Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Dấu ấn vô thức trong thế giới nhân vật của Diêm Liêm Khoa (Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.34 MB, 96 trang )

Bộ• GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO



TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM THÀNH PHỐ HỊ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Thanh Thương

DẤU ẤN VƠ THỨC

TRONG THÊ GIỚI NHÂN VẬT

CỦA DIÊM LIÊN KHOA
Chuyên ngành: Văn học nước ngồi
Mã số

: 8220242

LUẬN VĂN THẠC sĩ NGƠN NGỮ,
VẲN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết



quả, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có căn cứ rõ ràng, đảm bảo độ
chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng.

Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Thành phố Hồ Chỉ Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Thanh Thương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngừ văn và Phịng Sau Đại học trường
Đại
• học
< Sư 1phạm
• thành 1phố Hồ Chí Minh đã tạo
• điều kiện
• để tơi được
• hồn

thành luận văn.

Đặc biệt, xin gửi đến PGS.TS Đinh Phan cẩm Vân lời cảm ơn chân thành

và sự tri ân sâu sắc. Cơ đã tận tình chỉ dẫn, hồ trợ tơi trong q trình thực hiện
luận văn.


Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln động viên,
khích lệ tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.

Nguyễn Hồng Thanh Thương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐÀU............................................................................................................ 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐÈ VÈ VÔ THÚC TRONG PHÂN TÂM
HỌC VÀ TÁC GIẢ DIÊM LIÊN KHOA................................10
1.1. Khái niệm vô thức và một số vấn đề liên quan đến vô thức trong phân
tâm học......................................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm vô thức của Sigmund Schlomo Freud và một số vấn

đề liên quan.................................................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm vô thức tập thể của Carl Gustav Jung và một số vấn đề

liên quan...................................................................................................... 18

1.2. Tiền đề của dấu ấn vô thức trong sáng tác của Diêm Liên Khoa.............. 21
1.2.1. Thời kì tăm tối của Trung Quốc........................................................... 21
1.2.2. Quan niệm sáng tác của Diêm Liên Khoa: Chù nghĩa thần thực......24

Tiểu kết Chương 1..................................................................................................... 28

Chương 2. VÔ THỨC TRONG ĐỜI SĨNG TINH THÀN CỦA

NHÂN VẬT................................................................................. 29
2.1. Vơ thức trong thế giới giấc mơ........................................................................ 29

2.1.1. Vô thức trong những giấc mơ mang tính dự báo................................. 29
2.1.2. Vơ thức trong những giấc mơ tái hiện - lặplại.................................... 38
2.1.3. So sánh cách sử dụng giấc mơ thế hiện thế giới vô thức của nhân
vật trong các tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa và tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez.............................................. 46

2.2. Vô thức trong đức tin.........................................................................................50

2.2.1. Vô thức trong niềm tin về sự tái sinh..................................................... 50


1

2.2.2. Vơ thức trong sự tìm kiếm điểm tựa tinh thần..................................... 54
2.3. Vơ thức trong ý chí sinh tồn............................................................................. 58

2.3.1. Bản năng thôi thúc nồ lực tồn tại............................................................. 58
2.3.2. Bản năng thôi thúc thay đổi cuộc sống................................................... 60
Tiểu kết Chương 2..................................................................................................... 62

Chưong 3. VƠ THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC CỦA
NHÂN VẬT................................................................................. 63
3.1. Vơ thức khơi gợi hưng phấn tình dục............................................................. 63


3.1.1. Sự thắng thế của bản năng tính dục........................................................ 63
3.1.2. Sự tác động của phức cảm...........................................

68

3.2. Hành vi tình dục
tạo
điều kiện
cho vơ thức trỗi dậy
.......



• ụ

70

3.2.1. Xu hướng quay về trạng thái tinh thần nguyên thủy

71

3.2.2. Sự bộc lộ bản năng chết
9

r

Tiêu kêt Chương 3..................................................................................................... 76

KÉT LUẬN..................................................................................................... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 80

PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một nền văn học lớn và không ngừng phát triển, văn học Trung Quốc

đã phát huy những thế mạnh truyền thống và tiếp thu nhiều lý thuyết mới của

phương Tây đế tạo nên sự đa diện của văn học Trung Quốc đương đại. Trong

đó, Diêm Liên Khoa đã khẳng định cá tính sáng táọ độc đáo của mình bằng rất
nhiều tác phẩm giá trị, đặc biệt là về mảng tiểu thuyết.

Đúng như khẳng định cùa chính nhà văn, “sách cấm khơng đồng nghĩa
với sách hay", điều đặc biệt khiến những tiều thuyết của Diêm Liên Khoa có
thể thu hút và chinh phục độc giả không phải việc bị cấm xuất bản ở Trung

Quốc, mà chính ờ sự sáng tạo độc đáo và lối viết táo bạo khi phản ánh về những
vấn đề của xã hội Trung Quốc nói riêng và của nhân loại nói chung. Điều đó
cũng địi hỏi người nghiên cứu phải lựa chọn những phương diện đặc sắc nhất

và sử dụng những phương pháp, lý thuyết phê bình phù hợp mới có thể giải mã
trọn vẹn giá trị của các tác phẩm.

Khi nghiên cứu về tiểu thuyết, nhân vật là một trong những phương diện cần


được tập trung khai thác để có được cái nhìn sâu sắc, tồn diện về tác phẩm cũng như
tư duy, tài năng nghệ thuật của nhà văn. Đặc biệt, trong tiểu thuyết của Diêm Liên

Khoa, các nhân vật đã được nhà văn dụng công xây dựng bằng nghệ thuật đặc
sắc, qua đó truyền tải những thơng điệp vơ cùng ý nghĩa. Chính vì vậy chúng

tơi muốn tỉm hiếu, khai thác về phương diện này, đặc biệt sẽ đi sâu vào thế giới
tinh thần và những góc khuất sâu xa trong đời sống của nhân vật.

Đối tượng chúng tơi đặc biệt lưu tâm chính là những dấu ấn vô thức trong
thế giới nhân vật cùa Diêm Liên Khoa với hướng tiếp cận từ lý thuyết Phân tâm

học. Chúng tôi tin rằng đây là một hướng nghiên cứu họp lý và sẽ mang đến
những kết quả giá trị, vì Phân tâm học là một cơng cụ đắc lực để tìm hiểu tâm

lý con người, đặc biệt là tầng sâu vô thức.


