Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

(SKKN mới NHẤT) các BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực đọc – HIỂU THƠ TRỮ TÌNH HIỆN đại VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.45 KB, 47 trang )

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC ĐỌC – HIỂU THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9
====================
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Ngữ văn là một mơn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà
trường. Nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật góp phần rèn
luyện nhân cách đạo đức con người, bồi đắp tư tưởng, tình cảm trong sáng, lối
sống cao đẹp cho học sinh. Trong đó, thơ nói chung và thơ hiện đại Việt Nam
trong chương trình lớp 9 nói riêng là một mảng kiến thức khơng chỉ giúp các em
thấy được vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt mà còn hướng tâm hồn các em đến
những giá trị chân, thiện, mĩ của cuộc sống, đánh thức sợi dây cảm xúc, khơi
dậy những tiềm năng, khát vọng trong tâm hồn người học. Nói như nhà phê bình
văn học Nguyễn Đình Thi: “nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến
chúng ta tự phải bước lên đường ấy”
1.2. Năm học 2020 – 2021 là năm học tiếp tục thực hiện hiệu quả chương
trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và
đảm bảo thực hiện chương trình trong điều kiện dịch Cơ-vit 19 vẫn diễn biến phức
tạp. GV cần tích cực đổi mới các hình thức dạy học, thiết kế các hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường giao việc, hướng dẫn học
sinh tự học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Bên cạnh đó, có các giải
pháp thiết thực, phù hợp để nâng cao hiệu quả giảng dạy góp phần nâng cao kết
quả học tập, nhất là đối với học sinh cuối cấp.
1.3 Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 là
mảng kiến thức quan trọng nằm trong nội dung thi vào THPT. Chính vì vậy, vấn
đề nâng cao chất lượng dạy học các văn bản thơ trữ tình lớp 9 nói riêng và trong
chương trình Ngữ văn THCS nói chung ln được giáo viên quan tâm đặc biệt.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy năng lực học sinh trong môn Ngữ văn
1




Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo
phát hành năm 2014 trình bày: “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một
cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị,
động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt
động trong bối cảnh nhất định. Những năng lực mà môn Ngữ văn hướng đến:
- Năng lực giải quyết vấn đê: Đây là năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi
người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong
học tập và cuộc sống mà khơng có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải
pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả
năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
- Năng lực sáng tạo: là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và
tìm tịi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó
đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý
tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tị mị, niềm
say mê tìm hiểu khám phá.
- Năng lực hợp tác: là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ
để hồn thành cơng việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau.
- Năng lực tự quản bản thân: Trong các bài học, HS cần biết xác định các kế
hoạch hành động, chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra,
nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn
luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế
những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong
những tình huống của cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: Đây là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục
tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học. Thông qua những bài học, HS
được hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu

quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo
môi trường, bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống
2


xung quanh, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn
học. Năng lực giao tiếp được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và
khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp
khác nhau trong cuộc sống.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ: Đây là năng lực đặc thù của
môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn
học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước
vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính
cánh cửa tâm hồn của mình.
Như vậy, dạy học các phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương
trình lớp 9 giúp HS hình thành và phát triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu
phát triển của xã hội, thông qua việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng đọc,
viết, nghe, nói. Trong q trình hướng dẫn HS tiếp xúc với văn bản, mơn Ngữ
văn cịn giúp HS từng bước hình thành và nâng cao các năng lực học tập của
môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc)
và năng lực tạo lập văn bản ( gồm kĩ năng nói và viết).
2.2. Xuất phát từ vị trí quan trọng của thơ trữ tình Việt Nam hiện đại
lớp 9 trong chương trình
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam chiếm
một vị trí rất quan trọng được sắp xếp theo mốc thời gian, sự kiện và được phân
bố cả ở học kỳ I và II. Cụ thể như sau:
Học kỳ

I


II

Tên tác phẩm thơ hiện đại
Việt Nam
Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính
Đồn thuyền đánh cá
Bếp lửa
Ánh trăng
Viếng lăng Bác
Mùa xuân nho nhỏ
Sang thu
Nói với con

Sổ tiết
(theo PPCT năm học
2020-2021)
2
3
3
2
2
2
3
2
2
3


Cả năm

Tổng số tiết
21
Ngồi ra cịn có các tiết ơn tập, tổng kết, luyện tập tổng hợp giữa kỳ và
cuối kỳ (ôn tập kết hợp với kiến thức tiếng Việt, tập làm văn, các văn bản thuộc
thể loại khác)
Thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có sự
kết nối liền mạch từ lớp 6,7,8 về thể thơ, thời đại, nội dung cảm xúc... Ở chương
trình Ngữ văn lớp 6,7,8 các em được học những bài thơ trữ tình Việt Nam hiện
đại giàu yếu tố tự sự và miêu tả được viết bằng các thể thơ quen thuộc đậm chất
dân gian, đó là thể thơ 4 chữ, 5 chữ như bài: Đêm nay bác không ngủ (Minh
Huệ); Lượm (Tố Hữu); Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)... thơ mang phong cách
Đường thi của Bác (Cảnh khuya; Rằm tháng giêng); thơ tự do 8 chữ (Nhớ rừng,
Quê hương); thơ lục bát (Khi con tu hú); …Các tác phẩm sáng tác vào thời kỳ
hiện đại: từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 (Thơ Mới, thơ Cách mạng );
thơ viết trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Như vậy, các em đã có một nền
tảng kiến thức về thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được trang bị từ chương trình
học tập ở các lớp dưới.
Đến chương trình lớp 9, các bài thơ hiện đại VN được phân bố khá đều cả
ở học kỳ I và II. Nội dung phản ánh và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con
người như: tình đồng chí, tình cảm gia đình (tình bà cháu, tình cha con, mẹ con),
tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; tình cảm với lãnh tụ của dân
tộc… hay là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời. Từ “lăng
kính chủ quan của người nghệ sĩ” học sinh sẽ tiếp tục cảm nhận sâu sắc hơn vẻ
đẹp của cuộc sống, con người ở những thời kỳ, giai đoạn khác nhau của đất
nước.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1 Xuất phát từ thực trạng dạy - học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
Để đánh giá thực trạng dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn lớp 9, tơi đã thực hiện:
- Dự giờ của đồng nghiệp (trong trường, trong huyện): trong giờ dạy thơ

