BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN VŨ LONG
ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ
SÔNG HƯƠNG – THÀNH PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN VŨ LONG
KHÓA: 2015 - 2017
ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG
HƯƠNG – THÀNH PHỐ HUẾ
(ĐOẠN TỪ CẦU DÃ VIÊN ĐẾN CẦU TRƯỜNG TIỀN)
Chuyên ngành : Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGÔ THÁM
Hà Nội - 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn trực
tiếp PGS.TS Ngô Thám, người đã hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi một cách tận
tình trong suốt quá trình hình thành đề tài cũng như làm luận văn. Cám ơn
quý thầy cô trong tiểu ban cũng như quý thầy cô khoa Sau đại học, Trường
đại học kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho tôi trong
trong suốt quá trình làm luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cám ơn đến các cơ quan đoàn thể, ban ngành ở thành
phố Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tôi các số liệu cũng như hình
ảnh để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cám ơn những bạn bè, đồng
nghiệp đã chia sẻ, đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã luôn
ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi, do chính tôi nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo PGS.TS Ngô Thám. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Vũ Long
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 4
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN
BỜ SÔNG HƯƠNG ................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu............................................................ 6
1.1.1. Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu ................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, kiến trúc khu vực nghiên cứu ....... 13
1.2. Vai trò của sông Hương đối với đô thị Huế........................................ 14
1.2.1. Vai trò của sông Hương đối với đô thị Huế ........................................ 14
1.2.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan thành phố Huế ................................... 20
1.3. Thực trạng kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương (đoạn từ cầu
Dã Viên đến cầu Trường Tiền) .................................................................. 23
1.3.1. Thực trạng kiến trúc công trình........................................................... 23
1.3.2. Thực trạng cảnh quan, cây xanh, mặt nước ......................................... 29
1.3.3. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng .............................................. 31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ ĐOẠN TỪ CẦU DÃ VIÊN ĐẾN CẦU TRƯỜNG TIỀN ......................... 33
2.1. Cơ sở lý thuyết về kiến trúc cảnh quan ............................................. 33
2.1.1. Vai trò của không gian kiến trúc cảnh quan ........................................ 33
2.1.2. Kiến trúc cảnh quan đô thị .................................................................. 34
2.1.3. Các yếu tố tạo thành kiến trúc cảnh quan ............................................ 35
2.1.4. Cơ sở khoa học về hình ảnh cảnh quan đô thị ..................................... 39
2.2. Cơ sở pháp lý và các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá kiến trúc
cảnh quan hai bên bờ sông Hương. ........................................................... 46
2.2.1. Các văn bản pháp lý có liên quan........................................................ 46
