Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

VĂN MẪU SÔNG HƯƠNG Ở GIỮA HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.9 KB, 6 trang )

SH Ở TRONG, ĐẾN GIỮA TP HUẾ
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả sáng tác có nhiều thành cơng ở nhiều
thể loại. Tuy nhiên, thành công chủ yếu của ông là ở thể kí. Nguyễn Tuân một bậc thầy về thể kí đã cho rằng kí của Hồng Phủ Ngọc Tường có rất
nhiều ánh lửa. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy
đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa,
lịch sử, địa lí,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích,
mê đắm và tài hoa. Bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng ? của ông viết tại Huế
năm 1981 là một trong những tác phẩm đặc sắc vừa thể hiện những nét
đẹp độc đáo của sông Hương vừa thể hiện nét tài hoa, un bác của cái tơi
Hồng Phủ Ngọc Tường nhạy cảm, tinh tế, nhất mực say mê cái đẹp của q
hương, đất nước.
Ai đã đặt tên cho dịng sơng? là một bài bút kí viết hết sức tự do và phóng
khống. Xét đến cùng, sức hấp dẫn của tác phẩm này chính là cái tơi của
Hồng Phủ Ngọc Tường- một cái tơi tài hoa với vốn văn hóa sâu rộng, tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế, ông đã đem đến cho người đọc được chiêm ngưỡng
một thực thể thẩm mĩ tuyệt vời của tạo hóa ban tặng - đó là dịng sông
Hương của xứ Huế với một vẻ đẹp phong phú, lung linh, huyền ảo, nhất là
đoạn chảy về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế.
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế đã
bộc lộ nét tài hoa, lịch lãm trong lối viết của tác giả. Người đọc khó có thể
cưỡng lại sức hấp dẫn tốt ra từ thủ pháp nhân hóa, từ cách dùng hàng loạt
các động từ diễn tả cái dòng chảy thật sống động qua các địa danh khác
nhau của xứ Huế.
Dễ nhận thấy sông Hương từ chân núi Kim Phụng liên tục chuyển dịng: có
lúc là hướng Nam Bắc, có lúc lại là hướng Tây Bắc,... nhưng những khúc
quanh, sự chuyển dịng đột ngột của dịng sơng đã được tác giả thể hiện
qua những cảm nhận rất độc đáo, qua một cái nhìn thật tình tứ khi Hồng
Phủ Ngọc Tường tưởng như đó là những đường cong thật mềm của người
con gái. Nói cách khác, thủy trình của Hương Giang không thẳng tắp, không
đơn điệu. Ta không quên tác giả ln ví sơng Hương với hình ảnh của người


thiếu nữ, một thiếu nữ đang đến với xứ Huế, đến nơi hẹn gặp thành phố


tương lai. Như thế, những đoạn gấp khúc uốn quanh không chỉ cho ta thấy
những đường cong thật mềm của thiếu nữ mà cịn thống chút gì như e lệ,
một chút chùng chình khi đến nơi hẹn với người tình chung thủy. Đấy là nơi
sơng Hương sẽ gắn bó mãi với kinh thành.
Từ Bến Tuần, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua
một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm,
và từ đó nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những
điểm đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo. Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã thấy những con thuyền trên sông Hương chỉ bé vừa bằng con thoi, cịn
sơng Hương lại như tấm lụa khổng lồ. Đấy là những tấm lụa rực rỡ những
sắc màu và những sắc màu ấy lại biến đổi theo thời gian: sớm xanh, trưa
vàng, chiều tím. Thật ra, đó chỉ phản quang theo thời gian trong ngày nhưng
cũng đủ cho ta thấy vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên một miền đất. Những sắc
màu ấy không cùng đồng hiện, nếu thế thì khơng cịn là rực rỡ mà chỉ là sặc
sỡ. sắc màu ấy đã biến đổi theo thời gian, theo quy luật, trở thành cách nói
quen thuộc của người dân xứ Huế. Như thế, cảnh sắc càng trở nên diễm lệ
và mơ màng. Đấy là những sắc màu phản quang biến đổi theo thời gian của
một ngày hay đấy là nỗi niềm của con người đồng hành với những sắc màu
của một miền đất ? Cảnh sắc ấy càng khiến người ta bâng khuâng:
Sớm trông mặt đất thương xanh núi
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
(Xn Diệu)
Nói đến Huế cịn phải nói đến những lăng tẩm - dường như đây là điều
khơng thể tách rời. Tác giả nói đến một đoạn sông Hương trôi chảy giữa
quần sơn lô xơ, nơi đấy chỉ có những rừng thơng u tịch, như cảm nhận được
niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm, bao nhiêu lăng của vua chúa
khiến cho một đoạn sơng Hương như chìm trong núi phủ mây phong cùng