hiện đại VN; trong đợt hội giảng cấp trường, cấp huyện.
4


- Đáng giá qua kết quả thi vào lớp 10 của học sinh.
- Kết quả dự giờ đồng nghiệp về mảng thơ hiện đại Việt Nam: Trong năm
học 2018- 2019, tôi đã dự tổng số giờ học: 12 (9 tiết dự tại trường; 3 tiết dự
trong đợt Hội giảng cấp huyện). Theo đánh giá của tổ nhóm chun mơn cùng
dự giờ có 4 tiết đạt giỏi = 36,4 %; Khá: 6 tiết = 50 %; T.Bình: 3 tiết = 13,6 %
3.1.1 Thực trạng dạy thơ hiện đại Việt Nam của giáo viên:
* Ưu điểm:
- Giáo viên dạy học bám sát đặc trưng loại thể của thơ trữ tình, có sự đổi
mới về PPDH.
- Nhiều yếu tố đặc trưng của thể loại thơ được GV chú ý hướng dẫn học
sinh khai thác đem lại hiệu quả tốt cho giờ học như: Yếu tố ngoài tác phẩm
(hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giả; phong cách nghệ thuật...); Các yếu tố trong
tác phẩm ( nhịp điệu thơ, gieo vần; cảm xúc của nhân vật trữ tình; các phép tu từ
từ vựng...).
- Một số GV có chất giọng đọc thơ truyền cảm.
* Hạn chế:
- Trước hết, có thể nói, để dạy thành cơng một bài thơ hiện đại Việt Nam
thành công không phải dễ. Đa số đều là các bài thơ khá dài, nhiều yếu tố nghệ
thuật,.. Khơng ít giáo thường né tránh trong các đợt hội giảng, dự giờ thường
xuyên. Những vấn đề tồn tại của dạy thơ trữ tình cũng ít được giáo viên đưa ra
bàn luận, mổ xẻ hay thống nhất trong tổ, nhóm chun mơn. Trong q trình
thực hiện đề tài này, tôi đã ghi chép lại được một số vấn đề mà giáo viên thường
làm chưa đạt hiệu quả cao khi dạy thơ trữ tình VN hiện đại như sau:
- Trước hết, việc dạy học vẫn còn nặng về truyền tải, áp đặt kiến thức;
chưa phát huy hết năng lực của người học, nhất là năng lực giải quyết vấn dề,
tìm kiếm thơng tin của học sinh. Biểu hiện:

+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm: chủ yếu là do GV
cung cấp kiến thức từ trong sách giáo khoa (lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán
và thụ động cho người học). Học sinh đọc lại các thông tin trong SGK như một
cái máy khi được hỏi.
5


+ GV chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh khai thác đến hoàn
cảnh ra đời của bài thơ (hoàn cảnh rộng và hẹp). Bởi như chúng ta đều biết
ngồi bối cảnh xã hội, lịch sử thì sự ra đời của mỗi bài thơ đằng sau nó cịn có
những câu chuyện cảm động, những tâm trạng cụ thể (hoàn cảnh hẹp).
+ Có GV cịn bỏ qua việc hướng dẫn học sinh phát hiện chủ thể trữ tình
trong bài thơ hoặc chưa phân tích làm rõ mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật
trữ tình trong bài thơ. GV cịn mơ hồ khi đề cập đến cảm hứng hiện thực và cảm
hứng lãng mạn trong các thơ hiện đại Việt Nam.
* Ví dụ:
Khi hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ Nói với con (Y Phương),
GV chỉ hướng dẫn học sinh chia đoạn, nêu khái quát nội dung của từng đoạn mà
GV “quên đi” hướng dẫn học sinh đánh giá mạch cảm xúc của bài thơ: Từ phân
chia bố cục học sinh cần đánh giá được: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng
ra tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống. Cảm
xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ một cách tự nhiên nhưng thật thấm thía.
+ Hướng dẫn học sinh khai thác tính đa nghĩa của hình tượng thơ chưa
sâu sắc.
* Ví dụ: Các hình tượng thơ đa nghĩa, mang nghĩa hàm ẩn chưa được phát
hiện đầy đủ (hình tượng ánh trăng (Ánh trăng – Nguyễn Duy); hình ảnh hàng
tre (khổ đầu, khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương); hình ảnh tiếng
hát ( Đồn thun đánh cá – Huy Cận)…
+ Hướng dẫn học sinh khai thác giá trị ngôn từ, các biện pháp tu từ cịn
lúng túng, mờ nhạt, bỏ sót, đặc biệt là những câu thơ mang nghệ thuật kép thì

thường bị bỏ quên mất một giá trị phép tu từ nào đó
* Ví dụ:
GV hướng dẫn học sinh chỉ phân tích giá trị của nghệ thuật nhân hoá
trong câu thơ: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Đồng chí- Chính Hữu) mà
bỏ qua nghệ thuật hoán dụ. Hay nghệ thuật điệp ngữ, nhân hoá, ẩn dụ trong hai
câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất
đỏ) - hầu như GV chỉ tập trung vào nghệ thuật ẩn dụ… Vì thể học sinh chưa
6


thấy hết được ý nghĩa sâu xa của câu thơ. Thực trạng không nhận biết được phép
tu từ nghệ thuật và không nêu được tác dụng của phép tu từ vẫn còn diễn ra ở
một bộ phận học sinh.
- Bên cạnh những hạn chế trên, việc hướng dẫn học sinh khai thác một số
yếu tố nghệ thuật tiêu biểu khác của thơ hiện đại Việt Nam như: cảm hứng hiện
thực, lãng mạn, giá trị của “nhãn tự” trong bài, giọng đọc… cũng chưa được
chú ý thoả đáng. Việc hướng dẫn học sinh tiếp xúc ban đầu với văn bản chưa
phong phú về hình thức, chưa có sự sáng tạo để gây ấn tượng ban đầu cho học
sinh về tác phẩm.
- Ngồi ra, khá nhiều giáo viên cịn xem nhẹ phần hướng dẫn tự học,
luyện tập cho học sinh; chưa định hướng tốt cho các em nghiên cứu, tìm hiểu
mở rộng, liên hệ với các bài thơ khác cùng thời.
- Hiện nay sách hướng dẫn, tham khảo quá nhiều, khai thác nội dung mờ
nhạt, trùng lặp thậm chí sai kiến thức cơ bản, đi lệch hướng của tác phẩm. Việc
hướng dẫn định hướng học tập, nghiên cứu... cho học sinh qua đó cũng gặp
nhiều khó khăn.
3.1.2. Thực trạng về việc học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại của học
sinh lớp 9.
* Ưu điêm:
- Học sinh đã có nền tảng về thơ hiện đại Việt Nam được học từ các lớp