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên bờ sông
Hương đoạn qua thành phố Huế ................................................................... 47
2.3. Kinh nghiệm đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông ở nước
ngoài và ở Việt Nam. ................................................................................. 57
2.3.1. Kinh nghiệm ở nước ngoài ................................................................. 57
2.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam.................................................................... 61
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ
SÔNG HƯƠNG - ĐOẠN TỪ CẦU DÃ VIÊN ĐẾN CẦU TRƯỜNG
TIỀN. ......................................................................................................... 66
3.1. Quan điểm và nguyên tắc .................................................................... 66
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 66
3.1.2. Nguyên tắc ......................................................................................... 72
3.2. Đề xuất các tiêu chí để đánh giá kiến trúc hai bên bờ sông Hương –
đoạn từ cầu Dã Viên đến cầu Trường Tiền .............................................. 72
3.2.1. Tiêu chí về quy hoạch tổng thể ........................................................... 72
3.2.2. Tiêu chí về kiến trúc cảnh quan kết hợp với các công trình di tích ...... 73
3.2.3. Tiêu chí về công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị .................... 75
3.3. Đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bờ sông Hương (đoạn từ cầu Dã
Viên đến cầu Trường Tiền)........................................................................ 76
3.3.1. Đánh giá kiến trúc cảnh quan tổng thể ................................................ 79
3.3.2. Đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông .................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận........................................................................................................ 96
Kiến nghị...................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
HĐND
: Hội đồng nhân dân
QHCT
: Quy hoạch chi tiết
QHĐT
: Quy hoạch đô thị
KTCQ
: Kiến trúc cảnh quan
KGKTCQ : Không gian kiến trúc cảnh quan
NXB
: Nhà xuất bản
QH
: Quy hoạch
TG
: Tác giả
UBND
: Ủy ban nhân dân
KS
: Khách sạn
DANH MỤC BẨNG, BIỂU
STT
Tên hình ảnh
Bảng 2.1 Sơ đồ các yếu tố tác động đến kiến trúc cảnh quan
Bảng 2.2 Sơ đồ các yếu tố cấu thành kiến trúc cảnh quan
Trang
30
32
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Tên hình ảnh
Vị trí, khu vực nghiên cứu
Cầu Dã Viên đoạn qua cồn Dã Viên
Cầu Trường Tiền bị sập trong chiến dịch Mậu
Thân 1968
Trang
7
9
12
Hình 1.4
Cầu Trường Tiền hiện nay
12
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 1.20
Hình 1.21
Hình 1.22
Hình 1.23
Hình 1.24
Hình 1.25
Hình 1.26
Hình 1.27
Hình 1.28
13
20
21
24
24
25
25
25
25
26
26
26
26
27
27
27
27
27
27
28
28
28
28
29
Hình 1.30
Cầu Trường Tiền về đêm
Sông Hương nhìn từ cầu Dã Viên
Công trình kiến trúc bên bờ sông Hương về đêm
Nhà ga Huế
Nhà ở
Nhà ở liền kề trục đường Trần Hưng Đạo
Nhà ở liền kề trục đường Trần Hưng Đạo
Nhà ở liền kề trục đường Trần Hưng Đạo
Nhà ở liền kề trục đường Trần Hưng Đạo
Trụ sở UBND Tỉnh
Nhà thiếu nhi thành phố
Trường Quốc Học Huế
Trường Quốc Học Huế
Trường Hai Bà Trưng
Trường Hai Bà Trưng
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Sở Y tế
Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng
Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng
Khách sạn Morin Huế
