Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Khảo sát kiến thức về phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau phẫu thuật sỏi thận tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.96 KB, 54 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ HẠNH

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÒNG SỎI THẬN TÁI PHÁT
CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI THẬN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ HẠNH

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÒNG SỎI THẬN TÁI PHÁT
CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI THẬN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đỗ Thu Tình

NAM ĐỊNH – 2022




i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được sự giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, các phòng ban của trường, phịng Đào tạo Đại học, các
bộ mơn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cảm ơn đến các thầy giáo, cô
giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giảng dạy và giúp em hoàn thành đề
tài.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, các khoa
phòng của bệnh viện đã tạo điều kiện cho em học tập và hoàn thành đề tài.
Em xin cảm ơn Điều dưỡng trưởng khoa, các bác sỹ, các anh chị điều dưỡng
Khoa Ngoại thận- tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hồn thành đề tài khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ Đỗ Thu Tình, người đã trực
tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này. Với sự nhiệt tình giảng dạy, theo dõi sát sao,
chu đáo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, cơ đã truyền đạt kinh
nghiệm, động viên em hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan
tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quãng thời gian
học tập và thực hiện đề tài khóa luận.
Em xin trân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày

tháng năm 2022

Sinh viên


Vũ Thị Hạnh


ii
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận:
“Khảo sát kiến thức về phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau phẫu thuật
sỏi thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022”
Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm
túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa Ngoại thận - tiết niệu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Trong quá trình học tập và làm đề tài khóa luận,
các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ ràng.
Nam Định, ngày

tháng năm 2022

Sinh viên

Vũ Thị Hạnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN........................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................................... 3
1.1.1. Đại cương về sỏi thận.............................................................................................. 3
1.1.2. Nguyên nhân sinh bệnh........................................................................................... 3
1.1.3. Các loại sỏi thận........................................................................................................ 4
1.1.4. Yếu tố nguy cơ.......................................................................................................... 4
1.1.5. Giải phẫu bệnh.......................................................................................................... 5
1.1.6. Triệu chứng................................................................................................................ 6
1.1.7. Biến chứng................................................................................................................. 7
1.1.8. Các biện pháp dự phịng biến chứng.................................................................... 8
1.1.9. Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi thận................................................................. 9
1.1.10. Giáo dục sức khỏe............................................................................................... 11
1.2. Thực trạng về tái phát sỏi thận.................................................................................... 13
1.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 14
1.3.1. Trên thế giới............................................................................................................ 14
1.3.2. Tại Việt Nam........................................................................................................... 16
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................................... 19
2.1. Thực trạng kiến thức phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau phẫu thuật
sỏi thận đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định...................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 19
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 19
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 19


iv
2.1.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................................... 19
2.1.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu......................................................... 19
2.1.6. Xử lý và phân tích số liệu.................................................................................... 21
2.1.7. Đạo đức của nghiên cứu....................................................................................... 21

2.1.8. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 22
2.2. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được.............30
2.2.1. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được................................................. 30
2.2.2. Nguyên nhân của các việc chưa thực hiện được............................................ 31
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP.......................................................... 32
3.1. Đối với bệnh viện........................................................................................................... 32
3.2. Đối với nhân viên y tế................................................................................................... 32
3.3. Đối với người bệnh, gia đình người bệnh................................................................. 33
Chương 4: KẾT LUẬN............................................................................................................. 34
4.1. Thực trạng kiến thức phòng loét tái phát.................................................................. 34
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng loét tái phát................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH
Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CK

Chuyên khoa

CBYT

Cán bộ y tế


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

NB

Người bệnh

NXB

Nhà xuất bản

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Ths

Thạc sỹ

TP

Thành phố



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................................... 22
Bảng 2.2. Nguồn thơng tin chính người bệnh nhận được.................................................. 24
Bảng 2.3. Tiền sử bản thân về thời gian mắc bệnh............................................................. 24
Bảng 2.4. Kiến thức về giới hay mắc bệnh sỏi.................................................................... 24
Bảng 2.5. Kiến thức về độ tuổi hay mắc bệnh..................................................................... 25
Bảng 2.6 . Kiến thức về đối tượng hay mắc bệnh............................................................... 25
Bảng 2.7. Kiến thức về sử dụng thức ăn giàu đạm và muối............................................. 25
Bảng 2.9. Kiến thức về sử dụng thức ăn giàu canxi và loại nước uống......................... 26
Bảng 2.10. Kiến thức duy trì trọng lượng cơ thể và tập thể dục...................................... 26
Bảng 2.11. Kiến thức về uống nước và thói quen nhịn tiểu.............................................. 27
Bảng 2.12.Thực hành về chế độ ăn muối trước can thiệp................................................. 28
Bảng 2.13.Thực hành về tập luyện thể dục thể thao........................................................... 28
Bảng 2.14. Điểm trung bình kiến thức về phịng sỏi thận tái phát.................................. 28
Bảng 2.15. Đánh giá kiến thức về phòng sỏi thận tái phát của người bệnh.................. 29
Bảng 2.16. Mối liên quan giữa kiến thức phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau
phẫu thuật với giới tính, nơi cư trú, tiếp nhận thông tin GDSK