6,7,8; nắm được cách khai thác một số yếu tố đặc trưng của thơ trữ tình.
- Có kĩ năng vận dụng, tích hợp kiến thức liên mơn trong việc đọc- hiểu
văn bản thơ như: nghĩa của từ; các biện pháp tu từ từ vựng;…
- Một số học sinh thể hiện khả năng đọc – hiểu, cảm thụ thơ hiện đại khá
tốt
* Hạn chế: Mặc dù có những ưu điểm như đã nêu trên song thực tế có
một bộ phận khơng nhỏ học sinh ngày càng tỏ ra thờ ơ, không thiết tha việc học
thơ.
- Nhiều em khơng thuộc lịng thơ, khơng có kỹ năng đọc diễn cảm một bài
thơ.
7


- Chưa nắm bắt được mạch cảm xúc của bài thơ, nhân vật trữ tình trong
thơ, hiểu sai ý thơ, suy diễn thiếu logic.
- Khơng nhớ được hồn cảnh ra đời của bài thơ gắn với những biến cố
nào của xã hội, đất nước hay của cuộc đời nhà thơ. Đa số học sinh rất thụ động
trong việc tìm hiểu những thông tin này.
- Nhiều em chưa biết vận dụng kiến thức liên môn (tiếng Việt, Tập làm
văn; lịch sử, địa lý…) vào việc đọc hiểu một câu thơ, đoạn thơ. Nhất là khai thác
giá trị đặc sắc của cách dùng từ, biện pháp tu từ…
Việc học văn vơ hình chung, không phát huy được khả năng cảm nhận,
sức sáng tạo của học sinh mà còn biến học sinh thành những cái máy sao chép
diễn đạt ý bằng những ngôn từ có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành
“nơ lệ” của sách vở.
Để đánh giá thực trạng dạy học thơ trữ tình VN hiện đại trong nhà trường,
trước khi thực hiện cơng trình nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát học sinh
lớp 9 vào năm học 2018 – 2019 – khi chưa dạy học mảng thơ này (mỗi lớp lấy
ngẫu nhiên 20 học sinh) và lấy kết quả học sinh lớp 9 thi vào 10 THPT (đề bài
đọc hiểu về thơ) để đối chiếu:

* Đề bài khảo sát học sinh lớp 9A, 9B, 9C
Câu 1 (3.0 điểm)
Cho hai câu thơ:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a. Chép tiếp hai câu thơ cịn lại để hồn thiện khổ thơ.
b. Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Chỉ ra và phân tích
tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ đầu của khổ thơ.
Câu 2 (7đ). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Con ở miên Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam
8


Bão táp, mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
* Thống kê kết quả khảo sát lớp 9
Năm

Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL %

SL %
SL %
SL %
học
số
9A 20
1
5
5
25
8
40
5
25
2018- 9B 20
0
0
7
35
6
30
6
30
0
0
7
35
9
45
4

20
2019 9C 20
TS 60
1
1,6 19
31,7 23 38,3 12
19,6
* Phân tích bảng số liệu: Đánh giá về bài làm của học sinh:
Lớp



Kém
SL
1
1
0
2

%
5
5
3,3

* Ưu điểm:
- Nhiều em nhớ và viết lại chính xác hai câu thơ tiếp theo, tên bài thơ, tên
tác giả.
- Nhiều bài nêu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Chỉ ra được biện pháp tư từ
- Học sinh nắm được yêu cầu đề bài, có kỹ năng đọc hiểu, biết vận dụng

vào phân tích đoạn thơ.
* Hạn chế:
- Ở câu hỏi 1:
+ Có đến gần 20% bài làm của học sinh trả lời nhầm lẫn tên bài thơ, tên
tác giả hoặc không nhớ; gần 30 % học sinh khơng nhớ được hồn cảnh ra đời
của một bài thơ hoặc nhớ sai.
+ Một số em chưa thuộc thơ, viết sai lời thơ.
- Ở câu hỏi thứ hai: kỹ năng phân tích, cảm nhận thơ của nhiều em còn
hạn chế, chỉ dừng lại ở việc nhận biết nội dung và nghệ thuật rất sơ sài, chưa
giới thiệu được mạch cảm xúc và vị trí của đoạn thơ; Việc cảm nhận và đánh giá
9


nghệ thuật đặc sắc trong thơ của nhiều em còn hạn chế, mờ nhạt; khơng khai
thác được “tính đa nghĩa” trong hình tượng thơ (hình ảnh “hàng tre”)
3.2. Nguyên nhân: Qua tìm hiểu từ nhiều phía tơi nhận thấy một số
nguyên nhân chính sau:
* Về phía giáo viên
- Mặc dù vấn đề đổi mới PPDH phát huy năng lực, phẩm chất người học
được triển khai từ nhiều năm nay, nhiều GV cũng tích cực vận dụng các PP và
KT dạy học, tổ chức một số hình thức dạy đem lại luồng khơng khí mới cho giờ
học văn. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các giờ học văn đều được đổi mới. Vẫn
còn những giờ giảng văn GV rất vất vả, miệt mài truyền tải, cung cấp kiến thức
cho học sinh. Học sinh “ngoan ngoãn” ngồi lắng nghe, ghi chép và học thuộc
lòng.
- Vẫn còn một số giờ học chưa bám sát đặc trưng loại thể của thơ trữ tình
nhất là thơ trữ tình Việt Nam. Từ việc coi nhẹ hoạt động đọc – hiểu đến khai
thác bố cục, mạch cảm xúc trữ tình; Từ việc phân tích diễn biến tâm trạng, cảm
xúc của nhà thơ, của nhân vật trữ tình trong thơ đến đánh giá các yếu tố nghệ
thuật tiêu biểu…

- Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh cùng tham gia vào việc sáng tạo bài
học như: tìm hiểu các thông tin mở rộng về tác giả, tác phẩm; tập đọc diễn cảm;
tập hoặc nghe ngâm thơ, nghe hát những bài được phổ nhạc từ thơ; chưa biết
tích hợp với kiến thức các mơn (lịch sử, địa lý…) để tìm hiểu hoàn cảnh của đất
nước trong thời điểm bài thơ ra đời, những lời tâm sự của nhà thơ khi nói về
“đứa con tinh thần” của mình…
- Trong trường, chưa có nhiểu chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu về việc
dạy văn bản thơ trữ tình để giúp giáo viên nắm chắc hơn PP dạy thơ cũng lí luận
về những vấn đề liên quan đến việc dạy thơ trữ tình. Các hoạt động sinh hoạt
nhóm chun mơn, hội thảo,.. cũng ít đề cập đến.
* Về phía học sinh