Khách sạn La Pecidence Huế
Khách sạn Xanh Huế
Khách sạn Xanh Huế
Cụm di tích Phu Văn Lâu – Nghênh Lương đình –
Kỳ Đài
Cum di tích Phu Văn Lâu – Nghênh Lương đình –
Kỳ Đài
Đền chiến sĩ trận vong trước khi trùng tu
Hình 1.31
Đền chiến sĩ trận vong sau khi trùng tu
29
Hình 1.29
29
29
Hình 1.32
Hình 1.33
Hình 1.34
Hình 1.35
Hình 1.36
Hình 1.37
“Rừng cây” phía sau KS. La Pecidence
30
“Rừng cây” phía sau cồn Dã Viên
30
Một tác phẩm đang xuống cấp trong công viên 30
Quốc Học
Đua thuyền trên sông Hương
31
Thả đèn trên sông Hương
31
Sinh viên nghỉ ngơi
31
Hình 1.38
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Ngày tết
Công trình kiến trúc gắn với dòng Hương
Các yếu tô nhận diện hình ảnh đô thị
Nhà hát Opera ở Sydney
Tượng nữ thần tự do ở Mỹ
Kiến trúc ở Thượng Hải, Trung Quốc
Điện Thái Hòa trong Kinh thành Huế
Thuyền du lịch trên sông Seine ở Paris, Pháp
Sông Seine ở Paris, Pháp
31
37
40
42
42
43
55
62
63
Hình 2.9
Sông Seine ở Paris, Pháp
63
Hình 2.10
Kiến trúc hai bên bờ sông Venice
64
Hình 2.11
Kiến trúc hai bên bờ sông Venice về đêm
65
Hình 2.12
Kiến trúc hai bên bờ sông Venice về đêm
66
Hình 2.13
Phố cổ Hội An nhìn từ sông Hoài
66
Hình 2.14
Phố cổ Hội An về đêm nhìn từ sông Hoài
67
Hình 2.15
Hai bờ sông Hàn thiếu trầm trọng về cây xanh
68
Hình 2.16
Phương án quy hoạch tổng thể kiến trúc cảnh
69
quan hai bờ sông Hàn
Hình 2.17
Phương án quy hoạch tổng thể kiến trúc cảnh
70
quan hai bờ sông Hàn
Hình 3.1
Nghênh Lương đình nhìn từ Phu Văn lâu
78
Hình 3.2
Di tích lịch sử Đền chiến sĩ trận vong
79
Hình 3.3
Công trình kiến trúc hiện đại ven bờ sông Hương 80
Hình 3.4
Công viên ven bờ sông Hương mới được xây
81
dựng
Hình 3.5
Công viên ven bờ sông Hương mới được xây
81
dựng
Hình 3.6
Phân vùng kiến trúc cảnh quan
82
Hình 3.7
Trụ sở HĐND – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
85
Hình 3.8
Nhà thiếu nhi Huế
86
Hình 3.9
Hoạt động hè của các em thiếu nhi
86
Hình 3.10
Cổng trường THPT Quốc Học
87
Hình 3.11
Cổng trường THPT Hai Bà Trưng
87
Hình 3.12
Trường THPT Quốc Học Huế
87
Hình 3.13
Trường THPT Quốc Học Huế
87
Hình 3.14
Trường THPT Hai Bà Trưng
88
Hình 3.15
Trường THPT Hai Bà Trưng
88
Hình 3.16
Mặt ngoài ga Huế
89
Hình 3.17
Bên trong ga Huế
89
Hình 3.18
Khách sạn Morin Huế
90
Hình 3.19
Khách sạn La Pecidence Huế
90
Hình 3.20
Khách sạn Xanh Huế
91
Hình 3.21
Đền chiến sĩ trận vong trước và su khi trùng tu
92
Hình 3.22
Nhà ở trục đường Bùi Thị Xuân
92
Hình 3.23
Thảm cỏ, cây xanh ven bờ sông Hương
93
Hình 3.24
Nhà ở liền kề trên trục đường Trần Hưng Đạo
94
Hình 3.24
Nhà ở liền kề trên trục đường Trần Hưng Đạo
94
Hình 3.25
Tòa Thương Bạc và đường đi dạo trong công 95
viên Thương Bạc
Hình 3.26
Không gian cảnh quan cây xanh trong công viên
96
Thương Bạc
Hình 3.27
Công viên Lê Duẩn nhìn từ đường Lê Duẩn
96
Hình 3.28
Nghênh Lương Đình
97
Hình 3.29
Công viên Lê Duẩn
98
Hình 3.30
Trục đường Lê Duẩn rợp bóng cây xanh
98
Hình 3.31
Phu Văn Lâu trước và sau khi trùng tu
99
Hình 3.32
Lễ hội đua thuyền trên sông Hương
100
Hình 3.33
Đèn hoa đăng mừng đại lễ Phật đản trên sông
100
Hương
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thành phố Huế có một di sản đặc trưng của nhân loại, quần thể di tích
Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm
1993.
Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc việt
Nam, trong đó có dòng sông Hương.
Sông Hương ngoài chức năng là giao thông, còn có mối liên hệ mật thiết
với Kinh thành Huế, với cảnh quan của Thành phố.
Dòng chảy của sông Hương hiền hòa êm đềm đã tạo cảnh quan hấp dẫn
trước Kinh thành Huế.