2

Mặt khác, quan sát tình hình tiêp nhận tiêu thuyêt của Diêm Liên Khoa ở

Việt Nam, khi mà đa số tác phẩm được tim đọc vì chúng là “sách cấm” với
những vấn đề táo bạo và có phần “đen tối”, chúng tôi cũng nhận thấy nghiên

cứu về vô thức trong thế giới nhân vật của Diêm Liên Khoa là một nhu cầu thiết

yếu để cung cấp cho độc giả cách tiếp cận và lý giải phù hợp, tránh việc hiểu
sai lệch

và các hệ• lụy.

• J

Cuối cùng, trong vai trị một giáo viên Ngữ văn đang trong giai đoạn đổi
mới, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về vô thức trong thế giới nhân vật của
Diêm Liên Khoa cũng là một nhu cầu thực tiễn của giáo dục. Nắm bắt thế giới

vô thức của con người sẽ hỗ trợ đế hiểu thêm về tâm lý con người, giải quyết
tốt hơn những tình huống sư phạm. Đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp cách thêm
một tiếp cận và giải mã văn bản, mặt khác cịn tác động đến q trình phát triển

nhận thức và trau dồi giá trị sống của học sinh. Bởi thông qua việc giải mã
những dấu ấn vô thức trong thế giới nhân vật cùa Diêm Liên Khoa, chúng tôi
sẽ nhận được những thông điệp ý nghĩa về tâm tính, nhân cách và những lời
cảnh tỉnh giá trị cho những vấn đề mà con người hiện đại đang phải đối mặt.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Dau ẩn vô thức trong thế giới
nhân vật của Diêm Liên Khoa với mong muốn luận văn sẽ đáp ứng những nhu

cầu khoa học và thực tiễn đã được đặt ra.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Trung Quốc, mặc dù nhiều tác phẩm của Diêm Liên Khoa bị cấm xuất

bản, nhưng vẫn có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu, luận văn, luận án viết
về Diêm Liên Khoa và các tác phẩm cua ông.
Sách chuyên khảo về văn học Trung Quốc đương đại thường nhắc tên

Diêm Liên Khoa như một gương mặt tiêu biểu. Có thể kể đến cuốn “Hán ngữ

chi tử" của Vương Nghiêu, đã được Đồ Đức Hiểu dịch ra tiếng Việt, tựa đề là
“Vãn học đương đại Trung Quốc — Tác giả và luận bàn", xuất bản năm 2017.

Trong quyển sách này, Vương Nghiêu với bài tiếu luận “Xuất phát từ văn học


3

sử của một cá nhân hay là từ điêm mờ của văn học sử - Bình luận vê tiêu thuyêt

của Diêm Liên Khoa và những vẩn đề liên quan" đã nhìn lại hành trình sáng
tác văn học của nhà văn Diêm Liên Khoa và đưa đến kết luận về các đặc trưng
trong tiếu thuyết Diêm Liên Khoa: tính nghịch dị, liên văn bản và hài hước đen.

Tuy nội dung bài viết chủ yếu là làm rõ bút pháp hậu hiện đại trong sáng
tác của Diêm Liên Khoa, nhưng chúng tôi nhận thấy tiền đề của những sáng
tạo nghệ thuật này có liên quan đến vơ thức và có thể tìm thấy những dấu ấn

cùa vô thức trong các nhân vật nghịch dị, các tình tiết mang tính hài hước đen,...

Do đó chúng tơi sử dụng tiểu luận "Xuất phát từ văn học sử của một cá nhân

hay là từ điểm mờ của văn học sử — Bình luận về tiếu thuyết của Diêm Liên
Khoa và những vấn đề liên quan" làm một trong những tài liệu tham khảo.
Trên các tạp chí học thuật của Trung Quốc cũng có nhiều nhiều bài báo

khoa học về Diêm Liên Khoa và tiểu thuyết của ông. Như bài báo "Nhân vật

cá thê và nhân vật cộng đồng trong thể giới nhân vật tiêu thuyết Diêm Liên
Khoa” của Dương Lượng, đăng trên tạp chí Phê bình Văn nghệ1; bài báo "Sự

tha hóa và cứu chuộc những trí thức hiện đại trong tiểu thuyết của Diêm Liên
Khoa ” của Hồng Trị Cương và Âu Dương Quang Minh, đăng trên Nam phương

văn đàm2; bài báo "Từ thờ phụng đến sợ hãi - “sức mạnh nông thôn” trong
tiêu thuyết Diêm Liên Khoa ” của Trương Vân, đăng trên tạp chí Đại học Trung

Châu.3

Tại Trung Quốc, các luận văn thạc sĩ về tiểu thuyết cùa Diêm Liên Khoa
cũng có sổ lượng lớn, đào sâu nhiều vấn đề. Có thể kể đến một số công trinh
tiêu biểu như luận văn thạc sĩ "Các nhãn vật bệnh tật trong tiểu thuyết Diêm

-XÁM,

2008(06)

ỈK 2009(03)


4

Liên Khoa ” của Hàn Đông Mai, Đại học Sư phạm Sơn Đông4; luận văn thạc sĩ
“Khảng cự và kiên trì trong thế giới tâm linh của Diêm Liên khoa ” của Dương
Phùng Xuân, Đại học Dương Châu5; luận văn thạc sĩ ‘‘‘'Hình ảnh huyền ảo trong
tiêu thuyết Diêm Liên Khoa ” của Lý Á Đống, Đại học Hà Nam6; luận văn “7Yn

ngưỡng dân gian trong tiêu thuyết của Diêm Liên Khoa ” của Hùng Dĩnh, Đại
học Sư phạm Hồ Nam7.
Có thể thấy tại Trung Quốc nghiên cứu về Diêm Liên Khoa đã rất phổ


biến, phong phú và đi vào chiều sâu. Trong đó có nhiều đề tài liên quan đến
tâm lý nhân vật và những điều nằm trong vô thức của nhân vật, nhưng chủ yếu

chỉ khai thác riêng lể, chưa bao qt tồn bộ thế giới vơ thức của nhân vật trong
tiểu thuyết Diêm Liên Khoa. Dấu ấn tâm lý của tác giả Diêm Liên Khoa lên

quá trình sáng tác cũng chỉ được nghiên cứu như dấu ấn của văn hóa bản địa
hay tín ngưỡng dân gian.