10


- Các em ngại học thuộc thơ; khơng u thích học văn; ngại tìm tịi đọc tài
liệu liên quan đến tác phẩm thơ được học. Nhiều em hầu như không có vốn kiến
thức thơ mở rộng khi học một chủ đề thơ
- Sự bng lỏng sự quản lí của gia đình dẫn đến mải chơi, ham đọc tin
trên mạng Internet dần xa rời những cuốn sách tài liệu tham khảo.
* Về phía chương trình, sách giáo khoa.
Nội dung chương trình thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình
Ngữ văn lớp 9 được sắp xếp theo hệ thống về chủ đề, thời kỳ, năm sáng tác rất
thuận lợi cho việc dạy học, nắm bắt kiến thức có tính hệ thống. Tuy nhiên cịn
một số khó khăn sau:
- Một số bài thơ khá dài, việc kiểm tra học thuộc lòng của học sinh khó
khăn, mất nhiều thời gian
- Ở một số bài, hệ thống câu hỏi phần đọc - hiểu cịn khó, định hướng khai
thác bài thơ chưa rõ ràng nên giáo viên gặp khó khăn trong hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài và tìm hiểu bài thơ trên lớp, chưa phát huy được hết năng lực đặc

thù của bộ môn.
- Hầu hết, thiết kế câu hỏi phần Đọc – hiểu khơng có câu hỏi tìm hiểu về
tác giả, hồn cảnh sáng tác… nên học sinh cũng coi nhẹ nội dung này.
4. Trao đổi một số giải pháp (biện pháp) thực hiện nhằm nâng cao
năng lực đọc – hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn lớp 9.
Đặc điểm nổi bật của thơ trữ tình là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà
thơ. Nói một cách khác, thơ trữ tình là tiếng nói tâm hồn, là tiếng lòng của người
nghệ sĩ trước cuộc đời. Thơ trữ tình thường mang những đặc điểm sau :
+ Cảm xúc trong thơ trữ tình thường được bộc lộ trực tiếp.
+ Nhân vật trữ tình là đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm; là nơi gửi gắm
tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ ...của nhà thơ. Qua nhân vật trữ tình để thể hiện nội
dung, ý nghĩa bài thơ.

11


Tóm lại, tìm hiểu thơ phải đi qua con đường tìm hiểu ngơn từ thơ, đi vào
thế giới tưởng tượng của thơ, hiểu được tâm hồn, chí hướng, chân lí của lịng người trong
thơ.
4.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hồn cảnh, tình huống làm nảy sinh
cảm xúc trữ tình của nhà thơ.
Tác phẩm thơ trữ tình là thế giới nội tâm của người nghệ sĩ thể hiện tư
tưởng, thái độ, tình cảm của họ đối với con người, cuộc sống, đồng thời thể hiện
khát vọng của họ. Mỗi tác giả đều sinh ra trong một hồn cảnh gia đình, có
những sở thích, lối sống, phong cách nghệ thuật riêng và trong một bối cảnh
lịch sử - xã hội nhất định. Mơi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa
dạng về chính trị, kinh tế, văn hố, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình
cảm của các tác giả, và điều này đựơc phản ánh trong tác phẩm ở một phạm vi
nào đó. Do đó, muốn hiểu đầy đủ bài thơ thì cần đặt bài thơ ấy vào bối cảnh xã

hội, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Tuy nhiên, cấu trúc bài học trong sách giáo khoa phần “Đọc – hiểu văn
bản” cuối bài đều không hề có câu hỏi về tác giả, hồn cảnh sáng tác nên thường
bị người dạy, người học xem nhẹ. Vấn đề đặt ra cho giáo viên làm thế nào để
học sinh chủ động tham gia vào khai thác thông tin về tác giả, tác phẩm và xử lý
thông tin cho hợp lý.
Khi dạy, tôi đã định hướng, yêu cầu chung với những nội dung này như
sau:
- Về tác giả : cần chú trọng vào tìm hiểu về: năm sinh, năm mất; quê
quán; phong cách viết nổi bật, quan điểm nghệ thuật, tính cách, thái độ của nhà
thơ trước cuộc đời,...
- Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
+ Chú ý kết hợp khai thác hoàn cảnh rộng (bối cảnh chung của xã hội).
Xét về bối cảnh xã hội, có thể chia các bài thơ trữ tình hiện đại VN ở chương
trình lớp 9 thành 2 thời kỳ :
Thứ nhất là các bài thơ ra đời trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Đây
là một thời đại anh hùng của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ
năm 1946 đến 1954 đánh dấu bằng mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của
dân tộc :
12


Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng
Tiếp đó là 20 năm chúng ta vừa tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
vừa chiến đấu chống đế quốc Mỹ ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước.
Ra đời trong hoàn cảnh này, nội dung phản ánh của các tác phẩm thơ hiện
đại Việt Nam tập trung ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của con người Việt
Nam trong chiến đấu: ca ngợi tình đồng chí trong buổi đầu qn ngũ ; tinh thần
dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, yêu đời, co lý tưởng

cách mạng cao đẹp (Đồng chí, Bài thơ vê tiểu đội xe khơng kính) ; tình cảm gia
đình, tình u q hương đất nước (Bếp lửa) ; tinh thần hăng say lao động xây
dựng CNXH ở miền Bắc, tiếp lửa cho miền Nam đánh Mỹ (Đoàn thuyền đánh
cá)
Các bài thơ ra đời trong thời kỳ sau chiến tranh, đất nước hồ bình, thống
nhất : Các tác phẩm tiếp tục thể hiện tình yêu đất nước với những ước nguyện
cao đẹp được cống hiến cho công cuộc xây dựng dất nước sau chiến tranh (Mùa
xuân nho nhỏ) ; ca ngợi công lao to lớn của Bác và lịng kính u, thuỷ chung
với Bác (Viếng lăng Bác) ; tình cảm gia đình, hướng về cội nguồn dân tộc (Nói
với con) ; những sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời, về đạo
lý sống sau chiến tranh (Ánh trăng, Sang thu)…
+ Hoàn cảnh hẹp : là hồn cảnh gắn liền với khơng gian riêng tư ln chi
phối đến những hình ảnh nghệ thuật, đến tâm trạng của tác giả.
* Ví dụ :
Hồn cảnh ra đời của bài thơ Đồng chí : năm 1947, thực dân Pháp tấn
công căn cứ địa Việt Bắc với âm mưu phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt
cơ quan đầu não kháng chiến của ta và kết thúc chiến tranh. Quân dân ta chiến
đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến cịn rất khó
khăn. Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ơng có nhiều
nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chơn cất một số tử sĩ.
Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị
đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất
13