29

Bảng 2.17. Mối liên quan giữa kiến thức phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau phẫu

thuật với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và tiến sử mắc bệnh 30


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Vị trí của sỏi thận........................................................................................................ 3
Hình 1.2: Sỏi calci......................................................................................................................... 3

Hình 1.3: Sỏi phosphate............................................................................................................... 4
Hình 1.4: Sỏi nhiễm khuẩn.......................................................................................................... 4
Hình 1.5: Biến chứng sỏi thận.................................................................................................... 5
Hình 1.6: Sỏi san hơ...................................................................................................................... 5
Biểu đồ 2.1. Tiền sử bản thân về phẫu thuật sỏi thận......................................................... 23
Biểu đồ 2.2. Kiến thức về tái khám bệnh sỏi thận............................................................... 27


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu. Tỉ lệ mắc bệnh trên
toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia. Tại Mỹ, khảo sát
cho thấy có 7-10% người từng bị sỏi thận một lần trong đời mà khơng hề biết. Việt
Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã
được coi là một vùng dịch tễ sỏi. Khoảng 10-14% người Việt có sỏi trong thận [12].
Theo nghiên cứu của Safarinejad RM tại Iran thì tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu ở
nam là 6,1 % và nữ là 5,3%. Tỷ lệ tái phát trung bình tích lũy là 16% sau 1 năm, 32
% sau 5 năm và 53% sau 10 năm. Qua khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy tỷ lệ
tái phát bệnh sỏi thận lên tới hơn 50% trong vòng 5 năm. Tỷ lệ tái phát có thể lên đến
50% trong vịng 5 năm, độ tuổi lao động (20 - 60 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao nên
bệnh sỏi thận là một gánh nặng to lớn cho gia đình và tồn xã hội. Nhìn chung, bệnh
sỏi thận đã nhận được sự quan tâm của tồn thế giới, nó là một vấn đề tác động đến
sức khỏe cộng đồng mà chúng ta không thể bỏ qua.
Việc nghiên cứu thành phần hóa học của sỏi và sự hiểu biết về nguyên nhân,
cơ chế hình thành sỏi đã có những tiến bộ đáng kể dẫn đến việc xác lập các phương
pháp điều trị nội khoa có hiệu quả trong những bệnh cảnh nhất định, đặc biệt trong
lĩnh vực phòng bệnh. Năm 1550, Cardan - người Ý đã mổ lấy 18 viên sỏi thận trên
một phụ nữ bị áp xe vùng mạn sườn thắt lưng. Từ đó đến nay, điều trị ngoại khoa sỏi
thận phát triển song song với điều trị nội khoa và đã thu được những thành tựu to lớn,

nhất là trong những năm 1960-1980 [1].
Kết quả nghiên cứu của Đặng Tiến Trường năm 2013 chỉ ra rằng yếu tố làm
tăng nguy cơ tái phát sỏi hệ tiết niệu bao gồm ăn nhiều đạm động vật, canxi, purin,
oxalate, lipid, uống ít nước và lạm dụng corticoid [13]. Để phòng bệnh sỏi thận tái
phát cần uống nhiều nước trong ngày. Uống nước chanh giúp nâng cao mức citrate
trong nước tiểu nên có thể giúp phịng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi
thận. Giảm lượng muối ăn hàng ngày cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước
tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận. Việc tập thể dục để giảm


2
cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó khơng những giúp người bệnh tránh
được tình trạng béo phì mà nó cịn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi
thận, tiểu đường, huyết áp cao…Ngoài ra người bệnh không được nhịn tiểu, hạn chế
làm việc trong mơi trường q nóng, phải điều trị triệt để viêm nhiễm đường niệu nếu
có và đặc biệt những người đã phẫu thuật sỏi thận cần đi khám sức khỏe định kỳ. [1],
[14]. Nhận thức của người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng sỏi
thận tái phát. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sỏi thận tuy nhiên chỉ tập trung vào
vấn đề triều trị, chăm sóc trước và sau phẫu thuật cho người bệnh mà chưa chú trọng
vào vấn đề phòng bệnh. Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát kiến thức về phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau
phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022” với hai mục tiêu
sau.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức về phòng sỏi thận tái phát của người bệnh sau phẫu
thuật sỏi thận của người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm

2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng sỏi thận tái phát của
người bệnh sau phẫu thuật sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm
2022.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đại cương về sỏi thận
- Sỏi thận là bệnh phổ biến trên thế giới
ở châu Âu, và một số nước châu Á. Ở châu Phi
ít gặp.
- Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng
trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày
kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể
theo nước tiểu ra ngồi. Những viên sỏi lớn
khơng ra được sẽ tích tụ lại trong thận, to
dần gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm suy
giảm chức năng thận, thậm chí suy thận.