Tại Việt Nam, hiện nay nhà văn Diêm Liên Khoa và tiếu thuyết của Diêm
Liên Khoa chưa được chú ý đúng mức. Từ khóa “Diêm Liên Khoa” đa số xuất

hiện các bài phỏng vấn, bài báo giới thiệu về quan điểm sáng tác của nhà văn,

các bài giới thiệu sách, các bài lý giải về việc tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa
bị cấm xuất bản ở Trung Quốc,...chứ chưa thật sự đi sâu vào phân tích giá trị

của tác phấm, càng ít tiếp cận từ góc độ phân tâm học.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Vãn học nước ngoài, trường Đại học Sư
phạm Huế của Trần Thị Việt Hà năm 2015 đã nghiên cứu về “Bi kịch của người

4

(2008)

(2018)


5


trí thức trong tiêu thuyêt “Phong nhã tụng” của Diêm Liên Khoa”, chủ yêu
phân loại các bi kịch trong tác phấm như bi kịch gia đình, bi kịch nghề nghiệp,...
Cùng năm 2015, Lương Thị Bích với luận văn thạc sĩ “Vấn đề tính dục
trong tiêu thuyết Kiên ngạnh như thủy ” của Diêm Liên Khoa đã phân tích mối

quan hệ giữa tính dục, tình u và Cách mạng văn hóa. Từ đó, tác giả kết luận

ràng cách mạng khơi gợi cảm hứng tính dục, đồng thời tính dục cũng là yếu tố
truyền cảm hứng cách mạng, là sự giải thiêng, phê phán Cách mạng văn hóa.

Năm 2018, trong bài báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp
trường, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Nguyễn Thị Tịnh Thy đã

nghiên cứu về “Tính chat nghịch dị trong tiếu thuyết của Diêm Liên Khoa ” qua
các nhân vật người trí thức và người cách mạng; qua thế giới dị thường với
những trò diễn và nhũng cơn cuồng điên; qua “thế giới lộn trái” với những

chuyện “náo thiên náo địa”; qua thủ pháp Camaval hóa và liên văn băn. Từ đó
đưa ra kết luận rằng thủ các tác phẩm cùa Diêm Liên Khoa mang dấu ấn nghịch

dị từ cảm hứng đến thủ pháp, từ đó đã giúp Diêm Liên Khoa rọi vào những góc
khuất của nhân tính và xã hội, vừa phơi bày mặt trái một cách nghiệt ngã vừa

ni dưỡng niềm hy vọng “nhìn thấy một tia nang đầu tiên sau cơn mưa tuyết”.
Cũng trong năm 2018, Nguyễn Thị Tịnh Thy có bài báo khoa học “Liên

văn bản trong tiêu thuyết của Diêm Liên Khoa ” đăng trong Tạp chi khoa học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra nhận xét

rằng liên văn bản đã giúp Diêm Liên Khoa tái hiện hiện thực một cách dữ dội

hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn và nhức nhối hơn. Đồng thời, liên văn bản

cũng là thước đo cho tầm cao nghệ thuật mà Diêm Liên Khoa hướng đến. Cụ
thể bài báo đã phân tích cận văn bản trong nhan đề và tiêu đề tự sự cùa Diêm
Liên Khoa; các trích dẫn liên văn bản; chồng lớp ngơn từ với trị chơi ngơn ngữ

trong một số tiếu thuyết như “Phong nhã tụng”, “Kiên ngạnh như thủy”, “Vì
nhân dân phục vụ ”,... Từ đó tác giả kết luận Diêm Liên Khoa đã sử dụng liên

văn bản như một cái “mã” sáng tác trong tiểu thuyết của mình, như “sự phàn tư


6

vê hiện thực và lịch sử” cũng như “lạ hóa” phong cách nghệ thuật giàu chât hài
hước đen.

Năm 2019, Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa. Luận án chủ yếu sử dụng những lý
thuyết về tự sự học, thi pháp học để giải mã tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, tập

trung nghiên cửu về nghệ thuật tự sự của Diêm Liên Khoa, đặc biệt là quan
niệm sáng tác, tư duy nghệ thuật, kỹ thuật tự sự, diễn ngôn tự sự và đặc điểm
ngơn ngữ tiểu thuyết. Trong đó, Nguyễn Thị Thúy Hạnh có đề cập đến những

giấc mơ của nhân vật ở mục 3.4. Mộng như một tự sự. Tác giả cho rằng “với
phong cách viết đậm chất hoang đản, kỳ ảo, khơng có gì khó hiểu khi trong tiểu

thuyết của Diêm Liên Khoa, hiếu tượng “giấc mơ” (mộng) được lặp lại nhiều


lần, trở thành motif cùa tác phẩm, một yếu tố của kết cẩu hoặc chỉnh bản thân

kết cấu tự sự”.
Có thể thấy, tuy Diêm Liên Khoa được biết đến rộng rãi, nhưng số lượng

cơng trình khoa học nghiên cứu bài bản về tiểu thuyết Diêm Liên Khoa cịn khá

ít. Vấn đề nghiên cứu trong các cơng trình cũng chưa thật sự phong phú, chủ
yếu khai thác về kĩ thuật sáng tác theo hướng tự sự học, thi pháp học; hướng

nghiên cứu từ góc nhìn phân tâm học và khai thác dấu ấn vô thức trong thế giới
nhân vật chưa được quan tâm đúng mức.

Chúng tôi sẽ tham khảo một số nội dung liên quan trong các công trình

này như giấc mơ, tình dục,...để tiếp tục nghiên cứu theo hướng khái qt và
tồn diện hơn về vơ thức trong thế giới nhân vật của Diêm Liên Khoa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những biểu hiện cho thấy sự tồn tại
và tác động của vô thức đến tâm lý, hành động của nhân vật và ý nghĩa của việc
xây dựng các nhân vật mang dấu ấn vô thức.

Phạm vi nghiên cứu là những tiểu thuyết nối tiếng của Diêm Liên Khoa

đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam. Bao gồm:


7


1. Phong nhã tụng (2010, Vũ Công Hoan dịch);
2. Người tình phu nhãn sư trưởng (2012, Vũ Cơng Hoan dịch);

3. Kiên ngạnh như thủy (2014, Minh Thương dịch);
4. Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn (2018, Minh Thương dịch);

5. Đinh Trang mộng (2019, Minh Thương dịch);
6. Tứ thư (2019, Châu Hải Đường dịch).