tận tâm giúp ơng vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Bài thơ
Đồng chí ra đời là tiếng lòng cảm tạ và tri ân đến người đồng đội, người bạn
nơng dân của nhà thơ.
Cịn khi nói về ba câu thơ cuối trong bài Đồng chí nhà thơ Chính Hữu đã
tâm sự : Trong chiến dịch nhiêu đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm

trước mắt tơi chỉ có 3 nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu.
Ba nhân vật quyện với nhau thành hình ảnh "đầu súng trăng treo"...
- Do sách giáo khoa khơng xây dựng các câu hỏi tìm hiểu thơng tin về tác
giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ nên GV cần bổ sung hệ thống câu hỏi từ cuối giờ
học trước để học sinh chuẩn bị khi soạn văn (cùng với các câu hỏi định hướng
trong sách giáo khoa)
- Trong q trình dạy học mảng thơ này, tơi đã hướng dẫn các em tìm hiểu
thơng tin mở rộng về tác giả, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm như sau :
+ Yêu cầu học sinh lập một bảng thông tin về các tác giả, tác phẩm
+ Tìm hiểu và điền bổ sung các thông tin theo từng bài học, theo kế hoạch
dạy học hàng tuần (GV thông báo nội dung các văn bản sẽ được học trong tuần
hoặc tuần sau để học sinh chủ động tìm hiểu)
+ GV định hướng nội dung cần tìm hiểu (cuộc đời, sự nghiệp, gia đình,
hồn cảnh ra đời của tác phẩm, những giai thoại, câu nói của nghệ sĩ về tác
phẩm hoặc về một chi tiết nào đó trong tác phẩm…)
+ GV cung cấp một số nguồn tài liệu để học sinh tự khai thác như : thư
viện nhà trường, khai thác trên các trang mạng Internet chính thống ; trang
youtobe ; các bài viết trên tạp chí văn học …
- Những thơng tin tìm hiểu được sẽ hồn thành vào bảng sau (theo đơn vị
bài học trong tuần)

STT
1
2

Tên
bài thơ
………
………..


Nội dung chính

Nội dung về

Phần tìm hiểu

về tác giả (theo

hồn cảnh ra

thơng tin mở

SGK)
………….
……….

đời (theo SGK)
rộng
………….
………..
…………..
………..
14


* Ví dụ
Trước khi học bài Đồng chí, học sinh đã hồn thành xong nội dung các
thơng tin theo u cầu ở cột ơ, dịng thứ nhất. Tương tự, khi học đến các văn
khác học sinh tiếp tục thực hiện cơng việc vào bảng.
ND chính


S

Tên

TT

bài thơ

về tác giả
(theo SGK)

ND về
hồn

Phần tìm hiểu

cảnh ra

thơng tin mở rộng

đời (SGK
- Chính Hữu Hồn Năm 1947, thực dân Pháp tấn
(

1926- cảnh sáng công căn cứ địa Việt Bắc với âm

2007) :
quê


tác:

viết mưu phá căn cứ địa chính của cả

Hà đầu năm nước, tiêu diệt cơ quan đầu não

Tĩnh, là nhà 1948, sau kháng chiến của ta và kết thúc
thơ - chiến khi

tác chiến tranh. Quân dân ta chiến

sĩ. - Thơ ông giả cùng đấu bảo vệ căn cứ địa VB trong
1

Đồng chí

thường viết đồng đội hồn cảnh cuộc kháng chiến cịn

(Chính

về

Hữu)

lính và chiến chiến đấu đồng đội tham gia chiến đấu

người tham gia rất khó khăn. Chính Hữu cùng

tranh


với trong

chiến dịch này. Sau chiến dịch,

cảm

xúc chiến dịch nhà thơ bị ốm nặng, một số đồng

chân thành, Việt Bắc đội đã ở lại chăm sóc cho ông đến
dồn

nén, thu đông khi khỏi bệnh. Bài thơ ra đời là

hình ảnh thơ (1947)

tiếng lịng tri ân, cảm ơn những

giàu ý nghĩa

người đồng đội của tác giả.

Bài

biểu tượng.
thơ Tác
giả - Bài thơ Hoàn cảnh đất nước năm 1969:

về

tiểu (1941-2007)


đội

xe quê

viết năm Cuộc kháng chiến diễn ra rất ác

Thanh 1969 khi liệt. Giặc Mĩ điên cuồng bắn phá

không

Ba-

Phú cuộc

tuyến đường Trường Sơn hịng

kính

Thọ.

kháng

chặt đứt mạch máu giao thơng

(Phạm

- Là nhà thơ chiến

chính vận chuyển vũ khí, lương

15


trưởng thành chống Mĩ thực từ miền Bắc vào chi viện cho
trong kháng cứu nước miền Nam . Phạm Tiến Duật là
chiến chống đang diễn chiến sĩ lái xe ở binh đoàn vận tải


với ra ác liệt.

Trường Sơn…

phong cách

- Một số nhận định về tác giả :

thơ

hồn

Ông được ca tụng là "con chim

nhiên,

sôi

lửa của Trường Sơn huyên thoại",

nổi,


trẻ

"cây săng lẻ của rừng già”, "nhà

Tiến

trung,

tinh

thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ

Duật)

nghịch



ông thời chống Mỹ từng được

sâu sắc.

đánh giá là "có sức mạnh của một

- Thơ ơng

sư đồn"

thường viết


“Anh Duật là người đầu tiên đã

về thế hệ trẻ

đưa được cả Trường Sơn vào thơ,

trong

cuộc

đưa được cả Trường Sơn đầy lửa

kháng chiến

khói bom đạn vê thành phố, vê Hà

chống Mĩ.

Nội, vê Thủ đơ”…

Đồn

Tác

giả: -

thuyền

(1919-


cảnh:

đánh cá

2005),

quê Đoàn

(Huy

Hà Tĩnh, tên thuyên

Cận)

thật là Cù đánh
Huy Cận.