Hình 1.1: Vị trí của sỏi thận

- Sỏi thận thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Lứa tuổi thường từ 30 đến 50. Ít
gặp ở trẻ em.
1.1.2. Nguyên nhân sinh bệnh
- Sỏi thứ phát: Là sỏi được hình thành do nước tiểu bị ứ trệ mà nguyên nhân
chính là cản trở ở bể thận hoặc niệu quản, do bệnh bẩm sinh hay mắc phải, viêm chít
hẹp do lao, giang mai…

- Sỏi nguyên phát: Là những viên sỏi được hình thành tự nhiên. Quá trình tạo
sỏi rất phức tạp. Thành phần, cấu tạo của sỏi rất khác nhau, vì vậy hiện nay chưa có
một lý thuyết tổng quát về hình thành sỏi.
- Sỏi calci
Chiếm tỉ lệ 80-90% các trường hợp.
Những nguyên nhân làm tăng nồng độ
calci trong nước tiểu như:
+ Cường tuyến cận giáp
+ Gãy xương lớn và bất động lâu ngày
+ Dùng nhiều vitamin D và corticoid
+ Di căn của ung thư xương gây phá
hủy xương.

Hình 1.2: Sỏi calci


4
1.1.3. Các loại sỏi thận
- Sỏi oxalate
+ Nguồn ngoại sinh: thực phẩm có chứa axit oxalic như rau xanh, ca cao…
+ Nguồn nội sinh: do ký sinh trùng đường ruột đã có sẵn axit oxalic trong hệ
tiêu hóa, axit oxalic liên hệ mật thiết với chuyển hóa glucid nên thiếu sinh tố B 6 sẽ
sinh ra sỏi.
- Sỏi phosphate
Kết tinh ở nước tiểu có pH lớn
hơn 6,8-7 và sỏi thường kết hợp với
nhiễm khuẩn. Vi khuẩn sinh sôi chủ yếu
là vi khuẩn gram (-), thường xảy ra ở
những người ăn chay.
Hình 1.3: Sỏi phosphate

- Sỏi urat
Thường xảy ra ở những người có pH nhỏ hơn 6, lượng axit uric được bài tiết
quá nhiều trong nước tiểu; nước tiểu cô đặc; bệnh thống phong; hóa trị liệu ung thư;
thức ăn có chất purine như lòng đỏ trứng, lòng bò, thịt cá…
- Sỏi crytine: Là sỏi hiếm gặp, thường xuất hiện ở người có khiếm khuyết bẩm
sinh (có tính di truyền).
- Sỏi truvite (sỏi nhiễm khuẩn)
Là sỏi được hình thành sau khi bị viêm
đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến
ở nữ do phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu
hơn nam giới. Sỏi khuẩn thường có nhiều
cạnh nhọn hoặc phân nhánh thành sừng và
kích thước có thể phát triển lớn làm tổn
thương đến thận.

Hình 1.4: Sỏi nhiễm khuẩn

1.1.4. Yếu tố nguy cơ
- Nồng độ nước tiểu tăng do mất nước dẫn đến kết tủa xuất hiện
- Ứ đọng nước tiểu gây nhiễm khuẩn và sinh sỏi
- Do chế độ ăn uống có nhiều chất tạo sỏi mà NB khơng uống nhiều nước
- Do pH trong nước tiểu tăng cao hay quá thấp


5
- Người bệnh nằm bất động lâu ngày.
1.1.5. Giải phẫu bệnh
1.1.5.1. Viên sỏi
- Số lượng: có thể từ một đến hàng chục viên kích thước to nhỏ khác nhau,
thậm chí có thể tới hàng trăm, hàng ngàn viên nhỏ chứa đầy trong các đài thận.

- Khối lượng: có viên nhỏ bằng hạt cát, cũng có viên to hàng trăm gram
- Hình thể: tùy thuộc vào vị trí của sỏi: trịn nhẵn, hình tam giác, đa giác, hình
bầu dục, hình san hơ nhiều cạnh góc.
- Màu sắc: Tùy theo từng loại sỏi mà có màu sắc khác nhau. Sỏi oxlat calci có
màu đen xám rất rắn. Sỏi phosphat calci và sỏi amino magie phosphat có màu trắng
đục dễ bóp nát. Sỏi urat có màu nâu. Sỏi cystin có màu vàng sáng hoặc xanh.
- Vị trí của sỏi: rất quan trọng vì nó quyết định lâm sàng:
+ Sỏi đài thận
Thường gặp ở đài thận dưới, sỏi nằm
lâu tại đài thận mà không gây triệu chứng gì.
Sỏi lớn làm giãn nở đài thận. Nếu hịn sỏi làm
nghẹt đài thận có thể gây căng chướng đài
thận, nhiễm trùng có mủ. Nếu hịn sỏi qua
được đài thận sẽ xuống bể thận gây bế
tắc thì triệu chứng rõ ràng hơn.
+ Sỏi bể thận

Hình 1.5: Biến chứng sỏi thận

Nếu đường kính hịn sỏi nhỏ hơn 0,5 cm khơng có góc cạnh thì có thể rớt
xuống niệu quản. Sỏi bể thận gây chướng nước toàn bộ thận và ảnh hưởng trầm trọng
đến chức năng thận, nên với loại sỏi này thầy thuốc thường khuyên người bệnh nên
phẫu thuật sớm.
+ Sỏi bán san hơ
Có hịn sỏi lớn lấp đầy bể thận và đài
thận, gây giãn nở và nhiễm khuẩn, phẫu thuật
thường bỏ sót sỏi. Sỏi san hơ do ít bế tắc nên
triệu chứng lâm sàng thường nghèo
nàn vì thế NB thường phát hiện muộn; khi