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận văn Z)ấw ổn vỏ thức trong thế giói nhân vật của Diêm

Liên Khoa, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tãm lý học: là phương pháp chính, để xác định những biểu

hiện cho thấy sự tồn tại và tác động của vô thức đến tâm lý, hành động của nhân
vật và phân tích ý nghĩa sự tồn tại, tác động này;

- Phương pháp hệ thống: là phương pháp chính, đặt các tiểu thuyết có

dấu ấn vô thức vào cùng một hệ thống các sáng tác của Diêm Liên Khoa để dễ
dàng nghiên cứu;

- Phương pháp phê bình thi pháp học: là phương pháp chính, phân tích

các vấn đề khơng gian - thời gian nghệ thuật, các chi tiết, hình tượng nhân vật

và quan niệm nghệ thuật về con người,...từ đó phát hiện và làm rõ dấu ấn vô
thức trong thế giới nhân vật của Diêm Liên Khoa.


- Phương pháp xã hội học: phân tích những ảnh hưởng của thời đại, the

chế chính trị, đời sống xã hội Trung Quốc trong vai trò tiền đề vô thức trong
sáng tác của Diêm Liên Khoa;

- Phương pháp so sánh văn học: so sánh những vấn đề tư tưởng mà tác
phẩm đặt ra so với các tác phẩm khác có đề cập đến cùng nội dung; so sánh

cách sử dụng giấc mơ thể hiện thế giới vô thức của nhân vật trong các tiểu
thuyết của Diêm Liên Khoa và tiếu thuyết Trăm năm cô đơn cùa Gabriel Garcia
Marquez.


8

- Phương pháp văn hóa học. phát hiện, phân tích các cổ mẫu liên quan đến
văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa nguyên thủy của con người;

- Phương pháp tiểu sử', phân tích ảnh hướng cùa một số sự kiện trong
cuộc đời của Diêm Liên Khoa đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật của ông;

- Phương pháp ký hiệu học', để giải mã các ký hiệu liên quan đến vô thức
cá nhân và vô thức cộng đồng của nhân vật.

5. Đóng góp của luận văn
- Tìm hiểu tầng sâu thế giới tinh thần của các nhân vật trong tiểu thuyết
Diêm Liên Khoa, từ đó giải mã giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm;

- Hệ thống các vấn đề liên quan đến vô thức trong nghiên cứu về tiểu

thuyết Diêm Liên Khoa, tạo tiền đề nghiên cứu nhiều vấn đề khác dưới góc nhìn

Phân tâm học hoặc tiếp tục phát triển nghiên cứu về vô thức trong truyện ngắn

của Diêm Liên Khoa;

- Góp phần định hướng cách tiếp cận và giải mã tiểu thuyết Diêm Liên
Khoa phù hợp cho độc giả Việt Nam, đặc biệt là bộ phận độc giả trẻ.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của

luận văn gồm 3 chương:
- Chương ĩ. Một số vẩn đề về vồ thức trong phân tâm học và tác giả

Diêm Liên Khoa

Trong chương này chúng tôi sẽ đưa ra hệ thống lý thuyết về khái niệm “vô

thức” trong phân tâm học và các vấn đề liên quan đến vơ thức, làm nền tảng để
phân tích và phát hiện dấu ấn vô thức trong thế giới nhân vật trong tiểu thuyết

của Diêm Liên Khoa ở các chương sau. Đồng thời chúng tơi cũng sẽ trình bày
khái quát về tác giả Diêm Liên Khoa, trong đó tập trung làm rõ tiền đề xuất
hiện dấu ấn vô thức trong sáng tác của Diêm Liên Khoa.


9

- Chương 2: Vô thức trong đời sông tinh thân nhân vật


Trong chương này chúng tôi sẽ chỉ ra và phân tích dấu ấn vơ thúc trong

đời sống tinh thần của nhân vật, cụ thể trong thế giới giấc mơ, trong sự đức tin

và trong ý chí sinh tồn.
Trong thế giới giấc mơ của nhân vật, chúng tôi tập trung phân tích các dấu

ấn vơ thức trong những giấc mơ mang tính dự báo và những giấc mơ tái hiện -

lặp lại. Bên cạnh đó tiến hành so sánh cách sử dụng giấc mơ thể hiện thế giới
vô thức của nhân vật trong các tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa và tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez đế thấy sự tiếp thu và sáng tạo

của Diêm Liên Khoa trong lối sáng tác theo chủ nghĩa Thần thực - vốn rất gần
gũi với chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo.
Khám phá dấu ấn vô thức trong đức tin cùa nhân vật, chúng tôi sẽ tập trung
khai thác dấu ấn vô thức trong niềm tin về sự tái sinh và trong sự tìm kiếm điểm

tựa tinh thần
Khám phá dấu ấn vơ thức trong ý chí sinh tồn, chúng tơi sẽ tập trung phân
tích thơng qua việc bản năng sống thơi thúc nồ lực tồn tại và thôi thúc thay đổi

cuộc sống
-

Chương
động
của nhân vật
o 3: Vơ thức trong

O hoạt


O tình dục



Trong chương này, chúng tơi tìm hiểu về dấu ấn của vơ thức trong hoạt

động tình dục của nhân vật. Cụ thể thơng qua việc phân tích cơ chế vơ thức
khơi gợi hưng phấn tình dục và hành vi tình dục tạo điều kiện cho vô thức trồi
dậy.

Khám phá việc vô thức khơi gợi hưng phấn tình dục chủ yếu thơng qua

việc khám phá sự thắng thế của bản năng tính dục và sự tác động của phức cảm
Khám phá việc hành vi tình dục tạo điều kiện cho vơ thức trỗi dậy chủ yếu

thông qua các biểu hiện như xu hướng quay về trạng thái tinh thần nguyên thủy
hoặc
sự• bộc
lộ• bản năng chết khi các nhân vật
có hành vi tình dục.






10


Chương 1. MỘT SỔ VẤN ĐÈ VÈ VÔ THỨC
TRONG PHÂN TÂM HỌC VÀ TÁC GIẢ DIÊM LIÊN KHOA
1.1. Khái niệm vồ thức và một số vấn đề liên quan đến vô thức trong phân

tâm học
Khái niệm vô thức ra đời vào đầu thế kỉ XIX, xuất hiện lần đầu trong
một số tác phẩm triết học. Bấy giờ nó chưa được xem là một thuật ngữ chuyên

ngành tâm lý học như hiện nay mà chi được đề cập với nghĩa khá trừu tượng,

chỉ một thứ mang tính siêu nghiệm và có khả năng chi phối đời sống tinh thần
của con người.