Hoàn - Nhà thơ nổi tiếng trong phong
trào Thơ mới trước cách mạng.
- Bài thơ viết 1958, khi đất nước
đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng
cá chiến chống thực dân Pháp, miền

viết năm Bắc được giải phóng và đi vào

- Thơ ông 10/1958
thường viết khi
về

thiên giả


xây dựng cuộc sống mới. Không

tác khí hào hứng phấn chấn, tin tưởng
đi bao trùm trong đời sống xã hội và

nhiên vũ trụ thực tế ở ở khắp các nơi dấy lên phong trào
và con người vùng biển phát triển sản xuất xây dựng đất
lao động với Quảng

nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở
16


những

Ninh.

vùng mỏ Quảng Ninh vào nửa

nguồn

cảm

cuối 1958 đã giúp Huy Cận thấy

hứng

khác


rõ cuộc sống trong khơng khí lao

nhau ở từng

động ấy của nhân dân ta, góp

thời kì.

phần quan trọng mở ra một chặng

Tác

giả: -

đường mới trong thơ Huy Cận.
Hoàn - Quá trình tham gia quân đội:

(1948), quê cảnh sáng năm 1966, ơng gia nhập qn đội,
Thanh Hố. tác:

Bài vào binh chủng Thơng tin, tham

Ơng là nhà thơ

viết gia chiến đấu ở nhiều chiến

thơ

trưởng năm 1978 trường như Khe Sanh, đường 9


Ánh trăng thành trong tại thành Nam- Lào. Năm 1975 chuyển về
(Nguyễn

cuộc kháng phố

Duy)

chiến chống Chí Minh, sáng tác thơ ca ( các tác phẩm Cát
Mĩ. Thơ ông in
thường viết tập

Hồ là báo Văn nghệ giải phóng…),
trong trắng, Ánh trăng, …), thời điểm
thơ ra đời và vị trí của bài thơ trong

về nghĩa tình cùng tên sự nghiệp của tác giả.
của
...

con của

người VN .
...

giả.
...

tác
...


GV kết hợp kiểm tra phần chuẩn bị này của học sinh cùng vở soạn văn
vào đầu giờ khi kiểm tra bài cũ, quá trình dạy bài mới...
Thơng qua việc tìm hiểu về tác giả và hồn cách ra đời của mỗi bài thơ
giúp cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của những “đứa con tinh thần”
mà người nghệ sỹ muốn truyền tải đến bạn đọc. Ở dó, người đọc thấy được
những tâm hồn mang tư tưởng của thời đại cả những âm hưởng của cuộc sống
phong phú, mn màu.
*Ví dụ: khi đặt bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải vào hoàn cảnh
sáng tác lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh vì căn bệnh hiểm nghèo (tháng
11 năm 1980) thì ta càng thấy mỗi lời thơ, ý thơ của ông đẹp đẽ biết bao! Ta sẽ
17


cảm nhận được một hồn thơ tha thiết với cuộc đời, say sưa, ngây ngất với vẻ đẹp
của thiên nhiên đất trời xứ Huế mộng mơ; thấy được niềm lạc quan, tin tưởng
vào sự phát triển của đất nước cho dù ơng biết mình sắp phải từ giã cõi đời.
Như vậy, việc tìm hiểu vê tác giả và hồn cảnh sáng tác bài thơ yêu cầu
học sinh phải đọc, nắm bắt những thông tin trong sách giáo khoa, những thông
tin ngồi sách để có sự hiểu biết nhất định vê tác giả và hồn cảnh sáng tác văn
bản góp phần hiểu đúng, hiểu đầy đủ vê bài thơ.
* Một số lưu ý :
- Nội dung chốt lại về tác giả, tác phẩm : trình bày ngắn gọn, rõ ràng, tập
trung nêu bật được phong cách riêng của nhà thơ, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Đối với những nội dung kiến thức mở rộng, Giáo viên linh hoạt giới thiệu
ở các thời điểm khác nhau trong tiết học:
+ Giới thiệu trong phần Khởi động
+ Thuyết minh trong phần “Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm”
+ Giới thiệu trong quá trình phân tích tác phẩm.
*Ví dụ :
Khi tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của bài thơ Bài thơ vê tiểu đội xe khơng

kính (phần Phân tích), học sinh thấy được cách đặt nhan đề của nhà thơ Phạm
Tiến Duật rất lạ và độc đáo, làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe khơng kính..
Cách tiếp cận chiến tranh tàn khốc ở phương diện chất thơ - vẻ đẹp của đời
thường.
Một bạn học sinh đã phát biểu thông tin mở rộng về lời tâm sự của nhà
thơ khi nói về cách đặt nhan đề bài thơ như sau : “Tôi phải thêm “ Bài thơ
vê…”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một
khúc văn xi. Bài thơ vê tiểu đội xe khơng kính là cách đưa chất liệu văn xuôi
vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng
chung”
Khi giới thiệu những thông tin mở rộng về tác giả, tác phẩm, giáo viên
khơi gợi ở học sinh niềm đam mê đọc sách, tìm hiểu tư liệu hay, những câu

18


chuyện lí thú về tác giả, tác phẩm; đồng thời GV phải chọn lọc những thơng tin
hữu ích cho bài dạy, tránh lan man làm ảnh hưởng đến tiến trình bài dạy.
4.2.Hướng dẫn học sinh tiếp xúc với tác phẩm qua hoạt động đọc
4.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc trực tiếp văn bản, xác định giọng chủ
đạo của bài thơ
Đọc là khâu tiếp xúc đầu tiên đối với tác phẩm và bộc lộ được khả năng
cảm thụ thơ của các em. Theo giáo sự Trần Đình Sử : Khởi điểm của môn Ngữ
văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản (Con đường đổi mới căn bản
phương pháp dạy học văn)
Yêu cầu chung khi đọc tác phẩm thơ trữ tình :
+ Đọc đúng chính tả, rõ ràng, ngắt nhịp đúng.
+ Đọc diễn cảm: thể hiện ở ngữ điệu lên giọng, xuống giọng, chỗ ngừng
tốc độ, chỗ nhấn giọng, chỗ ngân nga… thể hiện sự rung cảm của người đọc khi
nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của người nghệ sỹ trong bài thơ.