Dòng sông Hương đã gắn liền với Thành phố Huế, con người Huế. Con
sông sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó
từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo
sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca
Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã làm sông Hương không còn đậm chất
thơ, lãng mạn như nó vốn có, mà thay vào đó là sự ô nhiễm, hai bên bờ sông
bị sạt lở, sự xuống cấp của cơ sở hạng tầng hai bên bờ.
Việc đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bờ sông Hương phù hợp với các
chức năng nhằm xem xét tính bảo tồn, phát triển môi trường sinh thái thân
thiện hai bên bờ sông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố Huế nhờ bảo
tồn, phát triển giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch; đồng thời thực hiện dự án thí
điểm theo quy hoạch chiến lược để sông Hương trở thành trung tâm hoạt
động du lịch, vui chơi, giải trí của Huế.
2
Ngoài ra, việc đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bờ sông Hương đoạn từ
cầu Dã Viên đến cầu Trường Tiền giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát
hơn về các công trình kiến trúc cũ và mới qua đó giúp cho cảnh quan nơi đây
thêm tươi đẹp và giúp con sông uốn mình một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển,
giúp ích tích cực vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích ở
Huế.
Sự phát triển của đô thị hóa ở thành phố Huế với sự xuất hiện các đô thị
mới phần lớn nằm phía bờ Bắc sông Hương của Thành phố phần nào giúp giữ
lại vẻ cổ kính của đô thị xung quanh Kinh thành xưa. Việc phân vùng kiến
trúc cảnh quan hai bờ sông Hương(đoạn từ cầu Dã Viên đên cầu Trường
Tiền) tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định, lập chương trình, xây dựng,
quản lý và phát triển đô thị nhằm mục tiêu phát triển đô thị bền vững do chính
quyền thành phố đề ra.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá hiện trạng khu vực nghiên
cứu, trên cơ sở đánh giá khái quát đặc điểm, tính chất, chức năng thông qua
các cơ sở lý luận khoa học để có được đề xuất phân vùng kiến trúc cảnh quan
cho khu vực nghiên cứu
Việc đánh giá kiến trúc hai bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên đến cầu
Trường Tiền giúp tạo dựng không gian kiến trúc cảnh quan hấp dẫn của sông
Hương với Kinh thành Huế.
Từ đó có những giải pháp cụ thể tạo cảnh quan cho khu vực này, để phục
vụ cho du khách, bảo tồn văn hóa và bảo tồn di sản.
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung đánh giá kiến trúc cảnh quan
haia bên bờ sông Hương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giới hạn đoạn từ cầu Dã Viên
đến cầu Trường Tiền
Phương pháp nghiên cứu.
Khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, điều tra hiện trạng, xử lý số liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin thuộc nhóm
phương pháp thu nhập thông tin với mục đích nghien cứu tài liệu để tìm hiểu
lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này
nhằm xác định nội dung tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát triển đô thị
trong và ngoài nước (nghiên cứu toàn bộ luận án, luận văn đã hoàn thành liên
quan đến đề tài nghiên cứu) và các phạm trù liên quan, các số liệu thống kê
tổng hợp , chủ trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu nhằm xác
định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu; xác lập cơ sở
nghiên cứu của đồng nghiệp liên quan đến chủ đề nghiên cứu.[4]
+ Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng với mục tiêu là nhận thức
bản chất định tính của khu vực hai bên bờ sông Hương. Triển khai phương
pháp tiến hành khảo sát, tập hợp đối tượng khảo sát là kiến trúc cảnh quan
của khu vực hai bên bờ sông Hương, khu vực lân cận từ bản đồ hiện trạng,
bản đồ khu vực hai bên bờ sông Hương để định lượng và xử lý thông tin.[4]
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tập hợp các nhân tố có quan hệ tương
tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, thiết lập nhãn quan, xem xét và phân
tích sự việc hiện tượng khu vực hai bên bờ sông Hương. Sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan theo dự án đầu
tư để nghiên cứu khả thi giải pháp được xác lập theo các nhân tố để quản lý
4
phát triển gồm: Quy hoạch - kiến trúc - kỹ thuật - tài chính - cơ chế chính
sách - quản lý đô thị có tính chất tổng hợp hệ thống kỹ thuật và hệ thống xã
hội. Trên cơ sở đó, xác định nhân tố cơ bản điều khiển các hệ thống để tập
trung nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ hình thành giải pháp. [4]
+ Phương pháp quan sát khách quan hình thái - công năng là quan sát
phương thức cơ bản để nhận thức sự vật, sử dụng để tổng quan, phát hiện vấn
đề nghiên cứu và đặt giải thuyết nghiên cứu. Quan sát khách quan hình thái công năng trên thực trạng khu vực hai bên bơ sông Hương, các khu vực lân
cận, thực thi giải pháp quản lý và xác định tình hình nghiên cứu ứng dụng với
mục đích năm bắt bản chất của đối tượng quan sát. Đồng thời, quan sát theo
mục đích xử lý thông tin để mô tả và phân tích.