Đến khi Tâm lý học bắt đầu phát triển mạnh, vô thức được nghiên cứu bài
bản hơn, được xem như một thuật ngữ tâm lý học với nội hàm cụ thể hơn. Tuy

nhiên, phải đến khi Phân tâm học ra đời, vô thức thật sự trở thành một khái
niệm quan trọng, trung tâm của nhiều cơng trình nghiên cứu và ảnh hưởng đến

các ngành khoa học khác.
Hiện nay khái niệm về vơ thức vẫn cịn là đề tài tranh luận của nhiều nhà
nghiên cứu, vì thế trong phạm vi đề tài này, chúng tơi cho ràng có thể vận dụng

cả hai cách kiến giải của Freud và Jung

hai nhà phân tâm học nổi tiếng và

thành công nhất trong số các nhà phân tâm học đã nghiên cứu về khái niệm vô
thức - trong việc phân tích dấu ấn vơ thức trong thế giới nhân vật của Diêm


Liên Khoa đế có cách tiếp cận toàn diện và đa chiều hơn.
1.1.1. Khái niệm vô thức của Sigmund Schlomo Freud và một so vấn đề

liên quan

Sigmund Schlomo Freud là người khai sinh Phân tâm học cổ điển. Năm

1895, Freud và Joseph Breuer cùng xuất bẳn cuốn sách Những nghiên cún về
hysteria, trong đó lần đầu tiên Freud đề cập đến khái niệm vô thức*.

x hay còn gọi là vỏ thức cả nhân, đê phân biệt với vô thức tập thê cua Jung đê xuât sau này


11

Từ năm 1896, Phân tâm học chính thức ra đời và khái niệm vô thức trở
thành một trong những khái niệm trung tâm, đế từ đó Freud phát hiện và nghiên
cứu thêm nhiều vấn đề quan trọng về tâm thức con người.
Theo quan điểm của Freud, vô thức là tất cả những nội dung bị loại khỏi
ỷ thức bởi quá trình mà ơng gọi là sự dồn nén (repression). Nguồn gốc của sự
dồn nén là bắt nguồn từ sự xung đột của hai khuynh hướng đối lập nhau:

khuynh hướng tìm kiếm thoả mãn cho dục vọng bản năng của cá nhân và
khuynh hướng thích ứng với những yêu cầu của xã hội. Và vì địi hỏi mạnh mẽ

của những chuẩn mực xã hội như phẩm giá, quy phạm... mà sự thắng thế của
khuynh hướng thứ hai đã đưa tới sự dồn nén.
Trên cơ sở đó, Freud định vị vơ thức nằm ở tầng sâu nhất trong tâm trí
con người.

Mửc ý thức
Nhàn thức

Mức tiên ỷ thức

N ôi sợ hãi Q ác mong muon



Các động cơ bạo lực

Mức vô thức
/các thỏi thúc trái
/ hiàn thường đạo lý
<
X,

9

tinh dục khong
được thoa màn

Các mong muốn
phi lý

Các nhu càu vị kỹ

Cảc trài nghiệm
gây xấu hố


__

\

r

Anh: Mơ hình “tảng băng tâm trí con người ” do Freud đê xuât
(Nguồn: Trang web của Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo cách phân chia của Freud, bộ máy tinh thân của con người gôm 3
phần: vô thức (unconscius), tiền ý thức (preconscius) và ý thức (consents).
Ỷ thức là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngồi. 7íền ý
thức là phần tinh thần đi ra từ vô thức nhưng chưa đến được ý thức và do đó


12

chưa trở thành ý thức. Cịn vơ thức tách rời hăn với ý thức, năm ở tâng sâu
nhất, chứa những xung lực bản năng nhất mà con người chưa thể khám phá và
í • Á7
hiêu rõ.


Những bản năng được tàng trữ trong vô thức:

Vô thức tàng trữ bản năng song (the instinct eros) và bản năng chết (the

instinct thanatos). Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lý hết
sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc - ngun tắc mà tâm trí ln tìm
cách thỏa mãn mọi nhu cầu, dục vọng của con người và giữ cho bộ máy tâm lý


ở trạng thái không phải chịu sự ức chế nào.
Bản năng sống (eros) hiểu theo nghĩa rộng là động lực để duy trì và bảo

tồn cuộc sống. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì bản năng sống là động lực hướng

tới thỏa mãn các ham muốn, dục vọng; cụ thể có thể là ham ăn, ham uống, ham
sắc dục, ham danh lợi... Tất cả những ham muốn cho cuộc sống của con người
đều do bản năng sổng thúc đẩy.
Bản năng chết (thanatos) chi trạng thái con người muốn dùng sự hủy hoại

để giải quyết những bế tắc, căng thẳng trong cuộc sống, bao gồm bản năng
xâm hại (sadisme) hướng đến việc làm tổn thương người khác và bản năng tự

hủy (maschocisme) hướng đến việc làm tốn thương chính mình.
Bản năng sống và bản năng chết cùng tồn tại trong một cá thể. Một bản

năng thúc đẩy chúng ta hành động, sống và chinh phục; một bản năng khác thúc
đẩy chúng ta hủy hoại hoặc buông xuôi, tan biến và chết. Hai bản năng này kết

hợp với nhau một cách chặt chẽ và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, hành động
cùa con người. Bản năng sắng và bản năng chết là hai xung lực cơ bản tạo

thành động cơ cho tư tưởng và hành động của con người


Cấu trúc tâm lý dựa trên cơ sở vô thức

Từ lý thuyết về vơ thức, Freud cho rằng tâm lí con người xét về mặt cấu


trúc gồm có CáiẢy (Id), Cái Tôi (Ego) và Cái Siêu Tôi (Superego).