Từ việc đọc, thơ học sinh phát hiện ra giọng điệu chủ đạo của bài thơ để
từ đó có hướng đi đúng khi phân tích bài thơ.
* Ví dụ 1: Hướng dẫn đọc bài “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương):
- Trước khi đọc, GV cho học sinh hiểu về cách đọc bài thơ (Đọc với giọng
điệu như thế nào ?). Học sinh xác định đọc bài thơ với giọng điệu nhẹ nhàng,,
thành kính, dạt dào cảm xúc :
+ Giọng điệu tha thiết mà lắng đọng ở các hình ảnh, các từ ngữ gợi cảm
thể hiện nỗi đau quặt thắt trong lòng của nhà thơ trước sự ra đi của Bác khi mà
chưa kịp tận hưởng niềm non sông đất nước thống nhất :
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Đến khổ cuối, bên cạnh giọng chủ đạo tha thiết, chan chứa cảm xúc, cần
nhấn mạnh ở các điệp ngữ thể hiện tâm trạng lưu luyến và khát vọng của nhà thơ
khi ra về :
Mai vê miên Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
19


Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Từ đó, học sinh xác định cảm xúc bao trùm của bài thơ : niềm xúc động,
thiêng liêng, thành kính, lịng biết ơn và niềm tự hào của tác giả với Bác.
Ví dụ 2 : Hướng dẫn học sinh đọc bài : Bài thơ vê tiểu đội xe khơng kính
của Phạm Tiến Duật : Bài thơ khá dài, gồm 7 khổ có giọng điệu và cách tổ chức
ngôn ngữ khá độc đáo. Khi đọc, HS cần chú ý đến giọng điệu chung của cả bài
là giọng trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch – giọng đọc làm tốt lên phong cách riêng
của những người lính lái xe trẻ trung, vui tính, thể hiện cái hiên ngang, bất chấp
khó khăn, nguy hiểm của các anh lính lái xe Trường Sơn.
Khơng có kính, ừ thì có bụi

\

Khơng có kính, ừ thì ướt áo
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
....

Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả: giật, rung, như sa, như ùa... Cách ngắt nhịp
2/2/2 trong câu thơ:
Nhìn đất,/ nhìn trời,/ nhìn thẳng
khi diễn tả tư thể lái xe tuyệt đẹp của người lính – tư thế đối mặt trực diện với
bom đạn, với hiểm nguy …hay nhịp thơ 2/2/3 trong câu:
Lại đi / lại đi / trời xanh thêm
để cảm nhận những vòng quay của những chiếc bánh xe cứ lăn đều, lăn đều ra
tiền tuyến.
Từ hoạt động đọc, học sinh cảm nhận rõ hơn tinh thần dũng cảm, lạc
quan, yêu đời có nét kêu bạc hào hoa của những người lính thời chống Mỹ.
* Ví dụ 3:
Đối với việc đọc văn bản Đồng chí: yêu cầu chung đọc diễn cảm, nhịp hơi
chậm để diễn tả những tình cảm, cảm xúc được lắng lại, dồn nén. Đọc nhấn
giọng vào những chi tiết làm nổi rõ sự gần gũi, thống nhất cùng chung cảnh ngộ
và tâm trạng người lính. Ba dòng cuối cần đọc với giọng chậm hơn, cao hơn,

20


ngân nga... như một phát hiện về vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn của
người lính.
Như vậy, việc đọc văn bản để có những cảm nhận ban đầu về tác phẩm là
việc làm hết sực cần thiết, từ hoạt động đọc không chỉ thể hiện cách hiểu về cảm
xúc chủ đạo của bài thơ mà còn là cách bộc lộ những rung cảm ban đầu trong

tâm hồn của người đọc mà giá trị thẩm mỹ của bài thơ đem lại. Vì vậy, GV phải
giao nhiệm vụ cho học sinh đọc bài thơ nhiều lần ở nhà (đọc thuộc lòng diễn
cảm) và thể hiện giọng đọc diễn cảm trên lớp.
4.2.2. Hướng dẫn học sinh tiếp xúc bài thơ qua nghe băng đĩa ngâm
thơ, nghe hát các bài thơ được phổ nhạc.
Bên cạnh học sinh đọc trực tiếp văn bản thơ, GV hướng dẫn học sinh sưu
tầm những băng đĩa hình ngâm thơ, phổ nhạc để có những ấn tượng, xúc cảm
ban đầu với tác phẩm
- Nghe, xem băng đĩa các nghệ sỹ ngâm thơ
- Nghe và xem các bài hát được phổ nhạc từ thơ.
(GV giới thiệu khai thác từ nguồn youtobe)
* Ví dụ : GV hướng dẫn học sinh sưu tầm băng đĩa một số bài thơ được
phổ nhạc :
- Bài Quê hương thơ ( lời thơ : Chính Hữu ; Nhạc : Minh Quốc)
- Bài Mùa xuân nho nhỏ (lời thơ : Thanh Hải ; Âm nhạc : Trần Hoàn)
- Bài hát Viếng lăng Bác (lời thơ : Viễn Phương ; Âm nhạc : Hoàng Hiệp)
….
Hầu hết các bài hát được phổ nhạc từ các bài thơ này đều được các nghệ
sỹ nổi tiếng trình bày rất thành công như : Trọng Tấn, Thanh Thuý, Bảo Yến…
(GV giới thiệu để học sinh tự tìm nguồn tư liệu ).
Khi tổ chức bài dạy, GV có thể thực hiện cho học sinh nghe, xem trong
phần khởi động vào bài học sau đó để học sinh phát biểu cảm nhận về lời ca, âm
điệu từ đó tạo tâm thế vào bài học.
* Ví dụ : Khi dạy học bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), bắt đầu vào bài
học, tôi đã cho học sinh nghe băng nhạc bài hát Mùa xuân nho nhỏ (phổ nhạc
21


của Trần Hồn). Sau khi nghe các nghệ sỹ trình bày kết hợp xem kênh hình
minh hoạ cho lời bài hát, những hình ảnh về mùa xuân nhiều em học sinh đã bộc

lộ cảm nhận của bản thân : Với giai điệu du dương, tha thiết khi dâng trào cảm
xúc khi lại lắng đọng, tràn đầy tự hào trong lời ca ngợi về quê hương, đất nước ;
trong lời ước nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Từ đó, tạo ấn tượng ban
đầu với những rung cảm trong tâm hồn, gây hứng thú với học sinh và một điều
nhận thấy rõ ràng là các em khơng cịn cảm giác sợ học thuộc lòng bài thơ nữa.
4.3. Hướng dẫn học sinh phân tích dịng cảm xúc, tâm trạng của nhân
vật trữ tình trong bài thơ
Khác với thơ trữ tình cận đại, thơ mới lãng mạn, nhân vật trữ tình trong
các bài thơ mới cách mạng lại mang một màu sắc khác hẳn: Đó là những con
người khơng ủy mị, khơng “đa sầu” mà luôn hừng hực một tinh thần tranh đấu,
biến lịng u nước, niềm khao khát đất nước hồ bình, thống nhất thành hành
động chiến đấu
Nhân vật trữ tình trong các bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong thời kỳ
đầu cuộc kháng chiến chống Pháp là những người lính xuất thân từ nơng dân ở
những vùng q nghèo khó :
Q hương anh nước mặn đồng chua
Làng tơi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Đồng chí)
Cùng chung lý tưởng cách mạng, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
chủ tích Hồ Chí Minh, những chàng trai nơng dân gác lại tình riêng « Ruộng
nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay » quyết tâm
lên đường đi chiến đấu.
Nhân vật trữ tình trong các bài thơ thời chống Mĩ là những thanh niên trí
thức trong thời đại cách mạng mới, mang lí tưởng cứu nước, chấp nhận chông
gai thử thách với một một tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh kiên cường sắt
đá :
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
22