Đánh giá đặc điểm và giá trị kiến trúc cảnh quan của các công trình di
tích.
Căn cứ các phương pháp luận về đánh giá kiến trúc công trình, các văn
bản để đưa ra các giải pháp bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc cũ và phát
huy giá trị các công trình nghiên cứu.
Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Tổng hợp đề xuất giải pháp kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông và
quanh khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Xác lập hồ sơ khoa học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật công trình kiến trúc khu vực nghiên cứu.
+ Đề xuất giải pháp bảo tồn tôn tạo kiến trúc khu vực nghiên cứu, để
triển khai các dự án phục vụ bảo tồn và khai thác di sản Kinh thành Huế.
5
+ Tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn cũng như quản lý đối với
các dự án có liên quan.
Cấu trúc luận văn:
Nội dung Luận văn gồm:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng về kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương
Chương 2: Cơ sở khoa học của việc đánh giá kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông Hương, thành phố Huế - đoạn từ cầu Dã Viên đến cầu Trường
Tiền.
Chương 3: Đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương, thành
phố Huế - đoạn từ cầu Dã Viên đến cầu Trường Tiền.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận
Trên thế giới rất nhiều đô thị được hình thành trên dọc các tuyến sông.
Những đô thị đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay mặc dù trải qua nhiều biến cố
của lịch sử. Nhưng đặc tính riêng biệt của các đô thị không mất đi mà vẫn
được gìn giữ, tôn tạo, khai thác và phát triển một cách có hiệu quả. Ở Việt
Nam cũng vậy nhiều đô thị dọc theo các tuyến sông như đô thị Hà Nội cùng
song song phát triển với sông Hồng, đô thị Đà Nẵng phát triển bền bờ sông
Hàn,…. Thành phố Huế cũng sẽ là một đô thị như vậy, quy hoạch và phát
triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông Hương là
mục tiêu nhằm biến trục không gian sông Hương thành trục không gian chủ
dạo của tổ chức bố cục không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị mang đặc thù
riêng cho thành phố Huế. Chính vì vậy việc nghiên cứu để lập quy hoạch chi
tiết 1/500, thiết kế đô thị cho các khu chức năng cho khu vực hai bên bờ sông
Hương là cần thiết và cấp bách đối với chính quyền và nhân dân thành phố
Huế
Mặt khác công tác quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cảnh quan của
các cấp chính quyền tỉnh, thành phố chưa đồng bộ, chưa có quy chế quản lý
cho khu vực này theo quy định của Luật Xây Dựng, Luật Quy Hoạch đô thị
hiện hành. Năng lực quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cảnh quan của
các cơ quan chức năng còn hạn chế. Nhận thức của cộng đồng về kiến trúc
cảnh quan, bảo vệ những giá trị lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường còn thấp
do đó việc nghiên cứu và đề xuất đồng bộ hệ thống các giải pháp quản lý kiến
trúc cảnh quan cho khu vực hai bên bờ sông Hương là cấp bách và cần thiết.