Hình 1.6: S i san hô


6
phát hiện thì thường có biến chứng thận chướng nước, nhiễm khuẩn, chức năng thận
suy giảm. Sỏi san hơ ít gây đau đớn nhưng hòn sỏi sẽ phá hủy chức năng thận.
1.1.5.2. Ảnh hưởng của sỏi đối với thận
- Sỏi có thể nằm gọn ở một đài thận, cản trở khơng nhiều đường dẫn niệu, ít
ảnh hưởng đến thận và tồn thân
- Sỏi có thể gây cản trở đường dẫn niệu hồn tồn hoặc khơng hồn tồn, gây
ứ đọng nước tiểu ở bể thận, làm nhu mô thận dãn mỏng dần, nếu phối hợp thêm quá
trình nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm cho thận bị phá hủy dần và xơ hóa dẫn tới hậu
quả là suy thận.
- Sỏi bể thận là nguyên nhân của hiện tượng dãn đài bể thận, ứ đọng nước tiểu,
nhiễm khuẩn, gây hình thành sỏi ở đài thận, cực thận gọi là sỏi thứ phát.
- Hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn là nguyên nhân của nhiều biến
chứng khác: viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, thận ứ mủ, áp xe quanh thận.
1.1.6. Triệu chứng
1.1.6.1. Triệu chứng cơ năng
- Cơn đau quặn thận
+ Đau dữ dội lăn lộn
+ Đau xuất phát từ vùng thắt lưng bên thận có sỏi. Khơng có tư thế nào làm
NB giảm đau, NB có cảm giác như gãy lưng. Đau lan xuống vùng hố chậu có thể đến
tận bộ phận sinh dục ngồi.
+ Kèm theo đau có thể có nơn, bí trung đại tiện, chướng bụng
+ Cơn đau thường xảy ra sau vận động mạnh, nằm nghỉ ngơi thì đỡ, cơn đau
thường tái diễn.
+ Có một số trường hợp khơng có cơn đau quặn thận điển hình. Biểu hiện đau

ê ẩm vùng thắt lưng, cảm giác tức mỏi làm NB khó chịu.
- Đái ra máu: thường xuất hiện sau cơn đau, đái ra máu tồn bãi, có thể đại thể
hoặc vi thể. Nằm nghỉ ngơi đái máu sẽ giảm dần.
- Đái ra mủ: do viêm đài bể thận. Trong nước tiểu có nhiều tế bào bạch cầu
thối hóa, tế bào biểu mơ đài bể thận. Có khi nước tiểu đục là do quá nhiều tinh thể
oxalat, phosphat.
1.1.6.2. Triệu chứng thực thể
Sỏi thận thường ít có biểu hiện rõ ràng.


7
- Khi thận chưa to: ngồi cơn đau có thể có các triệu chứng như co cứng cơ
vùng lưng, thắt lưng, bụng chướng, buồn nôn. (Cần phân biệt với cơn đau của gan
mật, co thắt đại tràng, đau cột sống vì cơn đau của những trường hợp này cũng
thường có bụng chướng, buồn nôn). Rung thận đau.
- Khi thận đã to: sỏi gây biến chứng tắc đường dẫn niệu, làm đài bể thận dãn,
ứ nước, ứ mủ nên trong trường hợp này khám thấy có dấu chạm thận, bập bềnh thận.
1.1.6.3. Triệu chứng tồn thân
- Nói chung tồn thân ít thay đổi. Những sỏi đài bể thận chưa gây biến chứng,
NB có thể chịu đựng được trong nhiều năm.
- Khi có dấu hiệu nhiễm trùng ở thận người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm trùng
(sốt cao, rét run, sốt kéo dài...)
- Nếu có suy thận người bệnh sẽ có hội chứng ure huyết cao (Urê, creatinin
máu tăng cao; protein niệu dương tính; thiếu máu nặng; tăng huyết áp). [4]
1.1.6.4. Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn
+ Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, ure máu tăng
- X quang, siêu âm:
+ Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị: phát hiện ra sỏi cản quang

+ Chụp hệ tiết niệu có bơm thuốc cản quang qua tĩnh mạch (UIV): phát hiện
được sỏi, đánh giá được chức năng thận
+ Chụp niệu quản bể thận ngược dịng: để phát hiện sỏi khơng cản quang
+ Chụp cắt lớp, chụp niệu đồ bằng đồng vị phóng xạ
+ Siêu âm hệ tiết niệu: thấy được sỏi cản quang và sỏi không cản quang [4].
1.1.7. Biến chứng
- Sỏi thận gây biến chứng tại chỗ và toàn thân
- Ứ nước thận
- Ứ mủ thận
- Áp xe quanh thận
- Sỏi gây tắc đường tiết niệu, làm giãn đài bể thận, làm mỏng nhu mô thận dẫn
đến suy giảm chức năng thận rồi mất hoàn toàn chức năng thận