(Bài thơ vê tiểu đội xe khơng kính)
Đó đồng thời cũng là những tâm hồn trẻ lãng mạn, tràn đầy niềm tin, niềm lạc
quan, u đời.
Đó là hình ảnh những con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc mang một niềm vui phơi phới với tư thế làm chủ cuộc
đời, làm chủ biển trời:
Thuyên ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
(Đoàn thuyên đánh cá – Huy Cận)
...
4.3.1. Xác định nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) trong bài thơ.
Chủ thể trữ tình là người phát ngơn trong bài thơ. Khác với nhân vật tự sự
(là con người hành động, đi, đứng, nói năng,...), nhân vật trữ tình là con người,
nhưng đó là con người của tâm trạng, của cảm xúc.
Chủ thể trữ tình thường khơng đồng nhất hoàn toàn với nhà thơ. Tác giả
để cho người đọc nhìn thấy và tự đánh giá một thế giới để từ đó có những đánh
giá riêng cho bản thân.
Trong thơ thường có hai dạng thức của chủ thể trữ tình là cái tơi trữ tình
và chủ thể trữ tình ẩn.
Ví dụ : Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Trước khi đi vào phân tích tác phấm, GV có thể đạt câu hỏi để học sinh
xác định :
CH : (1). Theo em, hình ảnh xuyên suốt bài thơ là hình ảnh nào ? Vầng
trăng xuất hiện ở những thời điểm nào?
(2) Trong diễn biến thời gian, đâu là bước ngoặt để bộc lộ cảm xúc,
chủ đề tác phẩm?..
Học sinh xác định được chủ thể trữ tình trong bài thơ là hình ảnh ánh
trăng. Đây là nhân vật trữ tình ẩn. Ánh trăng xuất hiện từ « hồi nhỏ » gắn bó với
những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, bình dị, chan hồ ; « hồi chiến tranh ở rừng »

trăng với người là đôi bạn tri kỷ trong những đêm hành quân đánh trận ; Trăng
23


trong hiện tại « như người dưng qua đường », trở về cuộc sống « ánh điện cửa
gương » nơi thành phố sau chiến tranh, con người dần trở lên thờ ơ, lạnh nhạt
lãng quên đi người bạn năm xưa. Ánh trăng gợi lên suy ngẫm bài học về thái độ
sống ấn nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, cùng thiên nhiên, đất nước. Ánh trăng
thực sự là một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của chính mình, để
tìm lại nét đẹp mà đơi khi chúng ta để mất đi.
* Ví dụ 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Viếng lăng Bác có những nét đồng nhất với
tác giả. Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa mới kết thúc thắng
lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh
thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ là tiếng lòng
chứa chan cảm xúc của tác giả với Bác Hồ kính u. Đó là niềm xúc động,
thiêng liêng, thành kính, lịng biết ơn và niềm tự hào của tác giả với Bác. Cảm
xúc này, tiếng lòng này của tác giả cũng là của nhân dân ta.
4.3.2. Hướng dẫn học sinh khai thác thế giới tâm trạng, cảm xúc của
nhân vật trữ tình
Như trên đã nói, nhân vật trữ tình là con người, nhưng đó là con người của
tâm trạng, của cảm xúc. Vì vậy, phân tích thơ mà khơng nói được tâm trạng của
nhân vật trữ tình thì coi như khơng phân tích được gì cả!
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng trong thơ trữ tình, GV xây dựng
hệ thống câu hỏi đọc hiểu ở nhiều mức độ : nhận biết, hiểu, vận dụng, liên hệ ;
Hệ thống câu hỏi linh hoạt, phong phú: câu hỏi gợi tìm, gợi mở ; câu hỏi bộc lộ
cảm xúc…
* Ví dụ 1: Tìm hiểu nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt):
- CH : Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa?
- HTL: nhân vật trữ tình trong bài là người cháu.

- CH: Xác định mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- HTL : dịng cảm xúc của người cháu khi đi xa nhớ về bà và bếp lửa của
bà. Qua đó tác giả gửi gắm tình cảm nhớ thương, kính yêu bà. Diễn biến mạch

24


cảm xúc đi từ hồi tưởng những kỷ niệm trong quá khứ đến hiện tại nâng lên
thành những suy ngẫm.
♦ Để làm nổi bật được dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ,
giáo viên hướng dẫn học sinh đi đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật và nội
dung biểu đạt :
- CH : Hình ảnh nào khơi gợi nguồn cảm xúc của người cháu về bà?
- HTL : Hình ảnh bếp lửa
- CH : Hình ảnh đó được diễn tả qua từ ngữ, hình ảnh nào ? Nhận xét về
cách dùng từ ngữ, hình ảnh đó ? Tác dụng ?
- HTL :
+ Từ láy chờn vờn: miêu tả hình ảnh những làn khói bay lượn quanh quẩn
trong sương sớm, gợi những mảnh kí ức chợp chờn hiện về trong tâm trí người
cháu
+ Từ láy biến thể ấp iu (ấp ủ và nâng niu), từ ngữ gợi cảm nồng đượm:
gợi lên đôi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo, chăm chút của người nhóm bếp – người

Từ đó, học sinh cảm nhận được : Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh
người bà. Tình cảm nhớ thương bà đang dâng lên trong lịng người cháu.
* Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ Mùa
xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
CH: Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là gì? Mạch cảm xúc ấy được phát
triển như thế nào trong bài thơ?
HTL: Bài thơ lấy nguồn cảm hứng từ mùa xuân. Mạch cảm xúc của tác

giả được phát triển: Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên xứ Huế -> liên
tưởng đến mùa xuân đất nước, cách mạng -> ước nguyện-> tha thiết, tự hào qua
làn điệu dân ca
- Từ việc nắm được mạch cảm xúc của bài thơ, học sinh dễ dàng xác định
được bố cục bài thơ.

25


×