Muốn nâng cao giá trị kiến trúc cảnh quan của khu vực nghiên cứu được
tốt cần phải tăng cường năng lực về thể chế và nâng cao kỹ năng, trình độ
97
chuyên môn về quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan cho các cơ quan và
cán bộ chịu nhiệm quản lý kiến trúc cảnh quan.
Đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương, lấy giới hạn từ cầu
Dã Viên đến cầu Trường Tiền nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng
kiên trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu, nâng cao vai trò của sông Hương và
các di tích xung quanh đối với đô thị Huế, nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân đất Cố Đô.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Hương nhằm nghiên cứu các yếu tố thiên nhiên, các yếu tố lịch sử, văn hóa,
yếu tố không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể góp phần tạo nên những cơ sở
khoa học khách quan cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách, giải
pháp nhaằm duy trì và phát triển không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông Hương.
Một trong những điều kiện đảm bảo việc tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan khu vực hai bên bờ sông Hương có hiệu quả, chất lượng và bền
vững là việc thu hút sự tham gia tự giác của cộng đồng trong toàn bộ quá trình
chuẩn bị và thực hiện dự án, nhất là trong giai đoạn quản lý, bảo dưỡng kiến
trúc cảnh quan.
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và nghiêm túc, tác
giả đã rút ra một số kết luận về kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương
(đoạn từ cầu Dã Viên đến cầu Trường Tiền) như sau:
1. Việc tổ chức các không gian kiến trúc cảnh quan, phân khu chức năng
cần phù hợp với địa hình, văn hóa, lịch sử của địa phương. Phải kết nối
không gian kiến trúc cảnh quan ven sông thành chuỗi công viên với nhiều loại
hình khác nhau, phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng.
2. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc cảnh quan của các cấp
chính quyền tỉnh, thành phố chưa đồng bộ, chưa có quy chế quản lý cho khu
98
vực này theo quy định của Luật Xây Dựng, Luật QHĐT hiện hành. Năng lực
tổ chức quản lý kiến trúc cảnh quan của các cơ quan, ban ngành chức năng
vẫn còn hạn chế, cần phải thường xuyên và lien tục để đảm bảo cho không
gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương - đoạn qua trung tân thành
phố Huế - luôn tươi đẹp, tọa được ấn tượng tốt trong mắt du khách.
3. Yếu tố kiến trúc cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức, đi sâu vào
chi tiết vẫn còn nhiều thiếu sót, một số khu vực cụ thể như công viên Bùi ThỊ
Xuân, công viên Quốc Học hình thức tạo hình bố cục đơn giản để gây nhàm
chán; mặc dù đã bổ sung một số vườn tượng trong các trại sang tác điêu khắc
diễn ra trước đó.
4. Cần đầu tư hơn nữa về hạ tầng kỹ thuật và vấn đề chiếu sáng. Vân đề
đảm bảo dòng nước của sông Hương cũng như không gian giải trí về đêm của
người dân và du khách quanh khu vực này. Cần tăng cường chiếu sáng về
đêm tại những khu vực này để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách
khi đến đây cũng như hạn chế các tệ nạ xã hội phát sinh tại những khu vực
này.
Ngoài ra, vấn đề xói lở bờ sông cũng nên được tính đến khi quy hoạch
kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương.
Trong khuôn khổ luận văn cao học, thời gian và điều kiện nghiên cứu có
hạn nên các vấn đề được đề cập mới chỉ mang tính tổng quan, các đề xuất giải
pháp kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương có dự trên thực tiễn nhưng
chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu và
điều chỉnh.
99
. Kiến nghị
+ Cơ sở pháp lý, chính sách về quản lý đầu tư và khai thác sử dụng.
+ Tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị cho các khu vực
quy hoạch hai bên bờ sông Hương
+ Nâng cao năng lực, nhận thức của cơ quan quản lý quy hoạch, kiến trúc
cảnh quan khu vực hai bên bờ sông Hương
+ Thành lập Ban quản lý bờ sông Hương trực thuộc UBND Tỉnh Thừa
Thiên Huế.
+ Tuyền truyền về tầm quan trọng của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên và
môi trường hai bên bờ sông Hương để mọi người cùng bảo vệ, gìn giữ và phát
huy những nét đặc trưng của khu vực.
+ Trong điều kiện phát triển đô thị nhanh chóng của thành phố Huế nới
riêng và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung hiện nay; việc học hỏi kinh nghiệm,
áp dụng thành tựu của những thành phố lớn trên thế giới trong quy hoạch kiến
trúc cảnh quan ven sông kết hợp với điều kiện thực tế của địa phương là điều
cực kỳ cần thiết và cấp bách đối với dòng sông Hương (được ví như sông
Thames của Việt Nam).
+ Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện
quy hoạch và quá trình khai thác sử dụng.
+ Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng
đô thị, để có đủ điều kiện hình thành đồng bộ kiến trúc cảnh quan cả 2 bên bờ
sông Hương, góp phần xây dựng thành phố Huế văn minh, hiện đại, đậm bản
sắc Cố Đô.
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thế Bá (2011), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
Dựng, Hà Nội.
2. Huỳnh Tấn Cường ( 2002), Quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực ven biển
phía Đông thành phố Đà Nẵng, tr. 19-26, Luận văn thạc sĩ Quản lý đô thị, Hà
Nội.
3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tr 96-134,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Trần Trọng Hanh ( 2008), “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô
thị”. Nhà xất bản xây dựng Hà Nôi.
5. Đổ Hậu (2008), “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng”, tr 102 -110 nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
6. Phạm Trọng Mạnh ( 2005), Quản lý đô thị. Nhà xuất bản xây dựng. Hà
Nội.
7. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, tr 10-11, Nhà xuất bản xây
dựng. Hà Nội.
8. Quách Hoàng Việt (2016), Đánh giá quy hoạch xây dựng khu tái định cư
làng chài tại phường Hà Phong, Hạ long, Luận văn thạc sĩ quy hoạch vùng và
đô thị.
9. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/ND - CP ngày 24/01/2005 về quy
hoạch xây dựng.
10. Chính phủ (2007), Nghị đinh số 29/2007/NP - CP ngày 27/02/2007 về
quản lý kiến trúc đô thị.
11. Chính phủ ( 2009), Nghị định 12/2009/ ND-CP về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, Hà Nội.
12. Chính phủ ( 2010), Nghị định số 38/2010/ND-CP ngày 07/04/2010 về
quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. Hà Nội.
13. Quốc Hội ( 2005), Luật bảo vệ môi trường số 52/2005, Hà Nội.
14. Quốc Hội ( 2010), Luật quy hoạch số 06/2009, Hà Nội.
15. Quốc Hội (2003), Luật xây dựng số 16/2003, Hà Nội.
16. www.thuathienhue.gov.vn.
17. www.thuathienhue.org.vn.
18. www.danang.gov.vn
19. www.hoian.gov.vn
20. www.vi.wikipedia.org
TIẾNG ANH
21.Barder Gaston, Urbanisme, 4.ed.Paris 1959.
22. Clout, Hugh, Europe’s Cities in the late Twentieth Centuru. Amsterdam,
1994
23. Jan Tanghe, living Cities, London 1984.
24. Krier, Rob, Urban space, Academy Editions London, 1979.
25. Kenvin lynch (1960), Image of city. The MIT perss, Boston – jersey CityLos Angeles.
26.Ton Turner, Landscape Planning, By centure Htchinson Ltd, London
WC2N, Thames and Hudson.
27. www.pinterest. com.
28.www.maps.google.com.