên cần giải quyết. Qua đó nhóm tác
giả cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể như: sử dụng một số công nghệ tự động ở
sân bay để tránh việc tiếp xúc gần, máy check-in tự động tại nhà hàng khách sạn,
máy nhận diện khuôn mặt, các robot tự động dọn phòng hay bưng đồ ăn đến khách
hàng...sử dụng các dịch vụ trực tuyến đảm bảo an tồn hạn chế tình trạng lây lan
của dịch bệnh Covid-19.
Cũng vào tháng 10 năm 2021 Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt
Nam của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đưa ra bài nghiên cứu “Phát triển du
lịch chăm sóc sức khỏe tại cơ sở lưu trú du lịch và những thách thức hậu Covid19” [16]. Bài nghiên cứu nêu lên sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho
du lịch khách nội địa chỉ ở dạng cầm chừng, việc cắt giảm nhân viên liên tục tăng
và thu nhập giảm xuống ở mức thấp. Các nhà đầu tư vào khách sạn cũng rơi vào
tình trạng phá sản, rao bán khách sạn với mức giá thấp nhưng khơng có ai mua lại.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu chỉ nêu ra các khó khăn trong việc triển khai loại hình
du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam về việc định hướng sai, chưa đánh giá được
những điểm mạnh để đưa ra các giả pháp phù hợp trong loại hình du lịch chăm sóc
sức khỏe cụ thể đó là sự kết hợp giữa y học cổ truyền với sự phát triển du lịch thân
thiện với môi trường nâng cao sự hấp dẫn cho điểm đến du lịch Việt Nam mà chưa
tiến hành nghiên cứu lấy mẫu của du khách đi du lịch trong đại dịch Covid-19.
2.4 Những khía cạnh chưa được đề cập.
Từ những bài nghiên cứu trong nước và ngồi nước, có thể thấy được mối nguy
hiểm bởi đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều tác giả quan tâm và viết rất nhiều
đến các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, các vấn đề của sự
lây lan dịch bệnh mới xảy ra ở những năm gần đây nên các đề tài nghiên cứu ở đây
vẫn còn chưa khai thác hết đi vào chuyên sâu. Cụ thể là tìm hiểu, đánh giá, phân
tích chính xác tác động của đại dịch Covid-19 đến một dịp lễ cụ thể trong buổi đi
du lịch. Đề tài nghiên cứu “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sự phát triển du
lịch phía Nam dịp tết 2023” chính là đề tài lấp đầy lỗ hổng nghiên cứu hiện có.
Thơng qua sự tìm hiểu và đánh giá, phân tích cụ thể trong bài nghiên cứu, ta sẽ
nhìn có cái nhìn khách quan về tác động cụ thể của đại dịch Covid-19 đến khuynh
hướng đi du lịch đặc biệt trong những kì lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Từ cơ sở
thực tiễn đó, kiến nghị và đề xuất những giải phù hợp, có tác động một cách trực
tiếp và hiệu quả nhất để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp giúp nền kinh tế
du lịch phía Nam Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn ở hiện tại cũng như trong
tương lai gần.
11
3. Nội dung – phương pháp.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Dựa trên các cách thu thập và xử lý số liệu trong nghiên cứu này sử dụng phương
pháp định lượng. Vì nghiên cứu định lượng sẽ là lựa chọn hợp lí và cho phép thu
thập nhiều dữ liệu hơn để làm rõ đề tài nghiên cứu. Thông tin được thu thập bằng
khảo sát bảng câu hỏi và thống kê phân tích lại dữ liệu đã thu thập được.
ính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích
Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng được giải thích bằng phân tích
thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định
lượng được xem là phương pháp khoa học và hợp lý. Vì thế nghiên cứu định lượng
hồn tồn phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra.
Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu
định lượng có thể khái quát hóa lên tổng thể mẫu.
3.2. Chọn mẫu
Tổng thể nghiên cứu; là người dân các tỉnh khu vực phía Nam.
Kích cỡ tổng số nghiên cứu: khoảng 32.582.800 người
Dữ liệu được lấy từ Viện chiến lược phát triển Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền
Nam năm 2012 vậy nên độ chính xác của dân số có thể sai lệch so với thực tế và
chỉ mang tính tương đối.
Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức như sau:
=> n= 400
Trong đó:
n: Kích cỡ mẫu
N: Số lượng tổng số nghiên cứu (32.582.800 người)
e: Sai số cho phép (0,05)
Mẫu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện có nghĩa là lấy mẫu
dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Do để tránh tốn
nhiều thời gian, chi phí,…nhóm quyết định lựa chọn phương pháp này để nhầm dễ
dàng thực hiện trong tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp hiện nay.