8
- Nếu cả hai thận có sỏi gây tắc người bệnh vô niệu, ure máu tăng cao, tử vong
nhanh
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây shock nhiễm khuẩn. Người bệnh thường
đau nhiều bên thận bị bệnh, sốt cao, rét run
- Tăng huyết áp do nguyên nhân thận [10].
1.1.8. Các biện pháp dự phòng biến chứng [6]
- Các biện pháp dự phòng chung cho mọi loại sỏi

+ Uống nhiều nước, đặc biệt lưu ý ở những vùng khí hậu nóng, khơ, hoặc lao
động trong điều kiện nóng bức. Khơng để cơ thể trong tình trạng thiếu nước , làm
nước tiểu bị cơ đặc, các thành phần hịa tan trong nước tiểu dễ đạt tới tình trạng bão
hịa. Cần uống trên 2 lít nước mỗi ngày, đảm bảo lượng nước tiểu trên 1,5 lít / ngày.
Nên chia đều trong ngày để uống, để duy trì dịng nước tiểu đều đặn trong ngày.
+ Uống hoặc ăn các thực phẩm có nhiều chất ức chế tạo sỏi như citrat,
Pyrophosphat, magne. Citric acid có nhiều trong các trái cây họ cam quýt, trong trái

chanh hàm lượng acid citric rất cao. Pyrophosphat có nhiều trong cám gạo, men bia,
gạo lứt (gạo xay khơng gia). Magne có nhiều trong các quả màu xanh, gạo lứt, lúa mì,
hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt lạc, hạt hướng dương .
+ Uống một số được thảo có tác dụng bài sỏi như nước là kim tiền thảo , nước
nụ vối . Đặc biệt nước nụ vối hoặc nước lá vối , đây là loại nước được dùng làm nước
uống giải khát truyền thống , hồn tồn khơng độc hại . Lá nên được thu hái vào mùa
thu và đông rồi ủ cho lên men và phơi khô để bảo quản , nụ được thu hái rồi phơi khô
sao vàng và bảo quản để dùng. Nước nụ vối hoặc lá vối vừa có tính kháng khuẩn, và
theo nghiên cứu của chúng tơi có tác dụng làm tan sỏi và phịng ngừa tạo sỏi tốt .
+ Ăn giảm thịt, tăng rau xanh và trái cây .
+ Không nhịn tiểu, cần đi tiểu hết bãi , tránh để nước tiểu tồn lưu trong bàng
quang + Hạn chế bất động lâu, nếu phải bất động lâu cần có biện pháp tập chủ động
những vùng khơng cần bất động cho người bệnh tại giưởng. Bất động lâu làm tăng
phân hủy xương, tăng calci máu và calci niệu, đồng thời bất động lâu dễ gây ứ đọng
nước tiểu hoặc làm dòng nước tiểu chậm, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.


9
+ Hạn chế dùng thủ thuật thông đường tiểu để tránh gây nhiễm khuẩn đường
tiết niệu và làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.
+ Phẫu thuật các dị tật đường tiết niệu như hẹp khúc nổi bể thận niệu quản,
van niệu quản bàng quang, giải phóng tắc nghẽn đường tiết niệu.
Các biện pháp dự phòng riêng cho từng loại sỏi
- Sỏi calci: nước tiểu của những người bệnh này thường có nồng độ cao calci
(cường calci niệu), oxalat, acid uric, nhưng lại có nồng độ thấp citrat (chất ức chế tạo
sỏi ). Dự phòng sỏi calci bao gồm hạn chế các nguồn thức ăn có nhiều calci và oxalat.
Calci có nhiều trong tơm, cua, xương và thịt động vật, sữa. Oxalat có nhiều trong rau
bina, rau dền, cây đại hoàng, chocolat, trà, rau mùi tây, củ cải đường , quả dâu tây,
bột mỳ, hạt tiêu, ca cao. Acid hóa nước tiểu bằng uống amonium clorid 3 6g / ngày ,
citrat magne 0,5-1g / ngày. Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp khi có cưởng chức năng

tuyến cận giáp. Khơng dùng vitamin D hoặc các thuốc làm tăng calci máu như
rocaltrol, miacalcic, calcitriol ở những người có nguy cơ sõi calci, nếu cần dùng phải
theo dõi nồng độ calci máu mỗi 2 tuần và điều chỉnh liều lượng thuốc mỗi 4 tuần để
tránh gây tăng calci máu. Có thể cho uống một số chất làm giảm hấp thu calci của
ruột.
- Sỏi struvit (hay sôi do nhiễm khuẩn, hay sỏi magnesium ammonium
phosphat): loại sỏi này được hình thành do nhiễm khuẩn đường tiết niệu với các vị
khuẩn có enzym urease phân giải ure, vì vậy dự phịng chủ yếu là dự phịng và điều
trị tích cực nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có thể sử dụng thuốc ức chế enzym urease
như aceto hydroxamic phối hợp khi có nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, acid
hóa nước tiểu.
- Sỏi acid uric: kiềm hóa nước tiểu bằng bicarbonat hay citrat, giữ nước tiểu
có pH trên 6. Dung allopurinol để làm giảm acid uric mẫu và acid uric niệu. Tránh
dùng thuốc tăng bài xuất acid uric ra nước tiểu như probenecid. Điều chỉnh chế độ ăn
gồm ăn ít thức ăn có purin, hạn chế uống bia.
- Sỏi cystin: kiểm hóa nước tiểu bằng bicarbonat, dùng thuốc D - penicillamin.
1.1.9. Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi thận
- Chuẩn bị giường, phòng bệnh nhân
+

