Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Slide Tiểu luận Tác động của công nghệ, phương tiện kỹ thuật đến hoạt động báo chí của cơ quan báo trí, nhà báo và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 18 trang )

Tác động của công nghệ, phương tiện kỹ thuật đến hoạt động
báo chí của cơ quan báo trí, nhà báo và những vấn đề đặt ra.
Tìm hiểu về quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Cảm ơn sự giúp đỡ của anh Nguyễn Quang Vinh- Biên tập viên kênh
VTC10
quangvinh.nguyen88@gmail
.com
0904897782
Khái Quát Về Kênh

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Multimedia Corporation
hay Vietnam Television Corporation - VTC) là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Việt Nam.

Với mục tiêu không ngừng phát triển và đầu tư vào con người để nội dung chương trình ngày càng phong phú, chất
lượng, Kênh Truyền hình đối ngoại đa phương tiện Văn hoá Việt - VTC10, thuộc Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC
tuy ra đời muộn hơn so với những kênh khác của,nhưng VTC10 đã dần dần trở thành kênh thông tin đối ngoại được
bạn bè quốc tế biết đến.


Kênh truyền hình chuyên biệt về Văn hóa Việt. Phát sóng 24h/7,
phát mới 8h/ngày. Phát sóng đa phương tiện Internet, Cáp, vệ tinh,
truyền hình số mặt đất của VTC từ tháng 8/2008, IPTV từ tháng
8/2009. Phát sóng quốc tế từ 2010.

VTC10 có nội dung giải trí, văn hóa bao gồm các chương trình: Thời
trang Việt Nam, Người Việt trẻ, Bản tin Việt Nam ngày nay, Khám phá
Việt Nam, Ẩm thực Việt, GameShows, Góc nhìn nhà đầu tư, Phim Tài
Liệu, Phim truyện, Sân khấu, Kịch, Bầu trời bé thơ, Ca nhạc dân tộc,
Sóng nhạc trẻ, cùng nhiều chương trình đặc sắc khác.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của kênh VTC10


BAN LÃNH ĐẠO
BAN LÃNH ĐẠO
PHÒNG THỜI
SỰ
PHÒNG
QUAY PHIM
PHÒNG KĨ
THUẬT
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG DỰ
ÁN
PHÒNG THƯ
KÝ BIÊN TẬP
CỘNG TÁC VIÊN
PHÒNG THỜI SỰ
Bản tin Tiếng Anh (Viet Nam Journal)
Với thời lượng 15 phút, “Bản tin Tiếng Anh” có phụ đề
tiếng Việt sẽ cập nhật các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã
hội có liên quan tới người Việt Nam trong và ngoài nước
cũng như người nước ngoài tại Việt Nam. Phát sóng hàng
ngày, bản tin sẽ mang đến cho người xem cái nhìn toàn
cảnh hơn về Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát
triển. Hình thức tin bài đa dạng: tin nóng, phóng sự, talk
ngắn, thứ tự nội dung linh hoạt, “Bản tin Tiếng Anh” gồm
các tiểu mục nhỏ như Tin kinh tế vĩ mô và đầu tư nước

ngoài, Tin văn hóa & xã hội trong nước có yếu tố nước
ngoài, Bạn bè từ bốn phương, Thời tiết các vùng có đông
Việt Kiều sinh sống…
Bản Tin Việt Nam Ngày Nay
Là bản tin tổng hợp 15 phút về
văn hóa,nghệ thuật trong nước
để giới thiệu với bạn bè quốc tế
và cho đồng bào Việt kiều.
BẢN TIN OPEN VIỆT NAM

Với thể loại Tạp chí tổng hợp, bao gồm
Bản tin, đối thoại và phóng sự chuyên đề,
“Open Việt Nam” có thời lượng 60 phút/số.

Mỗi một chương trình sẽ truyền tải
những thông tin mang tính tổng hợp, cập
nhật các xu hướng nổi trội^^về kinh tế, tài
chính, bất động sản và đầu tư tại Việt Nam
cũng như trên thế giới.