13

Cái Ay (Id) là phân bản năng mà con người đã săn có từ khi chào đời,

nguyên tắc căn bản của Cái Ày là đòi hỏi sự thoả mãn chủ thể ngay tức thời

theo nguyên tắc khoái cảm. Năng lượng của Cái Ẩy sẽ hướng đến đối tượng có
thể thoả mãn bản năng hoặc có thể cung cấp một phần nào sự thoả mãn. Nó dễ

dàng chuyển dịch từ đối tượng này sang đối tượng khác, hoặc từ hình ảnh này
sang hình ảnh khác. Hoạt động của Cái Ây thuộc về q trinh ngun phát, là

q trình hồn tồn vơ thức.
Cái Tôi (Ego) là một phần của Cái Ẩy đã trải qua một sự biến đổi mạnh

mẽ nhằm thích nghi với thế giới bên ngoài. Xét về mật cấu trúc sinh lí thì Cái
Tơi kiểm sốt được những vận động theo ý mình và chủ động nhận biết các

kích thích từ thế giới bên ngoài đế quyết định sẽ trốn tránh hay thích nghi. Cái
Tơi có thể làm biến đổi hình ảnh, nhận thức về thế giới bên ngồi thơng qua

các hoạt động tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho phép kiểm sốt,

kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh, đè nén xung đột bản
năng và kiềm chế khoái lạc. Trong quan hệ với Cái Ây, Cái Tơi có nhiệm vụ

chống lại những đòi hỏi bản năng và quyết định những đòi hởi nào được thoả

mãn, những đòi hòi nào sẽ bị trì hỗn đến một thời điểm thích hợp và những

địi hỏi nào cần phải bị xoá bỏ. Hoạt động của Cái Tơi thuộc về q trình thứ
phát, là q trình có ý thức, có tính lí trí, được tố chức, thống nhất và logic hơn

q trình ngun phát.
Cái Siêu Tơi (Superego) có thể xem như "Cái Tơi lý tưởng”. Vì mỗi con

người luôn tồn tại trong một cộng đồng nhất định, nên buộc phải dồn nén nhiều

xung năng để phù hợp với những yêu cần mà cộng đồng đã đặt ra về mặt đạo
lý, đạo đức. Nói cách khác, Cái Siêu Tơi là các chuẩn mực xã hội được phóng

chiếu vào tâm lý của con người. Những lời dạy dồ hay truyền thống xuất phát
từ gia đinh, gia tộc, các hoạt động giáo dục, truyền thống văn hóa của một cộng
đồng hay một quốc gia,... đã được con người tiếp thu, ghi nhớ và tạo thành một
khn mẫu đinh hình nhân cách.


14

Theo Freud, Cái Siêu Tôi đôi lập với cả Cái Ay và Cái Tơi. Ngun tăc

hoạt động của nó là khen thường, trừng phạt và yêu cầu. Nó xác định giá trị

hành vi hoặc thái độ đối với hành vi là đúng hay sai, từ đó huỷ bỏ ngun tắc
khối cảm của Cái Ấy lẫn nguyên tắc thực tế của Cái Tơi. Đặc biệt, nó khơng

chỉ kiểm sốt hành vi mà cịn kiểm sốt cả suy nghĩ của Cái Tơi.
Có thể thấy cấu trúc tâm thần này gắn chặt với vơ thức. Và Cái Tơi của


mỗi chúng ta chính là là sản phẩm lâu dài của sự đấu tranh để chế ngự Cái Ây
vô thức cũng như chịu sự chi phối của Cái Siêu Tôi từ xã hội.


Một số cơ chế phịng vệ tâm lý bắt nguồn tù' vơ thức

Các cơ chế phịng vệ của tâm lý ((Defense Mechanisms) có nguồn gốc từ
vô thức, khi Cái Tôi xung đột với Cái Ẩy và Cái Siêu tôi, sẽ xuất hiện các phản

ứng tâm lý vô thức giúp bảo vệ chủ thể khỏi những mối đe dọa và những thứ
họ không muốn nghĩ đến hoặc đối mặt.
Cơ chế phòng vệ của tâm lý là quá trình tìm cách chối bỏ hoặc hợp lý hóa

một vấn đề nào đó, để duy trì ngun tắc khối cảm và ngun tắc khơng đổi

của bộ máy tâm lý, từ đó bảo vệ tâm trí khởi những cảm xúc và suy nghĩ mà ý
thức khó xử lý hoặc ngăn chặn những suy nghĩ, ham muốn không phù hợp đi
vào vùng ý thức.
Có thế nói, mục đích chính của cơ chế phòng vệ của tâm lý là giúp con

người tránh khỏi sự lo âu. Theo Freud, tâm lý con người có 3 loại lo âu:
- Lo âu thần kinh (Neurotic anxiety): nồi sợ rằng mình sẽ khơng thể kiểm

sốt được thơi thúc của bản năng và sẽ bị trừng phạt vì điều ấy;
- Lo âu hiện thực (Reality anxiety): nỗi sợ những sự kiện có khả năng xảy

ra trong thực tế;
- Lo âu đạo đức (Moral anxiety): nồi lo mình sẽ vi phạm những nguyên


tắc đạo đức.

Để giải quyết những vấn đề này, Freud cho rằng tâm lý có một số cơ chế
phịng vệ chính như sau:


15

- Đôi chô (Displacement): trút những cảm xúc tiêu cực, những hành vi

đến từ thôi thúc đè nén của chủ thể lên những người hoặc nhũng vật ít có
khả năng đe dọa đến chủ thể hơn so với đối tượng gốc gây ra ức chế;
- Chổi bỏ (Denial): từ chối thừa nhận một sự kiện hoặc một vấn đề nào đó

đã xảy ra, dù điều ấy tồn tại một cách hiển nhiên hoặc đã có bằng chúng
rõ ràng. Trong một số trường hợp, sự chối bỏ còn bao gồm việc chủ thể

vẫn thừa nhận sự tồn tại của van đề nhưng giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng
của nó;
- Đè nén và đàn áp (Repression and Suppression): là cơ chế khiến nhũng

thông tin không mong muốn không thể không xâm nhập vào vùng ý thức
hoặc cố tình đưa chúng ra khỏi ý thức. Tuy nhiên cơ chế này không làm

các thông tin ấy hoàn toàn mất đi, chúng vẫn tồn tại và tiếp túc vô thức
gây ánh hưởng đến hành vi, tính cách của chủ thể;
- Thăng hoa (Sublimation): là một cơ chế khiến chủ thể bộc lộ những thôi

thúc không được chấp nhận bằng cách cải biến những hành vi này theo
cách thức dễ được xã hội chấp nhận hơn;

- Phóng chiếu (Projection): gán những cảm xúc hay phẩm chất mang tính

cấm kị, khó chấp nhận của bản thân lên đối tượng khác;
- Tri thức hóa (Intellectualization): bộc lộ hoặc suy nghĩ về những vấn