3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Theo nhóm nghiên cứu dự kiến thì bảng câu hỏi khảo sát gồm 15 câu hỏi. Nội
dung bao gồm:
Phần 1:
Thông tin cá nhân nhằm xác định đối tưởng khảo sát cần thiết cho nghiên cứu như
tên, giới tính, nơi ở (tỉnh).
Phần 2: Nội dung khảo sát:
12
- Các câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của dịch covid 19 đến du lịch vào dịp Tết ở phía
Nam năm 2022
- Cuối cùng là các câu hỏi liên quan đến giải pháp để cải thiện du lịch phía Nam.
3.4. Mơ hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc: Tình hình du lịch vào dịp Tết ở phía Nam năm 2022.
Biến độc lập
Tâm lý của người dân ảnh hưởng đến du lịch vào dịp Tết ở
phía Nam
Sự hiểu biết về dịch bệnh ảnh hưởng đến du lịch vào dịp Tết
ở phía Nam
Tình hình của dịch bệnh ảnh hưởng đến du lịch vào dịp Tết ở
phía Nam
Các nhân tố khác của dịch bệnh ảnh hưởng đến du lịch vào
dịp Tết ở phía Nam
Giải pháp để cải thiện và phát triển du lịch ở phía Nam trong
tình hình dịch bệnh kéo dài.
Thang đo
Thang đo likert
Thang đo likert
Thang đo likert
Thang đo likert
Thang đo likert
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Quy trình thu thập dữ liệu
Dự định của nhóm sẽ thu thập dữ liệu bằng các phương pháp nghiên cứu chính
gồm:
- Tài liệu sơ cấp: Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện online qua google form vì
đây là phương pháp ít tốn kém, dễ thực hiện, có thể thu được một lượng lớn thông
tin trong một khoảng thời gian ngắn để khảo sát thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng của dịch bệnh đến du lịch vào dịp Tết ở phía Nam
- Tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết liên quan kết hợp kết quả khảo
sát để đề xuất giải pháp cải thiện và phát triển du lịch ở phía Nam trong tình hình
dịch bệnh kéo dài.
3.5.2. Xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, nhóm dự định sẽ:
- Tổng hợp kết quả của bảng khảo sát, các tài liệu, lý thuyết đã tham khảo.
- Đưa các số liệu thu thập được vào xử lý bằng phần mềm thống kê bởi vì phần
mềm cho kết quả chính xác, rõ ràng giúp phân tích được ý nghĩa của từng yếu tố
ảnh hưởng đến du lịch vào dịp Tết ở phía Nam năm 2022
13
- Rút ra được tác động của dịch covid đến du lịch vào dịp Tết ở phía Nam năm
2022.
- Đề xuất giải pháp để cải thiện và phát triển du lịch ở phía Nam trong tình hình
dịch bệnh kéo dài.
14
4. Dàn bài dự kiến.
1 Mở đầu:
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
2 Cơ sở lý thuyết:
2.1 Những khái niệm liên quan.
- Du lịch là gì?
- Phát triển du lịch là gì?
...
2.2 Những nghiên cứu liên quan đã có.
2.3 Nhận xét từ nghiên cứu đã có.
2.4 Chiến lược, quy trình nghiên cứu.
3 Kết quả và thảo luận:
3.1 Tình hình dịch bệnh.
3.2 Ảnh hưởng của dịch bệnh đến mong muốn du lịch của người dân.
3.3 Nguyên nhân phục hồi du lịch.
3.4 Tiềm năng du lịch.
3.5 Điểm mới trong đề tài so với những nghiên cứu liên quan đã có.
4 Kết luận và kiến nghị giải pháp phát triển du lịch.
15
5. Lịch biểu nghiên cứu.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 4/2022 đến tháng 9/2022
TT
Công việc
1
Đọc tài liệu
Chuẩn bị câu hỏi
khảo sát, tìm hiểu
các đối tượng khảo
sát
2
3
4
5
4
5
Thu thập dữ liệu
Tổng hợp thơng tin,
rà sốt để bổ sung
thơng tin
Viết báo cáo
16
Thời gian (Tháng)
6
7
8
9
6. Danh mục TLTK.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
Thuy, N.T.T., N.T.T. Nhan, and T.V. Hoang, Tác động của dịch bệnh covid19 đến ngành du lịch việt nam. 2021.