Chương trình là cầu nối, diễn đàn tin cậy
của các chuyên gia, nhà quản lý cấp cao
với người xem; định hình những xu hướng
cơ bản, tạo tính tương tác cao tiến tới xã
hội hóa. Chương trình cũng thu hút sự
quan tâm của Việt kiều, các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bản tin Open Việt Nam:
Chương trình gồm có 5 phần:


Kinh tế đối ngoại (điểm tin xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, đầu tư
trong và ngoài nuớc)

Tài chính ngân hàng ( tài chính, thuế, kho bạc, vàng, ngoại tệ, lãi suất)

Bất động sản (thông tin hạ tầng, quy hoạch, xây dựng)

Việt Nam góc nhìn của bạn (hướng dẫn, phân tích, trao đổi đa chiều về các
vấn đề kinh tế đối ngoại, kinh tế đầu tư)

Việt Nam hội nhập (phóng sự hội nhập kinh tế, và vấn đề phát triển bền
vững).
Để sản xuất ra một bản tin Open Việt Nam chuyên mục Việt Nam hội nhập thì cần phải
qua các khâu
Nguồn tin
Biên tập Đạo
diễn
Duyệt kịch
bản
Điều độ sản
xuất
Sản xuất tiền
kỳ
Sản xuất hậu
kỳ
Duyệt nội
dung
Phát Sóng
NGUỒN TIN


Nguồn tin được lấy từ lấy rất nhiều nơi , phóng viên phải chủ động tìm kiếm các tin
tức như phải liên hệ với các nhà tổ chức sự kiện để biết các sự kiện nào sắp xảy ra
để lên lịch ghi hình và biên tập.

Ngoài ra hệ thống cộng tác viên ở nhiều nơi cũng là nguồn tin rất phong phú.
Biên tập –Đạo diễn

Sau khi đã có tin tức,biên tập, đạo diễn là những người xây dựng ra các chương trình
truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản có sẵn để chuyển thể
thành một kịch bản truyền hình.

Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản
là: kịch bản quay và kịch bản dựng.

Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay
có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.

Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng
khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.
DUYỆT KỊCH BẢN ĐIỀU ĐỘNG SẢN XUẤT

Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có
phù hợp hay không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.

Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì từ việc bố trí
các phương tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do khối
này quy định. Ngoài ra, còn bố trí địa điểm thực hiện chương
trình, thời gian thực hiện (tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng).
SẢN XUẤT TIỀN KỲ


Sau khi phóng viên biên tập có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình được tiến
hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay
tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo
diễn chỉ đạo.

Kỹ thuật của chương trình (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) do các kỹ thuật
viên chịu trách nhiệm.

Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường truyền
vệ tinh, cáp quang

Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo
băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.
SẢN XUẤT HẬU KỲ

Từ các băng đã ghi ở khâu tiền kỳ được đưa tới phòng dựng, tiến hành dựng
hình theo kịch bản của biên tập viên chương trình.

Khi đã hoàn chỉnh phần hình, băng được đưa sang phòng tiếng để thực hiện
các công việc sau:
- Lời thuyết minh, bình luận và lời thoại được ghi vào ở mức chuẩn.
- Nhạc và tiếng động nền được đưa vào để ghi ở mức nền.

Sau đó băng được sang hòa âm. Đi kèm theo băng thành phẩm là phiếu sản
xuất hậu kỳ. Phiếu này là chứng chỉ chất lượng kỹ thuật của băng chương
trình, là cơ sở để băng không phải OTK kỹ thuật.
DUYỆT NỘI DUNG
PHÁT SÓNG

Trước khi đưa vào phát sóng, chương trình phải được duyệt nội

dung. Hội đồng nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cho phép
phát sóng hay không phát sóng vào phiếu nghiệm thu phát
sóng của băng chương trình. Nếu cần phải sửa chữa, băng
được quay về bắt đầu từ khâu hậu kỳ video.

Thực hiện phát sóng các băng chương
trình đã đầy đủ thủ tục quyết định và
thực hiện phát sóng trực tiếp các
chương trình studio từ các địa điểm
tiếp theo thông qua các đường truyền
vệ tinh, cáp quang…
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT ĐẾN
CƠ QUAN BÁO CHÍ, NHÀ BÁO

Công nghệ thông tin và phương tiện kỹ thuật có tác động rất lớn đối với quy trình sản xuất
chương trình truyền hình nói riêng và các tác phẩm báo chí của cơ quan báo chí nói chung.

Với sự bùng nổ về internet, thế giới phẳng hơn, nên việc cập nhật các tin tức cần phải nhanh
nhạy và công nghệ đã góp phần rất quan trọng vào việc đưa tin tức tới độc giả nhanh nhất.

Không chỉ còn là đơn chiều như trước đây, giờ đây khán giả xem chương trình có thể tương tác
với kênh thông qua trang web của kênh để có thể có các ý kiến phản hồi đóng góp cho đài.

Khi quay xong bản phô, thay vì phải đến tận nơi để đưa cho kỹ thuật dựng hậu kỳ thì quay
phim có thể gửi thông qua chia sẻ mạng LAN nội bộ một cách nhanh chóng nhất.

Hệ thống của kênh sử dụng chủ yếu là Digital(kỹ thuật số),chỉ có rất ít máy còn dùng theo
Analog nên tối tân hơn.

×