đề, sự kiện,...cấm kị hoặc khó chấp nhận theo một cách lý tính, khơng cảm

xúc, chỉ tập trung vào yếu tố kiến thức, tương tự quá trình tư duy khi học
hỏi;
- Họp lý hóa (Rationalization): giãi thích một hành vi hay cảm xúc cấm

kị, khó được chấp nhận theo một cách thức hợp lý ngụy tạo, tránh né

nhũng lý do thực sự đằng sau hành vi;
- Thoái lui (Regression): dùng nhũng hành vi vốn nên làm và quay trở lại

với nhũng hành vi bị cắm chốt từ một giai đoạn phát triển tâm lý tính dục
trước đó;


16

- Hình thành phản ứng ngược (Reaction Formation): thê hiện những

cảm xúc và hành vi theo hướng trái ngược với điều vốn dĩ nên xảy ra đế

che giấu cảm xúc, mong muốn thật sự của chủ thể.
- Gây hấn thụ động (Passive - aggression): khơng bộc lộ những cảm xúc,

kìm nén những hành vi tiêu cực, cấm kị, khó chấp nhận,...của bản thân

nhưng sau đó thể hiện các hành vi gián tiếp bộc lộ điều đó.
Như vậy, các cư chế phịng vệ của tâm lý này có liên quan chặt chẽ đến

hoạt động của Cái Tôi, cũng là một trong những cách để nhận biết và lý giải

các dấu ấn của vô thức.


Một so sản phẩm của vô thức

Vô thức ln bị đè nén và ln có xu hướng trồi dậy. Sản phẩm của vô
thức cũng đồng nhất với con đường mà nó trồi dậy, chính là thơng qua những
hành vi sai lệch (nói sai, lặp lại,...), giấc mơ, sáng tác nghệ thuật,...

Trong đó, giấc mơ chính là sản phẩm tiêu biểu nhất của vô thức, mang

bản chất vô thức. Trong bài thứ ba của năm bài giảng về phân tâm học ở Mỹ
được công bố năm 1910, Freud cho ràng lý giải các giấc mơ là con đường lớn
của sự hiểu biết về vô thức.

Freud khẳng định tất cả các giấc mơ đều là sự thực hiện những ham muốn
từ vơ thức. Ơng phân biệt bốn nguồn gốc đặc thù của giấc mơ:

- Từ một sự kiện mới xảy ra có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xúc cảm
của người nằm mơ, được biểu hiện trực tiếp trong giấc mơ;

- Các ý tưởng quan trọng được giấc mơ trộn lẫn thành một tập hợp đơn
giản;

- Một hay nhiều sự kiện mới xảy ra và quan trọng trong đời sống xúc cảm

của người nằm mơ được biểu hiện thay thế bởi một sự kiện, hình ảnh khác

mang tính ngẫu nhiên, vơ tình;

- Một ký ức hay một ý tưởng, tuy quan trọng đối với đời sống cảm xúc
của người nằm mơ nhưng đã qua từ lâu và đã bị chôn vùi, được biếu hiện


17

trong giấc mơ bàng một hình ảnh, sự kiện mới mẻ và tương đối ngẫu nhiên,
vơ tình.
Từ bốn cách xác định nguồn gốc này, có thể khái quát bản chất của những
giấc mơ ở người lớn và trẻ con: những giấc mơ của trẻ con là sự thực hiện

những ham muốn ấy một cách trực tiếp hoặc là sự bù đắp những ham muốn bị

ngăn chặn, bị trì hỗn; cịn những giấc mơ của người lớn thì các ham muốn vơ

thức có những sự chuyển dịch, biến đổi.
Cụ thể với những giấc mơ của người lớn, nó là cách giải tỏa những ham

muốn bị cấm kị (thường là ham muốn tình dục), với tư cách một cơ chế bảo vệ
nhằm giúp người nằm mơ tránh khỏi sự xung đột với ý thức mà vẫn đạt được

sự thoả mãn.
Trong giấc mơ, ham muốn có thể được thỏa mãn trực tiếp hoặc thông qua

sự biến dạng bởi cơ chế kiểm duyệt của ý thức. Do đó, nội dung biểu hiện của
giấc mơ là sản phẩm cùa sự kiểm duyệt bởi Cái Tôi và Cái Siêu Tôi, ngăn các


ham muốn vô thức đi vào ý thức. Nhưng sự kiểm duyệt này không thể làm biến
mất hồn tồn các dục vọng, nó chi có thể thay thế hoặc biến đồi các hình ảnh,

nội dung trong mơ, vì vậy khi phân tích giấc mơ ta vẫn có thể hiểu được những

ham muốn vơ thức thật sự của người nằm mơ.


Phức cảm xuất phát từ vô thức

Freud đề xuất nhiều phức căm, trong đó nổi tiếng nhất là phức cảm
Oedipus. Ông giới thiệu khái niệm phức cảm Oedipus lần đầu tiên trong cuốn

sách “Giải mộng ” xuất bản năm 1899.

Khái niệm này liên quan đến câu chuyện “Oedipus làm vua” của Sophocle

từ thời Hi Lạp cổ đại. Oedipus - vua thành Thebes - đã mang lời tiên tri “giết

cha, lấy mẹ” từ lúc mới sinh và dù có trốn tránh thế nào cuối cùng định mệnh

ấy vẫn xảy ra.
Bản chất tâm lý của phức căm Oedipus liên quan chặt chẽ đến vô thức.

Theo quan niệm của Freud, phức cảm Oedipus chính là việc đứa trẻ vào giai


18


đoạn dương vật của sự phát triên tâm sinh dục (khoảng 6 ti) có sự cạnh tranh

trong đời sống tình dục với người cha hay người mẹ cùng giới. Đứa trẻ có lịng
u đặc biệt với người cha hay người mẹ khác giới, cho rằng người cha hay

người mẹ đồng giới đã xâm phạm đến sở hữu của nó nên muốn giết người cha

hay người mẹ đồng giới và độc chiếm người cha hay người mẹ khác giới để
thỏa mãn.

về nguồn gốc của phức cảm Oedipus, Freud đã không đưa ra một quan

điểm có tính thực nghiệm nào ngồi việc khẳng định nó qua những nghiên cứu
và quan sát của mình về trẻ em trong giai đoạn ấu thơ, giai đoạn tính dục trẻ

con từ 1-6 tuổi đó. Chính vì thiếu tính thực nghiệm nên khơng chỉ thời đó mà
đến tận bây g\ờ,phức cảm Oedipus vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh luận.
Có thể thấy Lý thuyết Phân tâm học của Freud nói chung và nhũng vấn đề

về vơ thức mà Freud đưa ra nói riêng đã góp phần quan trọng giúp tìm ra những
giải pháp để kiềm chế những xung đột trong tâm lý của mỗi của cá nhân hoặc

giữa cá nhân với xã hội do có sự nhận thức không đúng đắn về các giá trị đạo
đức và xã hội mà xâm hại đến những giá trị ấy, từ đó đưa cá nhân đó trở lại

trạng thái bình thường.
1.1.2. Khái niệm vơ thức tập thể của Carl Gustav Jung và một so vấn đề

liên quan


Carl Gustav Jung là một nhà phân tâm học nổi tiếng người Thụy Sĩ, ơng
từng là học trị của Freud nhưng về sau đã có những bất đồng trong quan điểm

nghiên cún, đặc biệt là về khái niệm vô thức.