Giường cho người bệnh nằm phải là loại êm, chắc chắn và thoải mái, có thể

điều chỉnh độ cao độ nghiêng để bệnh nhân dễ hành động. Điều này đặc biệt cần


10
thiết khi bệnh nhân chưa tỉnh, chưa có phản xạ ho, cần nằm nghiêng đầu sang bên
hoặc nằm ngửa có một gối mỏng lót dưới vai, cho đầu và cổ ngửa ra sau.
+ Trong thời tiết lạnh, bạn cần chuẩn bị cho bệnh nhân chăn ấm, túi nước
nóng và đặt ở vị trí để bệnh nhân dễ lấy. Nếu được, bạn có thể dùng thêm máy sưởi

hoặc đệm sưởi. Cịn nếu thời tiết nóng nực như mùa hè, tốt nhất phịng bệnh nhân nên
có điều hịa nhiệt độ.

Người bệnh cần được dưỡng bệnh ở nơi thoải mái
- Chăm sóc tư thế
Khi người bệnh cịn tác dụng của thuốc vơ cảm tùy theo phương pháp vô
cảm mà cho người bệnh nằm đúng tư thế sau phẫu thuật, những ngày sau cho người
bệnh nằm tư thế Fowler làm giảm đau vết mổ
- Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, ngày đầu tốt nhất theo dõi qua Monitor, đảm bảo
đường truyền tốt để duy trì huyết áp, hạ sốt cho người bệnh khi có sốt
- Chống nhiễm trùng vết mổ
Với người bệnh mổ đường tiết niệu nhiễm trùng vết mổ có nguy cơ cao vì
thế thay băng vết mổ đảm bảo vô khuẩn. Theo dõi vết mổ hàng ngày, nếu vết mổ tấy
đỏ cắt chỉ sớm, vết mổ có mủ phải tách mép vết mổ.
- Chăm sóc các ống dẫn lưu, sonde niệu đạo - bàng quang
+

Chăm sóc ống dẫn lưu hố thận: dẫn lưu này đặt vào hố thận trong trường

hợp mổ vào thận. Sau mổ ống dẫn lưu này chảy ra ít dịch tiết, dịch máu, dịch chảy
qua ống ít, thường dẫn lưu được rút sau 24 đến 48 giờ. Nếu nước tiểu qua ống dẫn
lưu hố thận q 200 ml/24h thì khơng được rút ống và báo với phẫu thuật viên.


11
+ Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận: dẫn lưu này thường là ống Malecot hoặc
ống Petzer, dẫn lưu mủ hoặc nước tiểu, thường được rút sau 7 ngày.
+ Chăm sóc ống dẫn lưu bàng quang qua da: thường là ống Malecot hoặc
ống Petzer. Bơm rửa ống nếu có máu, cặn mủ. Có hai trường hợp đó là ống đặt vĩnh

viễn hoặc đặt tạm thời. Đặt tạm thời trước khi rút phải kẹp thử người bệnh tiểu được
mới rút. Đặt vĩnh viễn 3 đến 6 tuần phải thay ống mới.
+ Chăm sóc ống dẫn lưu Retzius: mục đích đặt ống này để dẫn lưu dịch ở
khoang Retzius trong mổ vào bàng quang, sau 24 đến 48h dịch ra ít dần rút ống.
+ Chăm sóc sonde niệu đạo - bàng quang: thường dùng ống Foley đặt lưu
thơng. Khi bàng quang có máu, mủ hoặc tắc ống phải bơm rửa. Đặt từ 5 đến 7 ngày
rút thay ống mới. Chú ý vệ sinh thân ống, bộ phận sinh dục tránh nhiễm khuẩn ngược
dòng. Theo dõi tiểu tiện về số lượng, màu sắc, tính chất
- Chăm sóc vận động
Với trường hợp mở thận lấy sỏi cần cho người bệnh vận động muộn. Với
trường hợp cắt thận, mở bàng quang cho vận động sớm khi có đủ điều kiện
- Chăm sóc vệ sinh thân thể
Vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục. Vệ sinh thân thể, các hốc tự nhiên
hàng ngày.
- Chăm sóc dinh dưỡng
Người bệnh phẫu thuật đường tiết niệu nếu sau 6 giờ đến 8 giờ không nôn,
cho uống sữa, ngày hôm sau cho ăn cháo. Với những người bệnh già, yếu, suy kiệt
cần nuôi dưỡng thêm bằng đường tĩnh mạch.
1.1.10. Giáo dục sức khỏe
1.1.10.1. Chế độ ăn uống
- Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ
thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi…). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất
độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
Tuy nhiên, uống q nhiều nước cũng khơng tốt vì nó có thể gây ra tình trạng
thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
-