với bóng tùng:
Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên


Đoạn sơng Hương này dịng chảy khơng cuộn xốy, khơng rầm rộ mà dường
như mây phong núi phủ đã khiến nó trở nên trầm mặc, nghĩa là gợi ra
những cảm nhận về nghĩ suy, về những gì là thâm nghiêm. Nét trầm mặc
này được tác giả ví như triết lí, như cổ thi - tác giả đã không so sánh với
những gì cụ thể, dễ nhận biết mà lại so sánh với những thứ xa xôi, trừu
tượng, mơ hồ để con người như càng thêm trầm tư, mặc tưởng trước vẻ
đẹp đặc thù của một đoạn sông Hương.
Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế thân yêu - có lẽ đây là đoạn tác giả
nói về vẻ đẹp của dịng sơng đẹp nhất, dun dáng, trữ tình nhất. Từ chùa
Thiên Mụ trở đi, sông Hương lại mang một vẻ đẹp khác. Tác giả đã thấy
sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc. Chi tiết này làm
ta nhớ đến những câu thơ trong bài thơ Bên kia sơng Đuống của Hồng cầm
nói về dịng sơng ra đi giữa đơi bờ xanh bãi mía bờ dâu. Có lẽ đó cũng là nét
đẹp thường thấy ở nhiều dịng sơng khác. Nhưng nếu như Hoàng cầm chỉ
gửi gắm nỗi niềm kín đáo thì Hồng Phủ Ngọc Tường lại nói rõ sơng Hương
vui tươi hẳn lên vì .nó đã tìm đúng đường về. Cái vui tươi của dịng sơng lại
cho ta liên tưởng đến cái vui tươi của con người, đến cuộc sống yên bình
của người dân một miền đất với những bờ bãi xanh biếc, màu mỡ ,...
Sông Hương đã gặp cầu Tràng Tiền trên đường về. Tác giả thấy nhịp cầu với
hình bán nguyệt in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng
non. Có thể nói liên tưởng, so sánh ấy thật hợp lí và bất ngờ và cũng thật
nên thơ bởi so sánh ấy đã nói được hình dáng, màu sắc của cây cầu và
dường như nhịp cầu có phản chiếu một ít ánh sáng. Hình bán nguyệt bừng
sáng ở phía xa ấy như vành trăng non để liên tưởng có tiếp ở người đọc là
ánh mắt của người thiếu nữ. Có lẽ khi đi tới những liên tưởng, những so

sánh này thi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nghĩ đến câu kiều: Mày ai trăng mới
in ngần (bài kí hơn một lần cho thấy những liên tưởng về Truyện Kiều của
Nguyễn Du).
Niềm vui của dịng sơng khi gặp cầu Tràng Tiền khơng ồn ào mà có gì đó sâu
thẳm, lặng lẽ. Sơng Hương đến gần với xứ Huế chỗ cồn Giã Viên thì tác giả
thấy nó có những nét cong thật mềm mại và đã được so sánh, nhìn nhận:
dịng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u. So
sánh này thật là độc đáo, tài hoa và tinh tế. Tác giả đã so sánh với những cái
khá mơ hồ nhưng lại gợi được những liên tưởng: cô gái ấy thuận tình


nhưng lại khơng nói ra vì e lệ. Điều này làm ta liên tưởng đến nét đẹp của
cô gái xứ Huế tình tứ, duyên dáng mà vẫn e lệ, vẫn kín đáo - Hàn Mặc Tử
cũng đã có câu thơ nói về điều này: Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ ? (Đây
thơn Vĩ Dạ).
Sơng Hương giữa lịng thành phố Huế có gì đó gợi nhắc đến sơng Xen của
Pa-ri, sơng Đa-np của Bu-đa-pét,.... nhưng những dịng sơng ấy vừa giống
lại vừa khác với Hương Giang. Đó đều là những dịng sơng gắn liền với thủ
đơ, kinh đơ nhưng sơng Hương vẫn khác với hai con sơng đó ở chỗ sơng
Hương khơng hồn tồn gắn với những gì hiện đại mà cịn gắn với những
xóm thuyền, với nhưng ánh lửa thuyền chài. Sơng Hương chảy giữa lịng
thành phố ở đây ta như thấy có sự đan cài giữa quá khứ với hiện đại. Sự cận
kề và đan xen ấy tạo nên nét đặc thù cho xứ Huế và sông Hương.Hương
Giang phía hạ nguồn đã chảy chậm hơn. Đây cũng là một nét khác biệt nữa
của dịng sơng với sơng Nê-va. Sơng Nê-va chảy q nhanh, q xiết, cịn
dịng sơng Hương chảy giữa lòng thành phố lại lặng lờ, êm đềm. Nó khơng
cịn vũ điệu cuồng nhiệt của cơ gái Di-gan, chẳng cịn nữa những gì là rầm
rộ, là mãnh liệt. Điệu chảy khác thường ấy của sông Hương đã được tác giả
gọi là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Nét êm đềm, lững lờ chảy của
dịng sơng chính là khuôn mặt kinh thành đã in dấu trong thơ của nhiều

người:
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng Huế nên rất thơ
(Thu Bồn)
Hương Giang ơi, dòng sơng êm
Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình
(Tố Hữu)
Gió theo lối gió mây đường mây
Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử)