Cũng như Freud, Jung đánh giá rất cao về tầm quan trọng của vơ thức đối

với hành vi và tính cách của con người. Tuy nhiên, ơng cho rằng vơ thức có hai

tầng lớp: vô thức cá nhân và vô thức tập thể.
Jung quan niệm về vô thức cá nhân gần giống Freud, ràng nó là vùng

chứa thơng tin tạm thời bị qn lãng cũng như những ký ức bị đè nén. Jung


19

cũng công nhận sự tôn tại của các phức cảm và cho răng phức cảm có càng

nhiều thành tố thì khả năng ảnh hưởng lên chủ thể của nó càng lớn.

Tuy nhiên, theo Jung, sâu hơn vô thức cá nhân cịn có vơ thức tập thể.
Trước tiên những huyễn tưởng (bao gồm cả các giấc mơ) mang bản
chất cá nhân, mà chắc chắn thuộc về những kinh nghiệm cá nhân, những

gì bị làng qn hay bị dồn nén, và hồn tồn có thể giải thích được bằng
tiền sừ cá nhân. Thứ đến, những huyễn tưởng (bao gồm cả các giấc mơ)

mang đặc trưng phi cá nhân, không thế quy giản về q khứ cá nhân, và
do đó, khơng thể giải thích như những gì mà cá nhân đạt được. Những


hỉnh ảnh huyễn tưởng này khơng nghi ngờ gỉ là có nhừng liên hệ khăng
khít với các mơ - tip huyền thoại. Do đó chúng ta phải cho rằng chúng

tương ứng với những yếu tố cấu trúc tập thể (và phi cá nhân) của tâm thần
con người nói chung, và giống như thể xác, được thừa hưởng. Mặc dù

truyền thống và sự truyền phát bằng di cư chắc chắn chiếm một vai trị,

nhưng như chúng tơi đã nói, có rất nhiều trường hợp khơng thế giải thích

bằng cách này và thúc đẩy chúng ta về một giả thuyết “sự phục hồi nguyên

thuỷ”. Những trường hợp này nhiều đến mức mà chúng ta buộc phải giả

định sự tồn tại của một cơ tầng tâm thần tập thế. Tôi gọi cơ tầng này là vô
thức tập thể.
(C.G. Jung, Colleted Works 9i, Princeton University Press, 1997).
Vô thức tập thể là cấp độ sâu hơn của hành động tâm lý, mang yếu tố di

truyền, chứa đựng kinh nghiệm bẩm sinh của các thế hệ trước. Vơ thức tập
thể bao gồm tồn thể di sản tâm linh từ sự tiến hóa của nhân loại, được tái sinh

trong cấu true não bộ mỗi cá nhân. Đây là tầng vô thức mà ta sẽ bắt gặp sự
tương đồng ở cả nhân lơại, hay theo một cách diễn đạt khác của Jung thì nó là

một dạng thế giới mà chủ thể sinh ra từ đó và cũng vốn tồn tại sẵn trong chủ
thể một cách bẩm sinh, như kiểu một ảo ảnh.



20



Cổ mẫu

Một khái niệm quan trọng liên quan đến vô thức tập thể chính là cổ mẫu.
Jung xem cổ mẫu là những biểu tượng phố quát cho vô thức trong tâm trí con

người. Nó tiết lộ ý nghĩa và kinh nghiệm cơ bản của con người, bất kể thời đại
và không gian mà họ sinh sống. Jung nhấn mạnh rằng có những mơ hình cổ
mẫu phổ biến ở tất cà các câu chuyện thần thoại, bất kỳ nền văn hỏa hay giai

đoạn lịch sử nào và đưa ra già thuyết về một phần của tâm trí nguyên sơ của

con người chứa vô thức tập thể thông qua cổ mẫu trong truyện kể dân gian.
Nhũưg cổ mẫu điển hình do Jung đề xướng bao gồm: Persona (mặt nạ),
Shadow (Bóng âm), Anima (Linh âm), Animus (Linh dương), Mother (Mẹ),
Spirit (Thần thánh), Rebirth (Tái sinh), Trickster (Kẻ bịp bợm), Father (Cha),

Dead (Cái chết), Water (Nước)...

Jung cho rằng có thề tìm thấy cổ mẫu ở khắp mọi nơi: văn hóa dân gian,

thần thoại, giấc mơ, tơn giáo,... Trong các nền văn hóa khác nhau và thời điểm
khác nhau, nội dung một cổ mẫu sẽ được biểu hiện thông qua các biểu tượng

khác nhau, nhưng chúng vẫn phản ánh những kinh nghiệm bẩm sinh trong vô
thức tập thế của nhân loại.




Quan niệm của Jung về giấc mơ

Jung cũng xem trọng việc giải mã giấc mơ để hiểu rõ hơn về vô thức,
nhưng ông phủ định quan niệm giấc mơ là sự giải tỏa ham muốn tình dục bị đè

nén và cho rằng đó là những hình tượng tượng trưng, có nhiều ỷ nghĩa hơn là

chỉ xoay quanh tình dục.
Jung đã nhận thấy sự giống nhau đến kì lạ của những hình ảnh, mơ-tip,

chủ đề trong các giấc mơ dù những người nằm mơ khác nhau về nền văn hóa,

tuổi tác, giới tính, trình độ,...Từ đó ông đưa ra nhận định rằng giấc mơ tất yếu

sẽ mang bản chất cá nhân (những kinh nghiệm cá nhân, những gì bị lãng qn

hay bị dồn nén, và hồn tồn có thể giải thích được bằng tiền sử cá nhân) nhưng
quan trọng hơn hết là nó cịn mang những đặc trưng phi cá nhân. Jung cho rằng


×