Uống nước chanh: Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là

khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như

canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này


12
có thể được hịa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi khơng được hịa tan,
chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng
ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
- Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate: Oxalat là một loại axit có thể dẫn
đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao
gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cơ la; cây đại hồng, dâu tây và các
loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi
thận.
- Cắt giảm lượng caffeine: nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống
chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể
chúng ta bị mất nước. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi
thận.
- Giảm lượng muối ăn hàng ngày: Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn
cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ
bị sỏi thận.
- Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá:
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc
phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn
các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng
phòng được bệnh sỏi thận.
1.1.10.2. Chế độ vận động
-Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì
béo phì làm tăng gấp đơi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và
duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết, thường xuyên tập luyện thể thao đều đặn để dễ
dàng loại bỏ những chất khơng cần thiết ra ngồi cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm

việc quá sức, tránh thức khuya.
-Trong phịng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác
thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên
là khoảng 30 phút.


13
1.1.10.3. Chế độ dùng thuốc và tái khám
- Khi phát hiện NB bị soi hệ tiết niệu lần đầu thì nguy cơ tái phát cao, nên họ
cần có một chế độ sinh hoạt để phòng ngừa sỏi tái phát.Một trong những cách dự
phịng tốt nhất là uống nhiều nước, tơn trọng chế độ kiêng khem, nên tránh nơi nhiệt
độ cao đột ngột là nguyên nhân gây tiểu ít. Một số nghề và chơi thể thao làm ra mồ
hôi nhiều gây nên thiếu nước tạm thời, vì vậy cần phải tăng cường uống nước nhiều
hơn, uống đủ nước vào buổi tối để đề phịng nước tiểu bị cơ đặc. Cấy nước tiểu mỗi
1-2 tháng trong năm đầu.Sự nhiễm trùng đường tiết niệu phải được điều trị triệt để.
- Khi bất động chỉ kéo dài sẽ làm cản trở bài tiết nước tiểu và trao đổi calci,
nên khuyên bệnh nhân vận động bất kỳ ở đâu có thể được.Ngồi ra nên hạn chế một
vài loại vitamin, đặc biệt là vitamin D.
-Nếu cho NB dùng các thuốc dự phịng sỏi tái phát thì phải giải thích rõ ràng
. NB cũng được chỉ dẫn theo dõi PH nước tiểu và giải thích kết quả vì nguy cơ tái
phát của sơi cao, NB phải được hướng dẫn các dấu hiệu của sự hình thành sỏi, sự tắc
nghẽn và nhiễm trùng.
- Người bệnh sau khi ra viện phải tuân thủ chế độ dùng thuốc theo đơn của
bác sỹ. Cần được điều trị triệt để các nhiễm khuẩn đường tiết niệu nếu có
- Phải thường xuyên khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện ra sỏi thận.[3]
1.2. Thực trạng về tái phát sỏi thận
- Theo nghiên cứu của Safarinejad RM và cộng sự về tỷ lệ mắc và các yếu tố
nguy cơ liên quan đến sỏi hệ tiết niệu tại Iran thì tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu ở nam là
6,1 % và nữ là 5,3 %. Tỷ lệ tái phát trung bình tích lũy là 16 % sau 1 năm, 32 % sau 5
năm và 53 % sau 10 năm [17].

- Theo nghiên cứu của Croppi E và cộng sự (2012) trên 1.543 người trưởng
thành được lựa chọn ngẫu nhiên tử dân số trên 25.000 đối tượng ở Florence, Italy cho
kết quả tỷ lệ sỏi thận là 7,5 % và khoảng 50 % người bệnh tái phát sỏi [27].
- Nghiên cứu của Wei - Yi H và cộng sự ( 2013 ) cho thấy tỷ lệ tái phát chung
ở thời điểm 1 năm và 5 năm lần lượt là 6,12 % và 34,71 %, trong đó đối tượng nam
có tỷ lệ tái phát cao hơn đối tượng nữ [18].
Qua khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh sỏi thận lên tới
hơn 50 % trong vòng 5 năm. Kết quả nghiên cứu của Đặng Tiến Trưởng năm


14
2013 chỉ ra rằng yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát sỏi hệ tiết niệu bao gồm ăn nhiều
đạm động vật, canxi, purin, oxalate, lipid, uống ít nước và lạm dụng corticoid [5]
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc năm 2016 chỉ ra rằng có mối liên quan
giữa tiền sử sõi hệ tiết niệu của đối tượng nghiên cứu và sõi hệ tiết niệu . Tiền sử bản
thân có sỏi hệ tiết niệu mắc sỏi hệ tiết niệu cao gấp 7,14 lần so với tiền sử bản thân
không mắc sỏi hệ tiết niệu (OR : 7,14 ; 95 % CI : 3,30-15,48). Người trưởng thành có
thói quen nhịn tiểu thưởng xuyên mắc sỏi hệ tiết niệu cao gấp 4,43 lần so với người
trưởng thành khơng có thói quen nhịn tiểu (OR : 443 ; 95 % CI : 2,33-8,42). Người
trưởng thành có thời gian làm việc ngồi trời trên 8 giờ / ngày mắc sỏi hệ tiết niệu
cao gấp 3,11 lần so với người trưởng thành có thời gian làm việc ngoài trời dưới 2
giờ / ngày (OR : 4,43 ; 95 % CI : 2,33-8,42). Người trưởng thành có hoạt động thể
lực nặng mắc sỏi hệ tiết niệu cao gấp 28,59 lần so với người trưởng thành không hoạt
động thể lực (OR : 28,57 ; 95 % CI : 5,59-146,05) [8].
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về sỏi hệ tiêu hiệu đã được tiền hành , có thể
điểm lại một số đề tài như sau :
Theo Derek Bos nghiên cứu về kiến thức , thái độ và mơ hình thực hành giữa
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về phòng tái phát sỏi thận ở miền Bắc