Khải, T.C., MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI VÀ
CHUYỂN DỊCH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM NHẰM CHỦ ĐỘNG
THÍCH NGHI AN TỒN VỚI DỊCH BỆNH COVID 19. LỜI GIỚI THIỆU:
p. 144.
Giao, H.N.K. and H.D.T. Anh, Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát
triển du lịch Đồng Nai. 2021.
Hoàng, P.T., T.H. Đức, and N.Đ. Anh, Tác động của đại dịch covid-19 đến
ngành du lịch việt nam và những giải pháp ứng phó. Tạp chí Kinh Tế và
Phát triển, 2020. 274(4): p. 43-53.
Luật Du lịch Việt Nam, in Luật số: 09/2017/QH14. 2017.
Đoàn, V.T., Sinh kế của cộng đồng địa phương dựa vào điểm du lịch: Những
vấn đề đặt ra hiện nay. 2018.
Hòa, P.T.N.Đ., PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VỚI DU LỊCH VĂN
HÓA. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: p. 133.
Ngọc, P.T.K., Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách
du lịch MICE nội địa tại Việt Nam-Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải
Phịng. 2017.
Bùi, T.K.D., Thực trạng và một số đề xuất để nâng cao hiệu quả khai thác
ẩm thực dân gian Hà Nội trong việc thu hút khách du lịch. 2012, Đại học
Dân lập Hải Phịng.
Trịnh, X.D., Du lịch chữa bệnh-Loại hình du lịch phát triển trong tương lai.
2015.
Rahman, M.K., et al., Effect of Covid-19 pandemic on tourist travel risk and
management perceptions. Plos one, 2021. 16(9): p. e0256486.
González-Torres, T., J.-L. Rodríguez-Sánchez, and E. Pelechano-Barahona,
Managing relationships in the Tourism Supply Chain to overcome epidemic
outbreaks: The case of COVID-19 and the hospitality industry in Spain.
International journal of hospitality management, 2021. 92: p. 102733.
Abbas, J., et al., Exploring the impact of COVID-19 on tourism:
transformational potential and implications for a sustainable recovery of the
travel and leisure industry. Current Research in Behavioral Sciences, 2021.
2: p. 100033.
Thuy, N.T.T., et al., Nghiên Cứu Phát Triển Mơ Hình Du Lịch Thực Tế Ảo
Trong Thời Kỳ Dịch Bệnh Covid–19 Tại Việt Nam. 2021, Center for Open
Science.
17
15.
16.
Phúca, H.M., et al., Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại
thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch COVID-19.
RA, V. and C.D.L.V. NAM, THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC
KHỎE TRÊN THẾ GIỚI. BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO: p. 50.
18
7. Phụ lục.
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÍA NAM DỊP TẾT 2022
PHẦN 1: THƠNG TIN CÁ NHÂN
Tên:
Giới tính:
Nam
Nữ
Nơi ở (tỉnh):
PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT
(Vui lòng đánh dấu X các ô 1-2-3-4-5 tương ứng với các mức độ Rất khơng đồng ý
– Khơng đồng ý – Khơng có ý kiến – Đồng ý – Rất đồng ý)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
CÂU HỎI KHẢO SÁT
Tình hình dịch bệnh covid-19 căng thẳng
khiến người dân sợ bị nhiễm bệnh khi đi
du lịch
Việc di chuyển gặp nhiều khó khăn trong
thời kỳ dịch bệnh
Sau nhiều tác động xấu của dịch bệnh thì
tâm trạng của người dân chưa thực sự sẵn
sàng trở lại cuộc sống bình thường và đi
du lịch
Chưa hiểu rõ về dịch bệnh và cách phòng
chống
Chưa nắm rõ tác dụng của vacxin về khả
năng phòng chống dịch bệnh
Mất việc làm do ảnh hưởng của covid-19
Các khoảng chi phí dự trữ bị hao hụt do
dịch bệnh nên khơn đủ kinh phí đi du lịch
Do dịch bệnh làm gia đình xa cách nên dịp
Tết là thời điểm tốt để đồn viên mà khơng
đi du lịch
Đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng
COVID-19 để thúc đẩy miễn dịch cộng
đồng
19
1
MỨC ĐỘ
2
3
4
5
10
11
12
Áp dụng “hộ chiếu vaccine” làm “đòn
bẩy” phát triển ngành du lịch
Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để
thu hút người dân du lịc trở lại sau thời
gian bị ‘đóng băng’
Nâng cao các dịch vụ tạo cho người dân
tâm thế thoải mái, vui vẻ sau một thời gian
dài chịu sự cang thẳng của dịch bệnh
20
8. Minh chứng đánh giá từng thành viên.
21