Sông Hương qua cảm nhận của tác giả chủ yếu được nhìn nhận theo chiều
khơng gian, theo dịng chảy của con sơng. Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu
khơng nói đến vẻ đẹp của Hương Giang từ bình diện thời gian mà vẫn gắn
với kinh thành, với đêm khuya trên dịng sơng. Trong bài kí, tác giả đã nhắc
đến tiếng đàn, tiếng cổ nhạc đêm khuya trên sơng Hương. Dịng sông lúc ấy
đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Nhà văn thật có lí
khi cho rằng không thể nghe tiếng nhạc Huế ban ngày, nghe ở nhà hát mà
dứt khoát phải nghe lúc đêm khuya ở một khoang thuyền. Khi ấy, tiếng đàn
sẽ hòa điệu với tiếng nước rơi trên mái-chèo để tạo nên một sự cộng
hưởng lạ lùng. Từ đây, tác giả mới có liên tưởng đến Nguyễn Du. Thi hào có
lẽ đã sống với những phiến trăng sầu, những đêm trên sông Hương với bao
nỗi niềm, nghe tiếng đàn để có được câu thơ: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới xa nửa vời mà một nghệ nhân gắn bó với cổ nhạc xứ
Huế nửa thế kỉ qua đã quả quyết đó chính là Tứ đại cảnh (một bản nhạc cổ
Huế, tương truyền do vua Tự Đức sáng tác). Dịng sơng Hương là nơi sinh
thành cổ nhạc Huế với những điệu nam ai, nam bình khơng thể nào qn.
Đó là môi trường diễn xướng để tiếng nước rơi trên mái chèo làm tôn thêm
tiếng đàn. Môi trường ấy đã nuôi dưỡng hồn thơ của một thi hào để từ đó
có những câu thơ tuyệt diệu về tiếng đàn đi suốt cuộc đời nàng Kiều.

Khi chảy qua thành phố Huế, sơng Hương dường như khơng vội vã mà
muốn vịng lại lưu luyến. Hơn một lần Hồng Phủ Ngọc Tường nói đến khúc
quanh của dịng sơng: có lúc là đường cong thật mềm, có lúc như một tiếng
“vâng” khơng nói ra của tình u, cịn ở đây tác giả lại thấy dịng sơng vấn
vương và có một chút gì lẳng lơ kín đáo của tình u. Sơng Hương đã là một
cơ gái thật đáng yêu, là Thúy Kiều trong đêm tự tình. Dịng sơng ấy đã vịng
lại, chảy lại để nói lời giã biệt với Kim Trọng và khẳng định một lời thề trước
khi ra biển cả rộng lớn: còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ... Chia
tay là một điều khơng thể khác, ra biển với những dịng sơng là lẽ tự nhiên
nhưng chỗ vịng lại khúc quanh ấy lại biểu hiện tất cả những bịn rịn, ước
hẹn: Nước đi ra bể lại mưa về nguồn (Thề non nước, Tản Đà). Dịng nước có
trơi đi thì rồi giọt nước lại rơi về. Biết bao nhiêu nỗi vấn vương bâng khuâng
tạo ra những liên tưởng về sự hóa thân, về những gì vang vọng trong câu hị
dân gian về nét đẹp trung tình của con người một miền đất.
Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường là bài văn xuôi
đặc sắc đầy chất thơ về dịng sơng Hương. Với tình u say đắm, thiết tha


và với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí,... nhà văn đã cống
hiến cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp của dịng sơng xứ Huế
mộng mơ, nhất là đoạn chảy ở đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế.
Hương Giang vốn đã đẹp ở ngoài nhưng trong những trang viết của mình,
Hồng Phủ Ngọc Tường đã khiến dịng sơng đẹp hơn như một bức họa đồ,
nhẹ nhàng êm ái như điệu slow tình cảm, hay dịu dàng cuốn hút như người
tình trong mộng. Tất cả những điều đó làm dấy lên trong lịng người đọc
nhưng khao khát được đến với sơng Hương của xứ Huế thơ mộng. Dịng
sơng đúng là một cơng trình nghệ thuật mà tạo hóa đã ban tặng cho con
người.




×