Ontario năm 2014 cho kết quả như sau: Có 75 % đổi tượng xác định chính xác lượng
nước tiễu nhiều là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa sỏi tái phát; 70 % người
được hỏi nhận thức được các bệnh đi kèm có liên quan làm tăng khả năng hình thành
sõi; 7 % trả lời chính xác loại sỏi hay tái phát nhất ; Hơn 50 % có kiến thức đúng về
chế độ ăn hạn chế muối. Về thực hành , đa số những người được hỏi đồng ý sửa đổi
lối sống; 69 % thấy được tầm quan trọng của việc duy trì lượng canxi bình thưởng
trong phịng ngừa sỏi tái phát; 44 % phủ nhận việc cần hạn chế lượng protein động
vật và chỉ có 20 % đối tượng đồng ý với hướng dẫn cung cấp lượng chất lỏng cần
thiết trong ngày. Thái độ của hầu hết những người được hỏi liên quan đến vai trò của
chế độ ăn giàu oxalate và chế độ ăn muối không tương đồng với những kiến thức dựa
trên bằng chứng hiện lại. Những thực phẩm giàu oxalate bao gồm rau, bia, socola và
trà ... đóng vai trị khơng thể thiếu trong hình thành sơi canxi oxalale. Do đó khuyến
cáo hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này [15].


15
Nghiên cứu của Kalyani Pothiyagoda ( 2016 ) tiến hành trên 290 người bệnh.
được chọn ngẫu nhiên tại bệnh viện Prakeniya - Sri Lanka cho kết quả như sau :
Điểm kiến thức trung bình của người bệnh về phịng tái phát sỏi tiết niệu là
9,0342,14. Có 36,81 % người bệnh biết các triệu chứng lâm sàng của bệnh: 85,9 %
cho rằng nước cứng có thể gây sỏi hệ tiết niệu; 35,4 % cho rằng thói quen ăn uống có
liên quan đến sự hình thành xổi. Về thực hành, có 275 người bệnh đồng ý rằng uống
nhiều nước sẽ tránh hình thành sỏi những trong số đó chỉ có 17,9 % hiếu được chính
xác lượng nước cần uống trong một ngày. Những người bệnh có tiền sử sỏi hệ tiết
niệu thực hành tốt hơn (45,19 %) so với những người bệnh khơng có sỏi (39,02 % )
[16].
Tỷ lệ tái phát có thể lên đến 50% trong vòng 5 năm, độ tuổi lao động (20 –
60 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh cao nên bệnh sỏi thận là một gánh nặng to lớn cho gia đình
và tồn xã hội. Nhìn chung, bệnh sỏi thận đã nhận được sự quan tâm của toàn thế
giới, nó là một vấn đề tác động đến sức khỏe cộng đồng mà chúng ta không thể bỏ

qua. Chỉ tính riêng tại Mỹ, chi phí để đối phó với bệnh sỏi thận năm 2.000 lên đến 2,1
tỷ USD.
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận không giống nhau ở các vùng khác nhau trên thế
giới, ở Mỹ trong số 11 người thì sẽ có một người mắc bệnh sỏi thận (khoảng 8,8%
dân số). Ở các nước châu Á, cho đến ngày hơm nay vẫn chưa có những nghiên cứu
trên diện rộng để đánh giá tình hình sỏi thận trong dân cư. Nhưng mới đây một phân
tích tổng hợp (meta-analysis) đăng trên tạp chí Nature đã phân tích dữ liệu của 18
nghiên cứu trước đó và rút ra nhiều dữ liệu quan trọng về bệnh sỏi thận ở Trung
Quốc.
Các nhà khoa học đã tổng hợp dữ liệu từ 18 nghiên cứu được thực hiện trước
đó trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 2016. Thông qua siêu âm, 7.032 bệnh nhân
sỏi thận đã được phát hiện trong tổng số 115.087 người. Sau khi loại các đối tượng trẻ
em tham gia khảo sát, tỷ lệ gộp mắc bệnh sỏi thận ở người lớn là 7,54% (khoảng tin
cậy 95%: 5,94-9,15).
So sánh với tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở các khu vực khác, khu vực châu Á có
tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở Châu Âu là 9%, ở khu vực Bắc Mỹ
là 13%, ở vùng Arab là 20% (lưu ý các số liệu này công bố trước năm 2.000). Tỷ lệ


×